You are on page 1of 21

III.

Quy tắc an toàn


Trong phòng thực hành
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ
dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

- Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng


cụ thí nghiệm trước khi sử dụng

- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho


phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm

- Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm


hoặc tháo thiết bị điện.

- Chỉ cắm phích/giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm


khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu
điện thế định mức của dụng cụ
- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại

- Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung
nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser

- Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí
nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

- Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ
cháy gần thiết bị điện

- Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, các thiết bị và dụng cụ thí
nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi
tiến hành thí nghiệm
Các biển báo trong phòng
thí nghiệm thường gặp
Câu 1: Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an
toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

A. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
C. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ
cắm.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án đúng là: D.
A- có hại cho mắt.
B- có thể gây bỏng.
C- có thể bị điện giật.
D- đúng.
Câu 2: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện
vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?

A. Ampe kế có thể bị chập cháy.


B. Không có vấn đề gì xảy ra.
C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
D. Không hiện kết quả đo.

Đáp án đúng là: A.


Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn
đo thì ampe kế có thể bị chập cháy.
Câu 3: Những hành động nào sau đây là đúng khi
làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Để các kẹp điện gần nhau.


B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với
nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.

A- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.


B- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
C- sai vì dễ bị bỏng.
D- đúng.
Câu 4: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần
xử lí theo cách nào sau đây?

A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn
của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ
các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

Đáp án đúng là: A.


Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử
dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của
phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa
toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an
toàn…
Câu 5: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc
điểm nào sau đây?

A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.


B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền
vàng.
C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Đáp án đúng là: B.
A- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa
chất gây ra.
B- đúng vì đây là kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy
hiểm.
C- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện.
D- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo cấm.
Câu 6: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng
nào sau đây?

A. Dòng điện xoay chiều.


B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.

Đáp án đúng là: B.


Dòng điện một chiều có kí hiệu là DC hoặc dấu -.
Câu 7: AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng
nào sau đây?

A. Dòng điện xoay chiều.


B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.

Đáp án đúng là: A.


Dòng điện xoay chiều có kí hiệu là AC hoặc dấu ~.
Câu 8: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí
nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số


trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu
cầu kĩ thuật.
B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ
thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.

Đáp án đúng là: A.


Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí
nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu
và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng
chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Câu 9: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh
trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý
điều gì?

A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm


của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin
tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của
các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này
thay thế cho dụng cụ khác.
D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng
thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Đáp án đúng là: A.
A - Đúng vì khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy
tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu
ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của
dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B - sai vì: dụng cụ phòng thí nghiệm có thể bị lỗi,
hoặc hỏng.
C - sai vì: mỗi dụng cụ có chức năng khác nhau.
D - sai vì: ống thủy tinh có nhiều loại, có loại chịu
được nhiệt độ cao, có loại không chịu được nhiệt
độ cao.
Câu 10: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng
thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?

A.đèn cồn, các hóa chất, những dụng


cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
B.ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế,
cốc thủy tinh, kính....
C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng
rọc, đòn bẩy....
D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Đáp án đúng là: B.
A - sai vì đây là các dụng cụ, hóa chất dễ cháy.
B - đúng vì đây là các dụng cụ dễ vỡ.
C - sai vì đây là các dụng cụ dễ hỏng.
D - sai vì đây là các dụng cụ hóa chất dễ cháy và dễ vỡ.
Câu 11: HÌnh ảnh sau có ý nghĩa gì?

A. Biển báo cấm sử dụng nước


B. Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn
C.Biển báo cấm lửa
D.Biển cảnh báo nguy hiểm điện

Đáp án đúng B
Câu 12: Trong quá trình thực hành tại phng thí nghiệm, một bạn học
sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và làm thủy ngân đổ ra ngoài
như Hình 2.2. Hành động nào là sai khi đưa ra cách xử lí thủy ngân đổ
ra ngoài.

A. Người dọn dẹp phải sử dụng găng tay và khẩu


trang để dọn sạch thủy ngân
B. Nhanh chóng hốt những mảnh thủy tinh vỡ và
lấy giấy lau sạch thủy ngân vì cần phải xử lí
nhanh, hạn chế thủy ngân bay vào không khí.
C. Sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó
D. Tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy
ngân phát tán trong không khí

Đáp án đúng B
Câu 13
Khi gặp cháy trong phòng thí nghiệm chúng ta nên
làm như thế nào?

Đáp án:
Khi phòng thí nghiệm hóa học bị cháy, cần lưu ý:

– Ngắt toàn bộ hệ thống điện


– Đưa toàn bộ các hóa chất chưa bị cháy ra ngoài,
chú ý sự nguy hiểm và độc hại của chúng, đặc biệt
là các hóa chất có dán nhãn nguy hiểm cháy nổ.
– Căn cứ vào loại hóa chất có mặt chủ yếu trong
PTN mà sử dụng các phương tiện và chất chữa
cháy phù hợp.
MÔT SỐ LƯU Ý KHI CHỮA CHÁY
Không sử dụng nước khi chữa cháy trong
phòng thí nghiệm:

- Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị
đang có điện,các chất phản ứng mạnh với nước
- Không được sử dụng nước dập đám cháy hydrocacbon và các chất
lỏng không hòa tan trong nước là có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các
chất này nổi lên mặt nước và làm đám cháy lan rộng
-Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các
chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy dễ sôi, nổ, sủi
bọt…
Không được sử dụng CO trong các trường hợp sau:
2

– Cháy quần áo trên người (do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da
hở)
– Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy
(peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat…), các chất lỏng cơ kim như
nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử
dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2)
– CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy

Chúng ta có thể dùng cát khô, vải Amian, bình bọt hóa học cầm
tay để dạp lửa

You might also like