You are on page 1of 4

CÔNG TY TNHH GAS VIỆT NAM

Đề I

ĐỀ KIỂM TRA
HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN HÓA CHẤT
Ngày 09/01/2023

Câu 1. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm nào sau
đây?
a. Dễ cháy, nổ.
b. Oxy hóa, ăn mòn, độc.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 2. Hóa chất đi vào cơ thể người bằng con đường nào?
a. Đường hô hấp.
b. Đường tiêu hóa.
c. Đường mắt, da.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng đối với hóa chất thuộc diện phải kiểm soát đặc biệt
khi nhập khẩu trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP?
a. Chì, thủy ngân và các hợp chất Cyanua là các hóa chất thuộc diện kiểm soát đặc biệt.
b. Một số chất thuộc danh mục điều kiện và hạn chế sẽ nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.
c. Hóa chất thuộc diện trên phải lập sổ theo dõi, báo cáo định kỳ hàng năm.
d. Tổng khối lượng tính đến thời điểm nhập khẩu không được vượt khối lượng được cấp phép
trong 1 năm.
Câu 4. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch Phòng ngừa ứng phó sự cố
hóa
chất?
a. Bộ Công Thương.
b. Sở Công Thương cấp tỉnh.
c. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d. Tất cả đều sai.
Câu 5. Hóa chất nguy hiểm thuộc “loại 3” là các chất nào?
a. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
b. Các chất độc hại và lây nhiễm.
c. Các hợp chất ôxít hữu cơ và các chất ăn mòn.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Cơ sở tồn chứa hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo điều kiện gì?
a. Đảm bảo yêu cầu về PCCC.
b. Đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
c. Phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất nếu cơ sở đó có tồn chứa từ
01 loại hóa chất thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định 113/2017/NĐ-CP; xây dựng
hoặc Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất nếu cơ sở đó có tồn chứa các hóa chất
nguy hiểm khác.
d. Tất cả điều kiện trên.
Câu 7. Trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng các hóa chất dễ cháy, nổ. Việc sử dụng các
chất thêm vào phải đảm bảo các yêu cầu sau đây?
a.Thực hiện đúng qui trình công nghệ sản xuất. Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính
chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ đó
b. Chất thêm vào không có tạp chất lạ (bị nhiễm bẩn). Cấm để thiết bị, đường ống chứa hóa chất
dễ cháy, nổ gần nguồn phát nhiệt.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 8. Nguyên tắc cơ bản trong bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm là gì?
a. Cấm sắp xếp các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau.
b. Cấm sắp xếp các hóa chất có cách chữa cháy khác nhau trong cùng một xe.
c. Có thể sắp xếp tùy thích.
d. Câu a và b đúng.
Câu 9. Nếu bị axit đậm đặc bắn vào tay, cần phải xứ lý như thế nào?
a. Lau sạch, nếu có vấn đề gì sẽ xử lý tiếp.
b. Xả nước ngay lập tức vào tay.
c. Rửa bằng dung dịch kiềm.
d. Gọi cấp cứu chuyển đi bệnh viện.
Câu 10. Hình đồ cảnh báo trên nhãn hóa chất được thể hiện như thế nào?
a. Khung màu đen, nền màu trắng, hình vẽ bên trong màu đỏ. Kích thước lớn hơn (2 cm x 2 cm)
(đường chéo x đường chéo).
b. Khung màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ bên trong màu đen. Kích thước lớn hơn (1,5 cm x 1,5
cm) (đường chéo x đường chéo).
c. Khung màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ bên trong màu đen. Kích thước lớn hơn (2 cm x 2 cm)
(đường chéo x đường chéo).
d. Tất cả đều sai.
