You are on page 1of 6

I.

TÌM HIỂU CHUNG


1.Tác giả: (1920-2002), Tên thật: Nguyễn Kim Thành.
a. Cuộc đời:
- Quê hương: Tố Hữu là người con của xứ Huế.
- Gia đình: Cha: Một nhà nho ham thơ, thích sưu tầm ca dao, tục ngữ; Mẹ: Con một nhà nho,
thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế; Tố Hữu mồ côi mẹ năm 12 tuổi.
- Con người: Ở Tố Hữu có sự thống nhất:
+ Con người chính trị - con người thơ;
+ Sự nghiệp thơ và sự nghiệp cách mạng;
b. Sự nghiệp:
- Thơ Tố Hữu: Mới mẻ so với các nhà “thơ mới” về mặt nội dung và mới mẻ so với các nhà
thơ cách mạng về nghệ thuật.
- Đặc điểm phong cách: Thơ trữ tình chính trị; Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm
tính dân tộc.
- Tác phẩm chính: Từ ấy, Việt Bắc, Gió Lộng, Ra trận, Máu và hoa...
[ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm:
a. Tập thơ “Từ ấy”:
- “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu: Tập thơ mười năm (1937 – 1946).
- “Từ ấy”: gồm 72 bài thơ chia thành 3 phần (Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng) ứng với ba
chặng đường của lịch sử, cũng là của tuổi trẻ Tố Hữu.
- “Từ ấy” là một “bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn”, nở ra từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
trong mười năm gian lao và anh dũng.
b. Bài thơ “Từ ấy”
- Bài thơ “Từ ấy” được viết vào tháng 7 năm 1938, thuộc phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ
ấy”. Tuy nhiên, cảm hứng của bài thơ đã có từ một năm trước (1937), khi Tố Hữu được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
- “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám
sống, dám đấu tranh.” (Tố Hữu)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm nhận chung:
- Nội dung chính: Bài thơ là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước.
- Mạch cảm xúc, tư tưởng: Được giác ngộ lý tưởng cách mạng: vui sướng " Nhận
thức mới về lẽ sống " Sự chuyển biến trong tình cảm.
2. Diễn biến tư tưởng, tình cảm của tác giả:
2.1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lý tưởng của Đảng.
a. Hai câu đầu: Bút pháp tự sự " Kể lại một kỷ niệm không quên trong đời mình.
- Từ ấy: “Từ ấy” là nhan đề của tập thơ. “Từ ấy” cũng là nhan đề của bài thơ và lại
là từ bắt đầu cho khổ thứ nhất. Bấy nhiêu đó đã thể hiện ý nghĩa quan trọng mà cụm
từ này mang lại. Ban đầu tập “Từ ấy” có nhan đề là “Thơ”, đến năm 1959 tái bản
mới đổi thành “Từ ấy”. Sự thay đổi này là một cái nhìn lại, đánh giá lại của chính
Tố Hữu với sáng tác của mình.
+ Thời gian phiếm chỉ: đổi một chút cụ thể để được rất nhiều sức gợi, bởi mỗi người
đều có một khoảnh khắc “từ ấy” của riêng mình.
+ Với Tố Hữu: Giác ngộ lý tưởng + Được kết nạp vào Đảng: Thời điểm có tính
bước ngoặt.
TRƯỚC ĐÓ SAU ĐÓ
Tố Hữu đã từng “Bâng khuâng đứng Tố Hữu đã được tái sinh trong niềm
giữa đôi dòng nước: Chọn một dòng hạnh phúc: Con người bơ vơ đã có một
hay để nước trôi?”; từng có tâm trạng hướng đi, đã tìm thấy một lí tưởng mà
bơ vơ khi đứng trước ngã ba ngã bảy ông nguyện đi theo với một lòng tin
của cuộc đời, đứng trước câu hỏi lớn không bao giờ vơi cạn; Từ bóng tối
của thời đại. Liên hệ: “Tôi như con nai quẩn quanh của đời sống một trí thức
bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu tiểu tư sản đã bừng lên ánh sáng của lí
đứng sầu bóng tối” (Xuân Diệu) – “Củi tưởng cách mạng và tình thương vô sản.
một cành khô lạc mấy dòng” (Huy Cận).
