You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


KHOA DƯỢC



BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 3

GVHD: TRẦN HỮU HIỆP


NHÓM TH: 4
LỚP : 16DS112
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC SĨ
NIÊN HỌC: 2016-2021

TP. Biên Hòa, tháng 12 năm 2016


Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

DANH SÁCH NHÓM IV THỰC HIỆN


1. Phan Vũ Trà My 116000126
2. Trần Thị Nga 116000214
3. Hán Thị Kim Ngọc 116000011
4. Nguyễn Nhị Yến Nhi 116000028
5. Đƣờng Quang Tài 116000302
6. Huỳnh Phƣơng Thảo 116000309
7. Huỳnh Thị Phƣơng Thoa 116000009
8. Vũ Đoàn Phƣơng Uyên 116000295

ii
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian đi thực tiễn tại công ty TNHH liên doanh Hasan- Demapharm
và khoa dƣợc tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai, đƣợc sự chỉ bảo và giảng dạy
nhiệt tình của các dƣợc sĩ tại công ty thuốc và khoa dƣợc bệnh viện, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Dƣơc trƣờng đại học Lạc Hồng đã hƣớng dẫn cho nhóm em. Và trong
thời gian thực tế tại Công Ty TNHH liên doanh Hasan- Demapharm và khoa dƣợc
tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai nhóm em đã có cơ hội học thêm những kiến
thức mới, đồng thời học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty và những
công việc của dƣợc sĩ tại khoa dƣợc ở bệnh viện. Cùng với sự nổ lực của nhóm đã
hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh.
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất cho nhóm gửi đến quý thầy Huỳnh Văn
Hóa và các thầy cô trong khoa Dƣợc Trƣờng Đại Học Lạc Hồng, nhờ sự tận tâm
dạy bảo, trau dồi kiến thức của quý thầy cô mà nhóm đã trƣởng thành theo thời gian
về môn học và kiến thức xã hội. Và giờ đây, em đã tự tin trong và am hiểu hơn về
ngành nghề dƣợc sĩ đang theo học. Qua đây nhóm em cũng xin cảm ơn đến các thầy
Trần Hữu Hiệp đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo giúp nhóm em giải đáp những vấn đề
vƣớng mắc và hoàn thành tốt bài báo cáo này.Và em chân thành cảm ơn đến quý
công ty TNHH liên doanh Hasan- Demapharm và khoa dƣợc tại bệnh viện Thống
Nhất Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ cho em trong quá trình đi thực tế và từ đó chúng
em học đƣợc những bài học quý giá. Chúng em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe,
thành công trong công việc và cuộc sống. Kính chúc Ban giám đốc và toàn thể các
anh, chị trong công ty và bệnh viện luôn dồi dào sức khỏe và công việc thuận lợi.
Chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những thầy cô đã tận tình giúp đỡ để
nhóm chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách
hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để
bài báo cáo đạt đƣợc kết quả tốt hơn.
Trân trọng cám ơn!

iii
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM IV THỰC HIỆN ...............................................................................ii


LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ............................................................................. vi
1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
2. KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƢỢC SAU ĐỢT THỰC TẾ ................................................. 3
2.1. NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH HASAN –
DEMAPHARM ................................................................................................................. 3
2.1.1. GIỚI THIỆU VÀ SƠ ĐỒ CÔNG TY .................................................................. 3
2.1.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƢỢC PHẨM THEO TIÊU
CHUẨN GMP- WHO, GLP, GSP ................................................................................. 4
2.1.3. CÁC SẢN PHẨM HIỆN ĐANG SẢN XUẤT ................................................... 6
2.1.4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ............................................................................ 8
2.1.5. GIỚI THIỆU VAI TRÒ CỦA DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC TẠI NHÀ MÁY SẢN
XUẤT VÀ CÁC BỘ PHẬN KHÁC ............................................................................. 8
2.1.6. KHÁI NIỆM GMP VÀ MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KHÁC ................................ 10
2.1.7. NHẬN XÉT VỀ LUỒNG DI CHUYỂN NHÂN VIÊN, NGUYÊN LIỆU,
TRANG PHỤC, VỆ SINH, BỘ PHẬN QC ................................................................ 12
2.2. KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI ................. 14
2.2.1.GIỚI THIỆU VÀ SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN ............................................................. 14
2.2.2. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC ............................................ 16
2.2.3.NHẬN XÉT VỀ BẢO QUẢN LƢU TRỮ THUỐC, QUẢN LÝ THUỐC GÂY
NGHIỆN HƢỚNG THẦN… ...................................................................................... 17
3.KẾT LUẬN....................................................................................................................... 20
3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC QUA MÔN HỌC .............................................................. 20
3.2. KIẾN NGHỊ - ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 1

iv
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


GMP: Good Manufacturing Practice
QA: Quality Assurance
QC: Quality Control
SOP: Standard Operating Procedure
RO: Reverse osmosis
SSOP: Sanitation Standard Operating Procedure
GLP: Good Laboratory Practice
GSP: Good Storage Practice
GDP: Good Distribution Practices
GPP: Good Pharmacy Practices
ADR: Adverse Drug Reactions
R&D: Research & Development
DSĐH: Dƣợc sĩ đại học
WHO: World Health Organization
US-FDA: Food and Drug Administration
TC-KT: Tài Chính- Kế Toán
TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn

v
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

DANH MỤC HÌNH, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ


Hình 2.1.1: Công Ty Hasan – Dermapharm………………………………….3
Hình 2.1.3. Các Sản Phẩm Hiện Đang Sản Xuất……………………………..7
Bảng 2.1.3. Các Sản Phẩm Hiện Đang Sản Xuất……………………………..7
Sơ Đồ 2.1.4. Tổ Chức Công Ty……………………………………………….8
Hình 2.2.1. Bệnh Viện Thống Nhất Đồng Nai………………………………14
Sơ Đồ 2.1.1.1.Tổ Chức Khoa Dƣợc…………………………………………15
Sơ Đồ 2.1.1.2. Cung Ứng Thuốc…………………………………………….15

