You are on page 1of 9

I.

Câu hỏi về văn bản quy phạm pháp luật


Câu hỏi 1: Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động PCCC?
a. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC.
b. Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động
phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy
gây ra.
c. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều
kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
d. Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng
lực lượng và phương tiện tại chỗ.
e. Cả 4 đáp án trên.
Câu hỏi 2: Những đối tượng nào có trách nhiệm, tổ chức và tham gia
các hoạt động PCCC?
a. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe.
c. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình.
d. Lực lượng Cảnh sát PCCC.
e. Cả 4 đáp án trên.
Câu hỏi 3: Đối tượng nào có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng,
đội PCCC cơ sở?
a. Công dân từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe.
b. Công dân dưới 18 tuổi, có đủ sức khỏe.
c. Cả hai đáp án trên
Câu hỏi 4: Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra PCCC thường
xuyên, định kỳ, đột xuất trong phạm vi trách nhiệm của mình?
a. Người đứng đầu cơ sở.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
c. Chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 5: Ngày toàn dân PCCC là ngày nào?
a. Ngày 20/7
b. Ngày 19/8
c. Ngày 04/10
d. Ngày 04/11
Câu hỏi 6: Điều kiện an toàn về PCCC đối với nhà ở?
a. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an
toàn.
b. Các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.
c. chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
d. Cả ba đáp án trên
Câu hỏi 7: Lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân bao
gồm những lực lượng nào?
a. Lực lượng dân phòng.
b. Lực lượng PCCC cơ sở.
c. Lực lượng PCCC chuyên ngành.
d. Lực lượng Cảnh sát PCCC.
e. Cả 4 đáp án trên.
Câu hỏi 8: Khi phát hiện thấy cháy phải báo cháy cho ai, đơn vị nào?
a. Đội dân phòng hoặc đội PCCC cơ sở, chuyên ngành tại nới xảy ra cháy.
b. Đơn vị Cảnh sát PCCC nơi gần nhất.
c. Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
d. Một hoặc tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 9: Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản nào?
a. Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ,
thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt.
b. Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy
và chữa cháy.
c. Quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết
bị phòng cháy và chữa cháy.
d. Những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ khi có cháy, nổ xảy ra.
e. Cả 4 đáp án trên.
Câu hỏi 10: Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
về cháy, nổ cần những điều kiện gì?
a. Phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
b. Phải có chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
c. Cả 2 đáp án trên.
Câu hỏi 11: Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50
người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động
theo chế độ không chuyên trách là bao nhiêu người?
a. Tối đa 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
b. Tối thiểu 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
c. Tối đa 10 người, trong đó có 01 đội trưởng, 01 đội phó.
d. Tối thiểu 10 người, trong đó có 01 đội trưởng, 01 đội phó.
Câu hỏi 12: Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến
100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt
động theo chế độ không chuyên trách là bao nhiêu người?
a. Tối đa 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
b. Tối thiểu 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
c. Tối đa 15 người, trong đó có 01 đội trưởng, 01 đội phó.
d. Tối thiểu 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
Câu hỏi 13: Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người
thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế
độ không chuyên trách là bao nhiêu người?
a. Tối đa 20 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
b. Tối thiểu 20 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
c. Tối thiểu 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
d. Tối thiểu 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
Câu hỏi 14: Các biện pháp cơ bản trong chữa cháy?
a. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám
cháy.
b. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
c. Thống nhất chỉ huy, điều chỉnh trong chữa cháy.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 15: Biện pháp cơ bản trong phòng cháy?
a. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa,
nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt;
bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
b. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng
cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
c. Cả hai đáp án trên.
