You are on page 1of 41

VB số: 3975/TTr-B12 ngày 26/12/2018 - Lãnh đạo ký: Ô.

Nguyễn Anh Dũng - PTGD

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA SÁT HẠCH


AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 1

Hà Nội, tháng 12 năm 2018


Câu 1: Luật ATVSLĐ Quy định chi tiết những nội dung gì?
Đáp án:
A. Luật này quy định việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chính
sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến
công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ
sinh loa động.
B. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan
đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ
sinh lao động.
C. Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
D. Hướng dẫn thực hiện xây dựng chương trình khung huấn luyện về an toàn
lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Câu 2: Những đối tượng nào được áp dụng Luật an toàn, vệ sinh lao
động?
Đáp án:
A. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc;
người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân; Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Người
lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người sử dụng lao động;
Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn,
vệ sinh lao động.
B. Chỉ áp dụng cho người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân
khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
C. Chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân.
D. Chỉ áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người
thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao
động
Câu 3: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền gì về an
toàn, vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao
động; yêu cầu
B. người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an
toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
C. Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo,
huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
D. Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ
đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí
khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng
lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả
khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Câu 4: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền gì về an
toàn, vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều
trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
B. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ
tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc
sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp
để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực
tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc
phục các nguy cơ để bả đảm an toàn, vệ sinh lao động;
C. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
D. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền
lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi làm việc cảm thấy
nguy hiểm đến tính mạng của mình và đồng nghiệp.
Câu 5: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về
an toàn, vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao
động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang
cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
C. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy
ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố,
tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc
khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
D. Khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải báo cáo kịp thời với
người có trách nhiệm; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai
nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có
lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 6: Người sử dụng lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Khen
thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi
phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; Khiếu nại, tố cáo
hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật; Huy động người lao
động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
B. Chỉ có quyền yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
C. Chỉ có quyền huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc
phục sự cố, tai nạn lao động.
D. Chỉ có quyền khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người
lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; Khiếu
nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật
Câu 7: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao
động?
Đáp án:
A. Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ
chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những
người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho người lao động;
B. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện,
công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc
chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy
đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho
người lao động;
C. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn,
vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành
về an toàn, vệ sinh lao động;
D. Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối
hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ
sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn,
vệ sinh lao động;
Câu 8: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao
động?
Đáp án:
A. Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định
của pháp luật;
B. Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an
toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công
tác an toàn, vệ sinh lao động;
C. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn,
vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành
về an toàn, vệ sinh lao động; Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ
sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động.
D. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm
trọng; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ
sinh lao động; Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng
kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 9: Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm gì trong công tác an toàn,
vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực
hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
B. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát
việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước
lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại,
khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
C. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao
động về an toàn, vệ sinh lao động.
D. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao
động tập thể hàng năm; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại,
khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
Câu 10: Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm gì trong công tác an toàn,
vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công
tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao
động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham
gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và
giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
B. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động,
khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động,
tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động;
C. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực
hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình,
biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối
hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.
D. Phối hợp và giám sát thực hiện; Yêu cầu người sử dụng lao động thực
hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp
với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải
quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp
Câu 11: Công đoàn cơ sở có quyền gì trong công tác an toàn, vệ sinh lao
động khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây mất an toàn đến tính mạng
của người lao động.
Đáp án:
A. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động
nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm
đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
B. Nhắc nhở người lao động về các yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính
mạng;
C. Thông báo ngay cho người sử dụng lao động biết.
D. Trong mọi trường hợp phải ngừng ngay hoạt động của người lao động;
Câu 12: Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì khi có sự cố kỹ thuật gây mất
an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động?
Đáp án:
A. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định;
B. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc
phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai
nạn lao động;
C. Thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo
quy định để tiến hành điều tra trong trường hợp người sử dụng lao
động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định;
D. Công đoàn cơ sở hoạt động độc lập không phối hợp với người sử dụng lao
động thực hiện bất cứ công việc gì trong công tác điều tra tai nạn lao
động;
Câu 13: Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện
những công việc gì trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Công đoàn cơ sở hoạt động độc lập không phối hợp với người sử dụng lao
động thực hiện bất cứ công việc gì trong công tác an toàn, vệ sinh lao
động;
B. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua,
phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây
dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn
hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
C. Những nội dung liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công
việc của người lao động.
D. Phối hợp với người sử dụng lao động hướng dẫn hoạt động của mạng lưới
an toàn, vệ sinh viên.
Câu 14: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền,
giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động gồm những nội dung gì?
Đáp án:
A. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; hướng dẫn quy
định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ
sở của mình.
B. Thông tin tuyên truyền những nội dung về an toàn lao động;
C. Thông tin, hướng dẫn những quy định về an toàn vệ sinh lao động;
D. Thông tin tuyên truyền về các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc
cho người lao động.
Câu 15: Những đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ
sinh lao động và được cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt
yêu cầu?
Đáp án:
A. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công
tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh
viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện
an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu
B. Khi người lao động thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công
nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi
người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên.
C. Chỉ những người làm công tác quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao
động.
D. Chỉ những người làm công tác y tế trong cơ sở sản xuất kinh doanh,
Câu 16: Người sử dụng lao động phải làm công việc gì khi bố trí cho người
lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao
động?
Đáp án:
A. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng.
B. Nhắc nhở người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu
về an toàn, vệ sinh lao động.
C. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện phục vụ công việc.
D. Tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi
bố trí làm công việc này
Câu 17: Đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao
động?
Đáp án:
A. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
B. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động; Nhóm 4:Người lao động không thuộc các
nhóm 1,2,3,5 theo quy định;
C. Nhóm 5: Người làm công tác y tế;
D. Nhóm 6: Là các An toàn, vệ sinh viên.
Câu 18: Nhóm 1 gồm những đối tượng nào?
Đáp án:
A. Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi
nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật;
quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
B. Cấp phó của người đứng đầu theo quy định và được giao nhiệm vụ
phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
C. Đáp án a và d là đáp án đúng
D. Phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng
hoặc tương đương;
Câu 19: Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu cho nhóm 1 và nhóm 4
được quy định như thế nào?