vi
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

1. MỞ ĐẦU
Ngành dƣợc là ngành khoa học nghiên cứu về các loại dƣợc phẩm hay chính là
thuốc. Ngành dƣợc đã có từ rất lâu rồi và hiện nay nó trở thành một ngành khoa học
đặc biệt. Ngành dƣợc có tầm ảnh hƣởng rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Từ đến thuốc dùng để trị các bệnh từ nhẹ đến nguy hiểm nhƣ đái tháo
đƣờng tim mạch, ung thƣ… Những năm gần đây đại dịch, những căn bệnh nan y
mới thƣờng xuyên xuất hiện vẫn luôn là bài toán khó với ngành dƣợc,đòi hỏi sự nỗ
lực không ngừng của các dƣợc sĩ và bác sĩ đây là những thách thức và cơ hội tiềm
tàng để khẳng định tài năng và tâm huyết trong nghề.
Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành dƣợc là rất lớn không ngừng tăng,
rất nhiều nguồn vốn đƣợc đầu tƣ vào ngành này. Không chỉ có các doanh nghiệp
dƣợc phẩm có vốn đầu tƣ nhà nƣớc đang đẩy mạnh tuyển nhân lực mà cả nhƣng
công ty dƣợc phẩm có vốn đầu tƣ tƣ nhân, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tìm kiếm
tuyển dụng nhân viên có trình độ để thực hiện nhƣng nghiên cứu phát triển sản xuất
những loại thuốc mới. Ngoài ra sinh viên học ngành dƣợc sau khi tốt nghiệp cũng
có thể làm ở các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kinh doanh dƣợc phẩm, các trung tâm
nghiên cứu, chế biến dƣợc phẩm hay trung tâm kiểm nghiệm thuốc, hay các cơ sở y
tế nhà nƣớc. Để mang đến cơ hội bứt phá, trong chiến lƣợc quốc gia phát triển
ngành dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Y
tế, ngành dƣợc trong nƣớc đặt ra nhiều mục tiêu nhƣ cung ứng kịp thời 100% thuốc
cho công tác phòng bệnh chữa bệnh, 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống
phân phối đạt tiêu chuẩn thực hành tốt và tăng cƣờng đào tạo nhân lực, đặc biệt là
dƣợc lâm sàng.Không chỉ tác động từ bên trong, việc nƣớc ta gia nhập vào Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP)
đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc lên kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng, nhà máy nghiên cứu, sản xuất để nâng cao chất lƣợng dƣợc phẩm, nắm lợi thế
ngay trên sân nhà. Ngoài ra, sự tăng tốc mạnh mẽ của ngành dƣợc trên thế giới đã
kích thích sự chuẩn bị nguồn nhân lực đủ tâm, đủ tài cho lĩnh vực y tế nói chung và
ngành dƣợc nói riêng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trình độ nhân lực ngành dƣợc nƣớc ta hiện nay cũng còn nhiều
hạn chế so với thế giới, cả về khả năng ngoại ngữ và chuyên môn. Điều này không
chỉ giảm thiểu cơ hội nghề nghiệp mà còn cản trở sự đầu tƣ mở rộng trung tâm
nghiên cứu, đặt trụ sở tại Việt Nam của nhiều doanh nghiệp dƣợc phẩm nƣớc ngoài.
Nắm bắt đƣợc tình hình đó, Trƣờng Đại Học Lạc Hồng đã kết hợp học đi đôi
với hành, ngoài những giờ học lý thuyết trên lớp do các giảng viên là những dƣợc sĩ
tiến sĩ và thạc sĩ nhiều năm giảng dạy ở các trƣờng y dƣợc uy tín trong cả nƣớc, các
sinh viên đƣợc thực tập tại các bệnh viện đa khoa, đƣợc đi vào các nhà máy, doanh
nghiệp sản xuất, điều chế dƣợc phẩm, đƣợc thực hành bán thuốc để lấy kinh nghiệm
thực tế ứng dụng cho tƣơng lai sau khi ra trƣờng. Bên Cạnh đó, Trƣờng tổ chức

1
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

những môn học đi thực tế để hiểu rõ dƣợc sĩ có thể làm những công việc nào trong
nhà máy và bệnh viện. Khẳng định dƣợc sĩ có vai trò nhƣ thế nào trong xã hội.
Sau thời gian những buổi đi thực tế nhà máy sản xuất thuốc Hasan –
Demapharm và khoa dƣợc bệnh viện thống nhất, em đã hoàn thành “BÁO CÁO
THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 3” với:
 Mục đích của bài báo cáo.
Bài báo cáo đƣợc thực hiện với mục đích tìm hiểu về công việc thực tế của ngƣời
dƣợc sĩ tại công ty trách nhiệm hữu Hạn liên doanh Hasan –Demapharm và khoa
Dƣợc bệnh viện Thống Nhất và từ đó cảm nhận vai trò của dƣợc sĩ.
 Đối tượng báo cáo.
Đối tƣợng của bài báo cáo là vai trò dƣợc hoạt động của “Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Liên Doanh Hasan –Demapharm Và Khoa Dược Bệnh Viện Thống Nhất”
 Phạm vi báo cáo.
Về không gian: Các hoạt động của dƣợc sĩ tại “Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Liên Doanh Hasan –Demapharm Và Khoa Dược Bệnh Viện Thống Nhất”
 Kết cấu báo cáo.
Qua thời gian đi thực tế nhóm em đã tìm hiểu về những hoạt động của công ty và
khoa dƣợc bệnh viện hoàn thành bài báo cáo với nội dung gồm 3 phần:
+ Phần 1: Nhà máy sản xuất thuốc công ty TNHH liên doanh Hasan-
Demapharm
+ Phần 2: Khoa Dược bệnh viện Thống Nhất
+ Phần 3: Những kiến thức và kinh nghiệm thu được trong quá trình
thực tế.

