You are on page 1of 44

Vật Lí 10

CHƯƠNG I

Các quy tắc an


toàn trong phòng
thực hành vật lí
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội dung bài học

I AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

I NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG


I THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ
I
I QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I
I AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

1. Sử dụng các thiết bị điện

Có nguy cơ mất an toàn cao nhất

Cần quan sát kĩ các kí hiệu và


nhãn thông số để sử dụng
đúng chức năng và yêu cầu kĩ Máy biến áp
thuật

Bộ chuyển đổi điện áp


I AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

1. Sử dụng các thiết bị điện Bảng 2.1 Một số kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm
Kí hiệu Mô tả Kí hiệu Mô tả

DC hoặc dấu Dòng điện một chiều “+” hoặc màu đỏ Cực dương

AC hoặc dấu ~ Dòng điện xoay chiều “-” hoặc màu xanh Cực âm

Input (I) Đầu vào Dụng cụ đặt đứng


Tránh ánh nắng mặt
Output Đầu ra
trời

Bình khí nén áp suất cao Dụng cụ dễ vỡ

Không được phép bỏ


Cảnh báo tia laser
vào thùng rác

Nhiệt độ cao Lưu ý cẩn thận

Từ trường
HOẠT ĐỘNG
Chức năng của hai thiết bị là gì? Giống
và khác nhau như thế nào?

Bộ chuyển đổi điện áp, sử dụng điện áp


vào bao nhiêu?

Những nguy cơ nào có thể gây mất an


toàn hoặc hỏng các thiết bị khi sử
dụng thiết bị chuyển đổi điện áp này?
1. Giống nhau:
- Chức năng của hai thiết bị trên là biến đổi điện áp trong nguồn điện.
- Giống nhau: Cả hai đều dùng để biến đổi điện áp.
- Khác nhau:
+ Máy biến áp: chỉ dùng để biến đổi điện áp xoay chiều, chúng không
thể hoạt động trong dòng điện một chiều.
+ Bộ chuyển đổi điện áp: có thể được sử dụng với đầu vào một chiều
hoặc xoay chiều để chuyển đổi chúng sang xoay chiều hoặc một chiều.
2. Bộ chuyển đổi điện áp (Hình 2.1b) sử dụng điện áp vào là: 220 –
240V AC.
3. Các điện áp đầu ra là 12V AC.
4. Những nguy cơ có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị khi sử
dụng thiết bị chuyển đổi điện áp này là:
- Để thiết bị gần nước, các hóa chất độc hại, tiếp xúc ánh nắng mặt trời,
các vật thể gây cháy, nổ.
- Sử dụng dây cắm vào thiết bị lỏng lẻo, không chắc chắn => có thể xảy
ra hiện tượng phóng tia lửa điện và gây chập điện.
- Sử dụng quá công suất của thiết bị => làm tổn hao điện năng, giảm
tuổi thọ của thiết bị.
- Khi sử dụng máy biến áp phải đặt nút điều chỉnh điện áp ở mức thấp
nhất rồi tăng dần lên.
- Không được phép bỏ thiết bị vào thùng rác
2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Các thiết bị đun nóng có thể gây cháy hoặc nứt, vỡ các đồ vật làm bằng thủy tinh?

Thuỷ tinh nứt Thuỷ tinh vỡ


2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Các thiết bị đun nóng có thể gây cháy hoặc nứt, vỡ các đồ vật làm bằng thủy tinh

Đèn cồn Lò nướng


2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học


ở Hình 2.2, cho biết: Đặc điểm của các
dụng cụ thí nghiệm trong khi tiến hành
thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú
ý đến điều gì?

Hình 2.2 Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước


2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

- Nhiệt kế: được dùng để đo nhiệt độ nước, không khí, các


chất lỏng,… Nhiệt kế dễ vỡ nên trong khi nào thí nghiệm
tránh làm vỡ nhiệt kế vì trong nhiệt kế có thuỷ ngân là chất
độc hại gây hại cho cơ thể con người
- Ống nghiệm: dùng để dựng hoá chất khi làm thí nghiệm,
vệ sinh ống nghiệm sạch sẽ và tránh tác động mạnh làm vỡ
nứt ống nghiệm, khi đun nóng các dung dịch trong ống
nghiệm phải dùng kẹp và luôn hướng ống nghiệm về phía
không có người
2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

- Cốc đựng nước: được sử dụng để thực hiện các thí


nghiệm phân tích chính xác hàm lượng các chất. Trong khi
làm thí nghiệm nên chọn cốc có thể tích phù hợp, vệ sinh
sạch sẽ tránh làm vỡ. Không dùng tay cầm trực tiếp vào
bình
- Đèn cồn: được sử dụng để cung cấp nhiệt cho
quá trình đun nóng dung dịch hay nung chất rắn.
Khi làm thí nghiệm không nên kéo sợi bấc quá dài,
không được trực tiếp thổi tắt ngọn lửa đèn cồn,
tránh làm vỡ đèn cồn vì cồn dễ cháy dễ bắt lửa, để
xa khu vực có điện. Sau khi sử dụng xong, chỉ cần
đậy chụp lại, ngọn lửa sẽ tự tắt
3. Sử dụng các thiết bị quang học

Mốc Xước

Nứt Vỡ

Dính bụi bẩn


3. Sử dụng các thiết bị quang học

HOẠT ĐỘNG

Quan sát thiết bị thí


nghiệm quang hình ở
Hình 2.3, cho biết: Đặc
điểm của các dụng cụ
thí nghiệm khi sử dụng
và bảo quản thiết bị
cần chú ý đến điều gì?

