You are on page 1of 98

CÔNG AN TỈNH SƠN LA

PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

TÀI LIỆU
TUYÊN TRUYỀN, HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
(Lực lượng cơ sở năm 2022)

Năm 2022
2

PHẦN I:
Thống kê, đánh giá tình hình cháy, nổ, CNCH năm 2021
trên địa bàn toàn quốc và tỉnh Sơn La

I. Tình hình cháy, nổ, CNCH trên toàn quốc năm 2021
II. Tình hình cháy, nổ, CNCH năm 2021 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
PHẦN II
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác PCCC&CNCH
I. Một số văn bản pháp luật quy định về PCCC&CNCH
II. Tính chất của công tác PCCC
III. Trách nhiệm PCCC
IV. Tổ chức lực lượng PCCC
V. Một số nội dung về chế độ chính sách đối với người tham gia chữa
cháy
VI. Một số hành vi vi phạm hành chính về PCCC thường gặp
PHẦN III
Kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy
I. Kiến thức cơ bản
II. Các nguyên nhân gây cháy
III. Các biện pháp PCCC cơ bản
IV. Các phương pháp chữa cháy cơ bản
V. Dấu hiệu nhận biết và xử lý khi có cháy xảy ra
PHẦN IV
Kiến thức chung về an toàn PCCC
I. Một số nguyên nhân cháy do điện, biện pháp phòng ngừa
II. An toàn PCCC, thoát nạn đối với nhà cao tầng
III. An toàn PCCC đối với khí dầu mỏ hóa lỏng
IV. An toàn PCCC trong xử dụng xăng dầu
V. PCCC các phương tiện giao thông vận tải
VI. An toàn PCCC đối với nhà ở, hộ gia đình
PHẦN V
Giới thiệu về phương tiện chữa cháy
I. Quy định về phương tiện chữa cháy (Theo Thông tư số 150/2020/TT-
BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an)
II. Giới thiệu về một số hệ thống chữa cháy, phương tiện chữa cháy hiện
nay
3

PHẦN VI
Công tác cứu nạn, cứu hộ

A. Nhiệm vụ công tác cứu nạn cứu hộ


B. Kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu người bị nạn
I. Khái niệm, mục đích của việc sơ cấp cứu
II. Nguyên tắc sơ cấp cứu
III. Các phương pháp di chuyển người bị nạn
IV. Xử lý nạn nhân bị điện giật
V. Xử lý tình huống nạn nhân bị bỏng
VI. Xử lý nạn nhân bị gãy xương
VII. Sơ cứu chấn thương cột sống
VIII. Làm gì khi bị cháy quần áo.
4

PHẦN I
THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ, CỨU NẠN CỨU HỘ

I. Tình hình cháy, nổ, cứu nạn cứu hộ trên toàn quốc
1. Tình hình cháy, nổ năm 2021
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy (PCCC)
và Cứu nạn, Cứu hộ (CNCH), trong năm 2021, toàn quốc xảy ra 2.245 vụ cháy,
làm chết 85 người, bị thương 130 người, tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính 374,42
tỷ đồng và khoảng 3.670 ha rừng. Xảy ra 21 vụ nổ, làm 12 người chết, bị thương
15 người. Ngoài ra, trong năm 2021 xảy ra 2.769 vụ sự cố (gồm 1.973 vụ sự cố
chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và 796 vụ cháy cỏ, rác).
* Phân tích, nhận xét, đánh giá
So với cùng kỳ năm 2020: Số vụ cháy giảm 543 vụ (-19,48%, 2.245/2.788
vụ), tăng 10 người chết (+13,3%, 85/75 người), giảm 11 người bị thương (-
7,8%, 130/141 người), tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính giảm 239,88 tỷ đồng (-
39,04%, 374,42/614,3 tỷ đồng). Số vụ nổ giảm 12 vụ (-36,3%, 21/33 vụ); giảm
02 người chết (12/14 người), giảm 25 người bị thương (15/40 người).
- Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy
này chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm cũng như kiến thức PCCC của người dân,
người lao động chưa cao, còn nhiều bất cập: Chưa tự tìm hiểu, học tập kiến thức
PCCC và kiến thức xử lý, thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra.
Còn vi phạm quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh như: San,
chiết nạp gas trái phép, tàng trữ chất cháy, nổ; tổ chức kinh doanh sai quy định
cho phép. Nhiều đơn vị, cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn PCCC.
2. Tình hình cứu nạn, cứu hộ
Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, năm 2021 tình hình sự
cố, tai nạn trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, báo hiệu những thách
thức mới cần giải quyết. Với sự nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao trong
năm 2021, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã trực tiếp tổ chức 1.054 vụ
CNCH và hàng trăm vụ CNCH trong đám cháy. Trực tiếp cứu được và hướng
dẫn thoát nạn 1.082 người và tìm được 598 thi thể người bị nạn bàn giao cho cơ
quan chức năng xử lý. Tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho hàng nghìn người và
trực tiếp cứu 386 người thoát ra an toàn trong các vụ cháy.
II. Tình hình cháy, nổ năm 2021 trên địa bàn tỉnh Sơn La
1. Tình hình cháy, nổ
5

- Cháy dân sự: Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ cháy dân sự.
Thiệt hại về người: 03 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính hơn 1,6 tỷ
đồng.
- Tình hình nổ: Xảy ra 01 vụ, làm bị thương 01 người, thiệt hại về tài sản
50 triệu đồng.
- Cháy rừng: Xảy ra 10 vụ cháy rừng, thiệt hại 23,37 ha rừng tự nhiên, mức
độ thiệt hại từ 10 - 30%.
2. Công tác cứu nạn, cứu hộ
Trong năm 2021, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Sơn La đã
trực tiếp tổ chức 05 vụ cứu nạn, cứu hộ; cứu được 02 người, tìm được 05 thi thể
bàn giao cho cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân theo quy định.
III. MỘT SỐ VỤ CHÁY GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG VỀ NGƯỜI
1. Hồi 01h ngày 26/2/2017 cháy xảy ra tại một con hẻm trên đường 30/4 -
phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khiến 4 người tử vong.
Nguyên nhân ban đầu vụ cháy là do chập điện.
2. Khoảng 0h20 ngày 12/3/2017, một vụ cháy nghiêm trọng bất ngờ xảy
ra tại cơ sở kinh doanh trại hòm số 1686 đường tỉnh lộ 10, (phường Tân Tạo,
quận Bình Tân, TP HCM) khiến 4 người tử vong. Nguyên nhân ban đầu vụ cháy
được xá định là do chập điện.
3. Hồi 3h ngày 5/4/2017 cháy xảy ra tại nhà của Ông Bảy (SN 1971) trên
đường Nguyễn Tư Giản (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) làm 3 người tử
vong. Nguyên nhân đám cháy được xác định là do chập điện gây cháy.
4. Hồi 2h ngày 13/7/2017 cháy xảy ra tại nhà số 37 ngõ 205/53 đường
Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm. Thời điểm này hai vợ
chồng chủ ngôi nhà và 2 người con đều đang ngủ trong nhà. Vụ cháy đã khiến 4
người tử vong. Nguyên nhân đám cháy được xác định là do chập điện gây cháy.
5. Sáng ngày 19/7/2018 tại nhà số 48 ngõ 41 phố Vọng, (phường Đồng
Tâm, quận Hai Bà Trưng), xảy ra 1 vụ cháy nghiệm trọng khiến 2 người tử
vong. Nguyên nhân đám cháy được xác định là do chập điện gây cháy.
6. Vụ cháy tại phường 3 Quận 11, TPHCM làm chết 3 người, nguyên
nhân được xác định do sự cố về điện.
7. Vụ cháy ngày 24/12/2017 tại xưởng sản xuất Công ty bánh kẹo Tràng
An 3 thuộc Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, phường Bắc Sơn, thị trấn Bỉm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa khiến 3 người chết, 2 người bị thương và thiệt hại về tài sản khoảng
80 tỷ đồng.7. Đầu năm 2018, vụ cháy lớn xảy ra tại chợ Chà Là (xã Trần Phán,
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) vào rạng sáng 6/2/2018 khiến cặp vợ chồng tiểu
thương tử vong và nhiều căn nhà, ki ốt tại chợ bị thiêu rụi, ảnh hưởng. Đám
cháy xuất phát từ ki ốt kinh doanh đồ may sẵn, điện gia dụng của 3 hộ kinh
doanh, nguyên nhân do chập điện. Vụ hỏa hoạn tại chợ Chà Là ước tính thiệt hại
khoảng 4 tỷ đồng.
6

8. Ngày 12/3/2018 xảy ra cháy tại số nhà 13 đường Trần Hưng Đạo, TP
Đà Lạt làm 5 người chết, nguyên nhân được xác định do chập điện gây cháy.
9. Ngày 22/4/2018 xảy ra cháy tại cửa hàng sửa chữa điện lạnh tại xã Ý
Yên, Nam Định làm 02 người trong cùng một gia đình bị chết, nguyên nhân
được xác định do sự cố về điện.
10. Vụ cháy chung cư Carina Plaza ngày 23/3/2018 tại số 1648 đường Võ
Văn Kiệt, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh khiến 13 người chết, 51 người bị
thương. Vụ hỏa hoạn đã làm cháy 13 xe ô tô, 150 xe máy và ảnh hưởng đến
phần kết cấu của tòa nhà chung cư. Theo cơ quan CSĐT Công an TP.HCM,
nguyên nhân dẫn đến vụ cháy là do dự cố chập điện trên chiếc xe máy để cách vị
trí lên xuống tầng hầm chung cư Carina Plaza 41 mét. Khi tia lửa tiếp xúc với
các vật liệu dễ cháy trên xe gây cháy xe và lan ra nhiều xe máy xung quanh.
11. Những ngày cuối năm 2018, vụ cháy xảy ra tại nhà hàng Ruby trên
đường Nguyễn Trãi, phường Xuân Hòa, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai lại
khiến người dân địa phương vô cùng bàng hoàng khi có tới 7 người thiệt mạng.
Theo điều tra, khoảng 15h chiều 21/12/2018, chủ nhà hàng thuê các công nhân
lắp đặt trần nhà. Quá trình thi công, các công nhân sơ ý để tia lửa hàn xì bắt vào
những vật dụng gây cháy. Có mặt tại hiện trường các chiến sĩ PCCC phải đập
tường để cứu các nạn nhân nhưng do bị ngạt khói 6 người đã tử vong tại chỗ,
nạn nhân còn lại cũng không qua khỏi sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
12. Rạng ngày 11/4/2019, đám cháy bùng lên dữ dội tại công ty Cổ phần
logistics Pan Pacific (Dĩ An - Bình Dương) tạo thành biển lửa bao trùm toàn bộ
công ty, công ty hầu như cháy rụi. cháy diện tích 19.500m2.
13. Hồi 2h31' ngày 12/4/2019, cháy tại ngách 56, ngõ 1, phố Đại Linh,
cách đường Trung Văn khoảng 400m. Khu vực cháy là các xưởng, kho được
xây dựng tạm, xen kẽ với khu dân cư trên đất lấn chiếm giáp sông Nhuệ. Đám
cháy xảy ra tại bốn kho, xưởng đều có kết cấu khung thép, mái tôn, tường xây
lửng bằng gạch, phía trên bịt tôn. Tổng diện tích bốn kho, xưởng này rộng
khoảng 900m2. Thiệt hại về tài sản hiện đang được thống kê. Tuy nhiên, thiệt hại
về người là vô cùng nghiêm trọng. Thông tin ban đầu, tại thời điểm xảy ra cháy,
tại khu vực nhà xưởng sản xuất thùng nhựa đựng rác có 8 người mắc kẹt. Cho
đến 10h30' sáng cùng ngày, thi thể của 08 nạn nhân đã được tìm thấy và đưa ra
khỏi hiện trường.
14. Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra vào khoảng 19h ngày 6/5/2019 tại
một vựa ve chai nằm sát đường Mỹ Phước Tân Vạn, phường An Phú, TX.Thuận
An, tỉnh Bình Dương. Cháy vựa ve chai ở Bình Dương, nhiều công nhân đưa đồ
đạc tháo chạy ra khỏi nhà trọ. Một vựa ve chai rộng khoảng 2.000m2 ở Bình
Dương bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến hàng trăm công nhân đang phải sơ tán
khẩn cấp.
15. Từ ngày 25 đến 30/6/2019 do thời tiết nắng nóng kéo dài, Hà Tĩnh xảy
ra hàng loạt vụ cháy rừng ở huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Sơn...
khiến hơn 250 ha rừng bị thiêu rụi. Hàng nghìn người được huy động tham gia
7

