You are on page 1of 39

TRÀNG GIANG (HUY CẬN)

MỤC TIÊU BÀI HỌC


TIẾT MỤC TIÊU HỌC TẬP
LMS MTB 2.2.a: Đọc được toàn bộ văn bản, đánh dấu và ghi chép được những vấn đề cần tìm hiểu cũng như
những thắc mắc trong quá trình đọc
1 MTB 2.2.b: Phân tích được ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của "Tràng giang" từ đó xác định được mối liên
hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản.
1 MTB 2.2.d: Phân tích được cấu tứ trong bài thơ "Tràng giang" và tác dụng trong việc thể hiện nội dung

2 MTB 2.2.c: Phân tích được hệ thống hình ảnh trong bài thơ và tác dụng trong việc thể hiện các tầng
nghĩa khác nhau
2 MTB 2.2.e: Phân tích được tâm trạng của nhân vật trữ tình từ đó khái quát được các chủ đề khác nhau
của văn bản.
3 MTB 2.2.f: Viết kết nối với đọc: Viết được đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày sự tâm đắc nhất của em
về một phương diện nghệ thuật nổi bật của bài thơ "Tràng giang"
I. ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
I. ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT
Huy Cận (1919 – 2005) 1. TÁC GIẢ

❑ Một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào
Thơ mới và cũng là cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc
cho nền thơ cách mạng Việt Nam từ sau năm 1945.
❑ Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ
trụ, luôn thể hiện khát khao hòa điệu với cuộc đời và tạo
vật. Tiếp thu đồng thời tinh hoa của nền thơ truyền thống
phương Đông và nền thơ Pháp, thơ Huy Cận đã tạo được
sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện
đại, giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.
❑ Các tập thơ tiêu biểu của Huy Cận: Lửa thiêng (1940), Trời
mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc
đời (1963),...
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
I. ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT
2. TÁC PHẨM

Hoàn cảnh sáng tác


Viết vào mùa thu năm 1939.
Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng, tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận.
Cảm hứng sáng tác bài thơ được khơi dậy từ
những buổi chiều tác giả tới ngắm cảnh mênh
mang của sông Hồng ở vùng Chèm.
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
TIẾN TRÌNH

1. Cấu tứ của bài thơ

2. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ

3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình và cảm xúc, thái độ của tác giả
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ

Cấu tứ là một phương diện quan trọng của hoạt động sáng tác văn học. Nó thể hiện quá trình
suy ngẫm của tác giả để định hình, tổ chức cả hai mặt nội dung và nghệ thuật một tác phẩm.

Cấu tứ được xác lập như thế nào?


Ban đầu ấn tượng, sự ám ảnh về một vấn đề nhân sinh nào đó dồn nén, tích luỹ tạo thành ý.
“Ý do sự suy nghĩ mà ra”.
Rồi ý vận động phát triển tạo thành tứ.
Sau đó, nhà văn lại tiếp tục suy ngẫm, lựa chọn cách để tổ chức tứ của mình theo một dụng ý
riêng để tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao nhất.

Người đọc khi tiếp cận với tác phẩm văn học phải tìm cho ra cái mạch ngầm chảy trong cơ
thể nghệ thuật đó.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ

TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH


1. Nhận xét nhan đề và lời đề từ
2. Chỉ ra được quy luật phân bố khổ thơ
3. Chỉ ra được tính liên kết trong bài thơ (hình ảnh, ngôn ngữ,
nhịp điệu, gieo vần…)
4. Nhận xét được cấu tứ trong bài thơ.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu học tập Tiêu chí thành công
MTB 2.2.b: Phân tích được ý - HS giải thích được nhan đề Tràng giang, câu thơ đề từ
nghĩa nhan đề và lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
của "Tràng giang" từ đó xác - HS nêu được những ấn tượng nhan đề gợi ra liên quan
định được mối liên hệ giữa đến nội dung, cảm xúc.
nhan đề và nội dung của văn - HS khái quát được mối quan hệ giữa nhan đề và nội
bản. dung, cảm xúc của văn bản.
MTB 2.2.d: Phân tích được HS:
cấu tứ trong bài thơ "Tràng - Xác định cấu tứ của bài thơ (Chỉ ra được quy luật phân
giang" và tác dụng trong bố khổ thơ, quy luật sắp xếp hình ảnh, tính liên kết trong
việc thể hiện nội dung bài thơ)
- Đưa ra ít nhất 01 nhận xét về cấu tứ của bài thơ.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.1. Nhan đề và lời đề từ
a. Ý nghĩa nhan đề Màu sắc cổ điển
Từ Hán Việt
Ý khái quát
Tràng giang
Gợi hình: không gian vô biên
sông dài
Điệp âm ang
Gợi cảm: nỗi buồn rung động, âm
vang lòng người