+ Lí tưởng cách mạng đã tác động thật mạnh mẽ tới tâm hồn Tố Hữu.
Từ ngữ Hình ảnh Cảm xúc, tư tưởng của
chủ thể trữ tình
- Bừng: ánh sáng - Không phải là ánh thu - Tố Hữu ví lí tưởng cộng
phát ra đột ngột; vàng nhẹ hay ánh xuân dịu sản với mặt trời chân lí, có
- Chói: ánh sáng có dàng, mà là ánh sáng rực rỡ nghĩa là ông quan niệm đây
sức xuyên mạnh; của một ngày nắng hạ. là nguồn sáng vĩ đại làm
" Động từ mạnh, - Mặt trời chân lí: Một sự bừng sáng cả trí tuệ và trái
nhấn mạnh ánh sáng liên kết sáng tạo giữa hình tim ông. Lí tưởng ấy không
của lí tưởng đã hoàn ảnh và ngữ nghĩa: Nếu mặt chỉ tác động đến lí trí mà còn
toàn xua tan màn trời của đời thường toả ánh tới tình cảm của nhà thơ.
sương mù của ý thức sáng, hơi ấm và sức sống thì Ánh sáng lý tưởng mở ra
tiểu tư sản và mở ra Đảng cũng là nguồn sáng kì trong tâm hồn nhà thơ một
trong tâm hồn nhà diệu toả ra những tư tưởng chân thời mới của nhận
thơ một chân trời đúng đắn, hợp lẽ phải, báo thức, tư tưởng (“chân lí”) và
mới của nhận thức, hiệu những điều tốt lành cho tình cảm (“tim”).
tư tưởng và tình cuộc sống. ð Khai trí và khai tâm.
cảm. - Thái độ thành kính, ân
tình.
b. Hai câu sau: Bút pháp trữ tình lãng mạn.
Từ ngữ Hình ảnh Cảm xúc, tư tưởng
của chủ thể trữ
tình
- “đậm” (hương): Hương thơm - Hình ảnh so sánh: Hồn - Diễn tả cụ thể niềm
nồng nàn, ngào ngạt. tôi - như - một vườn hoa vui sướng vô hạn
- “rộn” (tiếng chim): Âm thanh lá tràn đầy sức sống. của nhà thơ trong
tươi vui, xáo động. + Hình ảnh ẩn dụ: (1) buổi đầu đến với lí
" Những tính từ nhấn mạnh Hoa lá; (2) Hương; (3) tưởng cộng sản.
mức độ, tô đậm hình ảnh khu Tiếng chim.
vườn với vẻ đẹp cảm nhận bằng " Ngọt ngào, nồng ấm,
nhiều giác quan. rộn ràng; nhiều niềm vui,
ngập tràn sự sống.
a TIỂU KẾT:
- Đối với vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm
hồn người thanh niên đang “băn khoăn tìm kiếm lẽ yêu đời”, còn gì đáng quý hơn
khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?
- Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời,
chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu
đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Vẻ đẹp và sức sống mới ấy
của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối
lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng
sáng tạo mới cho hồn thơ.
§ LIÊN HỆ: Tố Hữu kể lại rằng, thời khắc thiêng liêng mà ông được kết nạp
Đảng là “một đêm mưa lâm thâm”: Nhưng khổ thơ lại đầy tràn, chan chứa
mặt trời và ánh nắng; bởi đấy không phải là ngoại cảnh. Cái khu vườn mà thi
sĩ khắc hoạ ở khổ thơ là hình ảnh của một thế giới nội tâm đang tới độ tột
cùng của cảm giác vui say, ngây ngất. Khó có thể nói hay hơn về sự choáng
ngợp của một thanh niên mười bảy, mười tám tuổi khi bắt gặp lí tưởng của
đời mình. Trong cách diễn tả của Tố Hữu, nó như sự phát hiện bất ngờ của
một miền đất hứa. Mặt trời của lí tưởng như chợt đổ ngập ánh nắng, làm tốt
tươi lên cả một vườn hồn.