dập lửa. Đến 21h45 ngày 8/7, lửa bùng phát ở núi Nầm, thuộc xã Sơn Châu và
Sơn Thủy (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Khói bốc lên nghi ngút, cả một vùng
trời đỏ rực. Hàng trăm người gồm công an, kiểm lâm, người dân quanh vùng
tiếp tục được huy động ra hiện trường dập lửa. Hơn 20 gia đình sống dưới chân
núi buộc phải sơ tán đồ đạc, tài sản trong đêm đề phòng lửa cháy lan.
16. Cháy xảy ra tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (số
87-89 phố Hạ Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Hà Nội) xảy ra từ 18h
ngày 28/8 đến 3h30 sáng mới được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy gây thiệt hại
hàng trăm tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc và
bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.
17. Rạng sáng ngày 01/12/2019, cháy xảy ra tại ngôi nhà trên đường
Nguyễn Chính (Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 03 cháu tử vong. Ngọn
lửa bùng phát tại tầng 1 ngôi nhà sau đó lan rộng ra khu vực xung quanh, do cửa
khóa trái nhiều lớp lực lượng chức năng rất khó tiếp cận được.
18. Hồi 14h11’ ngày 04/02/2020, xảy cháy nhà xưởng thuộc Công ty
TNHH Indochine Foamteach - vốn đầu tư Malaysia (KCN Mỹ Phước 3, phường
Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương), chuyên sản xuất mút xốp, kết cấu
tường gạch, khung thép, mái tôn. Công an tỉnh Bình Dương đã điều động 26 xe
chữa cháy và 138 CBCS tổ chức triển khai công tác chữa cháy, CNCH. Đến
18h45’ cùng ngày đám cháy đã được khống chế, dập tắt hoàn toàn. Thiệt hại do
cháy gây ra: không gây thiệt hại về người; về tài sản cháy 13.000m2/59.000m2
19. Hồi 06h15’ xảy ra cháy tại Kho chứa hạt điều số 5 thuộc Công ty cổ
phần Thành Chí, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu có diện tích 8.840m2 và chứa 14.000 tấn hạt điều khô. Công an tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đã điều động 32 xe, phương tiện chữa cháy các loại cùng với 230
CBCS tổ chức triển khai chữa cháy và CNCH. Đến 09h30’ cùng ngày đám cháy
cơ bản được khống chế không để cháy lan sang các kho chứa thành phẩm khác
và các khu vực lân cận. Đến 19h00 ngày 11/4/2020 đám cháy được dập tắt hoàn
toàn. Thiệt hại do cháy gây ra: Làm 35 CBCS tham gia chữa cháy bị bỏng nhiệt
ướt (do dầu điều); thiệt hại về tài sản làm cháy khoảng 8.840m2 kho chứa, cùng
14.000 tấn hạt điều thô.
20. Hồi 11h20’ ngày 06/5/2020 xảy ra cháy tại Công ty TNHH Song Ngân
(Khu công nghiệp Phú Thị, xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội). Công an thành phố
Hà Nội đã điều động 16 xe chữa cháy và gần 200 CBCS tổ chức chữa cháy và
CNCH. Đến 14h00’ cùng ngày đám cháy được khống chế, đến 16h00’ cùng
ngày đám cháy được cơ bản dập tắt và đến 23h00’ đám cháy được dập tắt hoàn
toàn. Thiệt hại do cháy gây ra: Làm 03 người chết, về tài sản làm cháy hoàn
toàn nhà xưởng rộng 2.100 m2 do Công ty Biovet thuê làm xưởng sản xuất.
21. Rạng sáng ngày 15/6/2021 xảy ra cháy tại phòng trà Fill ở số 146,
đường Đinh Công Tráng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Công an tỉnh Nghệ an
đã huy động 07 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sỹ tham gia chữa
cháy. Sau gần 02 giờ chữa cháy, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy
8

khiến 06 nạn nhân tử vong và thiêu rụi nhiều tài sản của phòng trà.
22. Khoảng 00h50’ sáng ngày 05/6/2021, tại cơ sở kinh doanh tư vấn,
thiết kế và mua bán đồ điện Quang Dũng, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra hỏa hoạn. Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an tỉnh
Quảng Ngãi đã điều động 4 xe chữa cháy, 1 xe bồn, 1 cứu nạn, cứu hộ và 52 cán
bộ, chiến sĩ kịp thời đến trường, triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ. Do cơ sở chứa rất nhiều đồ điện, lại không có cửa thoát hiểm nên công tác
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Vụ cháy khiến 04 người
trong một gia đình tử vong.
23. Hồi 14 giờ 50 phút ngày 24/4/2022 xảy ra cháy tại hộ gia đình ông
Nguyễn Văn Lảu; địa chỉ: bản Mo Nghè 1, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh
Sơn La. Sau khi tiếp nhận thông tin báo cháy, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH
huyện Phù Yên đã tiến hành xuất 01 xe chữa cháy, 01 xe trạm bơm cùng 11
CBCS đến hiện trường tham gia chữa cháy, đến 15 giờ 10 phút cùng ngày, đám
cháy được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy khiến 01 người tử vong, thiệt hại về tài
sản khoảng 300 triệu đồng.
PHẦN II
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TÍNH CHẤT,
NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
I. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ
CỨU NẠN, CỨU HỘ
1. Luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội khoá X, Kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực kể từ ngày 4/10/2001.
2. Luật số 40/2013/QH13: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
PCCC, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
3. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
4. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng
chống bạo lực gia đình.
5. Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 Quy định điều kiện về an
ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
6. Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ, quy định
về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
7. Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ
Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng
cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa
9

cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.


8. Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày
18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và
chữa cháy.
9. Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy
định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực
lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng
cháy và chữa cháy chuyên ngành.
10. Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2021 của Bộ Lao
động thương binh xã hội Hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều
động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân
phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
11. Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
Tăng cường Công tác PCCC tại khu dân cư.
12. Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 13/01/2022 của UBND tỉnh Sơn La về
tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022.
13. Các Quy chuẩn quốc gia và TCVN về PCCC.
II. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC PCCC
1. Tính chất quần chúng
Trong hoạt động hàng ngày, tại nơi làm việc cũng như nơi cư trú thường
xuyên tồn tại nguồn lửa, nguồn nhiệt các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt và các loại
chất cháy, như vậy hầu như ở đâu, lúc nào cũng có đủ các yếu tố gây cháy. Do
đó công tác PCCC mang tính chất quần chúng rất sâu sắc và tính xã hội hoá cao.
Theo thống kê cho thấy nguyên nhân gây cháy chủ yếu do con người thiếu ý
thức hoặc kiến thức gây ra, nhưng cũng chính con người lại phát hiện cháy và tổ
chức chữa cháy.
Cháy nguy hiểm và gây thiệt hại khôn lường, vì lợi ích thiết thân của
mình mỗi người đều phải lo việc PCCC. Song cháy có thể lan từ nhà này sang
nhà khác, công trình này sang công trình khác, do vậy, đối với việc chữa cháy,
nhất là đối với những đám cháy lớn, phức tạp phải có nhiều người, nhiều lực
lượng hợp sức mới dập tắt được. Do đó việc PCCC không phải là việc riêng của
từng người, mà trở thành việc chung của toàn xã hội, phải huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC.
2. Tính chất pháp chế
Công tác PCCC là một lĩnh vực rất quan trọng và cấp thiết của toàn xã
hội, bởi vậy nó phải được thể chế hóa thành luật pháp để hướng dẫn và bắt buộc
mọi cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân thực hiện thường xuyên,
10

triệt để mới đem lại hiệu quả.


Để đối phó với nạn cháy, các triều đại của Nhà nước Phong kiến Việt
Nam đều có ban hành Luật lệ quy định về phòng cháy và chữa cháy. Điển hình
là Quốc điều Hình luật có 3 chương quy định riêng về phòng cháy và chữa cháy
đó là Chương Tạp luật, Chương cấm vệ và Chương Đạo tặc
Để ngăn ngừa cháy xảy ra, đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia
đình và cá nhân phải chấp hành triệt để các quy định an toàn PCCC, phải xác
định việc PCCC là trách nhiệm của chính mình, nhưng trong thực tiễn thì ý thức
PCCC của nhiều người còn chưa cao. Do đó, song song với các biện pháp tuyên
truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, phải thực hiện các biện pháp hành
chính, cưỡng chế để bắt buộc mọi người phải tuân thủ các văn bản quy phạm
pháp luật về PCCC.
* Hệ thống các văn bản pháp luật về PCCC của nước ta hiện nay gồm:
- Luật PCCC; các luật khác có nội dung quy định về PCCC;
- Các nghị định của Chính phủ; Chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính
phủ quy định về công tác PCCC;
- Các thông tư, quyết định, Chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; nghị
quyết của HĐND các cấp; chỉ thị, quyết định của UBND các cấp về công tác
PCCC;
- Các tiêu chuẩn, Quy phạm, Quy chuẩn quy định về công tác PCCC…
3. Tính chất khoa học
Bản chất của sự cháy là phản ứng hóa học kèm theo tỏa nhiệt và phát ra
ánh sáng. Để sự cháy không biến thành đám cháy gây thiệt hại cho con người và
để dập tắt đám cháy cần phải áp dụng nhiều bộ môn khoa học, bao gồm cả khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội.
4. Tính chất chiến đấu
Cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, để chữa cháy kịp thời và có hiệu quả,
phải tổ chức việc thường trực sẵn sàng chữa cháy 24/24 giờ với tinh thần sẵn
sàng chiến đấu cao.
- Mọi hoại động PCCC trước hết phải được thực hiện và gỉảỉ quyết bằng
lực lượng và phương tiện tại chỗ.
- Thông thường khi đám cháy mới xảy ra thường là cháy nhỏ, nếu được
phát hiện kịp thời và có lực lượng, phương tiện tại chỗ thì việc dập tắt đám cháy
rất nhanh và đơn giản, nhưng nếu không phát hiện và không tổ chức chữa cháy
kịp thời thì đám cháy sẽ phát triển lớn, việc tổ chức chữa cháy rất khó khăn,
phức tạp và dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng.
- Do đó phải chủ động chuẩn bị lực lượng và phương tiện tại chỗ, trong đó
mỗi cơ quan, tổ chức, cơ sở phải thành lập lực lượng PCCC cơ sở để làm lực
lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC. Lực lượng này phải được tổ
11

