You are on page 1of 2

BÀI TẬP THỰC HÀNH TUẦN 3

LẬP DÀN Ý CHO 1 TRONG 8 CHỦ ĐỀ ĐÃ LÀM Ở TUẦN 2.


Bài làm
Chủ đề: Xử phạt ‘quá nhẹ’ khiến xảy ra cháy lớn ở chung cư Carina Plaza
a. Đối tượng truyền thông: Chính phủ
b. Nội dung: Những vi phạm PCCC của chung cư; Mức hình phạt hiện nay khi vi
phạm PCCC; Đề xuất tăng mức phạt hoặc phương án khác để cháy nổ ít xảy ra
hơn.
Mở đầu: Tháng 3/2022 đã xảy ra hỏa hoạn ở chung cư Carina Plaza quận 8 TP
HCM. Khiến 13 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương và thiệt hại về tài
sản rất lớn. Điều đáng chú ý là chung cư đã vi phạm và bị cơ quan PCCC xử phạt 4
lần và nhiều lần nhắc nhở. Ngay cả người dân cũng đã ý kiến về hệ thống báo
cháy. Nhưng cuối cùng sự việc đáng tiếc này vẫn xảy ra.
Phần thân:
1. Hệ thống PCCC tại chung cư không hoạt động
- Người dân sinh sống: không nghe thấy tiếng chuông báo cháy mà khi phát
hiện hỏa hoạn, cư dân phải vừa sơ tán vừa cố gắng thông báo cho nhau cùng
thoát ra ngoài.
- Cứu hộ đến hiện trường: điện đã tắt, không có đèn tín hiệu dẫn đường thoát
hiểm cho nạn nhân.
- Năm 2012 Cảnh sát PCCC đã kiểm tra 22 lần, và xử phạt hành chính 4 lần
với 7 lỗi vi phạm. Trong đó có 3 lỗi về hệ thống PCCC, 2 lỗi về hệ thống
thoát nạn. Mới tháng 12/2017, lực lượng kiểm tra còn lập biên bản 2 máy
bơm không hoạt động.
 Ban quản lý (BQL) chung cư này vẫn phớt lờ, không có biện pháp khắc
phục.
- Trước khi vụ cháy xảy ra chỉ 7 tiếng đồng hồ, cư dân của chung cư này cũng
tiếp tục phản ánh về nguy cơ cháy nổ với BQL của tòa nhà. Nhưng chưa kịp
khắc phục thì hỏa hoạn xảy ra.
- Tuy nhiên, Ban giám đốc Tổng công ty 577 cho biết công tác kiểm tra
PCCC định kỳ 6 tháng/lần được Cảnh sát PCCC và Thanh tra xây dựng thực
hiện đúng quy trình. Mỗi lần kiểm tra các hệ thống PCCC đều đầy đủ, hoạt
động bình thường và tất cả đều có ghi nhận bằng biên bản
- Lỗi của Ban quản lý toàn nhà hay cảnh sát PCCC?

GVHD: Nguyễn Văn Thụy Nguyễn Đỗ Khánh Huyền_050609211965


2. Nâng mức phạt với chung cư vi phạm PCCC
- Mức phạt hiện tại còn quá thấp so với giá trị của một dự án chung cư.
- Đưa ra những mức phạt hiện nay với từng hành vi vi phạm.
Điều 36 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu
tư, xây dựng như sau:

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thi công, lắp đặt không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm
quyền thẩm duyệt;

b) Không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình
trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

a) Tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi
chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;

b) Chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động,
sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định
tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này;

b) Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi
quy định tại Khoản 6 Điều này.

3. Giải pháp ngăn chặn tình trạng đối phó trong công tác an toàn PCCC
- Cần xử phạt nghiêm khắc trường hợp vi phạm.
- Công bố về sai phạm của chung cư để mọi người cùng biết đến.
- Biện pháp cưỡng chế để chung cư vi phạm sửa đổi.
Kết:
Năm vừa qua có thể nói là một năm ‘thảm họa’ khi có rất nhiều tòa nhà chung cư
cháy lớn gây thiệt hại nặng nề về người và của. Hi vọng các cơ quan chính phủ có
mức xử phạt nặng hơn và những biện pháp phòng chống hiệu quả để không xảy ra
những sự việc đáng tiếc như vậy nữa.

GVHD: Nguyễn Văn Thụy Nguyễn Đỗ Khánh Huyền_050609211965

You might also like