Đáp án:
A. Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 8giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
B. Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 10 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
C. Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
D. Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian
kiểm tra.
Câu 20: Người sử dụng lao động phải đảm bảo các nguyên tắc gì khi kiểm
soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc?
Đáp án:
A. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
tại nơi làm việc;
B. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về
kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
C. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho
người lao động được biết
D. Đáp án a và đáp án c là đáp án đúng.
Câu 21: Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng
phương pháp nào?
Đáp án:
A. Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên
quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
B. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương,
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
C. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác
bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm
các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao
động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo
mẫu quy định.
D. Nhận diện theo nhà sản xuất chế tạo thiết bị.
Câu 22: Tai nạn lao động được phân loại như thế nào?
A. Tai nạn lao động chết người; Tai nạn lao động nặng;
B. Tai nạn lao động chết người; Tai nạn lao động nặng; Tai nạn lao
động nhẹ;
C. Tai nạn lao động nặng; Tai nạn lao động nhẹ;
D. Không phân loại.
Câu 23: Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền
quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động
thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng
lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm gì?
Đáp án:
A. Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền.
B. Quyết định tiến hành việc điều tra ngay;
C. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời
đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn điều
tra;
D. Báo cho đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân đến điều tra.
Câu 24: Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra theo quy trình
nào dưới đây?
Đáp án:
A. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao
động.
B. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan
đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định;
C. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao
động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị
hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các
biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc
tái diễn;
D. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; Khai báo tai nạn lao động
theo quy định; Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai
nạn lao động nặng.
Câu 25: Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn
lao động?
Đáp án:
A. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; Khai báo tai nạn lao
động theo quy định; Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết
người, tai nạn lao động nặng.
B. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai
nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó
C. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp
thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
D. Phân tích đánh giá diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và kết
luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý
đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động;
Câu 26: Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người làm việc theo hợp
đồng lao động được quy định như thế nào?
Đáp án:
A. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm:
dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám
nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình
Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra
tai nạn lao động;
B. Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người
tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho
người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn
Điều tra tai nạn lao động.
C. Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được
hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để
tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là
đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán
vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế,
nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ
quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong
chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
D. Trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra
tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là
chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định;
Câu 27: Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người
lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
được quy định như thế nào?
Đáp án:
A. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc
một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng
vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng
lao động tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm
xã hội
B. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa
bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi
chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
C. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 năm 1 lần; Chữa bệnh nghề nghiệp.
D. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng không quá mức
tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Câu 28: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc được hỗ
trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp phải có đủ những điều kiện gì?
Đáp án:
A. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng
liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề
nghiệp cho người lao động;
B. Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động
theo quy định;
C. Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.
D. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một
lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại
thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá
mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội
Câu 29: Điều kiện chi hỗ trợ chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội được quy
định như thế nào?
Đáp án:
A. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ
quan có thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan
bảo hiểm xã hội;Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề
nghiệp điều tra lại không thuộc các trường hợp khiếu nại, tố cáo
thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.
B. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp điều tra lại
không thuộc các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết
của cơ quan quản lý nhà nước.
C. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có
thẩm quyền tổ chức điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã
hội.
D. Không quy định, tùy điều kiện thực tế để áp dụng.
Câu 30: Nội dung chi và mức hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào
Đáp án:
A. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 70% kinh phí chi
cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về công tác
phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy định hiện hành.
B. Không quy định.
C. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 50% kinh phí chi
cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về công tác
phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy định hiện hành.
D. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh
phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
về công tác phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy
định hiện hành.
Câu 31. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình
hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình như thế nào?
Đáp án:
A. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao
động xảy ra tại cơ sở cho người lao động được biết. Thông tin phải
được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng và trước
ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
B. Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở
của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (đối với các tổ đội, phân xưởng có
xảy ra tai nạn lao động) và đăng tải trên trang thông tin điện tử
của cơ sở (nếu có).
C. Định kỳ đánh giá hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động
xảy ra tại cơ sở cho người lao động được biết. Thông tin phải được
công bố trước ngày 10 tháng 1 năm tiếp theo
D. Định kỳ đánh giá 03 tháng/lần và công bố tình hình tai nạn lao động xảy
ra tại cơ sở cho người lao động được biết. Thông tin phải được
công bố trước ngày 10 tháng 1 năm tiếp theo
Câu 32. Hàng năm người sử dụng lao động có trách nhiệm phải
công bố các thông tin về tai nạn lao đông như thế nào?
Đáp án:
A. Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;
B. Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;
C. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
D. Thiệt hại do tai nạn lao động;
Câu 33. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện thông tư
08/2016/TT-BLDTBXH như thế nào?
Đáp án:
A. Tăng cường các biện pháp cải thiện Điều kiện lao động; tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động để phòng
ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động nghiêm trọng.
B. Định kỳ đánh giá hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động
xảy ra tại cơ sở cho người lao động được biết. Thông tin phải được
công bố trước ngày 10 tháng 1 năm tiếp theo
C. Thực hiện những quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên
địa bàn để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động nghiêm trọng.
D. Thực hiện những quy định của đơn vị sản xuất kinh doanh; tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động làm việc không theo hợp
đồng lao động trên địa bàn để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Câu 34. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm những trang bị nào dưới
đây?
Đáp án:
A. Phương tiện bảo vệ đầu; Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; Phương tiện
bảo vệ thính giác;
B. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; Phương tiện bảo vệ tay, chân;
Phương tiện bảo vệ thân thể; Phương tiện chống ngã cao; Phương
tiện chống điện giật, điện từ trường;
C. Phương tiện chống chết đuối; Các loại phương tiện bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động khác.
D. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu: Vi
rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; Phân, nước, rác, cống
rãnh hôi thối; Các yếu tố sinh học độc hại khác;
Câu 35. Những điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân bao
gồm những điều kiện nào dưới đây?