Nhan đề vừa thể hiện đặc trưng phong cách thơ Huy Cận, vừa khái quát
chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.1. Nhan đề và lời đề từ
a. Ý nghĩa nhan đề Màu sắc cổ điển
Trường giang
Từ Hán Việt
Ý khái quát
Tràng giang
Gợi hình: không gian vô biên
sông dài
Điệp âm ang
Gợi cảm: nỗi buồn rung động, âm
vang lòng người

Nhan đề vừa thể hiện đặc trưng phong cách thơ Huy Cận, vừa khái quát
chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1.1. Nhan đề và lời đề từ 1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
b. Ý nghĩa lời đề từ

BÂNG KHUÂNG TRỜI RỘNG NHỚ SÔNG DÀI


Chủ thể là con người Chủ thể là tạo vật
Con người bâng Con người Trời rộng
khuâng nhớ nhung bâng khuâng trước trời bâng khuâng nhớ
trước trời rộng rộng nên nhớ sông dài sông dài
sông dài
Nỗi buồn của con người trước vũ trụ

Lời đề từ mở ra cho ta tới không gian vô biên ở sau và cảm xúc bâng khuâng nhớ suốt dọc bài thơ.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.1. Nhan đề và lời đề từ

Nhan đề và lời đề từ vừa báo hiệu trạng thái tinh thần bao
trùm bài thơ vừa trực tiếp khai mở dòng cảm xúc của nhân
vật trữ tình trước không gian rộng lớn và trước cuộc đời.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.2. Quy luật phân bố khổ thơ

1. Em có thể chia bài thơ này thành mấy phần?


2. Dựa vào đâu để chia bố cục này?
3. Các phần trong bố cục đã góp phần làm nổi bật mạch cảm xúc của nhân
vật trữ tình như thế nào?
4. Nếu bỏ đi 1 phần trong bố cục thì nội dung của tác phẩm sẽ bị ảnh hưởng
như thế nào?
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.2. Quy luật phân bố khổ thơ
* Bố cục: chia làm 4 phần

Khổ 1 Khổ 2 Khổ 3 Khổ 4


Tràng giang - Tràng giang - Tràng giang - Tràng giang -
dòng sông dòng sông suy nỗi sầu nhân nỗi sầu vũ trụ
hữu hình tưởng thế

Mạch vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.3. Tính liên kết trong bài thơ
+ Trong từng khổ, hình ảnh được phân thành hai lớp kế tiếp nhau: hình
ảnh cụ thể - cảm tính (thấy được, truyền cảm xúc) và hình ảnh có tính
chất ngụ ý, tượng trưng (gợi cảm, hướng người đọc những suy ngẫm
sâu xa hơn về cuộc đời, về vũ trụ).
+ Trong cả bài, các hình ảnh đều được đặt trên lộ trình vận động: từ
biểu đạt cái hữu hình đến biểu đạt cái vô hình.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.3. Tính liên kết trong bài thơ
+ Tiếp cận Tràng giang trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc
biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ: nước,
con nước, dòng... Thông điệp gián tiếp là các từ: sóng gợi, cồn nhỏ, bèo dạt, bờ xanh,
bãi vàng...
+ Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện
thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp
điệp); gió đầy tử khí: đìu hiu; bến sông cô đơn vắng vẻ: bến cô liêu; nước với nỗi buồn
trải khắp không gian: sầu trăm ngả.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
1. CẤU TỨ CỦA BÀI THƠ
1.4. Nhận xét về cấu tứ bài thơ
- Hình tượng trung tâm của bài thơ là tràng giang - biểu trưng cho dòng đời, quê
hương đất nước
- Tràng giang gắn kết với các hình ảnh trong từng khổ: sóng, thuyền, nước, củi khô,
bèo, mây, núi, cánh chim…
- Tràng giang gắn với dòng tâm tưởng của thi nhân: tâm trạng buồn, cô đơn, lạc lõng,
khao khát giao cảm, tình yêu quê hương thầm kín, thiết tha…
- Bài thơ chia 4 khổ, mỗi khổ là 1 bức tranh về sông nước