Dẫn dắt chuyển ý qua khổ 2, 3: Song “mặt trời chân lí” đã không chỉ đem lại cho
người thanh niên sức sống và niềm vui sống. Với Tố Hữu, lí tưởng còn là nguồn
sáng làm rạng rỡ lên một lẽ sống và một cách sống mới.
2.2. Khổ 2, 3: Sự chuyển biến trong nhận thức và lẽ sống
a. Khổ 2:
- “Buộc”: Gắn bó, kết nối: Tố Hữu chọn chỗ đứng của mình ở phía những con
người thuộc giai cấp cần lao. Ông không đứng trên nhìn xuống mà hoà cùng, gắn
bó cùng với số phận những con người lao khổ: tự nguyện đứng vào hàng ngũ giai
cấp vô sản.
- “Để” (liên từ chỉ mục đích) + … với …
[1] “tình trang trải với trăm nơi”:
+ Hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi;
+ Với từ trang trải có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra
khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
[2] “Hồn tôi với bao hồn khổ (quần chúng lao khổ):
+ “bao hồn khổ”: Những số phận cần lao bị đoạ đày, bất công. Mở rộng: Năm
1937, sau khi bị cắt học bổng, Tố Hữu phải đi làm gia sư và ở nhà chủ, ông đã viết
những bài thơ đầu tiên về số phận của những con người đau khổ xung quanh: về
đứa người ở, bà vú em,… (các bài Mồ côi, Hai đứa bé, Vú em…).
+ “gần gũi nhau”: “Gần gũi” không đơn giản là gần về khoảng cách, thậm chí có
thể là xa về khoảng cách nhưng tâm hồn phải gắn kết với tâm hồn. Phải lấy “hồn
tôi” để gắn với “bao hồn khổ”. “Gần gũi” chứa đựng không chỉ là sự thân thiết mà
còn là thấu hiểu, cảm thông; cùng chia sẻ niềm vui nỗi khổ, cùng chung thân phận:
hồn gần với hồn.
+ “mạnh khối đời”: Ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo, cùng chung cảnh ngộ
trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.
“Quyết chiến đấu nào ta liên hiệp lại.” (Tố Hữu) Khi “cái tôi” chan hoà trong “cái
ta”, khi cá nhân hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người
sẽ được nhân lên gấp bội. Sở dĩ “khối đời” là một sức mạnh mới, vì các nhà văn
hiện thực cách mạng đã nhìn ra được rằng giai cấp cần lao, khi đứng đơn lẻ, họ là
những số phận đau khổ, đoạ đày nhưng khi gắn kết lại, họ sẽ tạo ra một sức mạnh
xoay nắn và cải tạo thời thế. Các nhà thơ lãng mạn nhìn thấy sự cô đơn của con
người trước thế nhân; các nhà văn hiện thực thấy được tình cảnh bất hạnh của người
lao động nhưng rồi “Tràng giang” vẫn buồn chảy mãi, nỗi u sầu của hồn vong quốc
vẫn khôn nguôi; Chí Phèo chết trong đơn độc và Chị Dậu cũng một mình giữa cái
bóng tối tù hãm… Phải đến các nhà văn hiện thực cách mạng, họ mới khám phá ra
cái chân lí giản đơn mà sâu sắc của sự gắn kết: “Một ngôi sao chẳng sáng đêm/ Một
thân lúa chín chẳng nên mùa vàng/ một người đâu phải nhân gian/ Sống chăng một
đốm lửa tàn mà thôi.” (Tố Hữu).