Đáp án:
A. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
B. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
C. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; Phân, nước, rác,
cống rãnh hôi thối; Các yếu tố sinh học độc hại khác;
D. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư
thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao;
làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước,
trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Câu 36. Nguyên tắc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân thực hiện theo
nguyên tắc nào dưới đây?
Đáp án:
A. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh
mục tại Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH
B. Theo mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở
của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người
đại diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và
chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
C. Lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và
phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân;
D. Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới
hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều
kiện thực tế.
Câu 37. Người sử dụng lao động phải thực hiện huấn luyện cho người lao
động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như thế nào?
Đáp án:
A. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử
dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải
kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
B. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao
thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải
kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời
định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử
dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử
dụng.
C. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng
phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao
động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ
luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của
pháp luật.
D. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản
phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo
phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn
phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
Câu 38. Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân như thế nào?
Đáp án:
A. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản
phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo
phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn
phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
B. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm
bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau
khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch,
khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho
người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
C. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được bảo quản, lưu giữ theo đúng
quy định của pháp luật
D. Người sử dụng lao động căn cứ pháp luật, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt
động sản xuất, kinh doanh, lao động để xây dựng, ban hành và tổ chức
thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc là như thế nào?
Đáp án:
A. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi,
hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ
thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm
có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc; Bảo đảm
máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản
tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động,
B. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân
khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị
các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Hằng năm hoặc
khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ
thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi
làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao
động.
C. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng,
kho tàng; Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và
ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động
đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử
dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
D. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy
định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp
phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên
quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; Xây dựng, ban hành kế
hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự
cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với
người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn
lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
Câu 40. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc?
Đáp án:
A. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh
lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
B. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và
bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các
thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
C. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng
các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động.
D. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi
phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời
với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện
nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động
tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý
sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 41. Người sử dụng lao động thực hiện kiểm soát các yếu tố nguy hiểm,
yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào?
Đáp án:
A. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an
toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực
hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở
nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng
B. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường
xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một
năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của
pháp luật.
C. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá
yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm
tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải: Thông báo công khai
cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được
kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm; Cung cấp thông tin khi
tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu; Có biện
pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi
làm việc nhằm bảo đảman toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động.
D. Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao
động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm; Cung cấp
thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động.
Câu 42. Người sử dụng lao động xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ
sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp trong doanh nghiệp của
minh như thế nào?
Đáp án:
A. Xây dựng phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập
theo quy định của pháp luật; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để
bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất
an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.
B. Người sử dụng lao động phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy,
thiết bị, việc sử dụng vật tư, chất, hoạt động lao động tại nơi làm việc
có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ
sinh lao động nghiêm trọng; không được buộc người lao động tiếp tục
làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc nếu các nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao
động chưa được khắc phục; Kịp thời thông báo cho chính quyền địa
phương nơi xảy ra sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp;
C. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực
tiếp để kịp thời huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương
khác tham gia ứng cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương được
yêu cầu huy động phải thực hiện và phối hợp thực hiện biện pháp ứng
cứu khẩn cấp trong phạm vi, khả năng của mình.
D. Thông báo công khai cho người lao động các kiểm tra, đánh giá, quản lý
yếu tố nguy hiểm; Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền yêu cầu; Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảman toàn, vệ sinh
lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Câu 43. Người sử dụng lao đông thực hiện cải thiện điều kiện lao động, xây
dựng văn hóa an toàn lao động tại đơn vị như thế nào?
Đáp án:
A. Thường xuyên phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để tổ
chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao
động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
B. Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ
thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
C. Thường xuyên động viên khuyến khích người thực hiện các biện pháp an
toàn vệ sinh lao động khi làm việc
D. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi,
khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên
quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng
tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi .
Câu 44: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc là gì?
Đáp án:
A. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi,
hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ
thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm
có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
B. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì,
bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh
lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao
động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
C. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân
khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị
các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
D. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công
nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động.
Câu 45: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc là gì?
Đáp án:
A. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp
về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm,
yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc
sức khỏe cho người lao động.
B. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng,
kho tàng.
C. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ
biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy,
thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ
đọc, dễ thấy.
D. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội
quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc,
nhiệm vụ được giao.
Câu 46: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc là gì?
Đáp án:
A. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy
định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp
phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên
quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
B. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi
làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và
báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc
khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người
sử dụng lao động.
C. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao
động..
D. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao
động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
Câu 47: Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc là gì?
Đáp án:
A. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh
lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
B. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo
quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện
các công việc, nhiệm vụ được giao.
C. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng
các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động.
D. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành
vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
Câu 48: Để kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nơi làm việc
Người sử dụng lao động phải làm gì?
Đáp án:
A. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi
phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
B. Trang cấp đầy đủ các phương tiện đảm bảo an toàn cho người lao động;
C. Thực hiện các biện pháp an toàn cho người lao động.
D. Phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao
động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp
khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây
nhiễm độc, nhiễm trùng.
Câu 49: Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường
xuyên làm gì để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc?
Đáp án:
A. Phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần
trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy
định của pháp luật.
B. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe 2 năm một lần cho
người lao động; đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại
nguy hiểm phải khám 1 năm một lần.
C. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động
06 tháng/lần;
D. Tất cả những nội dung trên.
Câu 50: Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh
giá yếu tố nguy hiểm có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố
nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải làm gì?
Đáp án:
A. Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường
lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
B. Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền yêu cầu;
C. Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm
sóc sức khỏe cho người lao động.
D. Người sử dụng lao động phải có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất
an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ
chức diễn tập theo quy định của pháp luật.
Câu 51: Người sử dụng lao động phải có biện pháp gì để xử lý sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn
cấp?
Đáp án:
A. Người sử dụng lao động phải có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây
mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và
định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định của pháp luật;
B. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp
thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng, tai nạn lao động;
C. Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động.
D. Thường xuyên phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để tổ chức
cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây
dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
Câu 52: Người sử dụng lao động phải làm gì để cải thiện điều kiện lao
động, xây dựng văn hóa lao động.