2
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

2. KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẾ


2.1. NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH
HASAN – DEMAPHARM
2.1.1. GIỚI THIỆU VÀ SƠ ĐỒ CÔNG TY
Hasan -Dermapharm: Công ty liên doanh sản xuất dƣợc phẩm với Tập đoàn
Dermapharm AG, Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Tên chính thức: Công Ty TNHH Liên Doanh HASAN – DERMAPHARM
Tên giao dịch quốc tế : HASAN – DERMAPHARM Co.,Ltd
Tên giao dịch viết tắt : HASAN – DERMAPHARM
Văn phòng : 286 Tô Hiến Thành, Phƣờng 15, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Đƣờng số 2, Khu công nghiệp Đồng An, Thuận An, Bình Dƣơng
Điện thoại: (84. 650) 3768107 Fax: (84.650) 3768108
Email: info@hasanderma.com Website: www.hasanderma.com
Đƣợc thành lập năm 2004, Hasan – Dermapharm là một trong những công ty dƣợc
phẩm có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay.
Công ty liên doanh Hasan – Dermapharm luôn tiên phong trong nghiên cứu phát
triển, sản xuất và thƣơng mại hóa các dƣợc phẩm chuyên khoa đạt tiêu chuẩn chất
lƣợng Châu Âu.
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất thuốc, hoá dƣợc và dƣợc liệu nhƣ:
 Thuốc viên nén, viên bao, viên nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc nƣớc,
thuốc kem, thuốc mỡ không chứa kháng sinh nhóm beta lactam.
 Thuốc viên nén, viên bao, viên nang cứng, thuốc bột và thuốc cốm chứa
kháng sinh nhóm Cephalosporin.
 Thuốc viên nang, thuốc bột và thuốc cốm chứa vi sinh vật.

Hình 2.1.1: công ty Hasan – Dermapharm

3
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

Một số sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Tháng 10/2004: Công ty HASAN-DERMAPHARM khởi công xây dựng nhà máy
sản xuất dƣợc phẩm theo tiêu chuẩn WHO GMP, GLP, GSP và là một trong những
nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn này.
Tháng 9/2006: Tự hào là công ty dƣợc phẩm đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành
thử nghiệm đánh giá tƣơng đƣơng sinh học INVIVO cho sản phẩm Nifedipin
Hasan 20 Retard, dạng viên nén bao phim phóng thích kéo dài. Kết quả, sản phẩm
thuốc Nifedipin Hasan 20 Retard đƣợc đánh giá hoàn toàn tƣơng đƣơng với thuốc
đối chứng theo quy định của US-FDA.
Tháng 8/2007: Hoàn thành thử nghiệm đánh giá tƣơng đƣơng sinh học cho
GabaHasan 300. Kết quả đƣợc đánh giá hoàn toàn tƣơng đƣơng với sản phẩm
Neurontin - Pfizer.
Tháng 9/ 2008: Hoàn thành thử nghiệm đánh giá tƣơng đƣơng sinh học cho 5 sản
phẩm: Lordivas 5, Bihasal 5, Forminhasan 850 và đặc biệt 2 sản phẩm dạng viên
phóng thích kéo dài: Glisan 30 MR và Vashasan 35 MR.
Tháng 12/2008: Công ty đƣợc vinh dự nhận giải thƣởng “Top Thƣơng Hiệu Mạnh
Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam Dƣợc Phẩm Và Trang Thiết Bị Y Tế”.
Tháng 4/2015 : Vinh dự nhận giải thƣởng “ Ngôi Sao Thuốc Việt “ do Bô y tế trao
giải.
Tầm nhìn: Trở thành một công ty thuốc generic hàng đầu trong sự tin cậy của bệnh
nhân, khách hàng, nhân viên và cổ đông.
Sứ mạng: Hasan – Dermapharm luôn tiên phong trong việc nghiên cứu, phát triển
và thƣơng mại hóa các sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng cao để phòng và chữa trị,
giảm thiểu gánh nặng và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân.
Với số lƣợng nhân viên hơn 650 nhân viên, trong đó có hơn 200 nhân viên đang
làm tại hai nhà máy và hơn 400 nhân viên marketing với hệ thống phân phối chuyên
nghiệp đƣợc phủ rộng trên cả nƣớc.

2.1.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THEO TIÊU
CHUẨN GMP- WHO, GLP, GSP
Công ty Liên Doanh Hasan-Dermapharm đã tổ chức lễ khánh thành và đƣa vào
hoạt động nhà máy sản xuất thuốc tại Khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An,
4
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

Bình Dƣơng. Đây là nhà máy thứ 2 đạt tiêu chuẩn GMP - WHO của Công ty, với
tổng vốn đầu tƣ trên 150 tỷ đồng
Công ty liên doanh HASAN: Là một trong những công ty đầu tiên của Việt
Nam đạt đƣợc chứng nhận WHO GMP, GLP, GSP do Cục Quản Lý Dƣợc, Bộ Y Tế
Việt Nam cấp. Tiêu chí hoạt động của Công ty là sản xuất dƣợc phẩm chuyên khoa
chất lƣợng phục vụ ngƣời dân Việt Nam.
Công ty ứng dụng nhiều quy trình sản xuất tiên tiến với máy móc hiện đại theo
nguyên tắc,tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, ISO 9001: 2008,WHO GMP, GLP, GSP. Kỹ
thuật sản xuất dƣợc phẩm, viên nén capsule, dụng cụ y tế của công ty hiện đại, hoàn
chỉnh,trên cơ sở nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ sản xuất nƣớc ngoài.
- Về công nghệ sản xuất dƣợc phẩm : công ty ứng dụng quy trình sản xuất thuốc
bằng công nghệ, thiết bị nhập từ các nƣớc có nền công nghệ tiên tiến và đã đƣợc
kiểm tra , kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm chất lƣợng sản phẩm luôn ổn định và
đƣợc đánh giá chính xác , có độ tin cậy cao - Về kỹ thuật sản xuất capsule : công ty
sử dụng công nghệ chế tạo capsule hàng đầu thế giới của Mỹ và Dƣợc điền châu
Âu, máy móc thiết bị và quy trình sản xuất capsule đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài,
từ công ty mẹ Dermapharm AG và từ Mỹ,Canada
- Hệ thống kho hiện đại sẽ giúp bảo quản thuốc tốt hơn,tránh hƣ hại góp phần đảm
bảo số lƣợng,chất lƣợng thuốc cho hoạt động cung ứng,ngƣợc lại nếu hệ thống kho
không đáp ứng đƣợc yêu cầu sẽ làm cho việc bảo quản thuốc không đƣợc tốt,ảnh
hƣởng đến chất lƣợng của thuốc , điều này sẽ ảnh hƣởng đến việc cung ứng thuốc
của công ty.Hệ thống máy móc trong kho vô cùng hiện đại,đƣợc nhập khẩu trực tiếp
từ nƣớc ngoài nhằm phục vụ cho việc bảo quản ,xuất kho đƣợc diễn ra nhanh
chóng,chính xác,tránh việc hƣ hại,gây ảnh hƣởng đến việc cung ứng thuốc.Ngoài
ra,hệ thống nhà kho của công ty còn đƣợc trang bị hệ thống máy tính nối mạng toán
quốc theo dõi công tác xuất,nhập,bảo quản thuốc đƣợc đánh giá, bỏa hành định kỳ
bởi nhà cung cấp.
- Hệ thống lọc nƣớc RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngƣợc tự động xử lý
và loại bỏ hoàn toàn chất có hại trong nƣớc. Nƣớc đƣợc sử dụng trong quá trình sản
xuất sản phẩm và vệ sinh các thiết bị dụng cụ.