chức chặt chẽ, huấn luyện định kỳ để có đủ khả năng làm tốt công tác phòng
ngừa và chữa cháy tại chỗ kịp thời, có hiệu quả; đồng thời mỗi cơ quan, tổ chức
và cơ sở phải tự trang bị phương tiện PCCC cần thiết đáp ứng với yêu cầu
PCCC tại chỗ và phải sử dụng thành thạo các phương tiện đó.
III. TRÁCH NHIỆM PCCC&CNCH
1. Trách nhiệm chung: (Điều 5 Luật PCCC )
- PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào
đội dân phòng, đội PCCC cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có
yêu cầu;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách
nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra PCCC trong phạm vi trách
nhiệm của mình;
- Lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động
PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ (Điều 50 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy
và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình;
b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào toàn dân tham
gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy,
trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
đ) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống
kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ,
ngành, đơn vị liên quan xây dựng nội dung, thời lượng và quy định việc lồng
ghép kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào
chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ
thông, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học và trình độ đào
tạo.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các
cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu
12

nạn, cứu hộ.


4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên
quan tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các
quy hoạch thuộc phạm vi quản lý gắn với quy hoạch hạ tầng về phòng cháy và
chữa cháy bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn; nghiên cứu sửa đổi, xây
dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa
cháy đối với các loại hình công trình đặc thù hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật để áp dụng.
5. Bộ Tài chính chủ trì, bố trí ngân sách chi thường xuyên cho các bộ, cơ
quan trung ương thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công
an, các bộ, ngành có liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hàng
năm về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy của các bộ, ngành, địa phương vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của nhà nước bảo đảm sự phát
triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh; thẩm định nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở, sản xuất, mua
sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
Luật Đầu tư công; tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt thực hiện.
7. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong công tác phòng
cháy và chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan
đại diện của tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này; đăng tải
thông tin về những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ huy động để tham gia chữa cháy; thông báo
cho Bộ Công an về trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt
Nam hiệp định lãnh sự, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ
thống Liên hợp quốc, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ
ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế mà lực lượng
phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào để chữa cháy khi có
yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của
các cơ quan đó; thông báo cho Bộ Công an về nhà ở của viên chức lãnh sự
không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt
Nam mà trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định
lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào để chữa
cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể chế độ đối với
người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo
lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền trong trường hợp bị tai nạn, bị
tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y
khoa, bị thương, bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp
lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bị chết, bị chết thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; chế độ
đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
13

ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết sau khi thống nhất với Bộ
Công an và Bộ Tài chính.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan xây
dựng thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch huy động các lực lượng tham gia
công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Trách nhiệm của Bộ Công an (Điều 51 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy
và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng
cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy
chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc phân cấp quản lý
về phòng cháy và chữa cháy, phân cấp huấn luyện, cấp chứng nhận huấn luyện
nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân; quy định về nội
dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn
về kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về
phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và
chữa cháy.
4. Thực hiện công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với
phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, thanh
tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan
đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.
5. Thực hiện thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và
chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với các dự án, công trình xây
dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an
toàn phòng cháy, chữa cháy và quy định việc thực hiện các nội dung này trong
lực lượng Công an nhân dân; kiểm tra, kiểm định và chứng nhận phù hợp đối
với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định, quản lý, in và phát
hành tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy
định về phòng cháy và chữa cháy.
7. Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo việc tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy,
chỉ huy chữa cháy, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và triển khai hoạt
động chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng
14

cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành
và tổ chức thực hiện các quy định về định mức, tiêu chuẩn trang bị, quản lý, bảo
quản, bảo dưỡng và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào
tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy.
10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
11. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
12. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động
phòng cháy và chữa cháy.
13. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy
và chữa cháy.
14. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc
tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện
các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo
thẩm quyền.
4. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 52 Nghị định số
136/2020/ NĐ-CP)
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng
cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định
về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia
phòng cháy và chữa cháy;
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị
phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn
nước phục vụ chữa cháy;
e) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực
lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
g) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động
nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;
h) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an
15

về phòng cháy và chữa cháy.


2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa
phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Ban hành, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp
luật về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ
sở thuộc phạm vi quản lý; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và
chữa cháy theo thẩm quyền;
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy
và chữa cháy;
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn;
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị
phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;
đ) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
e) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
g) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân
cấp huyện
5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình (Khoản 2
Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy)
Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 3; bổ sung khoản 3a và khoản 3b vào sau
khoản 3 Điều 5 Luật PCCC như sau:
3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
a. Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b. Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây
cháy, nổ;
d. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm
điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an
toàn chất dễ gây cháy, nổ.
6. Trách nhiệm PCCC của cá nhân (Khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy)
a. Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của
người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và
chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông
dụng;
16

c. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng
nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản,
sử dụng chất cháy;
d. Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong
Luật này.
IV. TỒ CHỨC LỰC LƯỢNG PCCC
1. Vai trò của đội dân phòng và đội PCCC cơ sở
- Đội dân phòng gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy, giữ
gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.
- Đội PCCC cơ sở gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại nơi
làm việc.
Đây là 2 lực lượng nòng cốt tham gia công tác PCCC tại cơ sở và ở nơi cư
trú, có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện và dập tắt đám cháy ngay từ khi mới
phát sinh. Trong những năm qua, lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng đã phát
hiện và dập tắt kịp thòi trên 60% tổng số vụ cháy xảy ra, góp phần kiềm chế số
vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.
2. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng
dân phòng (Điều 30 Nghị định 136/2020/NĐ-CP):
1. Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp thành lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và
trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh
phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy
trì hoạt động của đội dân phòng.
2. Bố trí lực lượng dân phòng:
a) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội
trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm
01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế
của tổ dân phòng từ 05 đến 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng,
đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
3. Thành viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi
cư trú.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.
3. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng
phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành (Điều 31 Nghị định
136/2020/NĐ-CP)
1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh
17

hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có
trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì
hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có
trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và
trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách
nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí,
trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của
đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người
làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên
ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế
của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người,
trong đó có 01 đội trưởng;
c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên
chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người,
trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có
01 đội trưởng và 02 đội phó;
đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100
người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy
và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối
thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;
e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người
thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;
g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy
và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản
và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo
sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập
và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp
vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều
kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy
và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
4. Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở (Điều
18

45 Luật PCCC)
1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC:
- Dự thảo quy định, nội quy an toàn PCCC phù hợp với điều kiện cơ sở.
Quy định, nội quy gồm những nội dung cơ bản:
- Quy định trách nhiệm PCCC của tập thể, cá nhân đối với công tác
PCCC;
+ Phân công trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác PCCC của
đơn vị;
+ Quy định những điều cán bộ công nhân viên không được làm nhằm đảm
bảo an toàn PCCC trong đơn vị;
+ Quy định về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
và hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm quy định về an toàn PCCC.
- Đề xuất lãnh đạo đơn vị phê duyệt quy định, nội quy an toàn PCCC và
biện pháp thực hiện.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; xây dựng
phong trào quần chúng tham gia PCCC:
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền PCCC; đề xuất nội dung, biện pháp
tuyên truyền trong cơ sở
+ Nội dung tuyên truyền: Kiến thức pháp luật và kiến thức cơ bản về công
tác PCCC; những biện pháp, giải pháp PCCC; thông tin về tình hình cháy, nổ
trên địa bàn; phổ biến kinh nghiệm hay trong công tác PCCC; kết quả công tác
PCCC của đơn vị, biểu dương khen thưởng, phê phán hành vi vi phạm quy định
về an toàn PCCC...
+ Biện pháp và hình thức tuyên truyền: Mời Cảnh sát PCCC đến tuyên
truyền, nói chuyện về công tác PCCC; thông tin trên hệ thống loa truyền thanh,
bảng tin nội bộ; kẻ vẽ tranh, panô, áp phích; phát tài liệu PCCC đến từng cán bộ
công nhân viên; đưa nội dung PCCC vào các cuộc họp, buổi sinh hoạt tập thể.
Đề xuất các hình thức, biện pháp phát động phong trào quần chúng PCCC
+ Hình thức phát động: Tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; triển
khai thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong
công tác PCCC; phát động phong trào học tập và làm theo đơn vị điển hình tiên
tiến về PCCC để phấn đấu trở thành đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC; tổ chức
các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC”, Tuần lễ quốc gia về an toàn
vệ sinh lao động - phòng chống cháy, nổ.
+ Biện pháp phát động phong trào: Có thể phát động thành phong trào
PCCC riêng, có thể gắn nội dung PCCC vào các phong trào khác; xây dựng
thành tiêu chí của từng phong trào để dễ thực hiện; tổ chức lễ phát động, kiểm
tra, đôn đốc để duy trì phong trào, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để
hướng phong trào vào những nội dung thiết thực, hiệu quả.
19

3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về
PCCC:
- Đề xuất kế hoạch tự kiểm tra an toàn PCCC
- Nội dung kiểm tra gồm những vấn đề cơ bản:
+ Kiểm tra việc chấp hành quy định, nội quy trong việc quản lý, sử dựng
nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy của cán bộ công nhân viên trong đơn
vị;
+ Thực hiện các quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC;
+ Đôn đốc nhắc nhở công tác vệ sinh công nghiệp, chống cháy lan; không
làm cản trở lối thoát nạn;
+ Kiểm tra sự hoạt động của trang thiết bị PCCC, nguồn nước chữa
cháy...;
- Sau khi kiểm tra cần tiến hành: Đề xuất khắc phục sơ hở thiếu sót về
PCCC; đề xuất xử lý tập thể, cá nhân vi phạm quy định an toàn PCCC.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:
- Đề xuất kế hoạch tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
- Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC gồm:
+ Người đứng đầu cơ sở;
+ Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở;
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc
thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
- Nội dung huấn luyện:
+ Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCC phù hợp với từng đối tượng;
+ Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCC;
+ Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
+ Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
+ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC;
+ Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC.
- Các đối tượng sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ
PCCC và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thi được cấp “Giấy chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ PCCC”. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC do
Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNC, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH
Công an tỉnh cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05
năm kể từ ngày cấp. Hết hạn này phải được huấn luyện lại để được cấp giấy
chứng nhận mới.
20

- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ PCCC lần đầu được quy định với các
đối tượng nêu trên là từ 16 đến 24 giờ; thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy
huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi giấy chứng nhận hết hạn sử dụng tối thiểu
là 16 giờ.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện
nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở
khác khi có yêu cầu.
- Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy:
+ Đề xuất kế hoạch xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ;
+ Giúp Thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án theo quy trình;
+ Đề xuất kế hoạch thực tập phương án được thủ trưởng duyệt;
+ Đề xuất tổ chức họp rút kinh nghiệm sau khi thực tập;
+ Đề xuất bổ sung phương án khi có sự thay đổi về kiến trúc, công năng
của công trình.
- Công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện PCCC:
+ Đề xuất duy trì quân số đội PCCC cơ sở theo quy định của pháp luật và
thực tế cơ sở;
+ Đề xuất kế hoạch thường trực, tuần tra canh gác phát hiện cháy;
+ Duy trì hoạt động của các trang thiết bị PCCC được trang bị;
+ Đề xuất bổ sung, thay thế, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị
PCCC.
+ Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra:
- Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu; tham gia
các hoạt động PCCC khác khi được cấp có thẩm quyền điều động
- Triển khai tổ chức chữa cháy khi có cháy xảy ra theo phương án, chiến
thuật đã định.
- Đội trưởng đội PCCC cơ sở thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy khi
người đứng đầu cơ sở vắng mặt và có quyền, trách nhiệm sau:
+ Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định
của mình.
- Tham gia các hoạt động PCCC khác như: Tuyên truyền, cổ động, mít
tinh, diễu hành, hội thao về PCCC, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc
phục nguy cơ phát sinh cháy, nô; khắc phục hậu quả vụ cháy... theo yêu cầu của
người có thẩm quyền. Việc điều động lực lượng PCCC cơ sở tham gia hoạt động
PCCC phải có quyết định bằng văn bản; trong trường hợp khẩn cấp thì được
điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải có quyết định
bằng văn bản. Khi điều động bằng lời, người điều động phải xưng rõ họ tên,
21

chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số
lượng người, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung
hoạt động. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành
và lưu hồ sơ.
V. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
THAM GIA CHỮA CHÁY. (Theo Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH ngày
30/6/2021 của Bộ Lao động thương binh xã hội)
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số
136/2020/NĐ-CP thuộc các trường hợp sau:
a) Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa
cháy.
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và
chuyên ngành.
c) Người có thẩm quyền điều động, huy động người trực tiếp chữa cháy
và phục vụ chữa cháy.
d) Người có thẩm quyền điều động thành viên đội dân phòng, đội phòng
cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
đ) Cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp người được
điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy, thành viên đội
dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành (sau đây gọi là
đơn vị quản lý trực tiếp).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thực hiện các quy định
tại Thông tư này.
Điều 3. Chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa
cháy và phục vụ chữa cháy bị tai nạn, bị thương
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh
a) Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được cơ quan
bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí
đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế
chi trả.
b) Người không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị
quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
2. Trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động
22

a) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn, bị thương đủ
điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội
chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ theo mức suy
giảm khả năng lao động và số năm đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người đang hưởng
lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đã hưởng bảo hiểm
xã hội một lần hoặc người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không
đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động khi bị tai nạn, bị thương
được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng, trợ
cấp phục vụ theo mức suy giảm khả năng lao động (trừ các khoản trợ cấp tính
theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội). Mức trợ cấp bằng mức trợ cấp một lần
hoặc trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ đối với người lao động bị suy giảm khả
năng lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Người có đủ điều kiện xác nhận là thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xét hưởng chính sách thương binh hoặc
hưởng chính sách như thương binh.
Điều 4. Chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa
cháy và phục vụ chữa cháy bị chết
1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội, người đang bảo lưu thời gian
đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên, người
đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị chết do chữa
cháy, phục vụ chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn
khi chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng hoặc trợ cấp tuất một lần; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được
hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Người không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm
xã hội một lần bị chết do chữa cháy, phục vụ chữa cháy hoặc bị chết trong thời
gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì thân nhân,
cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả
trợ cấp như sau:
a) Thân nhân được trợ cấp tuất một lần bằng mức trợ cấp một lần khi chết
do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
hoặc trợ cấp tuất hằng tháng bằng mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với người
đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng phải đảm bảo
điều kiện về thân nhân như quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với
người đang tham gia bảo hiểm xã hội.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được trợ cấp mai táng.
Mức trợ cấp mai táng bằng mức trợ cấp mai táng đối với người đang tham gia
bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
23

3. Người có đủ điều kiện xét công nhận là liệt sỹ theo quy định của Pháp
lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì được cơ quan có thẩm quyền xét
công nhận là liệt sỹ.
Điều 5. Trợ cấp, tiền bồi dưỡng đối với thành viên đội dân phòng, đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện,
bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Mỗi ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy, thành viên đội dân phòng được trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày
lương tối thiểu vùng, thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên
ngành được hưởng tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng do đơn vị
quản lý trực tiếp chi trả.
Ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng
theo tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở
doanh nghiệp trên địa bàn vùng I do Chính phủ quy định tại thời điểm thực hiện
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy chia cho 26 ngày.
Điều 6. Chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh
a) Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được cơ quan
bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí
đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế
chi trả;
b) Người không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị
quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
2. Chế độ tai nạn lao động
a) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện,
bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được
cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội
một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị
tai nạn, tổn hại sức khỏe được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tương
tự chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động (trừ các khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội).
24

Điều 7. Chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết
1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc
đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết do tham gia
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong
thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức
mai táng được hưởng các chế độ:
a) Thân nhân được hưởng các chế độ, bao gồm:
a1) Trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần do cơ quan bảo
hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
a2) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã
hội chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
a3) Hỗ trợ tiền bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo
quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động do đơn vị quản lý trực tiếp
chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở
lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp mai
táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Người không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm
xã hội một lần chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân được
hưởng khoản tiền hỗ trợ bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động
theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, trợ cấp tuất một lần
hoặc trợ cấp tuất hằng tháng và cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện mai táng
được hưởng trợ cấp mai táng do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả. Mức và điều
kiện hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng, trợ cấp mai táng như quy
định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
* Kinh phí thực hiện chế độ
Điều 8. Nguồn từ Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm xã hội
1. Quỹ bảo hiểm y tế chi trả phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm y tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3, điểm a
khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3;
khoản 1 Điều 4; điểm a khoản 2 Điều 6; các điểm a1, a2 và điểm b khoản 1 Điều
7 Thông tư này.
25

Điều 9. Nguồn từ ngân sách Nhà nước


1. Ngân sách Trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán hằng năm của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chế độ đối với người được điều
động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương, bị chết đủ
điều kiện xem xét công nhận là thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh hoặc được công nhận là liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản
3 Điều 4 Thông tư này.
2. Ngân sách địa phương đảm bảo bố trí trong dự toán hằng năm của Ủy
ban nhân dân cấp xã thực hiện chế độ gồm:
a) Chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và
phục vụ chữa cháy; thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ
sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bị tai nạn, bị
thương, bị chết thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại
Thông tư này.
b) Chi phí đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục
do bảo hiểm y tế chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3; chi phí khám bệnh,
chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3; chế độ quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4 Thông tư này để hoàn trả cho đơn vị quản lý
trực tiếp đối với trường hợp đơn vị quản lý trực tiếp không do ngân sách nhà
nước đảm bảo kinh phí hoạt động.
Điều 10. Nguồn từ đơn vị quản lý trực tiếp
1. Đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tại Thông tư này như sau:
a) Chi phí đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục
do bảo hiểm y tế chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 và điểm a khoản 1
Điều 6, chi phí khám chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và điểm b
khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) Các chế độ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4; điểm
b khoản 2 Điều 6; điểm a3 khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
c) Trợ cấp, tiền bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đối với đơn vị quản lý trực tiếp do ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí
hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí của đơn vị để chi trả các chế độ quy
định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật
về phân cấp ngân sách nhà nước và chế độ tự chủ của cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với đơn vị quản lý trực tiếp không do ngân sách nhà nước hỗ trợ
kinh phí hoạt động thường xuyên thì kinh phí chi trả các chế độ gồm: chi phí
đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế
chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3; chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 3; chế độ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3;
khoản 2 Điều 4 Thông tư này do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được điều
động, huy động đăng ký hộ khẩu thường trú hoàn trả cho đơn vị quản lý trực tiếp.
26

4. Đơn vị quản lý trực tiếp đối với người không thuộc quản lý của các cơ
quan, đơn vị, tổ chức là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
VI. MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM AN TOÀN PCCC THƯỜNG GẶP
(Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng
chống bạo lực gia đình)
Điều 30. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện
không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có
thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm tra an toàn phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
theo quy định của pháp luật;
e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa
cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi
không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật
về phòng cháy và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về
phòng cháy và chữa cháy.
Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử
dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện
tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị,
dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
27

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng
nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo
khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện,
điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn,
cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa
cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt,
quản lý, sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện
mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt,
bảo vệ hoặc thiết bị sử dụng điện không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa
cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định
trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng cho hệ thống
phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp
luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi
không lắp đặt các hệ thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp
gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát
nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng
khác cản trở lối thoát nạn;
28

b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự
cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và
chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và
chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát
nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu
sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối
thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo
quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn
không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy
định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm
mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 42. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy
theo quy định của pháp luật;
b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc
mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông
tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
29

Điều 45. Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người
có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp
thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn
nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định
của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
của người có thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển
chống cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người
có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực
lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài
sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
VII. CHỈ THỊ SỐ 32/CT-TTg NGÀY 05/12/2018 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PCCC TẠI KHU DÂN CƯ
Ngày 05/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg
về việc tăng cường công tác PCCC tại khu dân cư. Thủ tướng yêu cầu các bộ,
ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm sau:
30