Đáp án:
A. Thường xuyên phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để tổ
chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao
động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
B. Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ
thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động;
C. Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền yêu cầu.
D. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất
một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, người lao động là người khuyết tật.
Câu 53: Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao dộng
được quy định như thế nào?
Đáp án:
A. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít
nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động
chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất
06 tháng một lần.
B. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe 2 năm một lần cho
người lao động; đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại
nguy hiểm phải khám 1 năm một lần.
C. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động;
D. Đáp án a, b,c,d là đúng
Câu 54: Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện trên căn cứ
nào?
Đáp án:
A. Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc
kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn
cấp; Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình
lao động của năm kế hoạch; Kiến nghị của người lao động, của tổ
chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
B. Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh
tra, đoàn kiểm tra.
C. Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
D. Đáp án b và c là đúng
Câu 55. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện nào dưới đây?
Đáp án:
A. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận
chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất;
B. Trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức
khỏe, tính mạng con người.
C. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục
các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,
vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của các bộ quy định.
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng.
Câu 56. Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng
mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo
quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,
vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Trong hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo
quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động, chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải có
phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của
người lao động và môi trường.
B. Lập hồ sơ trình cơ quan trình Sở lao động thương binh & xã hội cấp giấy
phép xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử
dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn, vệ sinh lao động, chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải có
phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của
người lao động và môi trường.a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở;
C. Lập hồ sơ thiết kế xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở
để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo đúng thiết kế của nhà
sản xuất chế tạo thiết bị
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 57. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo yêu cầu sau đây?
Đáp án:
A. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động phải có nguồn gốc
B. Các loại máy phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
C. Các loại máy sử dụng phải trong thời hạn sử dụng, bảo đảm chất
lượng
D. Các loại máy phải được kiểm định theo quy định, trừ trường hợp luật
chuyên ngành có quy định khác.
Câu 58: Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao
động, tổ chức, cá nhân phải thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương theo quy định, trừ trường hợp luật chuyên
ngành có quy định khác.
B. Báo cáo cấp trên theo quy định.
C. Thực hiện quy trình thanh lý của nhà sản xuất
D. Báo cáo theeo phân cấp điều tra tai nạn theo quy định.
Câu 59: Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm như thế
nào dưới đây?
Đáp án:
A. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn
máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
B. Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất chế tạo
C. Biên soạn quy định riêng đối với từng máy móc thiết bị
D. Đáp án b vả đáp án c là đáp án đúng
Câu 60. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động được thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ
trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động.
B. Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
C. Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện
về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp mới, cấp lại,
gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức
hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn kiểm định
viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của đối tượng kiểm định; việc
kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động.
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 61. Quy trình An toàn, vệ sinh lao động Ban hành kèm quyết định số
5364 /QĐ-EVN HANOI được ban hành nhằm mục đích gì?
Đáp án:
A. Quy định nội dung và trình tự thực hiện các công việc trong công tác
An toàn, vệ sinh lao động của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
B. Quy định thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro trong công tác An toàn, vệ
sinh lao động của Tổng công ty Điện lực TP Hà nội.
C. Quy định thực hiện công tác phòng ngừa tai nạn lao độngtrong công tác
An toàn, vệ sinh lao động của Tổng công ty Điện lực TP Hà nội.
D. Quy định thực hiện công tác phòng chông thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
của Tổng công ty Điện lực TP Hà nội.
Câu 62. Đối tượng áp dụng Quy trình An toàn, vệ sinh lao động Ban hành
kèm quyết định số 5364 /QĐ-EVN HANOI là đối tượng nào dưới đây?
Đáp án:
A. Các đơn vị, tập thể và cá nhân trong Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
B. Giám đốc (trưởng) các đơn vị chỉ đạo thực hiện.
C. Các Cán bộ, công nhân viên làm việc trực tiếp
D. Đáp án a, b và đáp án c.
Câu 63. Quý I hàng năm Tổng công ty và đơn vị trực thuộc phải thành lập
hội đồng nào dưới đây?
Đáp án:
A. Thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động
B. Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động
C. Thành lập Hội đồng huấn luyện PCCC
D. Thành lập Hội đồng huấn luyện nghiệp vụ PCTT&TKCN
Câu 64. Chức danh nào dưới đây là Chủ tịch Hội đồng An toàn, vệ sinh lao
động của Tổng công ty?
Đáp án:
A. Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật
B. Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác Kinh doanh
C. Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác đầu tư
D. Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác tài chính
Câu 65. Chức danh nào dưới đây là Chủ tịch Hội đồng An toàn, vệ sinh lao
động tại các đơn vị?
Đáp án:
A. Phó Giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật
B. Phó Giám đốc phụ trách công tác Kinh doanh
C. Phó Giám đốc phụ trách công tác đầu tư
D. Giám đốc (trưởng) đơn vị.
Câu 66. Khi có thay đổi về nhân sự hoặc chức năng nhiệm vụ của Hội đồng
an toàn, vệ sinh lao động phải thực hiện việc nào dưới đây?
Đáp án:
A. Ra quyết định thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động mới
B. Phân công lại trách nhiệm thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động
C. Ra thông báo thay đổi thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động mới
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 67. Bộ phận làm công tác An toàn tại các Công ty Điện lực và Công ty
thí nghiệm, Công ty dịnh vụ bao gồm các chức danh nào dưới đây?
Đáp án:
A. Trưởng phòng kỹ thuật- phụ trách An toàn
B. Cán bộ an toàn chuyên trách
C. Cán bộ an toàn bán chuyên trách
D. Phó phòng kỹ thuật phụ trách An toàn, Cán bộ an toàn chuyên trách
Câu 68. Quý I hàng năm, tại bộ phận sản xuất phải thực hiện việc nào dưới
đây?
Đáp án:
A. Bầu ra tối thiểu 01 An toàn, vệ sinh viên
B. Bầu lao động xuất sắc hàng năm
C. Bầu lao động giỏi hàng năm
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 69. Hàng năm tại tổ đội sản xuất phải thực hiện công việc nào dưới
đây?