5
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

- Hiện nay, nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất của công ty chủ yếu là nhập khẩu
từ các nƣớc nhƣ Canada, Singapore, Trung Quốc,Mĩ…,bao gồm cả nguồn nguyên
liệu đƣợc lấy từ các nhà máy của công ty ở bên Đức.Ngoài ra công ty còn lấy nguồn
nguyên liệu từ các công ty dƣợc trong nƣớc nhƣ công ty cổ phần dƣợc phẩm
TW2,công ty cổ phần dƣợc Hậu Giang…
Đối với việc sản xuất các chế phẩm vô trùng, có 4 cấp độ đƣợc phân biệt nhƣ sau:
Công ty liên doanh Hasan nhà máy sản xuất thuốc thuộc cấp độ sạch D.
Cấp độ D: Khu vực sạch để thực hiện các công đoạn ít quan trọng hơn trong quá
trình sản xuất sản phẩm vô trùng. Các thành phần và phần lớn các sản phẩm phải
đƣợc pha chế trong điều kiện ít nhất là cấp độ sạch D nhằm giảm thiểu số lƣợng vi
sinh vật và tiểu phân, để thích hợp cho việc lọc và tiệt trùng.
2.1.3. CÁC SẢN PHẨM HIỆN ĐANG SẢN XUẤT
Công ty đang sử dụng hơn 100 hoạt chất để sản xuất các loại dƣợc phẩm
chuyên khoa với một mức giá hợp lý tập trung vào 4 nhóm chính: tim mạch, thần
kinh, đái tháo đƣờng và mỡ máu.
Phòng nghiên cứu phát triển của Hasan – Dermapharm đƣợc xây dựng theo tiêu
chuẩn quốc tế với công nghệ và đội ngũ chuyên gia đến từ CHLB Đức. Công ty đã
nghiên cứu và phát triển thành công nhiều dƣợc phẩm chất lƣợng cao, với dạng bào
chế phóng thích kéo dài nhƣ: Nifedipin Hasan 20 Retard, Glisan 30 MR, Vashasan
35 MR, … và dạng bào chế vi hạt hóa nhƣ Sucrahasan, Hafenthyl Supra 160.
Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất nhƣợng quyền từ công ty Mibe & Acis –
hai công ty con của tập đoàn Dermapharm AG hơn hai mƣơi sản phẩm nhƣ
Ambelin 5mg ,Ambelin 10mg , Enamigal 5mg, Enamigal 10mg , Predsantyl 4mg,
Predsantyl 16mg , Imidu 60…

6
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

STT Tên thuốc Dạng thuốc


1 ROSUVAS HASAN 10 Viên nén tròn
2 BIHASAL 2.5 Viên nén bao phim
3 GLISAN 30 MR Viên nén tác dụng kéo dài
4 SIMHASAN 10 Viên nén dài bao phim
5 RISPERIDON 2 Viên nén dài bao phim
6 HASANLOC 40 Viên bao phim tan trong ruột
7 CLARITHROMYCIN 500 Viên nén dài bao phim
8 ACEHASAN 100 Gói thuốc bột
9 Nifedipin Hasan 20 Retard Viên nén tác dụng kéo dài
10 HASANFLON 500 Viên nén bao phim
11 CALCIUM HASAN 500 Viên nén sủi bọt
Bảng 2.1.3. Các Sản Phẩm Hiện Đang Sản Xuất

Hình 2.1.3. Các Sản Phẩm Hiện Đang Sản Xuất

7
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

2.1.4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng Giám Đốc

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Phòng Phòng
Hành Phát
Phòng Phòng Phòng
Phòng Phòng Phòng chánh triển
Kỹ Sales & TC-
R D& QC QA – thị
thuật Marketing KT Nhân trƣờng
sự

Sơ Đồ 2.1.4. Tổ Chức Công Ty

2.1.5. GIỚI THIỆU VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TẠI NHÀ MÁY SẢN
XUẤT VÀ CÁC BỘ PHẬN KHÁC
a) Trách nhiệm của quản đốc sản xuất
Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đạt kế hoạch
sản xuất đảm bảo chất lƣợng, năng suất trƣớc Giám đốc Công ty.
- Điều hành các họat động hàng ngày của xƣởng theo mục tiêu và kế họach sản
xuất chung của công ty
- Đảm bảo năng suất, chất lƣợng sản phẩm và tồn kho đúng quy trình SOP nhằm
đạt hiệu quả , chất lƣợng của các họat động của xƣởng.
- Xem xét và phê duyệt những hƣớng dẫn về thao tác trong quy trình sản, kiểm
soát trong quá trình… và đảm bảo chúng đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt
để đạt kết quả tốt nhất.