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân để từ đó nâng cao tinh thần trách
nhiệm tham gia vào công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thực
hiện nghiêm quy chế dân chủ theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Gắn phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy với phong trào xây
dựng khu dân cư, gia đình văn hóa; nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen
thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày
25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Quyết định số 1635/QĐ-
TTg ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng. Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của các cơ quan, đơn
vị.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện
pháp giải quyết, khắc phục kịp thời sơ hở, bất cập trong công tác phòng cháy,
chữa cháy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn
đến cháy, nổ trong khu dân cư. Bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách
hàng năm để bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với
khu dân cư, cơ sở thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý. Khi xảy ra cháy, nổ tại
khu dân cư phải tập trung các lực lượng tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp
thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo tổng rà soát,
đánh giá, phân loại địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao cần
tăng cường quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Chỉ đạo Ủy ban nhân
dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc yêu cầu Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn thực hiện ngay những giải pháp, biện pháp bảo đảm an toàn
phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ
trên địa bàn quản lý.
b) Xây dựng quy định, biện pháp cụ thể xử lý đối với các nhà chuyển đổi
công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu...,
nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy.
c) Củng cố, xây dựng mới, duy trì hoạt động lực lượng dân phòng bảo
đảm chế độ phụ cấp, phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo
đúng quy định của pháp luật. Xác định đây là lực lượng nòng cốt trong công tác
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ. Giao nhiệm vụ cụ thể cho lực
lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ... trong việc phối hợp với lực lượng dân
31

phòng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại địa phương. Hàng năm, 100%
khu dân cư phải tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có sử
dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ. Đối với những khu dân cư có nguy hiểm
cháy, nổ cao phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có huy
động nhiều lực lượng, phương tiện ít nhất mỗi năm 01 lần.
d) Rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch
giải tỏa để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đặc biệt chú ý các
điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu
hộ. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc cơi nới chiếm dụng lối đi chung; câu, mắc
đường dây dẫn điện, viễn thông không bảo đảm theo quy định. Tích cực vận
động nhân dân tự nguyện di rời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy hiểm cháy,
nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.
đ) Trong quá trình cấp phép xây dựng, cải tạo đối với nhà ở riêng lẻ, nhà
ở liên kế, nhà ở liên kế mặt phố... cần chú ý đến các điều kiện bảo đảm an toàn
phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Rà soát quy hoạch đối với các làng nghề
truyền thống hướng tới mục tiêu mỗi làng nghề, mỗi gia đình, hộ kinh doanh sản
xuất đạt chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.
3. Bộ Công an:
a) Chủ động điều tra cơ bản nắm tình hình, đánh giá, phân tích mức độ
nguy hiểm của từng khu dân cư để hướng dẫn, áp dụng các biện pháp phòng
ngừa cháy, nổ phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ, nhất là vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ trong nhân dân,
quản lý các cơ sở kinh doanh phế liệu liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ. Tổ chức
kiểm tra đối với các cơ sở và hướng dẫn công tác tự kiểm tra an toàn phòng
cháy, chữa cháy tại khu dân cư bảo đảm đủ số lần, số lượt theo quy định tại
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
b) Thường xuyên tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn
các biện pháp phòng cháy, chữa cháy bằng các hình thức phù hợp với thực tế
từng địa bàn, khu dân cư; tăng cường hướng dẫn các kỹ năng thoát hiểm, thoát
nạn cho người dân khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra, nhất là tại khu dân cư,
chung cư lâu năm tồn tại nhiều nguy cơ cháy, nổ, sập, đổ công trình. Tổ chức tốt
lực lượng, phương tiện thường trực để kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố, tai
nạn, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là thiệt hại về
người.
c) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; nhất là các văn bản hướng
dẫn việc trang bị phương tiện, giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy
cho các hộ gia đình, các nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư.
32

Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai hệ thống cảnh báo cháy nhanh tại các khu
vực trọng điểm để xử lý nhanh, kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
d) Nghiên cứu trang bị phương tiện, trang phục chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy theo hướng vừa chi ngân
sách, vừa từ nguồn xã hội hóa bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và an toàn cho cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm
vụ.
4. Bộ Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan về phòng cháy, chữa
cháy cho nhà và công trình chưa phù hợp và có vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam:
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục kiến thức, biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, kỹ
năng thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra tại nhà ở và khu dân cư.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Nghiên cứu xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về
phòng cháy, chữa cháy để lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường phù hợp với từng cấp học, bậc học. Chỉ đạo đơn vị trực thuộc, các nhà
trường, Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp với lực lượng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên
trong các nhà trường. Định kỳ, tổ chức các hoạt động thực hành, diễn tập để
hình thành kỹ năng ứng phó với các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố cho học
sinh, sinh viên.
7. Bộ Công Thương:
a) Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động
kinh doanh, bán lẻ, tàng trữ, sử dụng các loại chất, hàng có đặc tính nguy hiểm
cháy, nổ trong khu dân cư để chủ động phòng, ngừa cháy, nổ xảy ra. Kiên quyết
tạm đình chỉ, đình chỉ và xử lý nghiêm các trường hợp không bảo đảm điều kiện
an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
b) Chỉ đạo các đơn vị điện lực tiến hành tổng kiểm tra hệ thống, mạng
lưới điện tại khu dân cư để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn phòng cháy,
chữa cháy từ hệ thống, thiết bị điện. Hướng dẫn người dân các biện pháp sử
dụng điện an toàn.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung rà soát, kiểm tra
năng lực các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng các thiết bị hàn, cắt kim loại. Xử
33

lý nghiêm các trường hợp không bảo đảm yêu cầu, đình chỉ hoạt động đối với tổ
chức, cá nhân khi phát hiện có nguy cơ gây mất an toàn về phòng cháy, chữa
cháy. Xây dựng chương trình hỗ trợ, hướng dẫn người lao động khu vực phi
chính thức sử dụng các thiết bị, công cụ lao động có nguy cơ gây cháy, nổ.
b) Nghiên cứu bổ sung nội dung kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng
cháy, chữa cháy, kỹ năng thoát nạn, cứu người vào chương trình giảng dạy, hoạt
động thực tế, thực hành trong đào tạo nghề ở tất cả các cấp, bậc học tại các
trường, cơ sở dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ
sung tiêu chí bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ là một trong các nội dung thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông
thôn mới.
VIII. CHỈ THỊ SỐ 03/CT-UBND NGÀY 13/01/2022 CỦA CHỦ TỊCH
UBND TỈNH SƠN LA VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PCCC VÀ CNCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2022
Ngày 13/01/2022 Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ban hành Chỉ thị số
03/CT-UBND về việc tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh
Sơn La năm 2022. Chỉ thị chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; người
đứng đầu các sở, ban, ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang và đề nghị các tổ
chức chính trị xã hội, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được giao
chủ trì thực hiện các nhiệm vụ gồm:
1. Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sơn La, Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh chỉ đạo đưa nội dung Phổ biến giáo dục pháp luật về
PCCC&CNCH vào Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2022; nâng cao
chất lượng nội dung tuyên truyền về pháp luật, kiến thức, kỹ năng
PCCC&CNCH cho mọi tầng lớp nhân dân; đa dạng các hình thức tuyên truyền
bằng nhiều ngôn ngữ của đồng bào dân tộc ở địa phương, trong đó cần đẩy
mạnh ứng dụng các nền tảng mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền về
PCCC&CNCH; tập trung tuyên truyền vào các thời điểm có nguy cơ cháy, nổ
cao, diễn biến thời tiết, khí hậu phức tạp.
2. Công an tỉnh
- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm an toàn
PCCC&CNCH trong mùa hanh khô, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn mùa mưa lũ 2022; bảo vệ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các sự kiện
quan trọng của đất nước, của tỉnh; các đoàn khách cấp cao của Đảng, Nhà nước,
Quốc tế đến thăm và làm việc tại Sơn La.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, hướng dẫn
việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC&CNCH của UBND cấp
huyện, cấp xã; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
34

và hộ gia đình trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC&CNCH theo
quy định của pháp luật.
- Chủ trì tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH cho UBND cấp
huyện, cấp xã để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH tại
địa phương; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC
chuyên ngành, PCCC cơ sở, dân phòng đáp ứng được yêu cầu công
tác PCCC&CNCH tại chỗ.
- Tham mưu triển khai thực hiện: Tham mưu xây dựng Nghị quyết của
HĐND tỉnh về mức chi hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội dân
phòng; Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh năm 2022 tại
huyện Mộc Châu; Tổ chức các Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ năm 2022 trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng theo quy định
của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Bộ Công an và của
tỉnh; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng an toàn PCCC lần thứ 27 (tháng
10 năm 2022), ngày “Toàn dân PCCC” lần thứ 21 (ngày 04 tháng 10 năm 2022).
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thực hiện dự báo nguy cơ cháy rừng và
thông tin cấp dự báo cháy rừng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đồng thời thông tin kịp thời, chính xác đến chính quyền địa phương cơ
sở, các chủ rừng, các hộ dân sống trong rừng, gần rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm tra, tổ chức
tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC rừng cho các chủ rừng và lực lượng
Kiểm lâm trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức tổng rà soát, thống kê và kiểm tra,
đánh giá các phương án PCCC rừng do chủ rừng, UBND cấp xã lập; lựa chọn
thực tập một số phương án điển hình để đánh giá, rút kinh nghiệm.
5. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương khi lập, phê duyệt Đồ án
quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu
chức năng khác theo Luật quy hoạch phải tuân thủ các quy định về PCCC.
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố tham
mưu với UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan đến điều kiện an
toàn PCCC tại Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2017 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế mẫu kiến trúc Nhà ở riêng lẻ trên
địa bàn tỉnh Sơn La đảm bảo phù hợp, thống nhất với Quyết định
số 20/2021/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh ban hành quy
định về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
35

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu,
tổng hợp đưa nội dung quy hoạch hạ tầng PCCC vào quy hoạch tỉnh Sơn La thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tổng hợp các nội dung về lĩnh vực PCCC&CNCH của các sở, ban,
ngành, địa phương vào kế hoạch phát kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm sự phát
triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh; chủ trì thẩm định
báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị PCCC&CNCH theo quy định của Luật Đầu tư công, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
7. Sở Tài chính căn cứ dự toán do Công an tỉnh lập, tổng hợp, thẩm định,
trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí cho Công an tỉnh thực hiện các hoạt
động PCCC&CNCH năm 2022, đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước, các văn bản hướng dẫn Luật và phù hợp với khả năng cân đối của ngân
sách địa phương.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường cao đẳng, đại học, trường dạy nghề
trên địa bàn tỉnh tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết không sản xuất, tàng
trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, đốt thả đèn trời. Lồng ghép nội
dung kiến thức và kỹ năng PCCC&CNCH vào chương trình giảng dạy, hoạt
động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng
ngành học, cấp học.
9. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan
tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời
đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và
CNCH.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra: Bảo đảm an toàn PCCC&
CNCH dịp Tết Nhâm Dần năm 2022 và các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh
trong năm 2022; Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC&CNCH
ở cấp xã; Đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng dân phòng tại địa phương
phục vụ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về mức chi hỗ trợ thường xuyên
cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
- Để bảo đảm an toàn PCCC tại các địa phương, nhất là Tết Nguyên đán
Nhâm Dần 2022, yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ động tăng cường
công tác tuyên truyền, kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên
địa bàn, đặc biệt là các khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, khu công
nghiệp, chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí để kịp thời có biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn cháy nổ; đồng thời, không để xảy ra tình trạng đốt pháo trái
phép tại các địa phương trong dịp Tết.
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC&CNCH cấp huyện, cấp
xã, xây dựng quy chế hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
36