Đáp án:
A. Đăng ký đơn vị sản xuất an toàn, vệ sinh lao động
B. Đăng ký đơn vị đảm bảo an toàn PCCC
C. Đăng ký đơn vị đảm bảo vận hành an toàn
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 70. Hàng năm Quý IV bộ phận an toàn các đơn vị phải thực hiện công
việc nào dưới đây?
Đáp án:
A. Lập và tổng hợp kế hoạch về công tác AT-VSLĐ cho năm sau
B. Lập kế hoạch phòng chống cháy nổ cho năm sau
C. Lập kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho năm sau
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 71. Nội dung kế hoạch công tác ATVSLĐ bao gồm các nội dung nào
dưới đây?
Đáp án:
A. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
B. Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và
cải thiện điều kiện lao động;
C. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
D. Chăm sóc sức khỏe người lao động; Thông tin, tuyên truyền, giáo dục,
huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 72. Đối với dụng cụ kỹ thuật an toàn do Tổng công ty cấp đơn vị phải
thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Cấp phát cho các Bộ phận sử dụng theo số lượng đăng ký đã duyệt cho
bộ phận, không để dự phòng hoặc tồn kho DCKTAT; Quản lý số liệu
cấp phát hàng năm và lưu thành Tệp riêng theo đúng quy định của
Tổng công ty.
B. Bộ phận sử dụng sau khi nhận về DCKTAT thực hiện: Đánh ký hiệu
cho DCKTAT ở vị trí không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn sử
dụng. Ký hiệu được đánh theo trình tự: Mã dụng cụ, đơn vị, bộ phận
sử dụng, số thứ tự của dụng cụ.
C. Không để dự phòng hoặc tồn kho DCKTAT.
D. Ghi sổ theo dõi quản lý, thí nghiệm theo quy định của Tổng công ty và
lưu tại bộ phận sử dụng; Mỗi chủng loại dụng cụ được theo dõi một
tệp riêng.
Câu 73. Đối với dụng cụ kỹ thuật an toàn do Tổng công ty giao đơn vị tự
thực hiện phải thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Lập tờ trình đề nghị Giám đốc (Trưởng đơn vị) giao Bộ phận chức năng
mua sắm đúng quy định.
B. Cấp phát cho các Bộ phận sử dụng theo số lượng đăng ký đã duyệt cho
bộ phận; Quản lý số liệu cấp phát hàng năm theo và lưu thành Tệp
riêng để theo dõi quản lý theo quy định;
C. Bộ phận sử dụng sau khi nhận về thực hiện: Ghi sổ quản lý dụng cụ và
đưa vào sử dụng đúng mục đích.
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 74. Trách nhiệm của bộ phận sử dụng dụng cụ kỹ thuật an toàn như
thế nào?
Đáp án:
A. Sử dụng đúng mục đính và tính năng của dụng cụ kỹ thuật an toàn;
Dụng cụ kỹ thuật an toàn phải sắp xếp gọn gàng ngăn nắp tránh làm
cong, vênh, gẫy, gập làm ảnh hưởng đế chất lượng dụng cụ. Đối với
DCKTAT điện phải để trong tủ bảo quản (tủ sấy) khô ráo;
B. Thanh lý dụng cụ kỹ thuật an toàn theo đúng quy định.
C. Dụng cụ hư hỏng hoặc thí nghiệm không đạt thì Trưởng bộ phận sử
dụng phải thu hồi và gửi kèm theo văn bản đề nghị thanh lý DCKTAT
không đạt sau thí nghiệm cho Bộ phận an toàn;
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 75. Trách nhiệm của Bộ phận an toàn đối với các trang bị dụng cụ an
toàn như thế nào?
Đáp án:
A. Kiểm tra, theo dõi việc quản lý và sử dụng của các Bộ phận.
B. Căn cứ đề nghị của bộ phận sử dụng, lập tờ trình thanh lý trang bị
dụng cụ an toàn không đạt theo đúng quy định
C. Quản lý số lượng dụng cụ an toàn của toàn đơn vị: Số đang sử dụng; Số
phải thanh lý;
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 76. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân tại các đơn vị được thực
hiện như thế náo?
Đáp án:
A. Đơn vị trang bị và cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho CBCNV
theo quy định của Ban Tổ chức & Nhân sự Tổng công ty.
B. Lập sổ cấp phát cho cá nhân theo quy định; Thực hiện cấp phát đến tay
người lao động; Người nhận phải ký nhận từng loại và ghi ngày nhận,
tuyệt đối không được ký nhận thay.
C. Sổ cấp phát cho cá nhân được lưu tại bộ phận cấp phát.
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 77. Hàng năm đơn vị thực hiện khám sức khỏe định kỳ như thế nào?
Đáp án:
A. Đơn vị tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Tổng công ty.
B. Đơn vị tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định
C. Đơn vị tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của EVN
Việt Nam.
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 78. Hàng năm đơn vi thực hiện huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động
được thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Đơn vị lập danh sách theo đúng quy định gửi về Ban An toàn Tổng
công ty trước ngày 05 tháng 01 hàng năm.
B. Đơn vị lập danh sách theo đúng quy định gửi về Ban An toàn Tổng công ty
trước ngày 05 tháng 03 hàng năm.
C. Đơn vị lập danh sách theo đúng quy định gửi về Ban An toàn Tổng công ty
trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.
D. Đơn vị lập danh sách theo đúng quy định gửi về Ban An toàn Tổng công ty
trước ngày 05 tháng 02 hàng năm.
Câu 79. Sổ quản lý kết quả công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động
được quản lý như thế nào?
Đáp án:
A. Theo Biểu mẫu 17 của Quy trình An toàn, vệ sinh lao động ban hành
ngày 30/12/2016 của Tổng công ty;
B. Nhóm 1, 2, 3 chứng nhận, chứng chỉ chứng nhận và thẻ an toàn lao động
theo Biểu mẫu 16 Quy trình An toàn, vệ sinh lao động;
C. Nhóm 4, 5, 6 chứng nhận, chứng chỉ chứng nhận và thẻ an toàn lao động
theo Biểu mẫu 17 Quy trình An toàn, vệ sinh lao động;
D. Nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 chứng nhận, chứng chỉ chứng nhận và thẻ an toàn lao
động theo Biểu mẫu 16 Quy trình An toàn, vệ sinh lao động;
Câu 80. Huấn luyện an toàn điện do Đơn vị thực hiện hàng năm theo trình
tự như thế nào?