8
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

- Triển khai xây dựng quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lƣợng sản phẩm
- Đảm bảo việc đào tạo GMP căn bản và GMP bổ sung/ nâng cao đƣợc thực
hiện với nhu cầu bô phận.
- Quyền sắp xếp và điều phối các loại máy móc và thiết bị sản xuất của xƣởng
phù hợp với yêu cầu sản xuất.
- Phối hợp với phòng quản lý chức năng tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của
công nhân và khuyến khích công nhân làm việc tốt.
- Xây dựng và duy trì một lực lƣợng lao động sản xuất hiệu quả tại xƣởng.
b) Trách nhiệm của trưởng bộ phận kiểm tra (QC)
Thực hiện việc kiểm tra chất lƣợng các công đoạn qui trình, qui định của công ty.
Nhận các tiêu chuẩn QC sản phẩm của các đơn hàng sản xuất, triển khai đến tổ QC
để kiểm tra chất lƣợng sản phẩm nhập xuất kho.
- Nắm bắt đƣợc qui trình công nghệ sản xuất, các đặc tính sản phẩm.
- Quyết định các nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm hay
thành phẩm đạt hay không đạt tiêu chuẩn.
- Phân loại, phát hiện các sản phẩm, bán thành phẩm sai hỏng và yêu cầu công
nhân xử lý, sửa chữa.
- Kiểm tra, giám sát chất lƣợng sản phẩm trong các công đoạn đƣợc phân công
theo tiêu chuẩn kiểm tra.
- Đảm bảo sản phẩm đƣợc kiểm soát 100% tại các công đoạn.
- Xây dựng, rà soát, cải tiến các quy trình trong công việc.
- Phê duyệt các hƣớng dẫn lấy mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật, phƣơng pháp kiểm
nghiệm.
- Phê duyệt và theo dõi các hợp đồng kiểm nghiệm
- Đảm bảo việc thẩm định và kiểm nghiệm thiết bị phân tích đƣợc thực hiện và
có hồ sơ đầy đủ.
- Kiểm tra chất lƣợng, GMP, độ an toàn trên dây chuyền sản xuất
- Duy trì hệ thống chất lƣợng
c) Trách nhiệm của trưởng phòng chất lượng (QA)
- Quản lý, theo dõi sản phẩm từ quá trình nhập nguyên liệu đến sản xuất và xuất
xƣởng.

9
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

- Soạn thảo, kiểm tra các hồ sơ liên quan, xử lý các sự cố phát sinh trong quá
trình làm việc.
- Kiểm tra duyệt bao bì sản phẩm
- Quản lý đổi nguồn cung cấp, nguồn sản xuất của nguyên liệu, bao bì.
- Quản lý nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Tham gia công tác đào tạo kiến thức GMP, và đào tạo nội bộ của phòng QA
cho nhân viên mới và tái đào tạo.
- Tham gia soạn thảo, xây dựng, chỉnh sửa và cải tiến quy trình SOP;
- Kiểm tra việc thực thi GMP và tuân thủ SOP
- Xây dựng, rà soát, cải tiến các quy trình trong công việc
- Theo dõi trong lĩnh vực kiểm tra chất lƣợng bao gồm việc lấy/ lƣu mẫu, kiểm
nghiệm, kiểm tra trong quá trình và thử nghiệm độ ổn định

2.1.6. KHÁI NIỆM GMP VÀ MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KHÁC


Tiêu Chuẩn GMP
GMP là những chữ cái viết tắt bằng tiêng Anh của “ Good Manufacturing
Practice” (Thực hành tốt sản xuất).
- Thực hành sản xuất tốt bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hƣớng
dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia
công, đóng gói thực phẩm, dƣợc phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo
sản phẩm đạt chất lƣợng và an toàn.
- GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con ngƣời, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị, thao tác, môi trƣờng ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn
đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.
- Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất
có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hƣớng dẫn công việc sao
cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và
điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Chính vì vậy số các quy định, thủ tục
của hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Tiêu Chuẩn SSOP
SSOP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của “Sanitation Standard Operating
Procedure” là các quy trình, thủ tục, hƣớng dẫn làm vệ sinh nguồn nƣớc, nhà
10
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

xƣởng, thiết bị chế biến và những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, vệ sinh cá
nhân … và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nơi sản xuất. Quy phạm vệ sinh chuẩn
đƣợc xây dựng và áp dụng để đạt đƣợc các yêu cầu về vệ sinh chung của GMP.
Tiêu Chuẩn GLP:
- Hệ thống an toàn chất lƣợng phòng thí nghiệm GLP (Good Laboratory Practice
- Thực hành tốt phòng thí nghiệm) là tất cả các hoạt động có hệ thống đƣợc hoạch
định sẵn và áp dụng theo hệ thống chất lƣợng, thể hiện những yếu tố thích hợp
nhằm đảm bảo độ tin cậy cần thiết đáp ứng đƣợc các yêu cầu chất lƣợng.
- Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) biểu hiện một tập hợp các nguyên tắc mà
cung cấp một khuôn khổ trong đó các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đƣợc lên
kế hoạch, thực hiện, theo dõi, ghi nhận, báo cáo và lƣu trữ. Những nghiên cứu này
đƣợc thực hiện để tạo dữ liệu mà các mối nguy hiểm và rủi ro cho ngƣời dùng,
ngƣời tiêu dùng và các bên thứ ba, bao gồm cả môi trƣờng, có thể đƣợc đánh giá
cho dƣợc phẩm (chỉ nghiên cứu preclinical), hóa chất nông nghiệp, mỹ phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất phụ gia thức ăn và các chất gây ô nhiễm, thực phẩm tiểu thuyết
, biocides, chất tẩy rửa vv ... GLP giúp đảm bảo quyền quy định rằng các dữ liệu
đƣợc gửi là một sự phản ánh thực sự của những kết quả đạt đƣợc trong thời gian
nghiên cứu và do đó có thể đƣợc dựa theo khi đƣa ra nguy cơ / đánh giá an toàn.
Tiêu Chuẩn GSP:
- Thực hành tốt bảo quản thuốc - Good Storage Practice (viết tắt : GSP) là các
biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản
phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối
thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lƣợng đã định khi đến tay ngƣời
tiêu dùng.
- GSP đƣa ra các nguyên tắc cơ bản, các hƣớng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo
quản thuốc”, với 7 điều khoản và 115 yêu cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hƣớng
dẫn này có thể đƣợc điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhƣng vẫn
đảm bảo thuốc có chất lƣợng đã định.
- GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc.