Hình 2.3 Bộ thí nghiệm quang hình


3. Sử dụng các thiết bị quang học

- Đèn chiếu sáng: có kính tụ quang để tạo chùm tia song song, vỏ bằng
nhôm hợp kim, có khe cài bản chắn sáng, có các vít điều chỉnh đèn. Tránh
rơi, vỡ; để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, gần chất gây cháy nổ

- Thấu kính: bằng thủy tinh, được lắp trong khung nhựa, gắn trên trụ nhôm
→ Mỏng, dễ vỡ cần để trên cao, cất gọn gàng khi sử dụng xong

- Màn ảnh: có màu trắng mờ, gắn trên trụ nhôm → Để nơi khô thoáng, tránh
bụi bẩn

- Gương phẳng: bằng thủy tinh, dễ vỡ, sắc, nhọn → Khi sử dụng cần cẩn
thẩn, tránh để rơi, vỡ
I NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG
I THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ

1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Thực hiện sai Gây nguy hiểm cho


thao tác sử dụng người sử dụng

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành
và hướng dẫn của giáo viên
1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng
Cắm phích điện vào ổ Rút phích điện Dây điện bị sờn

Chiếu tia laser Đun nước trên đèn cồn


1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí
nghiệm trong hình trên và dự đoán xem có những nguy cơ nào
có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí. Kể thêm
những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây
nguy hiểm trong phòng thực hành
1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Cắm phích điện vào ổ


Động tác cắm cần phải rứt khoát. Đảm bảo các ổ cắm không bị phát
sinh tia lửa điện khi cắm hoặc rút phích điện khỏi ổ cắm, không nên
để đầu phích cắm lỏng lẻo, bởi làm vậy sẽ dễ sinh ra tia lửa điện
gây chập cháy. Đặt tay vào bộ phận cách điện của phích cắm không
tiếp xúc vào bộ phận dẫn điện

Rút phích điện


Động tác rút cần phải rứt khoát. Đảm bảo các ổ cắm không bị phát
sinh tia lửa điện khi cắm hoặc rút phích điện khỏi ổ cắm. Đặt tay vào
bộ phận cách điện của phích cắm và thực hiện động tác rút không
cầm phần dây điện rút gây đứt hoặc hở đường dây điện gây chập
điện nguy hiểm
1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng
Dây điện bị sờn
Khi tiếp xúc phải đoạn dây bị sờn dễ gây điện giật và rò
rỉ điện nguy hiểm đến tính mạng con người, cách khắc
phục rút đoạn dây ra khỏi nguồn điện dùng băng dính
điện cuốn nhiều vòng quanh chỗ bị hở hoặc thay thế
đoạn dây bị hở bằng đoạn dây mới chất lượng tốt hơn

Chiếu tia laser


Khi bị chiếu tia laser cường độ cao trực tiếp vào mắt của
người có thể gây tổn thương võng mạc mắt ngay lập tức.
Không nên chiếu tia laser vào người khác hoặc nhìn trực
tiếp vào tia laser, nên đeo kính bảo hộ khi làm thí nghiệm
với tia laser cường độ cao
1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Đun nước trên đèn cồn


Có thể gây bỏng nếu làm đổ cốc nước sôi hoặc cháy nổ
khi thực hiện sai thao tác đốt và tắt đèn cồn, gây đổ cồn
ra ngoài hoặc vỡ đèn cồn. Thí nghiệm phải được cố định
chắc chắn trên giá thí nghiệm để tránh ra nơi có nguồn
điện hoặc các vật liệu dễ bắt lửa.
2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

Khi sử dụng các thiết


bị đo điện, cần chọn
đúng thang đo, không
nhầm lẫn khi thao tác
để đảm bảo an toàn
cho thiết bị đo
2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

1. Giới hạn đo của Ampe kế ở


hình 2.5 là bao nhiêu?
2. Nếu sử dụng Ampe kế để đo
dòng điện vượt quá giới hạn đo
thì có thể gây ra nguy cơ gì?

Hình 2.5 Ampe kế


2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

1. Giới hạn đo của Ampe kế ở


hình 2.5 là 3A

2. Nếu sử dụng Ampe kế để đo


dòng điện vượt quá giới hạn đo
thì có thể bị chập cháy, làm hư
hỏng thiết bị đo.

