You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI


(Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN đề 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ………………………………………..Số báo danh: ………………

Câu 81: Theo quy định của pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật
A. đảm bảo. B. bảo hộ. C. quy định. D. bảo vệ.
Câu 82: Hành vi đặt điều, tung tin nói xấu người khác là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về
A. danh dự, nhân phẩm. B. sức khỏe, tính mạng.
C. thân thể, lương tâm. D. danh dự, sự nghiệp.
Câu 83: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi công dân đều có quyền tự do
A. tìm kiếm nguồn lao động. B. kí kết hợp đồng lao động.
C. quản lí nguồn nhân lực. D. lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Câu 84: Công dân tự thành lập công ti để sản xuất hàng tiêu dùng là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật
về phát triển
A. kinh tế. B. xã hội. C. thương mại. D. thị trường.
Câu 85: Kết cấu hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành của
A. quan hệ sản xuẩt. B. công cụ sản xuất.
C. tư liệu lao động. D. đối tượng lao động.
Câu 86: Theo quy định của pháp luật, công dân mua chuộc người khác bỏ phiếu cho mình là vi phạm nguyên
tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 87: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là nội dung quyền bình đẳng trong
A. lao động. B. kinh doanh. C. phát triển kinh tế. D. xã hội.
Câu 88: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, các chỉ thị và biện pháp phòng, chống dịch Covid 19 của Thủ
tướng Chính phủ là những việc dân được
A. thông báo để biết và thực hiện. B. bàn và quyết định trực tiếp.
C. thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến. D. kiểm tra, giám sát.
Câu 89: Tự ý chuyển nhượng đất thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh
vực nào dưới đây?
A. Gia đình và xã hội. B. Tài sản và lợi nhuận.
C. Hôn nhân và gia đình. D. Đạo đức và ứng xử.
Câu 90: Công an có hành vi tự ý bắt, nhốt người khác khi nhận được thông báo nghi ngờ người đó là ăn trộm
là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. tính mạng. B. thân thể. C. sức khỏe. D. chỗ ở.
Câu 91: Cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến
A. số lượng hàng hóa. B. giá cả thị trường.
C. cạnh tranh. D. giá trị hang hóa.
Câu 92: Công dân khi tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định là thực hiện pháp luật bằng hình
thức nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 93: Pháp luật được áp dụng ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính khuôn mẫu.
Câu 94: Theo quy định của pháp luật việc công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định
giải phóng mặt bằng nhà ở của công dân để xây dựng khu đô thị mới là thực hiện quyền dân chủ nào dưới
đây của công dân?
A. Kiểm tra. B. Giám sát. C. Khiếu nại. D. Tố cáo.
Câu 95: Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật có hành vi xâm phạm các quy
tắc quản lí của nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm phải chịu trách nhiệm
A. hình sự. B. kỉ luật. C.dân sự. D. hành chính.
Câu 96: Những người tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho đất nước
là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được phát triển. B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền học tập. D. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 97: Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo
quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền. B. trách nhiệm pháp lí. C. nghĩa vụ. D. quyền con người.
Câu 98: Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm là vi phạm
A. kỉ luật. B. dân sự. C. hành chính. D. hình sự.
Câu 99: Hành vi đọc trộm nhật kí của bạn thân là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về
A. đời sống riêng tư. B. thư tín, điện thoại, điện tín.
C. quyền tự do cá nhân. D. chỗ ở.
Câu 100: Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển
được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình là người có
A. năng lực trách nhiệm pháp lí. B. tâm lí ổn định.
C. trình độ chuyên môn. D. năng lực nhận thức.
Câu 101: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?
A. Gửi tiền vào ngân hàng. B. Mua vàng cất vào két.
C. Mua xe ô tô. D. Mua nhà.
Câu 102: Công dân vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Sử dụng ma túy tổng hợp. B. Tự ý chấm dứt hợp đồng.
C. Mua bán pháo nổ trái phép. D. Giao hàng không đúng thời hạn.
Câu 103: Công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực
hiện hành vi nào sau đây?
A. Hạ nhục người khác. B. Giam giữ tội phạm.
C. Hành hạ trẻ em. D. Giải cứu đồng phạm.
Câu 104: Theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong trường hợp nào sau đây?
A. Đăng kí đi học nâng cao nghiệp vụ. B. Chuẩn bị hôi thảo khoa học.
C. Tổ chức tiếp dân tại cơ quan. D. Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Câu 105: Nội dung quyền sáng tạo của công dân không thể hiện ở việc công dân
A. tạo ra các tác phẩm điêu khắc. B. tiêm vắcxin phòng dịch.
C. phát hiện kháng thể ngừa ung thư. D. đưa ra sang kiến cải tiến kĩ thuật.
Câu 106: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Viết thư cho đại biểu quốc hội. B. Phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan.