11
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

2.1.7. NHẬN XÉT VỀ LUỒNG DI CHUYỂN NHÂN VIÊN, NGUYÊN LIỆU,


TRANG PHỤC, VỆ SINH, BỘ PHẬN QC
 Nhân Viên:
Bên ngoài thay dép -> thay đồ ->rửa ->tay vào bên trong.
Từ môi trƣờng bên ngoài, nhân viên phải bỏ dép của mình lên kệ sau đó thay dép
của công ty đã đƣợc vệ sinh do bộ phận vệ sinh riêng của công ty đảm nhiệm.
Sau khi thay dép của nhân viên xong, nhân viên sẽ vào phòng thay đồ (nam nữ
riêng biệt), nhân viên phải thay trang phục của công ty và treo đồ của mình lên móc.
Rửa tay theo một quy trình có sẵn đƣợc dán phía trƣớc bồn rửa tay.
 Trang Phục:
Dép tổ ong, nón trùm đầu, quần áo, khẩu trang, găng tay màu trắng.
 Vệ Sinh:
Cấp độ sạch của nhà máy thuộc cấp độ D
Cấp độ Sạch của các khu sản xuất có cấp độ sạch cao hơn khu kiểm nghiệm.
 Màng lọc với hệ thống xử lý không khí phải đƣợc sử dụng phù hợp với cấp
độ sách tƣơng ứng.
 Phải xây dựng các giới hạn cảnh báo và giới hạn hoạt động cho việc phát
hiện mức độ ô nhiễm và theo dõi xu hƣớng chất lƣợng của không khí trong
khu vực sản xuất.
 Phân loại các cấp độ sạch phải đƣợc phân biệt rõ theo quá trình kiểm soát
môi trƣờng. Số lƣợng nhiều nhất các tiểu phân cho phép trong không khí
Nguyên Vật Liệu:
Đƣợc kiểm tra rất kĩ khi đƣa vào sản xuất sản phẩm thƣờng có 4 nhãn trong nhà
máy:
 Nhãn vàng: Chờ kiểm
 Nhãn xanh: Đạt tiêu chuẩn
 Nhãn cam: Kiểm tra lại
 Nhãn đỏ: Loại bỏ

12
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

 Thiết Bị:
Hệ thống hỗ trợ : máy quang phổ tử ngoại khả kiến, máy đo quang cực, đo độ hòa
tan, máy đo độ rã, máy đo độ nhớt, máy lắc, bể ổn nhiệt, bể cách thủy, hệ thống
nƣớc tinh khiết, hệ thống nƣớc siêu sạch, tủ đóng chất chuẩn, tủ lạnh...
Phòng kiểm nghiệm vi sinh : là phòng khá biệt lập, đƣợc dùng để kiểm tra các chi
chí nhiệt độ, độ nhiễm khuẩn, vi sinh.
Phòng cân với thiết kế chống rung. Các bàn cân thiết kế chịu lực.
Một số máy móc sử dụng trong phòng QA, QC : máy đo quang phổ tử ngoại khả
kiến, UV-VIS, máy đo độ hòa tan...
 Bộ Phận QC:
Phòng QC đƣợc trang bị hệ thống máy móc hiện đại, độ chính xác cao nhằm đảm
bảo tính chuẩn xác của các kết quả kiểm nghiệm.
Hệ thống máy móc thiết bị :
+ Luôn đƣợc kiểm tra, hiệu chính định kỳ 6 tháng/lần, 1 năm/ lần tùy theo yêu cầu
của từng máy.
+ Dán nhãn thể hiện tình trạng thực tiễn của máy.
Nhãn xanh : đã hiệu chuẩn.
Nhãn vàng : đang chờ sử dụng.
Nhãn đỏ : ngƣng sử dụng và đƣợc di chuyển sang bộ phân chuyên môn khác.

13
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

2.2. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
2.2.1.GIỚI THIỆU VÀ SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN
Năm 1955, ngƣời dân di cƣ từ các nơi đến Biên Hòa ngày càng đông, đại bộ
phận là dân nghèo không có tiền để chữa trị mỗi khi bị bệnh. Đứng trƣớc thực trạng
này, Dòng thánh Gioan Thiên chúa đã thành lập bệnh viện để khám chữa bệnh và
phát thuốc miễn phí cho ngƣời dân.
Sau khi quốc lập hóa Bệnh viện đƣợc đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Thống
Nhất Đồng Nai đã tập trung củng cố tổ chức, đƣa hoạt động đi vào nề nếp, xây dựng
các phòng ban nghiệp vụ.
Địa chỉ:Số 234 QLộ IA, Phƣờng Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0613883660 Email: bvtn@bvthongnhatdn.vn
Wedsite: http://bvthongnhatdn.vn/

Hình 2.2.1. Bệnh Viện Thống Nhất Đồng Nai


Khoa Dƣợc đƣợc thành lập cùng với sự ra đời của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
tỉnh Đồng Nai. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Khoa Dƣợc đã hoàn thành
tốt vai trò bảo đảm cung ứng thuốc, hoá chất và vật tƣ tiêu hao đạt chất lƣợng, phục
vụ kịp thời cho công tác điều trị. Đồng thời đảm bảo công tác quản lý xuất nhập
thuốc, hóa chất vật tƣ tiêu hao theo đúng quy định hiện hành.
Trong những năm gần đây, khoa Dƣợc từng bƣớc đƣa hoạt động thông tin thuốc,
dƣợc lâm sàng trở thành một trong các hoạt động thƣờng quy của khoa nhằm hỗ trợ
cho công tác điều trị của bác sĩ cũng nhƣ tƣ vấn, giám sát sử dụng thuốc an toàn -
hợp lý cho bệnh nhân.
Khoa dƣợc bệnh viện gồm 54 nhân viên (6/2016):
- 1 dƣợc sĩ chuyên khoa 2
14
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

- 1 thạc sĩ dƣợc
- 13 dƣợc sĩ đại học
- 7 dƣợc sĩ cao đẳng
- 26 dƣợc sĩ trung học
- 1 y tá
- 3 y công

TRƯỞNG KHOA DƯỢC


(Nguyễn Thị Ngọc Diệp)

PHÓ TRƢỞNG KHOA

Kho chẵn, lẽ Tổ nhà thuốc

Kho cấp phát BHYT


Khối lâm sàng dƣợc chính
ngoại trú

Đông Y Pha chế thuốc/ dịch lọc

Sơ đồ 2.1.1.1.Tổ Chức Khoa Dược

Trƣởng hệ thống

Kho chẵn

Kho lẻ Kho ngoại trú BHYT

Bệnh nhân nội trú Bệnh nhân ngoại trú

Sơ đồ 2.1.1.2.cung ứng thuốc


Chú ý: Còn Nhà thuốc thì tự lấy thuốc không lấy ở kho chẵn.
15
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

2.2.2. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC


DSĐH là những ngƣời có chuyên môn về dƣợc trong ngành y tế. Họ cũng tham gia
vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ƣu hóa và theo dõi việc điều trị dùng
thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thầy
thuốc hoặc các nhân viên y tế khác. Ngành Dƣợc là ngành đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất nƣớc.
Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam ta hiện nay là nguồn nhân lực ngành dƣợc đang
thiếu nhiều ở hầu hết các loại trình độ, phân bổ nhân lực ngành Dƣợc không đồng
đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực.
Vai trò của dƣợc sĩ thực tế tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai:
 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lƣợng, chất lƣợng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều
trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm
họa).
 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
 Tổ chức pha chế thuốc (dịch lọc thận), hóa chất sát khuẩn.
 Thực hiện công tác dƣợc lâm sàng, thông tin, tƣ vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dƣợc, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến
tác dụng không mong muốn của thuốc.
 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dƣợc tại các
khoa trong bệnh viện.
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của trƣờng đại học, cao
đẳng trong tỉnh Đồng Nai.
 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
 Tham gia chỉ đạo tuyến.
 Tham gia hội chẩn khi đƣợc yêu cầu.