Hình 2.5 Ampe kế


2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng

Chọn chức năng và Cắm dây đo và chốt cắm


thang đo phù hợp phù hợp với chức năng đo
Một số lưu ý
2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

Chống cháy lan


Ngắt điện

Cháy phòng thực hành Cứu người

Cứu tài sản

Dập đám cháy


2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

Ngắt toàn bộ hệ thống điện

Không được sử dụng nước để


dập đám cháy nơi có các thiết bị
điện, đám cháy hydrocacbon hoặc
các chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn
nước như dầu, cồn,…
2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

Đưa toàn bộ các hóa chất, các


chất dễ cháy ra khu vực an toàn

Không được sử dụng CO2 để dập


tắt đám cháy quần áo trên người
hoặc cháy kim loại kiềm như
magnesium, các chất cháy có khả
năng tách oxygen như peroxide,
chlorate, potassium nitrate,…
3. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

Tuần thủ quy tắc Thí nghiệm với:


an toàn về phòng
cháy chữa cháy
và an toàn về sử
Thiết bị điện
dụng hóa chất dễ
cháy, nổ
Hóa chất

Chất dễ cháy nổ
Em hãy quan sát một số hình ảnh về các thí nghiệm
trong hình và dự đoán có những nguy cơ cháy nổ
nào có thể xảy ra trong phòng thực hành?

c) Không đeo găng tay cao


a) Để các kẹp điện gần nhau b) Để chất dễ cháy gần thí su khi làm thí nghiệm với
nghiệm mạch điện nhiệt độ cao
I
I QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và
quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các
thiết bị thí nghiệm

Chỉ cắm dây cắm của thiết bị


điện vào ổ cắm khi hiệu điện Kiểm tra cẩn thận thiết bị,
thế của nguồn điện tương ứng phương tiện, dụng cụ thí
với hiệu điện thế của dụng cụ nghiệm trước khi sử
dụng

Tắt công tắt nguồn thiết bị Chỉ tiến hành thí nghiệm
điện trước khi tháo hoặc cắm khi được sự cho phép
thiết bị điện của giáo viên hướng dẫn
thí nghiệm
I
I QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I
Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị
vướng khi qua lại

Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng


các thiết bị và dụng cụ thí Không tiếp xúc trực tiếp với
nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm các vật và các thiết bị thí
vào đúng nơi quy định sau khi nghiệm có nhiệt độ cao khi
tiến hành thí nghiệm không có dụng cụ bảo hộ

Giữ khoảng cách an toàn khi Không để nước cũng như các
tiến hành các thí nghiệm nung dung dịch dẫn điện, dung dịch
nóng các vật, thí nghiệm có dễ cháy gần thiết bị điện
các vật bắn ra, tia laser
Các biển báo trong phòng thí nghiệm

Chất độc sức khỏe Chất độc môi trường Nơi nguy hiểm về điện Lối thoát hiểm

Chất dễ cháy Chất ăn mòn Nơi cấm lửa Nơi có chất phóng xạ
Khi phát hiện người bị điện
giật cần nhanh chóng ngắt
nguồn điện hoặc sử dụng
vật cách điện để tách người
bị nạn ra khỏi nguồn điện
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng
thiết bị trong phòng thực hành, cần
EM ĐÃ HỌC

đọc kĩ hướng dẫn và các kí hiệu


trên thiết bị

Thực hiện nghiêm túc các quy định


về an toàn trong phòng thực hành
1. Khi sử dụng VÌ SAO? 2. Khi sử dụng máy
thiết bị đo điện, biến áp, phải đặt nút
phải luôn đặt ở điều chỉnh điện áp ở
thang đo phù mức thấp nhất rồi
hợp? tăng dần lên?
1. Khi sử dụng thiết bị đo điện, phải luôn đặt ở thang đo phù hợp?

Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa


năng, bạn cần chú ý đến vấn đề là
việc chỉnh sai thang đo sẽ khiến cho
đồng hồ dễ bị hư hoặc không thể tiến
hành đo được giá trị cần đo
2. Khi sử dụng máy biến áp, phải đặt nút điều chỉnh điện áp ở mức
thấp nhất rồi tăng dần lên?

Khi sử dụng máy biến áp phải đặt nút điều chỉnh điện
áp ở mức thấp nhất rồi tăng lên để không sử dụng
quá công suất của thiết bị
→ Tránh làm tổn hao điện năng, giảm tuổi thọ của
thiết bị
EM ĐÃ HỌC

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thực hành, cần đọc kĩ
hướng dẫn và các kí hiệu trên thiết bị

Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn phòng thực hành
EM CÓ BIẾT

Sốc điện (điện giật): Xảy ra khi dòng điện chạy qua người có thể gây ra
tổng thương các bộ phận cơ thể hoặc tử vong

Khi có hỏa hoạn cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt
ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành
Chất độc sức khỏe Chất độc môi trường Nơi nguy hiểm về điện Lối thoát hiểm

CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT

Chất dễ cháy Chất ăn mòn Nơi cấm lửa Nơi có chất phóng xạ

You might also like