Câu hỏi 18: Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động CNCH?
a. Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn
tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng CNCH.
b. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy,
điều hành hoạt động CNCH.
c. Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách
làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia CNCH.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu hỏi 19: Lực lượng PCCC thực hiện công tác CNCH đối với sự cố tai
nạn nào?
a. Sự cố tai nạn cháy, nổ, sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối,
sạt lở đất, đá.
b. Sự cố tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới
sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm.
c. Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có
yêu cầu; sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 20: Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng dân phòng trong công
tác CNCH?
a. Giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lập và
tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
b. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn,
cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và khi được huy động.
c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp,
kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 21: Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy cơ sở trong công tác CNCH?
a. Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quản lý về CNCH theo thẩm quyền.
Bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về CNCH; lập và tổ chức
thực tập, diễn tập phương án CNCH.
b. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức CNCH đối
với các sự cố tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động.
c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp,
kỹ năng CNCH thuộc phạm vi quản lý.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 22: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác
CNCH?
a. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CNCH và thực hiện
các quy định của pháp luật về công tác CNCH tại địa phương; xử lý các hành vi
vi phạm về CNCH theo thẩm quyền.
b. Chỉ đạo việc tổ chức lực lượng CNCH; đầu tư kinh phí trang bị phương
tiện CNCH và duy trì hoạt động của lực lượng CNCH thuộc phạm vi quản lý.
c. Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về công tác
CNCH; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án CNCH tại
địa phương và đơn vị mình.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu 23: Thẩm quyền phê duyệt phương án CNCH của cơ sở?
a. Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH phụ trách địa bàn.
b. Người đứng đầu cơ sở.
c. Cả 2 đáp án trên.
Câu 24: Trong CNCH mặt nạ lọc độc thường được sử dụng trong trường
hợp nào?
a. Đuối nước.
b. Mội trường yếm khí.
c. Môi trường khói khí độc.
Câu 25: Bầu lọc của mặt nạ lọc độc có được tái sử dụng nhiều lần hay
không?
a. Có.
b. Không.
Câu 26: Nguyên tắc ưu tiên trong CNCH là gì?
a. Cứu người.
b. Cứu tài sản.
Câu hỏi 27: Khi xảy ra cháy tại cơ sở, lực lượng Cảnh sát PCCC chưa
tới, những người có mặt dưới đây, ai là người chỉ huy chữa cháy?
a. Người đứng đầu cơ sở bị cháy.
b. Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
c. Tổ trưởng tổ sản xuất.
d. Tổ trưởng tổ bảo vệ.
Câu hỏi 28: Điều kiện an toàn PCCC đối với hộ gia đình kết hợp với
kinhh doanh:
a. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an
toàn Các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. chuẩn bị các điều
kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và
các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy
và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống
với khu vực sản xuất, kinh doanh.
d) Cả 3 đáp án trên
II. Câu hỏi kiến thức.
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào cần thiết cho sự cháy?
a. Chất cháy; Chất ô xy hóa.
b. Chất cháy; Nguồn nhiệt.
c. Chất ô xy hóa; Nguồn nhiệt.
d. Chất cháy; Chất oxy hóa; Nguồn nhiệt.
Câu 2: Những phương pháp làm ngừng sự cháy?
a. Phương pháp làm lạnh.
b. Phương pháp cách ly.
c. Phương pháp làm giảm nồng độ các chất.
d. Phương pháp ức chế hóa học.
e. Cả 4 đáp án trên
Câu hỏi 3:Quy trình sử dụng bình bột chữa cháy xách tay?
a. Rút chốt hãm kẹp chì  hướng loa phun vào gốc lửa lắc xóc  phun
chất chữa cháy.
b. Lắc xóc  rút chốt hãm kẹp chì  hướng loa phun vào gốc lửa  phun
chất chữa cháy.
c. Hướng loa phun vào gốc lửa lắc xóc  rút chốt hãm kẹp chì  phun
chất chữa cháy.
d. Rút chốt hãm kẹp chì  lắc xóc  hướng loa phun vào gốc lửa  phun
chất chữa cháy.
Câu hỏi 4:Quy trình tổ chức chữa cháy ?
a. Báo động cháy  ngắt điện  cứu người, cứu tài sản  chữa cháy.
b. Báo động cháy  chữa cháy  ngắt điện  cứu người, cứu tài sản.
c. Ngắt điện  báo động cháy  chữa cháy  cứu người, cứu tài sản.