16
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.


 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tƣ y tế tiêu và hóa chất.
Đối với dƣợc lâm sàng thì bệnh viện cũng mới đƣa vào hoạt động nhƣ chƣa
mạnh chủ yếu là cho dƣợc sĩ và bác sĩ đi thăm khám bệnh nhân vào ngày thứ 2 và
đƣa ra những nhận xét và giám sát tác dụng có hại của thuốc (ADR) và báo cáo về
trung tâm theo dõi ADR nhƣng chƣa đƣợc chú trọng.
Bệnh viện nên phát triển hơn về dƣợc lâm sàng để chăm sóc sức khỏe của mọi
ngƣời tốt hơn để thấy đƣợc vai trò của ngƣời dƣợc sĩ sâu sắc hơn có thể:
 Tác động tới bác sĩ về việc lựa chọn hay kê đơn thuốc cho ngƣời bệnh.
 Tham gia kế hoạch dùng thuốc điều trị cho các cơ quan và đơn vị.
 Kết hợp với thầy thuốc lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.
 Giám sát tƣơng tác thuốc, đảm bảo về liều lƣợng thuốc, nhịp dùng thuốc và
tốc độ dùng thuốc.
 Giám sát tác dụng có hại của thuốc (ADR) và báo cáo về trung tâm theo dõi
ADR.
 Tham gia cùng Hội đồng y khoa bệnh viện trong việc soạn thảo các phác đồ
điều trị bằng thuốc.
 Giúp Bác sĩ lựa chọn thuốc dựa vào các tỷ lệ nguy cơ/lợi ích và giá thành/
hiệu quả (giảm nguy cơ tăng lợi ích; giảm giá thành tăng hiệu quả) từ đó đề
nghị kế hoạch dùng thuốc trong y lệnh sao cho hợp lý nhất.
 Tham gia xây dựng và phổ biến thông tin cho Bác sĩ và Điều dƣỡng về
những tiến bộ mới trong điều trị của thuốc mới.
 Kết hợp với bác sĩ điều trị để đƣa ra loại thuốc thích hợp với bệnh nhân.

2.2.3.NHẬN XÉT VỀ BẢO QUẢN LƯU TRỮ THUỐC, QUẢN LÝ THUỐC


GÂY NGHIỆN HƯỚNG THẦN…
Bảo quản lưu trữ thuốc.
Phải tiến hành phân loại ngay khi nhập thuốc ( y cụ) vào kho.
Hàng nhập trƣớc, để bên ngoài, xuất trƣớc ( FIFO:first in, first out).

17
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

Sắp xếp trong kho phải đảm bảo tốt, không nhầm lẫn, an toàn, dẽ lấy, dẽ thấy,dễ
kiểm tra.
Điều kiện bảo quản
Nhiệt độ:
 Nhiệt độ phòng: 15-250C ( có khi lện đến 300C).
 Kho mát: 8-150C
 Kho lạnh: ≤ 80C
 Tủ lạnh: 2 – 8 0C
 Kho đông lạnh: ≤ -100C
Độ ẩm: điều kiện bảo quản “Khô”: độ ẩm tƣơng đối không quá 70%. Thông thoáng,
tránh ánh nắng mặt trời chiếu gay gắt.
Thuốc, hóa chất, y cụ phải đƣợc kiểm soát, kiểm nghiệm khi xuất nhập, định kì
kiểm tra chất lƣợng và theo dõi thời hạn.
Bảo quản trong kho đúng tính chất và yêu cầu của từng loại.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thích hợp 25oC.
Quản lý thuốc gây nghiện hướng thần theo Thông tư 19/2014/TT-BYT
Bảo quản
-Thuốc gây nghiện đƣợc bảo quan trong kho phải tuân thủ quy định về Thực hành
tốt bảo quản thuốc ( GSP), có khóa chắc chắn, đƣợc trang bị thích hợp nhầm đảm
bảo an toàn chống thất thoát.
-Thủ kho: dƣợc sĩ đại học
-Thuốc gây nghiện để ở tủ thuốc cấp cứu phải có khóa riêng, chắc chắn. Số lƣợng
chủng loại thuốc gây nghiện để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu, do ngƣời đứng
đầu cơ sở quy định bằng văn bản.
-Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành
phẩm tiền chất pha chế xong phải đƣợc đóng gói, dán nhãn ngay để tránh nhầm lẫn.
Nhãn phải có thông tin sau đây: tên cơ sở, tên thuốc, dạng bào chế hoạt chất, nồng
độ hoặc hàm lƣợng, ngƣời pha ngƣời giám sát, ngày pha chế, hạn dùng của thuốc.
Thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải đƣợc để
bảo quản ở tủ riêng; có các biện pháp, trang thiết bị để đảm bảo an toàn.

18
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

 Cấp phát và sử dụng


- Khoa dƣợc cấp phát thuốc cho các khoa điều trị theo Phiếu lĩnh thuốc thành
phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất
theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tƣ và trực tiếp cấp phát thuốc cho ngƣời
bệnh điều trị ngoại trú.
- Trƣởng khoa dƣợc hoặc ngƣời tốt nghiệp đại học dƣợc đƣợc trƣởng khoa ủy
quyền bằng văn bản ký duyệt phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hƣớng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất của các khoa điều trị; ký duyệt
phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần, thuốc
thành phẩm tiền chất cho ca trực của khoa dƣợc.

