You are on page 1of 6

1. Vũ khí là gì?

a) Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp các phương tiện được chế tạo, sản xuất có
khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá
huỷ kết cấu vật chất.
b) Phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật
chống trả, trốn chạy.
c) Sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá
học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ.
d) Cả a và b.
Đáp án: a)
2. “Phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp
luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp” - đó là nội dung của khái niệm nào
sau đây?

A. Vũ khí.

B. Vật liệu nổ.

C. Công cụ hỗ trợ.

D. Vũ khí quân dụng.

Đáp án c.

3. Các loại vũ khí như: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu,
côn, quả đấm, quả chuỳ, cung, nỏ, phi tiêu… được xếp vào nhóm nào?

A. Vũ khí hạng nặng.

B. Vũ khí thô sơ.

C. Vũ khí thể thao.

D. Vũ khí quân dụng.

Đáp án b
4.Súng ngắn Makarov là loại vũ khí nào?
a) Vũ khí quân dụng
b) Vũ khí thô sơ
c) Vũ khí thể thao
d) Cả a và b.
Đáp án: a)
5. Nguyên tắc nào sau đây không đúng trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
a) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
b) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích và
quy định
c) Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho tất cả mọi người
d) Các hoạt động nghiên cứu chế tạo sản xuất kinh doanh trang bị.... liên quan
đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải có giấy phép, giấy xác nhận từ cơ
quan có thẩm quyền.
Đáp án: c)
6. Hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
a) Cá nhân sở hữu vũ khí quân dụng
b) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất trái phép vũ khí
c) Sử dụng thuốc nổ để đánh cá trong ao, hồ nhà mình
d) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để tự vệ
Đáp án: d)
7. Hành vi nào sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
a) Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có
thẩm quyền
b) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất trái
phép vũ khí
c) Cả a và b
d) Sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ Tết
Đáp án: c)
8. Đối tượng nào được phép trang bị công cụ hỗ trợ?
a) Lực lượng vũ trang nhân dân
b) Cảnh sát biển
c) Cả a và b
d) Doanh nghiệp bảo vệ
Đáp án: c)
9. Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ,
công cụ hỗ trợ được thực hiện như thế nào?
a) Trình báo, khai báo, giao nộp cho cơ quan quân sự, Công an hoặc Uỷ ban
nhân dân nơi gần nhất
b) Tiếp nhận, thu gom qua các đợt vận động
c) Cả a và b
d) Mua bán tự do
Đáp án: c)
10. Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
a) Sử dụng súng săn để săn bắn trong khu vực dân cư
b) Mang theo dao, kiếm khi đi du lịch
c) Sử dụng thuốc nổ để đánh bắt hải sản
d) Sử dụng côn nhị khúc để tập võ thuật tại nhà
Đáp án: d)
11. Khi phát hiện thấy vật liệu nổ nghi vấn, em sẽ làm gì?
a) Báo cáo cho cơ quan chức năng
b) Chạm vào để kiểm tra
c) Mang về nhà
d) Bỏ qua
Đáp án: a)
12. Khi phát hiện thấy người có hành vi sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công
cụ hỗ trợ trái phép, em sẽ làm gì?
a) Báo cáo cho cơ quan chức năng
b) Can thiệp trực tiếp
c) Bỏ qua
d) Quay phim, chụp ảnh
Đáp án: a)
13. Khi sử dụng công cụ hỗ trợ để tự vệ, cần lưu ý những điều gì?
a) Chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết
b) Sử dụng đúng mục đích và quy định
c) Cả a và b
d) Sử dụng để tấn công người khác
Đáp án: c)
14. Đối tượng nào sau đây không được trang bị vũ khí quân dụng?

A. Quân đội nhân dân.

B. Viên chức hành chính.

C. Cảnh sát biển.

D. Công an nhân dân.

Đáp án b

15. Chủ thể nào dưới đây vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

A. Anh M tố cáo việc ông K chế tạo súng hoa cải để bán.

B. Ông V tự giác giao nộp súng săn cho cơ quan công an.

C. Anh T sử dụng các loại mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá.

D. Cô K khuyên mọi người không rà phá bom, mìn,…


Đáp án c

16. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…….
là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá
học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc
nổ và phụ kiện nổ”.

A. Vũ khí.

B. Vật liệu nổ.

C. Công cụ hỗ trợ.

D. Vũ khí quân dụng.

Đáp án b

17. Hành vi: không kê khai, đăng kí đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với
cơ quan có thẩm quyền… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?

A. Xử phạt vi phạm hành chính.

B. Phạt cải tạo không giam giữ.

C. Phạt tù không thời hạn.

D. Phạt tù có thời hạn.

Đáp án A

18. Hành vi: cưa cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn,
đạn, lựu đạn. quả nổ, ngư lôi, thuỷ lôi và các loại vũ khí khác trái phép… sẽ bị
xử phạt theo hình thức nào sau đây?

A. Xử phạt vi phạm hành chính.

B. Phạt cải tạo không giam giữ.

C. Phạt tù không thời hạn.

D. Phạt tù có thời hạn.

Đáp án A
19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân
trong thực hiện pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ
trợ?

A. Giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền.

B. Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện quy định của pháp luật.

C. Tố giác và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

D. Che dấu hành vi vi phạm pháp luật của người thân, bạn bè.

Đáp án d

20. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: T và K sinh ra và lớn lên trên địa bàn từng bị tàn phá nặng nề bởi
bom đạn chiến tranh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, T rủ K sau buổi học sẽ
vào rừng để tìm kiếm đạn, mảnh bom,… mang về bán phế liệu lấy tiền giúp đỡ
bố mẹ.

Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.

B. Từ chối, không can ngăn T vì việc đó không ảnh hưởng đến mình.

C. Đồng ý và cùng T chuẩn bị các công cụ để thực hiện hành vi đó.

D. Từ chối, đồng thời khuyên ngăn T không nên thực hiện hành vi đó.

Đáp án d

You might also like