Cấu tứ của bài thơ: gắn với việc xây dựng hai hệ thống hình ảnh chuyển hoá luân phiên
từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gợi cảm xúc trần thế đến cảm xúc vũ trụ.
Cấu tứ bài thơ mang âm hưởng Đường thi.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
TIẾN TRÌNH

1. Cấu tứ của bài thơ

2. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ

3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình và cảm xúc, thái độ của tác giả
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH
1. Xác định được các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ.
2. Nhận xét ý nghĩa biểu hiện những hình ảnh:
+ mang ý nghĩa kép
+ mang tính tương phản
+ mang tính biểu tượng
+ mang tính cổ điển (truyền thống) / hiện đại
+ ...
3. Đánh giá về cách tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh?
4. Nhận xét được mối liên hệ giữa hình ảnh thơ và cấu tứ của bài thơ. Giải thích được
việc khơi gợi tầng ý nghĩa thứ 2 của văn bản quan mối liên hệ này.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu học tập Tiêu chí thành công
MTB 2.2.c: Phân - HS chỉ ra được các hình ảnh trong VB
tích được hệ thống - HS nêu được ý nghĩa của các hình
hình ảnh trong bài ảnh
thơ và tác dụng - HS nêu được tác dụng của hệ thống
trong việc thể hiện hình ảnh trong việc thể hiện các tầng
các tầng nghĩa khác nghĩa trong VB
nhau
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
2.1. Những hình ảnh được “vẽ” bởi ngôn ngữ

Các từ ngữ dùng để chỉ tính chất của khung cảnh được “vẽ” ra trong
bài thơ: Không gian hoang vắng, đìu hiu. Buồn da diết, cô đơn, trống
vắng.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
2.2. Những hình ảnh mang tính tương phản
Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai: Vũ trụ thì bao la, vô tận còn con
người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.
=> Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước
những ngã rẽ của cuộc đời. Thi nhân cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp
người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm
xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.
- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:
+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết
của sự sống, của bóng hình con người.
+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi
nhớ quê hương.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
2.3. Những hình ảnh giàu sức gợi

Tạo ra các kết hợp từ mới và sử dụng các mô hình cú pháp không giống cú
pháp ngôn ngữ giao tiếp quen thuộc.
▪ Về kết hợp từ, có thể chú ý: buồn điệp điệp, nước song song, sâu trăm ngả,
sâu chót vót, niềm thân mật,...
▪ Về cú pháp, có thể chú ý: thuyền về nước lại, nắng xuống trời lên, Chim
nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
2.4. Những hình ảnh mang tính cổ điển (thi liệu truyền thống)

Một số thi liệu truyền thống trong văn bản:


Về hình ảnh: sông dài, thuyền – nước, bèo – nước, làng xa bên sông, núi mây
bạc, cánh chim chiều,...
Về từ ngữ: đìu hiu (mang chở tâm trạng từng được "đóng đinh" vào câu "Bến
Phì gió thổi đìu hiu mấy gò"), đùn (gợi cảm xúc vốn đã được vĩnh cửu hoá ở
câu "Mặt đất mây đùn cửa ải xa"), nhan đề tràng giang…
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
2.5. Những hình ảnh mang tính tượng trưng