a Khổ thơ là hình ảnh về một cái tôi không thể có ở văn chương lãng mạn. Ba câu
đầu của khổ thơ có một cấu trúc giống nhau, với đầu bên này là những gì thuộc cá
nhân mình (lòng tôi, tình tôi, hồn tôi), còn đầu bên kia là nhân quần lớn rộng (mọi
người, trăm nơi, bao hồn khổ). Nhưng đó không phải là hai phía đối lập nhau. Trái
lại, ở đây chỉ thấy có sự quấn quýt, bằng những sợi tơ vô hình mà bền chắc (buộc),
chỉ thấy sự gắn bó và hoà hợp (trang trải, gần gũi). Cái tôi không bị cuộc đời đè
nặng, mà ngược lại, góp phần làm nên sức nặng mạnh mẽ, lớn lao của cả khối đời.
a TIỂU KẾT NỘI DUNG: Đặt mình giữa dòng đời và môi trường rộng lớn của quần chúng
lao khổ, tác giả tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng
tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Đó là sự tự nguyện sâu sắc và quyết
tâm của tác giả muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người.
b. Khổ 3:
- Điệp từ:
+ “là”: (1) Con; (2) Em; (3) Anh: Mối quan hệ gắn bó ruột thịt.
Ø “…đã là”: Trước đây chưa có nhưng nhờ nhận ra lẽ sống mới, tôi đã gắn bó
với mọi người bằng một tình thương ruột thịt.
Ø Mối quan hệ hai chiều: “con”, đó là khi ta là người nhận được tình yêu
thương và sự chở che; “em”, đó là khi ta đồng hành cùng những kiếp phôi
pha để vượt qua trăm đắng ngàn cay của cuộc chiến đấu gian khổ; “anh”, đó
là khi ta nhận thức được mình phải yêu thương những đứa trẻ không nơi
nương tựa, cũng là yêu thương nhân dân cần lao.
+ Số từ ước lệ “vạn”: số lượng nhiều, chỉ quảng đại quần chúng nhân dân.
" Chân dung của thi sĩ mới vẫn tiếp tục hiện lên trong hình ảnh của một con người
ở giữa mọi người và của mọi người lao khổ (của vạn nhà, của vạn kiếp phôi pha,
của vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ). Nhưng nhà thơ không đứng trên,
không đứng ngoài lầm than lao khổ để lắng nghe âm vang của nó dội lên trong lòng
mình. Trong tư cách một thi nhân, Tố Hữu thấy mình là người của đại gia đình
những con người khổ cực, là ruột thịt, máu mủ, là con, là em của họ.
- Ở hai đối tượng cuối, nhà thơ bày tỏ niềm xót thương thông qua những bổ ngữ đi
kèm:
+ Vạn kiếp + phôi pha: những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất
vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống.
+ Vạn đầu em nhỏ + không áo cơm, cù bất cù bơ: những em bé không nơi nương
tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó.
" Lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính
vì những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên
Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác
chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, chú bé
đi ở trong Đi đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh trong Một
tiếng rao đêm…).
a Tình yêu thương như ruột thịt ấy đã sinh ra trách nhiệm: Nhà thơ tự ý thức mình
có trách nhiệm, không phải sống vì mình mà là sống vì mọi người. Chúng ta chiến
đấu cùng nhau và chiến đấu vì nhau. Chính điều đó đã giúp những người như Tố
Hữu vượt qua màn sương mù ý thức tiểu tư sản – cái ý thức cứ chăm chăm một câu
hỏi “Ta là ai?” để rồi rơi vào bế tắc, tối tăm; và mở ra một câu hỏi mới “Ta vì ai?”,
cũng chính là con đường mới, lẽ sống mới, hướng đến tương lai.
a Bài thơ là tuyên ngôn của Tố Hữu, cũng là quan điểm của giai cấp vô sản: Nhân
thức sâu sắc mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần
lao. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc
sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
a TÌNH HỮU ÁI GIAI CẤP, CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỘNG SẢN
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng Cộng sản. Từ
ấy, là bài thơ đánh dấu một sự khởi đầu – sự khởi đầu của một đời người và sự khởi đầu của
một nguồn thơ.
2. Nghệ thuật: Hình ảnh tươi sáng. Biện pháp tăng tiến và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

You might also like