Đáp án:
A. Đơn vị thành lập Hội đồng huấn luyện và sát hạch an toàn điện theo Biểu
mẫu 18 Quy trình An toàn, vệ sinh lao động trước ngày 15 tháng 01 hàng
năm.
B. Xây dựng giáo trình huấn luyện sát thực tế SXKD của đơn vị, nội dung tuân
thủ đúng Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 và Quy trình an toàn
điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Xây dựng bài kiểm tra sát hạch gồm:
12 câu trắc nghiệm (0,5 điểm/ câu) và 4 câu tự luận (1 điểm/ câu) theo Biểu
mẫu 19;
C. Xây dựng kế hoạch/ phương án huấn luyện gửi về Ban An toàn Tổng công ty
trước khi thực hiện 05 ngày; Biên bản huấn luyện, sát hạch và cấp thẻ an toàn
điện theo Biểu mẫu 20 Quy trình An toàn, vệ sinh lao động lưu thành sổ
quản lý.
D. Căn cứ kết quả huấn luyện ra quyết định công nhận các chức danh trong
phiếu công tác, lệnh công tác gồm: Người cấp phiếu công tác, Người ra lệnh,
Người cho phép, Người giám sát an toàn điện, Người lãnh đạo công việc, Người
chỉ huy trực tiếp, Người thi hành lệnh theo Biểu mẫu 21 Quy trình An toàn,
vệ sinh lao động .
Câu 81. Đơn vị báo cáo kết quả huấn luyện an toàn điện với Tổng công ty được
thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Báo cáo kết quả huấn luyện an toàn điện theo Biểu mẫu 22 Quy trình An
toàn, vệ sinh lao động về Ban An toàn Tổng công ty trước ngày 31 tháng 3
hàng năm.
B. Báo cáo kết quả huấn luyện an toàn điện theo Biểu mẫu 23 Quy trình An toàn,
vệ sinh lao động về Ban An toàn Tổng công ty trước ngày 31 tháng 1 hàng năm.
C. Báo cáo kết quả huấn luyện an toàn điện theo Biểu mẫu 21 Quy trình An toàn,
vệ sinh lao động về Ban An toàn Tổng công ty trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
D. Báo cáo kết quả huấn luyện an toàn điện theo Biểu mẫu 24 Quy trình An toàn,
vệ sinh lao động về Ban An toàn Tổng công ty trước ngày 31 tháng 1 hàng năm.
Câu 82. Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cấp giấy chứng nhận Tổng công ty
được thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Tổng công ty tổ chức huấn luyện: Kiến thức pháp luật về công tác
PCCC cho cán bộ quản lý của các đơn vị trong toàn Tổng công ty theo
quy định; Bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, cấp Giấy chứng nhận cho đội
viên Đội PCCC cơ sở khối cơ quan Tổng công ty theo quy định;
B. Các đơn vị tổ chức huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, cấp Giấy
chứng nhận cho đội viên Đội PCCC cơ sở của đơn vị theo quy định;
C. Tổng công ty huấn luyện: Kiến thức pháp luật về công tác PCCC cho cán bộ
quản lý của các đơn vị trong toàn Tổng công ty theo quy định; Bồi dưỡng
nghiệp vụ PCCC, cấp Giấy chứng nhận cho đội viên Đội PCCC cơ sở khối
cơ quan Tổng công ty theo quy định;
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 83. Tổng công ty phân cấp công tác kiểm tra An toàn, vệ sinh lao động
như thế nào?
Đáp án:
A. Tổng công ty tổ chức kiểm tra đơn vị
B. Đơn vị tổ chức kiểm tra bộ phận sản xuất
C. Bộ phận sản xuất tự kiểm tra.
D. Đáp a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 84. Theo quy trình An toàn vệ sinh lao động biểu mẫu nào dưới đây là
biểu mẫu tự đánh giá chấm điểm hàng năm tại các đơn vị trực thuộc?
Đáp án:
A. Biểu mẫu BM 26, BM 27 và BM 28
B. Biểu mẫu BM 25, BM 26 và BM 27
C. Biểu mẫu BM 27, BM 28 và BM 29
D. Đáp án a và đáp án b là đáp án đúng
Câu 84. Nội dung kiểm tra công tác An toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị
bao gồm các nội dung nào dưới đây?
Đáp án:
A. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao
động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao
động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
B. Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên
bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị; Thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện
pháp an toàn đã ban hành;
C. Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng
và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, chống nóng,
chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước.
D. Việc sử dụng, bảo quản DCKTAT, PTBVCN, phương tiện kỹ thuật
phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế; Kế hoạch an toàn, vệ
sinh lao động; Quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;
Công tác kiểm tra và giải quyết kiến nghị của người lao động.
Câu 85. Công tác đánh giá toàn diện công tác An toàn, vệ sinh lao động tại
đơn vị được thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. 06 tháng/ lần
B. 03 tháng/lần
C. 09 tháng/lần
D. 01 năm/ lần
Câu 86. Công tác đánh giá toàn diện công tác An toàn, vệ sinh lao động tại
bộ phận sản xuất tại các đơn vị được thực hiện như thế nào?
A. 06 tháng/ lần
B. 03 tháng/lần
C. 9 tháng/lần
D. 01 năm/ lần
Câu 87. Công tác sơ, tổng kết phải thực hiện được các nội dung nào dưới
đây?
Đáp án:
A. Phân tích kết quả đánh giá những mặt mạnh để phát huy, mặt hạn
chế, tồn tại để khắc phục và bài học kinh nghiệm;
B. Đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm sau.
C. Khen thưởng đơn vị, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong
công tác an toàn, vệ sinh lao động.