Bài thơ tràng giang giàu yếu tố tượng trưng: củi một cành khô lạc mấy dòng,
bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.
=> Các yếu tố này đều tượng trưng cho nỗi sầu nhân thế của Huy Cận. Nhà
thơ mượn thiên nhiên, cảnh vật để bày tỏ nỗi lòng của mình.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
2. HỆ THỐNG HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
2.6. Nhận xét về cách tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh

Thơ Huy Cận nói riêng, Thơ mới nói chung một mặt chịu ảnh hưởng rất
đậm của thơ lãng mạn và thơ tượng trưng Pháp, mặt khác, đã khai thác
một cách hiệu quả “nguồn tượng trưng" từ thơ Đường và thơ truyền
thống (thơ bác học) Việt Nam.
Trong các nhà thơ mới, Huy Cận là người đã tạo được sự cân bằng, hài
hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và tượng trưng.
Mỗi hình ảnh thơ đều có xu hướng trở thành biểu tượng, hàm chứa nhiều
lớp nghĩa, gợi vô số cảm nhận tuỳ theo trải nghiệm của từng người đọc cụ
thể.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
TIẾN TRÌNH

1. Cấu tứ của bài thơ

2. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ

3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình và cảm xúc, thái độ của tác giả
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu học tập Tiêu chí thành công
MTB 2.2.e: Phân tích HS:
được tâm trạng của - HS chỉ ra được từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân
nhân vật trữ tình từ vật trữ tình.
đó khái quát được - HS nêu được các khía cạnh tâm trạng khác nhau của
các chủ đề khác nhân vật trữ tình
nhau của văn bản. - HS khái quát được các chủ đề khác nhau trong thơ
Huy Cận
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
II. KHÁM PHÁ CHI TIẾT VĂN BẢN
3. TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
Niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật: bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình
người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người.
Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín
của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời, nỗi buồn của người dân thuộc địa
trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.

CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

- Nỗi sầu của một cái tôi trước thiên nhiên bao la, rộng lớn
- Mối liên hệ giữa cá nhân trong mối quan hệ với cuộc đời
- Tâm sự yêu nước thầm kín
III. VIẾT KẾT NỐI
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu học tập Tiêu chí thành công
MTB 2.2.f: Viết kết nối với đọc: HS:
Viết được đoạn văn khoảng - Phân tích được đề, tìm ý và xây
150 chữ trình bày sự tâm đắc dựng được dàn ý cho yêu cầu của
nhất của em về một phương đề bài.
diện nghệ thuật nổi bật của bài - Tạo lập được đoạn văn theo dàn
thơ "Tràng giang" ý đã xây dựng, đảm bảo cấu trúc
hình thức và nội dung của một
đoạn văn bản.
VIẾT KẾT NỐI
HS nghiêm túc thực hành viết đoạn văn:
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày sự tâm đắc nhất của em về một
phương diện nghệ thuật nổi bật của bài thơ “Tràng giang”.
Yêu cầu:
- HS tìm ý, lập ý, viết đoạn văn theo quy trình
•Xác định chính xác nội dung và yêu cầu của đoạn văn.
•Liệt kê được ít nhất 2 ý kiến về vấn đề mà đề bài yêu cầu.
•Thực hành viết đoạn văn khoảng 150 chữ với kết cấu đoạn có câu chủ đề - bằng
chứng trích dẫn từ VB - phân tích bằng chứng - câu kết luận.
- Sản phẩm: Đoạn văn hoàn chỉnh
- HS đọc đoạn văn của bạn và nhận xét vào Phiếu nhận xét
PHIẾU NHẬN XÉT ĐOẠN VĂN THEO TIÊU CHÍ
Nhận xét Ý kiến của tôi Ý kiến của bạn
1. Câu mở đoạn đã nêu được đối tượng để phân tích
chưa?
2. Phần thân đoạn đã bao gồm các câu văn làm sáng tỏ
nội dung chính được khái quát ở câu mở đoạn chưa?
3. Đoạn văn đã trích dẫn được các bằng chứng chưa?

4. Bằng chứng có chuẩn xác, tiêu biểu không?

5. Câu kết đoạn đã khái quát được cảm xúc, suy nghĩ
của người viết chưa?
6. Đoạn văn có mắc lỗi về diễn đạt, liên kết không?