C. Viết bài gửi đăng báo dân trí. D. Góp ý kiến sửa đổi văn bản luật.
Câu 107: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
trong lĩnh vực chính trị?
A. Sử dụng chữ viết của dân tộc mình. B. Đi lễ chùa đầu năm.
C. Bảo tồn trang phục dân tộc. D. Bầu cử đại biểu Quốc hội.
Câu 108: Công dân vận dụng tác động điều tiết trong sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị khi
A. chuyền đổi mặt hàng kinh doanh. B. mở rộng quy mô sản xuất
C. sử dụng tối đa nguồn vốn. D. lắp đặt thêm dây truyền sản xuất.
Câu 109: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Bắt gặp đối tượng buôn người. B. Bị hạ bậc lương không thỏa đáng.
C. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn. D. Chứng kiến khai thác rừng trái phép.
Câu 110: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành
vi nào sau đây?
A. Phun nước chữa cháy. B. Tố giác tội phạm.
C. Trồng rừng phòng hộ. D. Xả hóa chất độc hại ra sông.
Câu 111: Anh S tích cực tham gia thảo luận và biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Anh S đã
thực hiện tốt quyền dân chủ nào sau đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận. B. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
C. Thảo luận và biểu quyết. D.Giám sát và kiểm tra.
Câu 112: Phát hiện chị H hàng xóm biết mình sản xuất dung dịch sát khuẩn giả, anh T rủ anh K bắt cóc con
gái chị H để uy hiếp dọa chị phải giữ im lặng. Sau khi được thả, vì con gái hoảng loạn tinh thần phải điều trị
tại bệnh viện nên chồng chị H là anh B đã rủ anh M xông vào nhà anh T để hành hung vợ con anh T và đập
phá nhiều tài sản có giá trị của gia đình anh T. Trong tình huống trên quyền nào của công dân không bị xâm
phạm?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 113: Ông A là giám đốc, anh D là kế toán và chị B là nhân viên cùng công tác tại sở X. Được anh D
thông tin, chị B biết việc mình với ông A sử dụng tiền của cơ quan để tham gia cá độ bóng đá, ông A đã chỉ
đạo anh D bịa đặt thông tin chị B bị mất năng lực hành vi dân sự. Sau đó, ông A sử dụng lí do này để kí
quyết định buộc thôi việc đối với chị B. Khi chị B yêu cầu anh D đính chính thông tin trên thì anh D đã từ
chối đồng thời trì hoãn thanh toán các khoản phụ cấp của chị B. Sau khi kể lại toàn bộ sự việc với chồng là
anh M, bức xúc, anh M đã làm đơn tố cáo tới ông H cán bộ cơ quan chức năng về hành vi của ông A và anh
D, đồng thời yêu cầu ông H khôi phục lại công việc cho vợ mình. Do đã nhận tiền của ông A, ông H hủy đơn
của anh M với lý do công việc của chị B trước đây đã có người thay thế, đồng thời đề nghị ông A luân
chuyển anh D xuống cơ sở và bố trí chị T bạn của ông H vào vị trí đó khiến anh D không hài lòng, tuy nhiên
vì lo sợ bị điều tra anh D đành chấp nhận. Những ai dưới đây không phải là đối tượng vừa có quyền khiếu
nại vừa có quyền tố cáo?
A. Ông A, anh D và chị T. B. Ông A, ông H, anh M và chị T.
C. Anh D, chị B và chị T. D. Anh D, chị B, ông H và chị T.
Câu 114: Biết mình không đủ điều kiện mở cửa hàng, anh M thỏa thuận với anh H về việc anh H sẽ đứng tên
trong hồ sơ kinh doanh làm đại lý phân phối thuốc tân dược còn mình sẽ trực tiếp quản lý và bán hàng. Theo
thỏa thuận, anh H gửi hồ sơ tới cơ quan chưc năng và được cấp phép hoạt động. Trong một lần kiểm tra đột
xuất, do không xuất trình được hồ sơ nhập hàng, ông G cán bộ đoàn kiểm tra dọa sẽ lập biên bản đình chỉ
hoạt động. Được anh P bạn thân gợi ý, anh M đã chuyển 50 triệu đồng cho ông G để được bỏ qua lỗi vi
phạm. Sau đó theo gợi ý của ông G, anh M đã đồng ý nhập một khối lượng lớn thuốc không có nguồn gốc từ
một cơ sở kinh doanh do con gái ông G là chị T quản lý. Một khách hàng sau khi sử dụng thuốc tại cửa hàng
do anh M cung cấp đã phải nhập viện và sau đó tử vong. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình
đẳng trong kinh doanh?