19
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

3.KẾT LUẬN
3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA MÔN HỌC
Ngành y dƣợc là một trong những nghề cao quý. Bƣớc chân vào học mới cảm
nhận và hiểu sâu sắc vai trò quan trọng của một dƣợc sĩ. Ngƣời dƣợc sĩ phải nhận
thức đƣợc vai trò và nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ quan trọng của ngƣời dƣợc sĩ là
cứu ngƣời. Nên nắm vững, trau dồi kiến thức và rèn luyện kĩ năng là hết sức quan
trọng để có thể thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất.
- DSĐH là những ngƣời có chuyên môn về dƣợc trong ngành y tế. Họ cũng
tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ƣu hóa và theo dõi việc điều trị
dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với
thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác. Ngành Dƣợc là ngành đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất
nƣớc. Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam ta hiện nay là nguồn nhân lực ngành dƣợc
đang thiếu nhiều ở hầu hết các loại trình độ, phân bổ nhân lực ngành Dƣợc không
đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực.
Trái với một số quan niệm thông thƣờng về nghề dƣợc là nhàm chán và không
có gì mới mẻ thì có vẻ đó là nhận định chƣa chính xác. Bởi phạm vi hoạt động của
nghề dƣợc rất rộng và linh hoạt. thực tế rất nhiều dƣợc sĩ làm nhiều công việc cùng
một lúc. họ vừa tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo dƣợc, nghiên cứu thuốc, sở
kiểm nghiệm thuốc, công ty sản xuất dƣợc phẩm vừa làm trong các bệnh viện. Hoặc
ngƣời có đầu óc kinh doanh hoàn toàn có thể phát triển nó trong ngành dƣợc.bạn
đƣợc phép mở nhà thuốc sau 1 vài kinh nghiệm làm việc.
Qua các môn học ở trƣờng và đi thực tế tại công ty sản xuất thuốc và khoa dƣợc
bệnh viên thì nhóm em đã đƣợc hiểu biết thêm:
 Có những định hƣớng cơ bản về ngành Dƣợc.
 Các tiêu chuẩn cơ bản trong ngành Dƣợc: GMP( Good Manufacturing
Practice), SSOP(Sanitation Standard Operating Procedure), GLP (Good
Laboratory Practice), GSP(Good Storage Practice)....và các khái niệm
khác có liên quan đến ngành Dƣợc.
 Cách thức tổ chức nhân sự và cơ sở ở nhà máy thuốc cũng nhƣ ở bệnh viện
 Bệnh viện:

20
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

-Các quy trình cung ứng thuốc, cấp phát thuốc... các hoạt động bảo quản,
lƣu trữ thuốc, quản lý thuốc gây nghiện, thầu thuốc....
- chức năng nhiệm vụ của các bộ phận của Khoa Dƣợc (nhấn mạnh vai trò
của các DSĐH)
- hoạt động thông tin giới thiệu thuốc và hƣớng dẫn sử dụng thuốc (hoạt
động dƣợc lâm sàng)
 Nhà máy:
-Cách thức di chuyển của nhân viên trong nhà máy, các tiêu chuẩn vệ sinh,
trang phục, dây chuyền sản xuất, kho thuốc, nhà xƣởng, nhiệm vụ của các bộ
phận QA,QC và R&D....
- vai trò của các DSĐH tại phòng RD, QC, kho GSP và xƣởng sản xuất.
 Có thêm kiến thức về công việc, nhiệm vụ của ngƣời dƣợc sĩ đại học ở nhà
máy sản xuất thuốc và ở bệnh viện.
 Thực trạng ngành Dƣợc hiện nay( trong nƣớc và thế giới) và những cơ hội
nghề nghiệp của ngành Dƣợc.
 Nhận thức đƣợc tiềm năng của ngành Dƣợc và nhu cầu trong xã hội.
 Các kĩ năng cần thiết để trở nhà một Dƣợc sĩ tiêu chuẩn.

- Để trở thành một người dược sĩ tốt cần có những phẩm chất quan trọng sau:
Kỹ năng phân tích: dƣợc sĩ phải cung cấp các loại thuốc an toàn hiệu quả. Để
làm đƣợc điều này dƣợc sĩ phải có khả năng đánh giá nhu cầu của khách hàng, đánh
giá các toa thuốc và có kiến thức sâu rộng về những tác động và hoàn cảnh thích
hợp để đƣa ra một loại thuốc cụ thể và thích hợp với bệnh nhân.
Kỹ năng giao tiếp: Dƣợc sĩ thƣờng xuyên đƣa ra lời khuyên cho khách hàng.
Dƣợc sỹ cần phải giải thích làm thế nào để một loại thuốc tác động lên bệnh và các
tác dụng phụ của nó.
Chú trọng chi tiết: Dƣợc sĩ chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của các
quy định mà họ điền vào, bởi vì việc sử dụng không đúng thuốc sẽ gây tác hại
nghiêm trọng đến sức khỏe.

21
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

Kỹ năng quản lý: Dƣợc sĩ đặc biệt là những ngƣời bán lẻ sản phẩm thuốc vì thế
phải có kỹ năng quản lý tốt bao gồm cả quản lý công việc, hàng tồn kho và giám sát
đội ngũ nhân viên.

3.2. KIẾN NGHỊ - ĐỀ NGHỊ


Chuyến đi thực tế dành cho sinh viên khoa Dƣợc năm nhất khá bổ ích và phù hợp
khi mà sinh viên chƣa có nhiều kiến thức chuyên môn. Sau chuyến đi sinh viên có
cái nhìn mới hơn về Ngành Dƣợc và có định hƣớng cho nghề nghiệp của mình
trong tƣơng lai. Qua đó đã tạo thêm nguồn động lực để sinh viên tích cực hơn trong
học tập để trở thành ngƣời Dƣợc sĩ có ích cho cộng đồng.

22
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 http://tailieu.vn
 http://123doc.org
 https://issuu.com/daykemquynhon/docs/duocdienvietnamiv_003
 http://thuvienso.lhu.edu.vn/
 http://www.bvthongnhatdn.vn/
 www.hasanderma.com
 Thông tƣ 19/2014/TT-BYT
 Ebook Dƣợc điển Việt Nam 3
 Giáo trình công nghệ bào chế dƣợc phẩm -Hoàng Minh Châu (chủ biên)
 Dƣợc thƣ Việt Nam
 Bào chế và sinh học dƣợc (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa)

PL-1
Báo Cáo Thực Hành Dƣợc Khoa 3_N4

PL-2

You might also like