7. Hình thức trình bày, chính tả, chữ viết có mắc lỗi nào
không?
VIẾT KẾT NỐI
Đề:
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày sự tâm đắc nhất của em về
một phương diện nghệ thuật nổi bật của bài thơ “Tràng giang”.
Gợi ý:
HS có thể lựa chọn viết về:
+ hệ thống hình ảnh biểu thị sự cô đơn,
+ lạc lõng của cái tôi cá nhân;
+ niềm khát khao tìm kiếm sự kết nối trong cuộc đời;
+ sự tái sinh của những thi liệu cũ trong bối cảnh sáng tạo mới;
+ ...
VIẾT KẾT NỐI
Đề:
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày sự tâm đắc nhất của em về
một phương diện nghệ thuật nổi bật của bài thơ “Tràng giang”.
Gợi ý:
HS có thể lựa chọn viết về:
+ hệ thống hình ảnh biểu thị sự cô đơn,
+ lạc lõng của cái tôi cá nhân;
+ niềm khát khao tìm kiếm sự kết nối trong cuộc đời;
+ sự tái sinh của những thi liệu cũ trong bối cảnh sáng tạo mới;
+ ...
VIẾT KẾT NỐI - MẪU
Hình ảnh bèo dạt rất quen thuộc và xuất hiện nhiều lần trong thơ ca truyền thống. Nhưng ở đây
cánh bèo dạt vẫn gợi lên những cảm nhận mới. Hình ảnh này diễn tả một cách thấm thía sự hợp
tan, chia lìa của những kiếp người chứ không chỉ gợi sự nhỏ bé mong manh, trôi dạt như trong thơ
ca truyền thống. Bèo dạt hàng nối hàng như bao kiếp người lênh đênh trên dòng nhân thế. Cảm
nhận về sự lênh đênh, trôi dạt vô định của một kiếp người càng khiến nỗi sầu tăng lên gấp bội
trong lòng thi nhân. Ở khổ thơ này Huy Cận còn nhắc đến những chuyến đò và những cây cầu. Đây
là những hình ảnh gợi sự kết nối, giao lưu. Vậy mà tác giả nhắc tới những sự vật đó, không phải là
để khẳng định cái có mà là để miêu tả cái không có, không tồn tại trong bức tranh sông nước tràng
giang. Không cầu, không đò hay chính là không có sự kết nối của con người, hay chính là sự cô
đơn, hoang vắng đến tột cùng? Trong sự vắng lặng đó không gian vẫn tiếp tục được trải ra đến vô
cùng của bờ xanh với bãi vàng. Bức tranh xuất hiện những gam màu vốn không đen tối nhưng lại
chẳng thể làm cảnh sắc thêm tươi sáng, thêm sức sống. Dường như hai bờ sông là một thế giới
tách biệt với những bờ bãi kia, những cánh bèo cũng vì thế mà chẳng biết trôi dạt về đâu. Trước
một cảnh sắc như thế lòng người sao có thể vui tươi, háo hức. Hay cũng vì lòng người nhiều tâm
tư trĩu nặng mà cái nhìn với cảnh cũng thấm đẫm ưu tư? (ST)
DẶN DÒ
Yêu cầu tự chọn (lấy điểm cộng)
+ Xem lại nội dung bài học và hệ thống hóa nội dung bài học bằng hình
thức tự chọn: sơ đồ tư duy, vẽ tranh…
+ Hãy chuyển thể nội dung bài thơ Tràng giang sang một loại hình nghệ
thuật khác (tranh vẽ, bài hát/ rap, ngâm thơ…)
+ Thực hành đọc và thực hiện sản phẩm đọc theo kế hoạch đọc chương 2.
Chuẩn bị tiết học sau:
Chuẩn bị tiết học sau theo HDTH trên LMS.

✓ HOÀN THÀNH BÀI ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC TRÊN LMS
! ✓ CHIA SẺ NHỮNG THẮC MẮC (NẾU CÓ) VÀO MỤC THẢO LUẬN TRÊN LMS

You might also like