You are on page 1of 2

Họ và tên: ………………………………………………… Năm sinh: …………………

Thuộc đơn vị: …………………………………………….. CMND/HC: ……………….


Công việc: ………………………………………………... Ngày kiểm tra: …………….

BÀI KIỂM TRA AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 2


Đánh dấu khoanh tròn vào câu trả lời mà anh (chị) cho là đúng nhất. Mỗi câu chỉ chọn 01 ý.
Câu 1: Mục đích của công tác An Toàn - Vệ Sinh Lao Động là gì?
a. Đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn
thương hoặc tử vong trong lao động.
b. Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do
điều kiện lao động xấu gây ra.
c. Duy trì, phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian làm việc cho người lao động.
d. Cả ba câu a, b và c.
Câu 2: Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người,theo quy định điều 36 của Nghị định
số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 thì cần bố trí tối thiểu bao nhiêu cán bộ chuyên trách AT-VSLĐ?
a. 01 người. c. 03 người.
b. 02 người. d. 04 người.
Câu 3: Cơ sở sử dụng số lao động trực tiếp từ 500 đến 1.000 người theo quy định điều 37 của Nghị định số
39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 thì phải có ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ gì:
a. Bác sỹ đa khoa. c. Trung học chuyên ngành y.
b. Y sĩ. d. Cả a,b,c đều sai.
Câu 4: Mọi cơ sở đều phải thực hiện việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mốc thời gian
quy định nào?
a. Theo quý. c. 06 tháng và một năm.
b. Theo năm. d. Hai năm.
Câu 5: Theo Bộ luật LĐ 2019 ngày 20/11/2019, NLĐ có bao nhiêu nghĩa vụ trong công tác AT-VSLĐ?
a. Có 1 nghĩa vụ. c. Có 2 nghĩa vụ.
b. Có 3 nghĩa vụ. d. Có 4 nghĩa vụ.
Câu 6: Theo quy định của Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ thì thời gian huấn
luyện lần đầu của nhóm 2 tối thiểu là bao nhiêu giờ?
a. 08 giờ. c. 24 giờ.
b. 16 giờ. d. 48 giờ.
Câu 7: Việc bồi dưỡng độc hại tại doanh nghiệp có thể thực hiện như sau?
a. Trả bằng tiền để NLĐ tự bồi dưỡng. c. Bồi dưỡng hiện vật tại chổ theo ca làm việc.
b. Tính vào bảng lương. d. Cuối tháng gom lại liên hoan.
Câu 8: Tai nạn lao động là tai nạn gây ra?
a. Bệnh nghề nghiệp.
b. Ngộ độc mãn tính.
c. Hư hỏng thiết bị, máy móc.
d. Tổn thương 1 cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong.
Câu 9: Khi làm mất trang bị bảo hộ cá nhân được cấp ( không có lý do chính đáng ) NLĐ làm gì?
a. Làm đơn trình bày lý do để được cấp bổ sung. c. Bồi thường.
b. Xin cấp và trừ vào lần kế tiếp. d. Tự trang bị bằng cách mua ngoài thị trường.
Câu 10: Mục đính của việc tự kiểm tra trang bị Bảo hộ lao động là?
a. Đánh giá xế loại thi đua.
b. Phát hiện thiếu xót để khắc phục.
c. Cả a và b.
Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật An Toàn Việt Nam
Câu 11: Những người làm cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách hoặc làm công tác quản lý kiêm phụ trách
an toàn lao động – vệ sinh lao động được xếp vào nhóm nào?
a. Nhóm 1. c. Nhóm 3.
b. Nhóm 2. d. Nhóm 4.
Câu 12: Khi cán bộ thuộc bộ phận an toàn vệ sinh lao động đi kiểm tra các nơi sản xuất nếu phát hiện các vi
phạm, các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền:
a. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc
tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
b. Báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
c. Cả câu a và câu b.
Câu 13: Điều tra tai nạn lao động ở doanh nghiệp do tổ chức nào thực hiện?
a. Hội đồng bảo hộ lao động. c. Đoàn điều tra tai nạn lao động.
b. Công đoàn. d. Cán bộ bảo hộ lao động.
Câu 14: Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức mạng lưới an toàn - vệ sinh viên?
a. Có thâm niên công tác.
b. Tổ trưởng sản xuất.
c. Người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động, nhiệt tình và được
người lao động trong tổ bầu ra.
d. Cả a, b,c đều sai.
Câu 15: Sau khi NLĐ được tuyển dụng, người quản lý chú ý nhất điều gì?
a. Sức khỏe. c. Huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động.
b. Trình độ tay nghề. d. Được công nhân tín nhiệm.
Câu 16: An toàn viên - vệ sinh viên do tổ chức nào quản lý?
a. Công ty.
b. Phân xưởng hoặc tương đương.
c. Công đoàn.
Câu 17: Hội đồng BHLĐ của doanh nghiệp có nhiệm vụ?
a. Xem xét việc nâng bậc lương. c. Quản lý an toàn vệ sinh viên.
b. Tư vấn và giúp Giám đốc kiểm tra. d. Điều tra tai nạn lao đông.
Câu 18: Nội dung tự kiểm tra nào khác biệt trong các hình thức kiểm tra toàn diện sau?
a. Kiểm tra đột xuất. c. Kiểm tra chuyên đề.
b. Kiểm tra sau nghỉ tết nguyên đán. d. Kiểm tra định kỳ.
Câu 19: NLĐ khi bị bệnh nghề nghiệp sẽ được?
a. Điều trị và cho nghỉ việc.
b. Điều trị cho tới khi bình phục và nhận lại việc làm cũ.
c. Điều trị cho tới khi bình phục và phân công lại công việc phù hợp với sức khỏe.
d. Trợ cấp tiền và cho tìm việc khác.
Câu 20: Các anh, chị nhận thấy mình phải làm gì sau khi được huấn luyện An toàn vệ sinh trong
môi trường Công nghiệp. Anh, chị cho biết suy nghĩ của mình thật ngắn gọn:

……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Người làm bài kiểm tra
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật An Toàn Việt Nam

You might also like