Câu 11. Kho chứa hóa chất nguy hiểm cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
a. Đảm bảo khoảng cách an toàn với khu dân cư và cuối nguồn nước
b. Khô ráo không thấm, dột, phải có hệ thống thu lôi chống sét, phải định kỳ kiểm tra hệ thống
này theo các qui định hiện hành. Bên ngoài có biển “Cấm lửa”, “cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ;
biển ghi ký hiệu chất chữa cháy. Các biển này phải rõ ràng và để ở chỗ dễ thấy nhất.
c. Quy hoạch khu vực sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được xếp trong cùng
một kho các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau, hoặc có phương pháp chữa cháy khác
nhau.
d. Tất cả đều đúng
Câu 12. Ý nghĩa của biểu tượng sau đây?
a. Chất ăn mòn.
b. Chất lỏng oxy hóa.
c. Chất lỏng dễ cháy.
d. Rất dễ cháy khi gặp nước.
Câu 13. Trường hợp hợp không thuộc diện phải cấp Giấy phép/Giấy chứng nhận theo
Nghị định 82/2022/NĐ-CP đó là?
a. Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc danh mục phải xin có hàm lượng trong hỗn hợp
chất nhỏ hơn 1%.
b. Quy mô kinh doanh, sản xuất các hóa chất thuộc danh mục trong năm nhỏ hơn 1kg.
c. Hoạt động pha loãng, phối trộn hóa chất không xảy ra phản ứng học để tạo thành hóa chất sản
xuất, kinh doanh thuộc danh mục hóa chất phải xin.
d. Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 14. Người lao động làm việc có liên quan đến hóa chất sử dụng trang thiết bị bảo vệ
khi?
a. Mọi lúc, mọi nơi
b. Bất kỳ công việc nào có thể tạo ra nguy hiểm cho người lao động.
c. Chỉ khi xếp hàng.
d. Chỉ khi dỡ hàng.
Câu 15. Mã số CAS có ý nghĩa gì?
a. Là cách đánh số các chất hóa học do Liên hiệp quốc quy định.
b. Là cách xác định hóa chất bằng chuỗi số định danh duy nhất cho mỗi chất hóa học theo quy
tắc của Hội hóa học mỹ.
c. Là cách xác định các hóa chất nguy hiểm
d. Là số có 4 chữ số được quy định bởi Tổ chức Liên hiệp quốc, dùng để xác định các hóa chất
nguy hiểm.
Câu 16. Mục đích của việc phân loại và ghi nhãn hóa chất là gì?
a. Cung cấp cho người sử dụng thông tin sơ bộ về mức độ độc hại của hóa chất.
b. Cung cấp cho người sử dụng những chỉ dẫn an toàn và các biện pháp khẩn cấp trong ứng cứu
sự cố hóa chất.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả và b đều sai.
Câu 17: Những điểm mới trong cấp Giấy chứng nhận/Giấy phép của Nghị định
82/2022/NĐ là gì?
a. Giấy chứng nhận và Giấy phép có thời hạn 5 năm.
b. Giấy chứng nhận không có thời hạn, Giấy phép có thời hạn 5 năm.
c. Thời gian cấp Giấy Phép và Giấy Chứng Nhận là 16 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
d. Giấy chứng nhận do Cục Hóa Chất cấp.
Câu 18. Giới hạn cháy nổ của một loại khí là:
a. Khoảng nồng độ mà khí có thể cháy nổ, từ giời hạn dưới tới giới hạn trên.
b. Nồng độ tối đa mà khí có thể cháy nổ.
c. Nồng độ tối thiểu mà khí có thể cháy nổ
d. Nồng độ tối đa mà khí không thể nổ
Câu 19: Hóa chất tiền công nghiệp nhóm 2 là gì?
a. Là các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma túy thuộc danh mục do Chính phủ ban hành.
b. Là các chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy thuộc danh
mục do Chính phủ ban hành.
c. Cả a và bđều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 20: Nhận định nào đúng về độ PH của hóa chất?
a. Hóa chất có độ PH càng cao thì tính axit càng cao.
b. Hóa chất có độ PH càng thấp thì tính kiềm càng cao.
c. Hóa chất có tính kiềm hoặc tính axit cao thì có tính ăn mòn mạnh.
d. Hóa chất có tính kiềm cao và tính axit thấp sẽ có tính ăn mòn mạnh.
HẾT

You might also like