You are on page 1of 7

TRẮC NGHIỆM AN TOÀN ĐIỆN ĐỀ 6

Câu hỏi 1 :
 
Khi làm việc ở gần nơi có điện bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di
động phải thực hiện như thế nào?
A. Không cần nối đất
B. Các xe phải được nối đất
C. Không có quy định
Câu hỏi 2 :
 
Tại Luật ATVSLĐ ngày 25/6/2015 của Quốc hội. Trường hợp nào
không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
 A. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian
nghỉ giải lao, ăn ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc
 B. Bị bệnh không thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc
trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại do Bộ Y tế và Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội ban hành
 C. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
 D. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện
công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
Câu hỏi 3 :
 
Phương pháp hô hấp nhân tạo đặt nạn nhân nằm ngửa là phương
pháp:
A. Chỉ cần một người cấp cứu
B. Phải có 02 người mới thực hiện được
C. Có thể một người hoặc hai người cùng phối hợp động tác với nhau
Câu hỏi 4 :
 
Theo quy định của Luật PC&CC, các cơ sở phải thực hiện các yêu
cầu gì về PCCC?
 A. Có phương án chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC;
có hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động PCCC; có biện pháp về phòng
cháy; có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính
chất hoạt động của cơ sở; có lực lượng, phương tiện PCCC
 B. Có phương án phòng cháy chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn
PCCC
 C. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; máy bơm chữa cháy
 D. Có trang bị xe chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường,
ngoài nhà và tiêu lệnh PCCC
Câu hỏi 5 :
 
Khi phát hiện nhân viên trong đơn vị công tác (tổ sản xuất) vi phạm
QTATĐ (ví dụ: trèo lên cột trên 2m không có dây đeo an toàn; đưa
dụng cụ lên cao, xuống thấp bằng cách tung ném; vi phạm khoảng
cách phóng điện v.v..) thì an toàn vệ sinh viên phải làm gì?
 A. Báo cáo giám đốc
 B. Lập tức ngăn chặn và báo cáo người chỉ huy trực tiếp
 C. Đình chỉ công tác và yêu cầu nhân viên học lại quy trình
 D. Nhắc nhở người vi phạm
Câu hỏi 6 :
 
Khi tạm ngừng công việc trong ngày để nghỉ giải lao (ăn trưa), đối
với công việc cắt điện từng phần hoặc không cắt điện:
 A. Phải rút toàn bộ đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, các biện
pháp an toàn vẫn giữ nguyên, chỉ được vào làm việc trở lại khi được
sự đồng ý của người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an toàn
điện (nếu có) sau khi kiểm tra còn đấy đủ các biện pháp an toàn
 B. Phải rút toàn bộ đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, tháo gỡ các biện
pháp an toàn
 C. Đơn vị công tác nghỉ ăn trưa tại chỗ, các biện pháp an toàn phải giữ
nguyên
 D. Phải trả lai vị trí công tác cho người cho phép
Câu hỏi 7 :
 
Công nhân hàn phải đạt các tiêu chuẩn gì:
A. Trên 20 tuổi có sức khỏe bình thường
B. Trên 18 tuổi có sức khỏe tốt
C. Được y tế chứng nhận không có bệnh thần kinh
Câu hỏi 8 :
 
Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy
định: thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc bình thường trong
một ngày không quá bao nhiêu giờ?
 A. 08 giờ
 B. 12 giờ
 C. 24 giờ
 D. Không có câu nào đúng
Câu hỏi 9 :
 
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc không cắt điện ở gần nơi có
điện, bệ xe cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được thực hiện như
thế nào?
A. Xe phải kê lên vật liệu cách điện
B. Phải phủ thảm cách điện lên xe
C. Nối đất
Câu hỏi 10 :
 
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao
gồm: 1) Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc 2) Đặt
(làm) tiếp đất 3) Kiểm tra không còn điện 4) Đặt (làm) rào chắn treo
biển báo, tín hiệu, Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải làm rào
chắn.
 A. Theo trình tự a-b-c-d
 B. Theo trình tự a-c-d-b
 C. Theo trình tự a-c-b-d
 D. Theo trình tự d-a-c-b
Câu hỏi 11 :
 
Khi cấp cứu người bị điện giật, nếu nạn nhân đến phút thứ 5 mới
được cấp cứu thì khả năng cứu sống chỉ còn:
 A. 0%
 B. 15%
 C. 25%
 D. 30%
Câu hỏi 12 :
 