Câu hỏi 5: Những yếu tố nào đe dọa đến tính mạng con người trong
đám cháy?
a. Khói, khí độc, lửa.
b. Nhiệt độ cao và sụp đổ cấu kiện xây dựng.
c. Tâm lý hoảng loạn.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 6: Bình khí chữa cháy có cơ chế dập cháy dựa trên phương
pháp nào?
a. Làm lạnh.
b. Kìm hãm hóa học phản ứng cháy.
c. Cách ly.
d. Làm loãng.
Câu hỏi 7: Bình khí chữa cháy có thể chữa cháy hiệu quả được với đám
cháy nào?
a. Thiết bị điện.
b. Đám cháy trong không gian kín.
c. Đám cháy thiết bị điển tử.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu 8: Khi sử dụng bình khí chữa cháy xách tay MT3 cần phải lưu ý
những điểm gì?
a. Không được cầm vào loa phun.
b. Không phun vào đám cháy kiềm, kiềm thổ, than cốc.
c. Không để khí phun vào người.
d. Tất cả các đáp án trên
Câu hỏi 9: Cách kiểm tra bình bột chữa cháy?
a. Rút chốt hãm kẹp trì để kiểm tra.
b. Đồng hồ đo áp suất trên bình.
c. Cả hai đáp án trên.
Câu hỏi 10: Cách kiểm tra bình khí chữa cháy?
a. Đồng hồ đo áp suất.
b. Bằng cân nặng của bình.
c. Rút chốt hãm, kẹp chì phun thử.
d. Tất cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 11: Hàm lượng oxy chiếm bao nhiêu % thể tích không khí thì
sự cháy không xảy ra?
a. Dưới 14%.
b. Trên 14%.
Câu hỏi 12: Yếu tố nào là quan trọng nhất để xử lý khi xảy ra sự cố cháy,
nổ?
a. Hoảng sợ.
b. Chủ quan.
c. Bình tĩnh.
d. Bình thản.
Câu hỏi 13: Các phương pháp phòng cháy cơ bản?
a. Tác động vào chất cháy.
b. Tác động vào nguồn nhiệt.
c. Tác động vào nguồn oxy .
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 14: Khi hàn cắt cần chú ý những điểm gì?
a. Bảo đảm khoảng cách an toàn, di chuyển hoặc che chắn vật liệu dễ cháy.
b. Có phương tiện chữa cháy tại chỗ và có người giám sát.
c. Kiểm tra lại khu vực hàn cắt khi kết thúc.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 15: Các bước sử dụng bình khí chữa cháy ?
a. Rút chốt  di chuyển bình đến đám cháy chỉnh loa phun và phun chất
chữa cháy vào đám cháy.
b. Di chuyển bình đến đám cháy rút chốt chỉnh loa phun và phun chất
chữa cháy vào đám cháy.
Câu hỏi 16: Khi quần áo trên người bị bắt cháy chúng ta nên áp dụng
biện pháp nào dưới đây?
a. Ngưng di chuyển, nằm xuống, hai tay ôm mặt, lăn qua lăn lại cho đến
khi lửa tắt.
b. Chạy đi tìm nguồn nước.
Câu hỏi 17: Bình bột chữa cháy (ABC) chữa cháy có hiệu quả với loại
đám cháy nào?
a. Chất lỏng và chất khí.
b. Chất rắn và chất lỏng.
c. Chất khí và chất rắn.
d. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu hỏi 18: Bình bột chữa cháy (BC) chữa cháy có hiệu quả với loại
đám cháy nào?
a. Chất lỏng và chất khí.
b. Chất rắn và chất lỏng.
c. Chất khí và chất rắn.
d. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu hỏi 19: Các bước xử lý khi khí gas rò rỉ?
a. Cảnh báo cho mọi người xung quanh và cách lý nguồn lửa nguồn nhiệt.