- Tiếp tục chỉ đạo nhân rộng “Cụm dân cư an toàn PCCC” gắn với việc
thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ, năm 2022 mỗi địa phương nhân rộng tối thiểu 05“Cụm dân cư an
toàn PCCC”.
- Rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch
giải tỏa để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đồng thời gắn với
quy hoạch về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, quỹ đất… phục vụ
công tác chữa cháy, CNCH. Năm 2022, cần tập trung ưu tiên rà soát, đánh giá
để đầu tư xây dựng các bến, bể, trụ nước chữa cháy tại các đô thị tập trung đông
dân cư để giải quyết những khó khăn về nguồn nước phục vụ chữa cháy hiện
nay.
- Bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo cho công tác PCCC và CNCH năm
2022 tại địa phương.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La và các tổ
chức thành viên hướng dẫn nhân dân thực hiện giám sát công tác
PCCC&CNCH; huy động nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân
PCCC&CNCH; tổ chức đăng ký thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị
trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, điển hình tiên tiến về PCCC; xây dựng và
củng cố lực lượng nòng cốt trong phong trào PCCC&CNCH ở cơ sở vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu theo phương châm 04 tại chỗ.
12. Nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động PCCC&CNCH năm 2022
- Nguồn ngân sách nhà nước được đảm bảo trong dự toán chi thường
xuyên của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo phân cấp quản
lý ngân sách hiện hành: Nguồn đóng góp, ủng hộ và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện lập dự toán,
quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán đảm bảo theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.
IX. QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2021/QĐ-UBND NGÀY 07/9/2021 CỦA UBND
TỈNH SƠN LA VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH VÀ NHÀ ĐỂ Ở KẾT
HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Điều 5. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh
1. Chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản
về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tích cực tham gia các đợt tuyên
truyền, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương tổ chức, tham gia phong trào toàn
dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
2. Thiết kế xây dựng nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy quy định tại văn
bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; thi công theo
37

đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng; trong quá
trình sử dụng công trình phải duy trì liên tục các điều kiện an toàn phòng cháy,
chữa cháy.
3. Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người làm việc
trong nhà thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Giả
định tình huống, cách xử lý khi có sự cố về cháy, nổ xảy ra, hướng dẫn và tổ
chức cho thành viên trong gia đình, người làm việc thực tập để chủ động xử lý
khi có tình huống xảy ra.
4. Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục
ngay những thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình.
5. Phối hợp với đơn vị, cá nhân được phân công thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy (Công an cấp huyện hoặc Công
an cấp xã hoặc UBND cấp xã, tổ dân phố…), cơ quan, tổ chức khác có hoạt
động sản xuất, kinh doanh bên trong nhà để được hướng dẫn và tổ chức thực
hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn nguồn lửa,
nguồn nhiệt và các chất dễ cháy, nổ.
Điều 6. Trách nhiệm của thành viên hộ gia đình, người làm việc trong
nhà
1. Chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ
năng cơ bản về phòng cháy và chữa cháy, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện
phòng cháy, chữa cháy được trang bị tại hộ gia đình; tích cực tham gia
các đợt tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương tổ chức, tham gia
phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
2. Thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật và do chủ hộ gia đình hướng dẫn, quy định.
3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng
nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản,
sử dụng chất cháy tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; phát
hiện và ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định về
an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, nội quy, quy định về
phòng cháy và chữa cháy do chủ hộ gia đình ban hành; thực hiện trách nhiệm
quản lý, ban hành các nội quy, quy định, phân công người thực hiện nhiệm vụ
phòng cháy và chữa cháy và duy trì các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa
cháy thuộc phạm vi quản lý.
2. Hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực
hiện trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật
38

PCCC và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở
theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
Điều 8. Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ
gia đình (nhà ở riêng lẻ)
1. Chủ hộ gia đình cần duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa
cháy nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh cháy, nổ trong quá trình sinh hoạt
a) Bố trí mặt bằng công năng sử dụng
Gian phòng để ở cần bố trí tại tầng thấp, gần cầu thang, lối ra thoát nạn,
ngăn cách với khu vực, gian phòng có bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ và
sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không bố trí gian phòng bảo quản, tích trữ
xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ … trong nhà.
Gian phòng, khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng và phương
tiện, thiết bị khác có sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu phải được ngăn cách hoặc
có khoảng cách đến lối ra thoát nạn của nhà và nơi đun nấu, nguồn lửa, nguồn
nhiệt nhằm loại trừ nguyên nhân gây cháy, cháy lan, bảo đảm thoát nạn an toàn
cho người từ các gian phòng khác, tầng phía trên của nhà. Trường hợp, các gian
phòng, khu vực bố trí trong không gian kín phải duy trì thường xuyên giải pháp
thông gió phù hợp với đặc điểm của nhà.
Nhà có tầng hầm, tầng bán hầm, cần có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói
lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà; trong
tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng
hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy,
trừ các trường hợp đã có quy định được xem xét riêng.
Bố trí ban công hoặc lô gia và có cửa thoát hiểm đối với nhà ở liên kế từ
02 tầng trở lên; mặt trước và mặt sau các tầng không nên bố trí khung thép
(chuồng cọp) bưng kín gây cản trở lối thoát nạn.
b) Đường, lối ra thoát nạn của nhà
Nhà có 01 lối ra thoát nạn, cần bố trí thêm 01 lối ra thứ 2 qua ban công, lô
gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống
tụt, thang dây ngoài nhà…, để thoát nạn khi cần thiết. Trường hợp, lối thoát qua
lồng sắt, lưới sắt, cần có ô cửa có kích thước đủ rộng để cho người di chuyển
thuận lợi.
Trên đường, lối đi, cầu thang thoát nạn không sử dụng vật liệu dễ cháy để
thi công, lắp đặt, trang trí nội thất; không bố trí, lắp đặt vật dụng, thiết bị nhô ra
khỏi mặt tường có độ cao dưới 02 m; không lắp đặt gương soi trên đường, lối đi,
cầu thang bộ thoát nạn. Chiều rộng của lối đi, bản thang thoát nạn phải bảo đảm
cho người di chuyển thuận lợi (chiều rộng tối thiểu là 0,7m).
Lối ra tại tầng 01 cần thoát trực tiếp ra ngoài, trường hợp thoát qua gian
phòng khác, phải duy trì chiều rộng lối đi và khoảng cách an toàn đến các vật
dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (ô tô, xe máy…); không bảo
quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong gầm
39

cầu thang, buồng thang bộ, trên hoặc liền kề với đường, lối thoát nạn. Cửa đi
trên lối thoát nạn tại tầng 01 cần sử dụng cửa bản lề (loại cửa 01 cánh hoặc
nhiều cánh), hạn chế sử dụng cửa cuốn, cửa trượt, trường hợp lắp đặt cửa cuốn,
phải có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.
c) Sắp xếp vật dụng, thiết bị, quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
trong nhà
Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, không cản
trở lối và đường thoát nạn; không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện,
aptomat, cầu dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt…
Không bố trí, sử dụng các thiết bị có áp lực, dễ nổ (bình xịt diệt côn trùng,
bình gas mini…) gần vị trí sử dụng ngọn lửa trần để đun nấu hoặc thiết bị điện
có sinh nhiệt…
Việc sử dụng nguồn lửa trong nhà phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn
phòng cháy và chữa cháy:
- Bếp sử dụng khí LPG(GAS): Cần bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, thông
thoáng, cách xa thiết bị điện và lắp đặt thiết bị báo dò khí GAS tại khu vực sử
dụng khí GAS; thường xuyên kiểm tra tình trạng của van khóa, dây dẫn và đóng
van bình GAS sau khi sử dụng; không sử dụng các bình GAS mini đã qua sử
dụng hoặc bình GAS, dây dẫn khí, bếp không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Khi phát hiện có mùi đặc trưng của khí GAS phải giữ nguyên hiện trạng
của hệ thống điện (không bật, tắt các công tắc thiết bị tiêu thụ điện vào thời
điểm đó), không dùng ngọn lửa trần (bật đánh lửa của bếp GAS, bật lửa, diêm,
đèn dầu, hương, nến…), mở cửa sổ, cửa chính (tránh làm phát sinh tia lửa) để
thoát khí GAS, phải khóa ngay van bình và báo cho đại lý cung cấp gần nhất.
- Bếp điện: Cần lắp đặt, sử dụng dây dẫn, thiết bị bảo vệ phù hợp với công
suất của bếp và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Bếp dầu: Cần bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, không dùng xăng hoặc
xăng pha dầu để đun bếp dầu; không rót thêm dầu vào bếp khi đang đun nấu, tắt
bếp sau khi sử dụng.
- Thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã: Vách, trần, vật liệu trang trí khu vực
thờ cúng là loại không cháy hoặc khó cháy; không để số lượng nhiều vàng mã
trên bàn thờ gần bát hương, đèn, nến; không thắp hương khi không có người ở
nhà; khi đốt vàng mã, khi đun nấu cần có người trông coi và có biện pháp ngăn
tàn lửa để chống cháy lan.
d) Lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện trong nhà
Hệ thống điện được lắp đặt bảo đảm đủ công suất tiêu thụ của các thiết bị
điện; có thiết bị bảo vệ, đóng ngắt chung cho hệ thống, từng tầng, nhánh và thiết
bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ lớn. Khi lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ
điện cần tính toán công suất của hệ thống điện để tránh quá tải và không câu
móc dây dẫn điện cấp cho thiết bị; vị trí lắp đặt, bố trí thiết bị phải bảo đảm yêu
cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
40

Dây dẫn điện đặt trong nhà phải bảo đảm yêu cầu về an toàn phòng cháy
và chữa cháy (đặt trong ống gen, máng cáp hoặc đặt ngầm tường; tại vị trí tiếp
giáp với thiết bị, vật dụng dễ cháy, nổ phải ngăn cách bằng vật liệu không
cháy…). Không sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng 01 ổ cắm; trước
khi ra khỏi nhà hoặc khi đi ngủ phải kiểm tra, tắt nguồn điện tới các thiết bị tiêu
thụ điện không sử dụng.
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị
điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Đường dây dẫn điện và các thiết bị điện
hư hỏng phải được sửa chữa khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường
dây dẫn điện hoặc thiết bị không an toàn.
e) Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ theo điều kiện, quy mô của ngôi nhà, chủ hộ gia đình cần trang bị ít nhất
01 bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng, kìm cộng
lực…), đèn chiếu sáng sự cố…, vị trí đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho
việc sử dụng để kịp thời sử dụng để chữa cháy, mở cửa, thoát nạn an toàn khi
xảy ra sự cố cháy, nổ. Đồng thời, có thể trang bị thêm hệ thống, thiết bị báo cháy
tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước, mặt nạ phòng độc, thang dây, ống tụt
cứu người…
f) Khi hàn cắt trong sửa chữa, cải tạo nhà phải thực hiện đúng quy trình,
quy định; có người giám sát, có biện pháp che chắn không để vảy hàn tiếp xúc
với các chất dễ cháy.
2. Ngoài các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy tại Khoản 1, Điều
này khuyến khích chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà ở riêng lẻ thực hiện các
nội dung quy định tại Khoản 1 đến Khoản 6 Điều 9 quy định này nhằm tăng
cường điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy cho nhà ở hộ gia đình.
Điều 9. Quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy nhà để ở kết hợp
sản xuất, kinh doanh
Chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh phải bảo đảm và duy trì điều kiện an
toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phần nhà để ở theo các nội dung tại
Điều 8 nêu trên và phần để sản xuất, kinh doanh (cơ quan, tổ chức khác sử dụng
phần nhà để sản xuất, kinh doanh phải thực hiện các quy định về phòng cháy và
chữa cháy chung của nhà và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và
chữa cháy thuộc phạm vi quản lý). Khu vực sản xuất, kinh doanh trong nhà ở hộ
gia đình phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
1. Lập, quản lý, cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động
phòng cháy và chữa cháy của cơ sở bảo đảm thành phần theo quy định tại
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của
Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy
và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy
41