Phiếu công tác là:
A. Giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị điện và phòng
ngừa để không xảy ra tai nạn điện
B. Phiếu công tác do người được giao nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận
hành cấp
C. Gồm cả 2 câu A, B
Câu hỏi 13 :
 
Trong trường hợp phải cử riêng người giám sát an toàn điện cho đơn
vị công tác thì tại hiện trường, sau khi ký cho phép, phiếu công tác
được giao cho những người nào?
 A. Người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ
01 bản.
 B. Người cho phép giữ 01 bản và người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản.
 C. Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện giữ chung 01
bản, còn người cho phép giữ riêng 01 bản
 D. Người cho phép giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản
Câu hỏi 14 :
 
Tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội
bắt buộc. Đối tượng lao động nào không được tham gia Bảo hiểm xã
hội bắt buộc?
 A. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức và viên chức
 B. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn
 C. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới
01 tháng
 D. Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an, người
làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
Câu hỏi 15 :
 
Theo QCVN 01/2008/BCT, khi nâng hạ một tải trọng phải tuân thủ
các nguyên tắc sau:
 A. Nhân viên đơn vị công tác không được đứng và làm bất cứ công việc
gì trong vùng nguy hiểm của thiết bị nâng
 B. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng
 C. Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khóa để tránh rơi
 D. Gồm cả A, B, C
Câu hỏi 16 :
 
Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là:
 A. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng
nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
 B. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc
nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có
biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống
nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
 C. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc
kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
 D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu hỏi 17 :
 
Việc xây dựng phương án chữa cháy có phải nêu đặc điểm về vị trí
địa lý của cơ sở không?
A. Có
B. Không
C. Tùy từng cơ sở cụ thể
Câu hỏi 18 :
 
Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: đối
tượng nào sau đây phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy?
 A. Người có chức danh chỉ huy chữa cháy được quy định trong Luật
phòng cháy và chữa cháy.
 B. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc
thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ và các
cá nhân có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy.
 C. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở,
đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
 D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu hỏi 19 :
 
Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thở
có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?
A. Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở.
B. Nồng độ cồn vượt quá 0,20 miligam/ 1 lít khí thở.
C. Nồng độ cồn vượt quá 0,15 miligam/ 1 lít khí thở.
Câu hỏi 20 :
 
Khi cứu nạn nhân bị điện giật bị mất tri giác, nhưng nạn nhân còn
thở nhẹ, tim còn đập yếu ta phải làm như thế nào?
 A. Để nạn nhân ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh, chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau
đó đi mời y, bác sĩ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo
dõi chăm sóc.
 B. Nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt, phải làm liên
tục, kiên trì cho đến khi có y, bác sỹ đến giúp.
 C. Nếu nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu
thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín
gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi nưới rãi trong mồm, cho ngửi
nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để
chăm sóc.
 D. Các câu trên đều đúng.
Câu hỏi 21 :
 
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy
định: thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc bình thường trong
một ngày không quá bao nhiêu giờ?
 A. 12 giờ
 B. 08 giờ
 C. 24 giờ
 D. Không có câu nào đúng.
Câu hỏi 22 :
 
Việc tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất mấy lần trong một
năm:
 A. 2 lần
 B. 1 lần
 C. 3 lần
 D. 4 lần.
Câu hỏi 23 :
 
Tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp nào không được hưởng chế
độ ốm đau của Bảo hiểm xã hội?
 A. Bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
 B. Bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
 C. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ sức khoẻ, do say rượu
hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác.
 D. Chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc và có xác nhận
của cơ sở y tế.
Câu hỏi 24 :
 
Khi nối dây dẫn điện và sử dụng dây dẫn cho các loại đồ điện có công
suất khác nhau để đảm bảo an toàn phải:
 A. Mối nối phải nối so le có băng cách điện. Tiết diện dây dẫn phải
phù hợp với công suất của dụng cụ tiêu thụ điện.
 B. Mối nối quấn chắc chắn và băng cách điện cẩn thận.
 C. Có thể dùng dây điện tùy ý nhưng phải nối sole để tránh chạm chập.
 D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng.
Câu hỏi 25 :
 
Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực, người
cứu ấn mạnh tay làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống với chiều sâu
bao nhiêu:
 A. Khoảng 1-2 cm.
 B. Khoảng 3-5 cm.
 C. Khoảng 5-6 cm.
 D. Có thể chọn 1 trong 3 ý trên.

You might also like