b. Khóa van, nguồn cung cấp gas và mở tất cả cửa ra vào, cửa sổ.
c. Báo nhà cung cấp Gas hoặc cơ quan Cảnh sát PCCC.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 20: Những việc không được làm khi chảo dầu, mỡ cháy bị bắt lửa?
a. Đổ nước vào chảo dầu, mỡ đang cháy.
b. Mang chảo dầu, mỡ ra vòi nước.
c. Lấy quạt thổi vào chảo dầu, mỡ
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 21: Những hành động nào sau đây gây nguy hiểm cháy, nổ khi đốt vàng
mã?
a. Đốt gần khu vực có nhiều chất dễ cháy.
b. Không có biện pháp che chắn.
c. Đốt ở nơi cấm nguồn lửa, nguồn nhiệt.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 22: Khi đốt vàng mã cần lưu ý những điều gì?
a. Phải có thiết bị che chắn.
b. Đốt đúng nơi quy định và có người trông coi.
c. Cách xa khu vực có chất dễ cháy.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 23: Dấu hiệu đặc trưng của cháy là gì?
a. Có phản ứng hóa học.
b. Có tỏa nhiệt.
c. Có phát sáng.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 24: Những sự cố điện nào có thể gây ra cháy?
a. Chập điện.
b. Đấu nối dây điện không đúng kỹ thuật.
c. Quá tải, truyền nhiệt của các thiết bị thiêu thụ điện.
d. Cả ba đáp án trên.
Câu hỏi 25: Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào dẫn đến
cháy, nổ nhiều nhất ở nước ta trong những năm gần đây?
a. Sự cố hệ thống, thiết bị điện.
b. Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy.
c. Vi phạm quy định an toàn PCCC.
d. Đốt.
Câu hỏi 26: Những việc không được làm khi phát hiện rò rỉ gas?
a. Bật bếp gas lên để kiểm tra.
b. Bật điện lên để kiểm tra.
c. Cắm quạt để thổi khí gas bay ra ngoài.
d. Tất cả các đáp án trên.
III. Câu hỏi tình huống.

Câu 1: Để không xảy ra cháy, nổ trong gia đình. Anh/Chị cần phải làm gì?
Câu 2: Để chủ động PCCC trong gia đình, Anh/Chị cần trang bị những
phương tiện PCCC và CNCH gì?
Câu 3: Khi xảy ra sự cố cháy, nổ trong nhà “dạng ống” 1 tầng có mái tôn
hoặc Fibro Xi măng, Anh/Chị xử lý như thế nào?
Câu 4: Anh/Chị cho biết những nguy cơ nào có thể dẫn đến cháy, nổ trong
gia đình?
Câu 5: Khi xảy ra sự cố cháy, nổ trong nhà “dạng ống” nhiều tầng,
Anh/Chị xử lý như thế nào?
Câu 7: Khi có sự cố cháy, nổ ở Chung cư cao tầng. Anh/Chị xử lý, thoát nạn
như thế nào?
Câu 8: Để đảm bảo an toàn phòng cháy ở nơi làm việc. Anh/Chị cần phải
làm gì?
Câu hỏi 10: Anh/Chị đề xuất biện pháp để làm tốt hơn nữa công tác PCCC
ở cơ quan, đơn vị?
Câu 11: Anh/Chị cho biết cách xử lý khi có sự cố cháy, nổ ở nơi làm việc?
Câu 12: Anh/Chị cho biết các nguy cơ có thể xảy ra cháy, nổ tại nơi làm
việc?
Câu 13: Để bảo đảm lối thoát nạn đối với dạng nhà ống 1 tầng. Anh/Chị cần
phải làm gì?
Câu 14: Để bảo đảm lối thoát nạn đối với dạng nhà ống nhiều tầng.
Anh/Chị cần phải làm gì?
Câu 15: Để bảo đảm lối thoát nạn đối với Chung cư cao tầng. Anh/Chị cần
phải làm gì?

You might also like