và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy.
2. Bố trí mặt bằng công năng sử dụng
Gian phòng sản xuất, kho chứa thuộc nhóm F5.1, F5.2 bố trí không quá
01 tầng hầm; không bố trí gian phòng sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí, chất
lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy, gian phòng để ở trong tầng hầm; không bố trí
gian phòng có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B trong ngôi nhà.
Gian phòng sản xuất, kinh doanh phải được ngăn cháy lan, ngăn khói với
khu vực để ở của hộ gia đình, cầu thang bộ chung của các tầng và lối ra thoát
nạn tại tầng 01 của nhà.
Gian phòng sản xuất, kinh doanh, có bố trí gian phòng tồn chứa hàng hóa,
vật liệu dễ cháy hoặc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt có tính chất nguy hiểm
cháy, nổ khác phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được ngăn cách với
khu vực sản xuất, kinh doanh bằng kết cấu ngăn cháy.
Nhà có tầng hầm, tầng bán hầm, cần có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói
lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà; trong
tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng
hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy,
trừ các trường hợp đã có quy định được xem xét riêng.
Bố trí ban công hoặc lôgia và có cửa thoát hiểm đối với nhà ở liên kế từ
02 tầng trở lên; mặt trước và mặt sau các tầng không nên bố trí khung
thép (chuồng cọp) bưng kín gây cản trở lối thoát nạn.
Biển quảng cáo lắp đặt bên ngoài nhà phải thực hiện theo đúng quy định
pháp luật về quảng cáo, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và
lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời QCVN 17:2018/BXD.
3. Đường, lối ra thoát nạn
Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8 m, chiều cao
thông thủy tối thiểu 1,9 m.
Đối với nhà chỉ có 01 lối ra thoát nạn, phải bố trí lối thoát nạn thứ 2 bằng
cầu thang ngoài nhà hoặc thang nối giữa các tầng nhà hoặc lối ra khẩn cấp như:
Lối thoát qua ban công, lôgia, lối lên sân thượng hoặc lên mái để có khả năng
thoát nạn sang các nhà liền kề hoặc khu vực an toàn.
Nhà có tầng sân thượng phải bố trí thông thoáng, có lối lên từ tầng dưới
qua các thang cố định; tại vị trí cửa lên tầng mái nếu có bố trí khóa cửa thì phải
thiết kế để có thể dễ dàng thao tác mở cửa từ bên trong.
Không xây kín ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên.
Đối với nhà không có các ô thông tầng hoặc đã lắp kính cần thiết kế, lắp đặt các
lỗ cửa thoát khói tự nhiên trong nhà thông qua mái nhà hoặc thoát khói trực tiếp
ra không gian bên ngoài tại các tầng.
42

Cửa chính của nhà dùng để thoát nạn ra ngoài phải sử dụng cửa có bản lề.
Nhà có thiết kế ban công, lôgia phải đảm bảo thông thoáng, không được che
chắn ban công, lô gia tạo thành phòng, không lắp đặt lồng sắt, lưới sắt gây cản
trở việc thoát nạn và cứu người khi xảy ra cháy, nổ.
Trường hợp chủ cơ sở, chủ hộ kinh doanh vẫn muốn trang bị cửa cuốn,
cửa trượt, lưới sắt..., để bảo vệ tài sản phải cam kết chịu trách nhiệm về phòng
cháy, chữa cháy, đồng thời cửa cuốn cần sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở
nhanh, cửa mở bằng mô tơ điện phải có bộ lưu điện và mở nhanh bằng cơ khi
mất điện hoặc mô tơ bị hỏng.
Yêu cầu về đường, lối thoát nạn của khu vực, gian phòng, tầng sản xuất,
kinh doanh phải đáp ứng quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phòng
cháy, chữa cháy tại thời điểm cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng. Trong nhà ở
nhiều tầng có sử dụng chung cầu thang bộ thoát nạn thì gian phòng sản xuất,
kinh doanh hàng hóa cháy được tại từng tầng nhà phải được ngăn cháy lan, ngăn
khói với cầu thang bộ bằng kết cấu ngăn cháy, cửa ngăn cháy.
Dây chuyền công nghệ bố trí trong khu vực sản xuất, bảo quản, sắp xếp
vật tư hàng hóa, mặt bằng kinh doanh trong gian phòng sản xuất, kinh doanh,
kho chứa phải được duy trì về chiều rộng của đường thoát nạn không nhỏ hơn
0,7 m và khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát nạn của gian phòng không
quá 20 m.
4. Sắp xếp vật dụng, thiết bị, quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
trong nhà
Không bố trí nơi đun nấu, thờ cúng trong khu vực sản xuất, kinh doanh,
bảo quản vật tư, hàng hóa cháy được. Khu vực bếp nấu phải để xa các vật liệu
dễ cháy ít nhất 0,7 m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần
hơn, nhưng không dưới 0,2 m. Trường hợp trong nhà có sử dụng thiết bị tiêu thụ
khí dầu mỏ hóa lỏng GAS: tất cả các thiết bị điện trong nhà phải lắp đặt cách
chai chứa GAS tối thiểu 1,5 m; lắp đặt thiết bị cảnh báo rò rỉ GAS tại khu vực
đặt bình GAS, bếp GAS.
Khi điều kiện kinh doanh, sản xuất có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,
thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải bố trí cách các vật liệu dễ cháy, các phương tiện,
dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy (ô tô, xe máy...) ít nhất 0,7 m, nếu có
tấm cách nhiệt ngăn cháy thì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,2 m;
khi điều kiện kinh doanh, sản xuất cần dự trữ xăng, dầu và các chất lỏng cháy thì
phải bảo quản tại nơi thông thoáng, tránh xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, tránh ánh
nắng trực tiếp và không để trên lối ra thoát nạn.
Sắp xếp, bảo quản vật tư, hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng
đặc điểm, việc sắp xếp, để trên bục kệ, giá hoặc chồng đống phải vững chắc, gọn
gàng, ngăn nắp, không cản trở lối đi, lối thoát nạn của gian phòng, ngôi nhà.Vật
tư, hàng hóa, hóa chất dễ cháy hoặc dễ bắt cháy cần bố trí trong các khu vực,
gian phòng riêng, không để lẫn với các vật tư hàng hóa khác và đảm bảo yêu cầu
ngăn cháy lan. Không tập kết, bố trí vật tư hàng hóa trên các tuyến đường gây
43

cản trở giao thông và có thể làm ảnh hưởng đến việc triển khai lực lượng,
phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đến từng nhà. Vật tư, hàng hóa
dễ cháy phải bố trí cách các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, ổ
cắm, cầu dao…, khu vực phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt tối thiểu 0,5 m.
5. Hệ thống, thiết bị điện trong nhà
Khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo và sửa chữa hệ thống điện trong
nhà ở phải tuân thủ quy định QCVN 12:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
Hệ thống điện phải được lắp đặt riêng biệt cho khu vực sản xuất, kinh
doanh và khu vực để ở của nhà. Phải bảo đảm đủ công suất tiêu thụ của các thiết
bị điện, có thiết bị bảo vệ, đóng ngắt chung cho hệ thống, từng tầng, nhánh và
thiết bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ lớn. Khi lắp đặt thêm thiết bị, máy
móc cần tính toán công suất của hệ thống điện để tránh quá tải và không câu
móc dây dẫn điện cấp cho thiết bị trên; vị trí lắp đặt, bố trí phải bảo đảm yêu cầu
về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Tại khu vực có bảo quản, kinh doanh, sản xuất, sử dụng vật tư, hàng hóa,
hóa chất dễ cháy phải sử dụng loại dụng cụ điện, thiết bị điện là loại an toàn
chống cháy, nổ; thiết bị tiêu thụ điện chiếu sáng trong kho phải được khống chế
chung bằng thiết bị đóng ngắt tự động và đặt bên ngoài kho.
Không lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị tiêu thụ điện trên tường,
vách, trần, sàn nhà có cấu tạo bằng vật liệu dễ cháy; lắp đặt các bóng điện chiếu
sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn
Không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải, nilon... để bao, che bóng điện;
không đặt các chất dễ cháy sát các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: bóng đèn,
bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện...; không cắm dây dẫn điện trực tiếp vào
ổ cắm; khi nối dây phải nối so le và quấn băng keo cách điện, không để hở các
mối nối dây điện, không dùng nilon để bọc các mối nối.
Dây dẫn điện đặt trong nhà phải bảo đảm yêu cầu về an toàn phòng cháy,
chữa cháy (đặt trong ống gen, máng cáp, đặt ngầm tường; tại vị trí tiếp giáp với
thiết bị, vật dụng dễ cháy, nổ phải ngăn cách bằng vật liệu không cháy).
Không sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng 01 ổ cắm.
Thiết bị tiêu thụ điện có phát sinh nguồn nhiệt không có chụp bảo vệ thì
không được bố trí gần (khoảng cách ít nhất 0,5m) hoặc phía trên vật tư, hàng
hóa cháy được.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, sửa chữa, thay thế các thiết bị
điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Đường dây dẫn điện và các thiết bị điện
hư hỏng phải được sửa chữa khắc phục ngay hoặc ngắt nguồn điện đến đường
dây dẫn, thiết bị không an toàn.
6. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đối với khu vực kinh doanh, sản xuất phải trang bị số lượng bình chữa
cháy đảm bảo diện tích bảo vệ tối thiểu 01 bình/150m2 đối với khu vực có nguy
44

cơ cháy thấp, 01 bình/75m2 đối với khu vực có nguy cơ cháy trung bình, 01
bình/50m2 đối với khu vực có nguy cơ cháy cao (theo quy định tại Mục 5 Tiêu
chuẩn Quốc gia TCVN 3890:2009 phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho
nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng). Khoảng cách di
chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy không quá 20 m.
Trang bị, lắp đặt thiết bị báo cháy tự động phát hiện cháy sớm, phương
tiện cứu nạn, cứu hộ (mặt nạ lọc độc, dây tự cứu, thang dây, dụng cụ phá dỡ
thông thường, chăn chiên, dụng cụ chứa nước vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục
vụ chữa cháy...) phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm, mục đích sử dụng.
Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được dán tem kiểm định
và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

PHẦN III
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Sự cháy
Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng. Phản ứng giữa chất
cháy và chất oxy hóa xảy ra rất nhanh và giải phóng ra một lượng nhiệt rất lớn.
Lượng nhiệt này tiếp tục nung nóng các sản phẩm xung quanh.
Nhiệt và ánh sáng chỉ là kết quả và là biểu hiện bên ngoài của phản ứng.
Ba dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác: một là phản
ứng hóa học, hai là tỏa nhiệt, ba là phát sáng.
Có 3 yếu tố chính: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó chất
cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn
nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản
ứng.
- Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất
oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Người ta có thể phân
loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.
+ Nếu phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3 loại:
Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều
kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu...
Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có
nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic
loãng...
Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt
nóng. Ví dụ như: gạch, đá, bêtông...
+ Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:
45