D. Đáp án a và đáp án c
Câu 88. Quy định ban hành nhận diện mối nguy, quản lý và đánh giá rủi ro
trong công tác An toàn, vệ sinh lao động của Tổng công ty Điện lực TP Hà
Nội được ban hành vào ngày tháng năm nào dưới đây?
Đáp án:
A. Gửi vào ngày 05 tháng 10 của năm 2018.
B. Gửi vào ngày 05 tháng 11 của năm 2018.
C. Gửi vào ngày 05 tháng 9 của năm 2018.
D. Gửi vào ngày 01 tháng 11 của năm 2018.
Câu 89. Đối tượng áp dụng Quy định nhận diện mối nguy, quản lý và đánh
giá rủi ro trong công tác An toàn, vệ sinh lao động?
Đáp án:
A. Quy định này áp dụng đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng công ty
Điện lực TP Hà Nội.
B. Các công ty Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
C. Công ty Lưới điện cao thế Thành phố Hà Nội- Tổng công ty Điện lực TP Hà
Nội.
D. Công ty Thí nghiệm Điện Điện lực Hà Nội - Tổng công ty Điện lực TP Hà
Nội.
Câu 90. Tổng công ty ban hành Quy định ban hành nhận diện mối nguy,
quản lý và đánh giá rủi ro trong công tác An toàn, vệ sinh lao động nhằm
mục đích gì?
Đáp án:
A. Đảm bảo mọi mối nguy an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc đều được
phát hiện và kiểm soát hợp lý chặt chẽ nhằm giảm tối đa rủi ro xảy ra
tai nạn, sự cố an toàn và bệnh nghề nghiệp.
B. Đảm bảo mọi rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
phát sinh tại nơi làm việc được phân loại và kiểm soát thông qua đánh
giá rủi ro và các biện pháp phù hợp nhằm đưa các rủi ro về mức độ
chấp nhận được
C. Xây dựng phát triển và duy trì sự tuân thủ đối với các nội quy quy định
quy trình, yêu cầu tiêu chuẩn vận hành, thao tác an toàn đối với khu
vực máy móc thiết bị công cụ dụng cụ, công việc thực hiện tại nơi làm
việc.
D. Cải thiện các điều kiện làm việc, vệ sinh nơi làm việc cải tiến thiết bị
nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp quy định bởi luật pháp, của Ngành, của Tổng Công ty nhằm đạt
mục tiêu giảm và không có tai nạn và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.
Câu 91. Theo quy định của Tổng công ty. Trưởng nhóm NDMN&ĐGRR tại
các đơn vị là người có chức danh nào dưới đây?
Đáp án:
A. Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật làm trưởng nhóm.
B. Phó Giám đốc kỹ thuật làm trưởng nhóm.
C. Giám đốc(trưởng) đơn vị làm trưởng nhóm.
D. Giám đốc(trưởng) ra quyết định trưởng nhóm bao gồm: Phó Giám đốc hoặc
trưởng phòng kỹ thuật, kinh doanh….
Câu 92. Thành viên nhóm NDMN&ĐGRR tại các đơn vị là các chức danh
nào dưới đây?
Đáp án:
A. Các Công ty Điện lực phải gồm: Người làm công tác an toàn (Phó
phòng Kỹ thuật phụ trách an toàn, CB an toàn chuyên trách, Trưởng
phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Điều độ, đội trưởng, Trưởng phòng
Hành chính, Kế hoạch,Tổ chức, Tài vụ...).
B. Đối với Công ty lưới điện cao thế Hà Nội (TP Kỹ thuật, TP An toàn,
Các đội trưởng, và một số phòng liên quan). Đối với Cty công nghệ
thông tin (Phòng hệ thống mạng, Kỹ thuật truyền dẫn, CB an toàn,
phòng liên quan).TT Điều độ lưới điện Hà Nội (Phòng Điều hành,
Phương thức, Công nghệ thông tin, CB an toàn phòng liên quan). Công
ty thí nghiệm điện Điện lực Hà Nội và Công ty Dịch vụ Điện lực Hà
Nội: TP Kỹ thuật, phụ trách An toàn, Các đội trưởng, và một số phòng
liên quan).
C. Người làm công tác an toàn (Phó phòng Kỹ thuật phụ trách an toàn, CB an
toàn chuyên trách, phó hoặc Trưởng phòng Kỹ thuật, Điều độ, phòng Hành
chính, Kế hoạch,Tổ chức, Tài vụ, đội trưởng(phó) các đội quản lý.
D. Đáp án b và đáp án c.
Câu 93. Các đơn vị tiến hành đánh giá rủi ro dựa vào các công việc nào
dưới đây?
Đáp án:
A. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro đối với các trạm biến áp và các
lộ đường dây
B. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho các thiết bị
C. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho công tác vệ sinh lao động
D. Đáp án a và đáp án c.
Câu 94. Đánh giá rủi ro được thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Đánh giá lần đầu: Tổ chức đánh giá lần đầu khi đưa công trình, thiết bị
vào vận hành. Đối với các công trình, thiết bị có tổ chức nghiệm thu,
việc NDMN&ĐGRR được ghi vào biên bản nghiệm thu để bàn giao cho
đơn vị QLVH thực hiện quản lý và chịu trách nhiệm xử lý (nếu có yêu
cầu khắc phục).
B. Đánh giá định kỳ: Ít nhất mỗi năm 01 lần, đơn vị phải tổ chức đánh giá
theo Quy định này.
C. Đánh giá bổ sung (trước khi tiến hành công việc): Trước khi tiến hành
công việc như: Sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng, kiểm tra... trên lưới điện,
hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao
động nghiêm trọng.
D. Đáp án a và đáp án c.
Câu 95. Thực hiện đánh giá quản lý rủi ro định kỳ khi quản lý vận hành
kinh doanh điện căn cứ vào những việc làm cụ thể nào dưới đây?
Đáp án:
A. Nhận diện mối nguy; Phân loại các dạng mối nguy an toàn vệ sinh lao
động
B. Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động; Đánh giá khả năng
xảy ra rủi ro; Đánh giá mức độ nghiêm trọng.
C. Đánh giá khả năng (tần suất) xảy ra; Xác định biện pháp kiểm soát rủi
ro.
