You are on page 1of 7

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY THỦY ĐIỆN ĐẠI NINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /TĐĐNI-KTAT
V/v xây dựng bộ câu hỏi tình huống về Lâm Đồng, ngày tháng 02 năm 2021
PCCC&CNCH.

Kính gửi: Tổng Công ty Phát điện 1

Thực hiện Công văn số 195/EVNGENCO1-AT ngày 27/01/2021 của Tổng Công
ty Phát điện 1 về việc triển khai cuộc thi kiến thức An toàn vệ sinh lao động qua mạng
internet Tổng Công ty Phát điện 1 năm 2021, Công ty Thủy điện Đại Ninh xin báo cáo:
Công ty đã xây dựng bộ câu hỏi tình huống về PCCC&CNCH như phụ lục đính kèm
kính trình Tổng Công ty xem xét.
Trân trọng kính chào./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC


- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Ban Giám đốc;
- Các phòng, phân xưởng;
- Lưu: VT, KTAT.

Đặng Văn Cường


2

Phụ lục: Bộ câu hỏi tình huống về PCCC&CNCH


(Đính kèm Công văn số /TĐĐNI-KTAT ngày /02/2021)

1. Đây là hình
ảnh thể hiện
thứ tự các
bước cần thực
hiện Tiêu lệnh
chữa cháy sai.
Anh (Chị) hãy
sắp xếp lại
theo thứ tự
đúng?

A. 1-2-4-3.
B. 4-2-3-1.
C. 4-3-2-1.
D. 3-4-2-1.
ANSWER: C
2. Đây là hình ảnh về đồng hồ đo áp lực bình bột
chữa cháy. Anh (Chị) hãy chọn phương án trả lời
đúng nhất?

A. Bình có áp suất khí đẩy trong bình không đủ để đẩy bột ra ngoài.
B. Bình không đủ tiêu chuẩn để vận hành.
C. Bình cần phải được kiểm tra nạp thêm áp lực hoặc thay bằng bình khác.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
ANSWER: D
3

3. Khi có sự cố cháy xảy ra, dùng bình bột để chữa cháy Anh (Chị) hãy chọn
phương án trả lời đúng nhất?
A. Lấy bình ra khỏi giá đỡ, nhanh chóng đưa bình đến gần đám cháy.
B. Dốc ngược bình lên xuống khoảng 5-7 lần.
C. Một tay giữ bình, một tay kéo chốt an toàn ra; Một tay xách bình, một tay cầm vòi
phun hướng về đám cháy, dùng ngón tay cái của tay xách bình ấn mỏ vịt để bột phun ra
chữa cháy.
D. Tất cả các phương án trên.
ANSWER: D
3. Bình chữa cháy có ký hiệu MFZ8 có nghĩa là?
A. Bình chữa cháy khí CO2.
B. Bình bột chữa cháy.
C. Khối lượng của chất chữa cháy là 8kg.
ANSWER: B, C
4. Bình chữa cháy có ký hiệu MT3 có nghĩa là?
A. Bình chữa cháy khí CO2.
B. Bình bột chữa cháy.
C. Khối lượng của chất chữa cháy là 3kg.
ANSWER: A, C
5. Bình chữa cháy bằng bột chữa cháy không hiệu quả đối với đám cháy nào?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí.
D. Các kim loại đang nóng đỏ và thiết bị điện tử.
ANSWER: D
6. Bình chữa cháy CO2 chữa cháy hiệu quả đối với đám cháy nào?
A. Ngoài trời.
B. Nơi có gió.
C. Nơi kín gió.
D. Tất cả các đáp án trên.
ANSWER: C
7. Để dập tắt đám cháy xăng, dầu mới phát sinh ta dùng các loại phương tiện
chữa cháy nào dưới đây hợp lý nhất?
A. Dùng nước để chữa cháy.
B. Dùng bình bột chữa cháy.
4

C. Dùng bình CO2 để chữa cháy.


D. Tất cả các loại phương tiện trên.
ANSWER: B
8. Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy loại nào dưới đây?
A. Đám cháy loại A: Chất rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác.
B. Đám cháy loại B: Chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn,…
C. Đám cháy loại C: Các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện.
D. Đám cháy loại D: Kim loại và hợp kim dễ cháy.
ANSWER: D
9. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng khí gas trong gia đình, Anh (Chị) sẽ phải làm
gì?
A. Khóa van an toàn sau mỗi lần sử dụng.
B. Thường xuyên vệ sinh bếp và khu vực nấu ăn.
C. Trang bị thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
ANSWER: D
10. Anh (Chị) hãy chọn cách xử lý tình huống khi phát hiện sự cố rò rỉ gas đúng
nhất?
A. Đóng van đầu bình gas.
B. Mở các cửa sổ, cửa chớp,.. cho khí gas thoát ra ngoài.
C. Giữ nguyên tình trạng của các thiết bị điện (không đóng mở các công tắc, không cắm
rút các chuôi điện, …); Không bật quẹt, va đập các vật bằng kim loại gây tia lửa.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
ANSWER: D

11. Anh (Chị) đang tham gia quá


trình chữa cháy tại nơi làm việc
thì bị bắt lửa vào quần áo như
hình minh họa. Anh (Chị) xử lý
như thế nào?

A. Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.
5

B. Nhanh chóng nằm xuống sàn nhà, dụi quần áo chỗ vị trí bị cháy xuống đất để dập tắt
lửa.
C. Dùng hai tay che mặt và lăn qua, lăn lại hoặc cuộn tròn cho tới khi tắt lửa.
ANSWER: A, B, C
12. Anh (Chị) cùng một số đồng nghiệp đang tham gia quá trình chữa cháy tại
nơi làm việc thì thấy một số người xung quanh bị bắt lửa vào người và bị
bỏng. Anh (Chị) xử lý như thế nào?
A. Trấn an giúp người đó không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.
B. Hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại.
C. Dùng chăn, quần áo tẩm ướt choàng lên người hoặc dùng các bình bột chữa cháy,
nước để dập tắt lửa.
D. Tất cả các phương án trên.
ANSWER: D
13. Anh (Chị) hãy chọn cách xử lý tình huống khi cháy xe ô tô đúng nhất?
A. Giảm tốc độ, xin đường và tấp vào lề;
Tắt máy và thoát khỏi xe.
B. Nếu có bình chữa cháy trong xe hoặc ở
nhà dân gần đó, hãy cố gắng dập lửa khi
lửa chưa cháy rộng và không gây nguy
hiểm. Nếu lửa cháy lớn hãy goi lực lượng
chữa cháy qua số 114 và di chuyển đến
nơi an toàn.
C. Cảnh báo các xe đang lưu thông và
người xung quanh tránh xa khỏi đám
cháy.
D. Tìm cách dập lửa cho đến khi tắt.
ANSWER: A, B, C
14. Hãy cho biết các yếu tố cần thiết cho sự cháy?
A. Yếu tố cần thiết cho sự cháy là: chất cháy, nguồn nhiệt thích ứng, nguồn ôxy đầy đủ.
B. Yếu tố cần thiết cho sự cháy là: chất cháy, nguồn nhiệt thích ứng.
C. Yếu tố cần thiết cho sự cháy là: nguồn ôxy đầy đủ, nguồn nhiệt thích ứng.
D. Yếu tố cần thiết cho sự cháy là: phản ứng hoá học có toả nhiệt, chất cháy, nguồn ôxy
đầy đủ.
ANSWER: A
15. Trong Luật phòng cháy chữa cháy quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm
cấm?
A. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người; gây thiệt hại
đến tài sản của Nhà Nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường,
an ninh trật tự an toàn xã hội.
6

B. Cản trở các hoạt động phòng cháy chữa cháy, chống người thi hành công vụ PCCC.
C. Lợi dụng hoạt động PCCC để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm
phạm đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
D. Tất cả các câu trên đều bị nghiêm cấm.
ANSWER: D
16. Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện
như thế nào?
A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.
B. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
C. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn
của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy
cơ sở.
ANSWER: C
17. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy:
A. Để phòng cháy, chữa cháy tốt phải thực hiện nhiều giải pháp, từ tuyên truyền, giáo
dục đến biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính.
B. Có biện pháp thực hiện ngay từ khi thiết kế công trình như lựa chọn vật liệu xây
dựng, tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống cấp nước chữa cháy, thiết bị báo cháy,
chữa cháy tự động…
C. Có biện pháp thực hiện trong quá trình sản xuất, thi công như kiểm tra kỹ thuật an
toàn máy móc thiết bị trước khi vận hành, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật.
D. Tất cả các ý trên.
ANSWER: D
18. Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động được quy định như thế
nào theo quy định tại TCVN 3890:2009?
A. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 1 lần.
B. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 2 lần.
C. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 3 lần.
D. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 4 lần.
ANSWER: B
19. Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động được quy định như thế
nào theo quy định tại TCVN 3890:2009?
A. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 1 lần.
B. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 2 lần.
C. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 3 lần.
D. Kiểm tra mỗi năm ít nhất 4 lần.
7

ANSWER: A
20. Việc kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét được thực hiện như thế nào theo quy
định tại TCVN 9385:2012?
A. Kiểm tra ít nhất 06 tháng/01lần.
B. Kiểm tra ít nhất 12 tháng/01lần.
C. Kiểm tra ít nhất 18 tháng/01lần.
D. Kiểm tra ít nhất 24 tháng/01lần.
ANSWER: B

You might also like