A. Anh H, anh M và ông G. B. Anh H, ông G và chị T.
C. Anh H, ông G, anh M và chị T. D. Anh H, ông G, anh M và anh P.
Câu 115: Anh H là nhân viên sở X, trên đường đi làm về vì có nhiều biểu hiện nghi vấn nên anh V cảnh sát
giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Không những không hợp tác, anh H có thái độ chống
đối, đập vỡ thiết bị đo và có lời lẽ xúc phạm anh V, nên anh M tổ trưởng đã nhắc nhở và tát vào mặt anh H.
Chứng kiến sự việc chị E một người dân kinh doanh gần đó đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên
mạng khiến uy tín của anh H bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bức xúc anh H đã thuê anh K đóng giả là khách
hàng cần mua số lượng lớn hàng hóa mà chị E cung cấp sau đó đã hủy đơn hàng khiến chị E bị thiệt hại. Anh
H đồng thời phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Kỷ luật và dân sự B. Kỷ luật và hành chính.
C. Hành chính và dân sự. D. Hình sự và dân sự.
Câu 116: Để hoàn thiện căn hộ cho bà Q theo hợp đồng đã ký, anh X làm nghề xây dựng đã đặt tiền mua đồ
gỗ nhập khẩu của anh D là chủ một cửa hàng kinh doanh nội thất. Anh D nhiều lần giao hàng trái thỏa thuận
với anh X khiến anh X không hoàn thành đúng tiến độ thi công và bàn giao nhà cho bà Q chậm 1 tháng so
với hợp đồng. Vì anh X không bồi thường theo yêu cầu của bà Q nên bà cùng con rể là anh C đến nhà anh X
gây rối. Những ai sau đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Anh X và anh C. B. Anh D và bà Q.
C. Bà Q và anh C. D. Anh X và anh D.
Câu 117: Tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Luật đất đai sửa đổi, anh D một thanh niên người dân tộc thiểu số
vừa tốt nghiệp đại học tài chính đề xuất cần tạo khung giá đất đai linh hoạt để phù hợp với từng vùng miền,
còn chị H lại có ý kiến đóng góp với nội dung, cần quy định cụ thể cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với tài sản chung do hai vợ chồng làm ra. Trên cơ sở các ý kiến phát biểu, ông M
trưởng bản đã tổng hợp và hoàn thiện bản góp ý gửi cấp trên. Anh D và chị H được thực hiện quyền bình
đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào đưới đây?
A. Chính trị và kinh tế. B. Chính trị và gia đình.
C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 118: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng M đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành răng hàm mặt Đại
học Y Hà Nội vì đã từ lâu M mơ ước trở thành bác sỹ. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong
thực hiện quyền học tập của M?
A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học không hạn chế.
Câu 119: Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Cơ quan chức
năng tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất và phát hiện bà Q chủ nhà hàng X có hành vi sử dụng một số thực
phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm đã hết hạn sử dụng để chế biến thực phẩm cho khác hàng dẫn
đến một khách hàng bị ngộ độc phải nhập viện. Bà Q bị xử phạt và thu hồi giấy phép kinh doanh. Việc xử
phạt của cơ quan chức năng phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực đa dạng phổ biến. B. Tính cưỡng chế chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 120: Doanh nghiệp Z có ông P là giám đốc, anh Q là trưởng phòng, chị H và chị K, anh M là nhân viên.
Nghi ngờ chị H cùng chị K phát tán một số hình ảnh nhạy cảm của mình lên mạng xã hội để hạ uy tín, ông P
nhờ anh Q điều tra giúp. Sau khi cử chị H và chị K đi dự hội nghị khách hàng, lấy lý do cần giải quyết công
việc gấp, anh Q đã yêu cầu anh M mở máy tính của chị H và chị K để anh kiểm tra. Phát hiện trong email của
chị K có một số hình ảnh nhạy cảm của ông P đang được lan truyền trên mạng, anh Q đã báo cho ông P. Dựa
vào thông tin này, ông P tổ chức cuộc họp cơ quan, kiểm điểm và phê bình chị H và chị K trước mặt mọi
người. Vì bị chị H và chị K phủ nhận sự việc và không đồng ý xin lỗi ông P, anh Q đã lăng mạ, sỉ nhục chị H
khiến chị xấu hổ nên rủ chị K bỏ cuộc họp ra về. Trong một lần do để quên điện thoại, anh M mượn điện
thoại của chị H để gọi về nhà, vô tình phát hiện một số tin nhắn giữa chị H và chị K về việc bán chiến lược
kinh doanh của công ty nên đã bí mật gửi thông tin này cho ông P. Ngay lập tức ông P đến gặp chị H, do
thiếu kiềm chế, ông P đã đập vỡ điện thoại của chị H. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền được bảo đảm
an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân
phẩm của công dân?
A. Ông P, anh Q và chị H. B. Ông P, anh Q và anh M.
C. Ông P và anh Q. D. Ông P và anh M.

---------Hết---------

You might also like