D. Đáp án a và đáp b là đáp án đúng
Câu 96. Báo cáo định kỳ công tác quản lý rủi ro được thực hiện như thế
nào?
Đáp án:
A. Báo cáo định kỳ về Ban an toàn Tổng Công ty trước ngày 25 tháng 12
hàng năm.
B. Báo cáo định kỳ về Ban an toàn Tổng Công ty trước ngày 20 tháng 12 hàng
năm.
C. Báo cáo định kỳ về Ban an toàn Tổng Công ty trước ngày 15 tháng 12 hàng
năm.
D. Báo cáo định kỳ về Ban an toàn Tổng Công ty trước ngày 30 tháng 12 hàng
năm.
Câu 97: Biện pháp khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu được thực hiện như
thế nào?
Đáp án:
A. Cơ giới hóa, tự động hóa;
B. Áp dụng thông gió và điều hoà không khí: Thông gió tự nhiên hoặc
nhân tạo (quạt thông gió các loại, ...) nhằm tăng độ thông thoáng, điều
hòa nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí độc ở nơi sản xuất.
C. Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân;
D. Làm lán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các công
việc ở ngoài trời.
Câu 98: Biện pháp chống bụi được thực hiện như thế nào?
Đáp án:
A. Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi,
phun nước làm giảm lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết
bị hút bụi,... Trước hết là bụi hô hấp gây bệnh bụi phổi, tăng cường vệ
sinh công nghiệp bằng máy hút bụi, đặc biệt quan tâm đến các bụi dễ
gây ra cháy, nổ.
B. Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
C. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định
D. Đáp án a, b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 99. Biện pháp chống tiếng ồn và rung sóc được thực hiện
Đáp án:
A. Đảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động
làm việc, giảm ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn.
B. Lắp ráp các thiết bị máy móc bảo đảm chất lượng, tôn trọng chế độ
bảo dưỡng, ... áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn, rung
sóc hoặc các biện pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các vỏ cách
âm, các chỏm hút âm, các buồng tiêu âm, trồng cây xanh, v.v....
C. Sử dụng đầy đủ các phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân.
D. Đảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động làm
việc, giảm ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn; Sử dụng đầy đủ các phương tiện
trang bị bảo vệ cá nhân.
Câu 100. Đảm bảo ánh sáng tại nơi làm việc hợp lý được thực hiện như thế
nào?
Đáp án:
A. Phải đảm bảo tiêu chuẩn cường độ chiếu sáng chung và chiếu sáng cục
bộ tại nơi làm việc cho người lao động theo từng công việc cụ thể.
B. Đảm bảo về kỹ thuật chiếu sáng, nhất là những dạng lao động mang
tính chất tinh vi đòi hỏi chiếu sáng tốt.
C. Sử dụng đầy đủ các phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân.
D. Đảm bảo về kỹ thuật chiếu sáng, nhất là những dạng lao động mang tính
chất tinh vi đòi hỏi chiếu sáng tốt; Sử dụng đầy đủ các phương tiện trang bị
bảo vệ cá nhân.
Câu 101: Thiết bị che chắn được sử dụng để làm gì?
Đáp án:
A. Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động.
B. Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào
người lao động.
C. Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn
giản hay phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.
D. Đáp án a, và đáp án b là đáp án đúng
Câu 102; Thiết bị che chắn là thiết bị như thế nào dưới đây?
Đáp án:
A. Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn tại các khu vực
làm việc tạm thời.
B. Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển như bao che của các bộ
phận chuyển động.
C. Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây
D. Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển như bao che của các bộ phận
chuyển động; Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản
xuất gây.
Câu 103. Yêu cầu đối với thiết bị che chắn như thế nào?
Đáp án:
A. Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;
B. Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động;
C. Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;
D. Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa khi cần thiết.
Câu 104. Thiết bị bảo hiểm nhằm mục đích nào dưới đây?
Đáp án:
A. Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn
chặn, hạn chế sự cố sản xuất.
B. Ngăn cặn sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã
chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ
dòng điện cao quá... Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động
của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.
C. Tăng năng suất lao động
D. Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra; ngăn chặn,
hạn chế sự cố sản xuất; Tăng năng suất lao động.
Câu 105. Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm những mục đích nào dưới đây?
Đáp án:
A. Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh không bị tác động xấu của
sản xuất: Biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động...
B. Hướng dẫn thao tác: Bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều
khiển cần trục, lùi xe ôtô....
C. Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui
ước về màu sắc, hình vẽ: Sơn để đoán nhận các chai khí, biển báo để
chỉ đường....
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 106. Khoảng cách an toàn là khoảng cách nào dưới đây?
Đáp án:
A. Là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại
phương tiện, thiết bị.
B. Là khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động
xấu của các yếu tố sản xuất như: Khoảng cách cho phép giữa đường
dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn...
C. Là khoảng cách an toàn theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
D. Đáp án b và đáp án c là đáp án đúng
Câu 107. Khái niệm về yếu tố nguy hiểm?
Đáp án:
A. Là yếu tố gây mất an toàn trong lao động sản xuất.
B. Là yếu tố làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình
lao động.
C. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con
người trong quá trình lao động.
D. Là yếu tố làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động
Câu 108. Khái niệm về yếu tố có hại?
Đáp án:
A. Là yếu tố làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
B. Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá
trình lao động.
C. Là yếu tố gây bệnh tật của con người trong quá trình lao động.
D. Là yếu tố gây mất an toàn trong lao động sản xuất.
Câu 109: Đâu là yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn cho người lao động?
Đáp án:
A. Điện giật;
B. Ngã cao; trơn trượt; vấp ngã;
C. Vật rơi đổ; va chạm...
D. Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bức xạ, điện từ trường;
Câu 110. Để phòng trách tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ta phải làm gì?
Đáp án:
A. Tuân thủ các quy trình, quy định về công tác an toàn;
B. Sử dụng trang phục bảo hộ lao động được cấp phát;
C. Sử dụng dụng cụ an toàn được cấp phát.
D. Tham gia các lớp huán luyện về an toàn vệ sinh lao động./.

You might also like