Chất cháy khí: là những chất tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, axêtylen, khí
gas..
Chất lỏng cháy: là những chất tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit
hữu cơ, rượu...
Chất rắn cháy: là những chất tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi, cao su...
- Chất oxy hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để
tạo nên sự cháy. Chất oxy hóa trong phản ứng cháy có thể là oxy nguyên chất,
oxy trong không khí, oxy sinh ra do các hợp chất chứa oxy bị phân hủy, hoặc
các chất oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như: các chất thuộc nhóm
Halogen (Clo, Flo, Br, I), H2S04 đặc nóng...
- Trong thực tế, ta thường gặp đám cháy xảy ra Trong môi trường không
khí, chất oxy hóa là oxy của không khí.
- Nguồn nhiệt;
Trong phản ứng cháy, nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho
phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn
tại.
Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia
lửa (tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập...), vật thể đã được nung nóng, hoặc
có thể là nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý... hoặc cũng có thể là do chính
nhiệt độ của môi trường (trường hợp tự cháy)...
Muốn làm ngừng sự cháy ta phải loại trừ một trong ba yếu tố trên.
Khi có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc
đã xảy ra mà muốn cháy được thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:
- Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.
- Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.
- Năng lượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn (Nhiệt độ của nguồn nhiệt phải
lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn họp).
- Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ
bốc cháy.
2. Đám cháy
Đám cháy là quá hình cháy xảy ra ngoài ý muốn, nó sẽ tiếp tục phát triển
cho đến khi chưa cháy hết chất cháy, hoặc chưa có các biểu hiện điều kiện dẫn
đến tự tắt hoặc chừng nào chưa áp dụng các biện pháp tích cực để khống chế và
dập tắt nó.
Theo Luật PCCC quy định: “Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra
cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng
đến môi trường”.
Theo chất cháy, đám cháy được phân loại như sau:
46

- A: Đám cháy chất rắn.


- B: Đám cháy chất lỏng.
- C: Đám cháy chất khí.
- D: Đám cháy kim loại.
- E: Đám cháy thiết bị điện.
II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY
1. Cháy do con người gây nên
- Do sơ suất, bất cẩn gây cháy: Nguyên nhân này là do chính con người
thiếu kiến thức PCCC, không hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy nổ
của các chất cháy... dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng, dầu mất an toàn gây
cháy. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ cháy hàng năm.
- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC; tức là đã có những quy định
an toàn PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn
đến cháy.
- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.
- Đốt phá hoại, phi tang dấu vết, đốt trả thù cá nhân, đốt để nhận bảo
hiểm, tự thiêu.. .gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
2. Cháy do thiên tai
- Do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.
- Do bão lụt gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ
nổi lên trên mặt nước, đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy...
3. Do tự cháy
- Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường
không khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng
hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số
chất kiềm như Na, Ca, Ba, K... khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.
- Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất
thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy...
III. CÁC BIỆN PHÁP PCCC CƠ BẢN
1. Biện pháp tuyên truyền, huấn luyện
- Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc
giáo dục kiến thức PCCC cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách
thức PCCC.
- Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải xây dựng
phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và phải tổ chức tập
luyện thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.
2. Biện pháp kỹ thuật
47

- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng các những khâu ít nguy
hiểm hơn.
- Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh
lửa, sinh nhiệt.
- Cách ly các thiết bị, công nghệ có nguy hiểm cháy cao ra xa những khu
vực khác.
- Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt có thể phát sinh.
- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các chất cháy trong sản xuất. Thay
thế chất dễ cháy bằng chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn, hóa chất chống
cháy. Bảo quản chất lỏng, chất khí dễ cháy trong bình, thùng kín không để rò rỉ.
- Lắp đặt các hệ thống báo cháy, chống cháy lan từ phòng nọ sang phòng
kia, chống cháy lan trong các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
3. Biện pháp hành chính
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật phòng cháy chữa cháy.
- Ban hành nội quy quy định an toàn PCCC, phòng nổ độc.
- Xử lý những hành vi vi phạm về an toàn PCCC.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY CƠ BẢN
1. Phương pháp làm loãng
Làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy
trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy (sử dụng khí tơ, bột, hơi nước để chữa
cháy...). Do đó, sự cháy không được duy trì.
2. Phương pháp làm lạnh
Hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của vật cháy sẽ
làm ngừng sự cháy (sử dụng khí, nước để chữa cháy ...)
3. Phương pháp cách ly
Ngăn cách nguồn nhiệt với vật cháy và oxy không khí với vật cháy do đó
đám cháy tự tắt. (sử dụng khí, bột chữa cháy...).
4. Phương pháp làm ngạt
Làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám
cháy sẽ tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy...).
Cả bốn phương pháp chữa cháy trên đều có tác dụng cắt đứt một trong 3
yếu tố hình thành sự cháy, do đó đám cháy được dập tắt.
V. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ KHI CÓ CHÁY XẢY RA
1. Các dấu hiệu nhận biết “cháy”
+ Mùi cháy khét: Cháy cao su, chất sừng, sợi bông...
48

+ Mùi dấm chua: Triaxêtat, Xenlulose, polyvinyl axêtat...


+ Mùi khí sốc: S02,S03,C1...
+ Mùi đắng: Benzyl xenlulose.
+ Mùi thơm: Mật, đường.
+ Khói trắng: Các vật liệu ẩm..
+ Khói đen: Xăng, dầu, nhựa đường...
+ Khói xám: Rơm rạ, giấy vụn, cỏ khô...
+ Ánh lửa và tiếng nổ: khi có cháy tiếng nổ hay ánh sáng sẽ phát ra xung
quanh.
2. Quy trình chữa cháy
Bước 1: Khi xảy ra cháy:
1. Báo động: hô hoán, đánh kẻng, nhấn chuông...
2. Hướng dẫn mọi người thoát nạn: hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy
ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy. Có
thể dùng loa thông báo; cử người trực tiếp chỉ dẫn điều hành thoát nạn.
3. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số : 114
4. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể cắt điện khu vực bị cháy.
5. Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, cụ thể như:
- Dùng xẻng gầu, xô múc cát đất... ngăn chất lỏng cháy chảy loang hoặc
phủ lên để dập cháy
- Dùng bình chữa cháy để dập cháy.
- Sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường để phun nước làm mát cho
người thoát nạn (phun mưa) và phun để dập cháy (phải chắc chắn đã cắt điện).
Bước 2: Nắm tình hình đám cháy:
1. Áp dụng biện pháp chống cháy lan.
2. Cử người đón xe chữa cháy, bảo vệ, cứu tài sản.
3. Xác định chất cháy, diện tích đám cháy, khả năng phát triển đám cháy.
Bước 3: Tổ chức chữa cháy
1. Huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy khác nếu có.
2. Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình
địa vật để chữa cháy.
Bước 4: Khi lực lượng Cảnh sát PCCC tới
1. Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy.
2. Phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC để dập tắt đám cháy.
49

Bước 5: Bảo vệ hiện trường đám cháy


Bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác khám nghiệm xác định nguyên
nhân vụ cháy.

PHẦN IV
KIẾN THỨC CHUNG VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÁY DO ĐIỆN, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA


Quá tải là sự cố trong mạng điện xảy ra khi cường độ dòng điện làm việc
lớn hơn cường độ dòng điện cho phép. Quá tải nguy hiểm không kém gì ngắn
mạch vì nó khó phát hiện, thiết bị bảo vệ (aptomat chẳng hạn) không phát hiện
ra. Quá tải kéo dài dẫn đến hỏng cách điện và cũng có thể dẫn đến ngắn mạch
1. Nguyên nhân gây cháy do quá tải
- Trong thi công chọn dây dẫn dây cáp không đảm bảo khiến cường độ
dòng thực tế lớn hơn trị số cường độ cho phép (Itt > I ).
- Trong sử dụng lắp thêm phụ tải ngoài tính toán.
2. Nguyên nhân do điện trở tiếp xúc
Điện trở tiếp xúc là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp dòng điện hay điểm
đấu nối của dây dẫn, thiết bị từ một bề mặt tiếp xúc này sang một diện tích tiếp
xúc khác qua diện tích tiếp xúc thực tế của chúng. Nhiệt phát sinh ngay tại điểm
tiếp xúc do thành phần R tại đó lớn hơn nên theo phương trình Q = I2.R.t thì giá
trị Q sẽ lớn hơn bình thường. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:
- Do sự co thắt mạnh của đường dây dẫn điện làm tiết diện tại đó nhỏ đi.
- Do lực ép ở tiếp điểm yếu khiến diện tích tiếp xúc thực tế tại đó nhỏ đi.
- Do vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện kém: bề mặt bị oxy hóa, bị bẩn...
- Do bề mặt tiếp xúc làm nhẵn kém nên diện tích tiếp xúc giảm.
3. Nguyên nhân cháy do hồ quang điện
Là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa 2 cực điện như khi: hàn
điện, đóng hay ngắt thiết bị điện... Nó sẽ thực sự nguy hiểm nếu nó nằm trong
môi trường có hơi khí chất cháy, nổ. Nguyên nhân hồ quang điện là:
- Do 2 cực tiếp xúc nhau quá gần
- Do môi trường giữa 2 điện cực có nhiều ion dẫn điện.. .(hơi nước, hóa
chất)
4. Nguyên nhân cháy do thiết bị điện sinh nhiệt
- Là các thiết bị điện tỏa nhiệt ra xung quanh như bóng đèn, máy sấy tóc,
máy sưởi, bàn là, cục nóng của điều hòa.... Nếu bên cạnh các thiết bị này có các
chất cháy, thì có thể dẫn đến cháy. Nguyên nhân có thể do:
50

- Để chất cháy tiếp xúc trực tiếp hoặc gần thiết bị điện quá mức cho phép.
+ Thiết bị điện quá tải, phát nóng quá mực cho phép.
+ Do thiết bị điện (nổ, vỡ) các mảnh có mang nhiệt rơi xuống chất cháy.
Tuy nhiên, nguyên nhân do ý thức yếu kém hay sự vi phạm quy định của
người sử dụng vẫn là chủ yếu.
Do đó các biện pháp sau đây chủ yếu tập trung vào đối tượng là con
người:
- Biện pháp đề phòng
+ Hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tính chất sử dụng
và công năng sử dụng của công trình.
+ Công suất biến áp phải đáp ứng được phụ tải ở mức lớn nhất theo tính
toán, Lắp đặt áptômát tổng và riêng cho từng khu vực; dùng khởi động từ cho
các phụ tải lớn.
+ Đường dây phải đi trong ống gen chống cháy đặt ngầm hoặc buộc gọn
gàng nếu ở ngoài tường.
+ Không dùng bảng điện bằng vật liệu dễ cháy, không lắp trực tiếp thiết bị
lên vật liệu dễ cháy. Đối với khu vực chứa gas, hoá chất, hơi khí chất cháy thì
phải dùng thiết bị điện chống nổ.
+ Nếu dùng 2 nguồn điện hay máy phát dự phòng thì phải có bộ chuyển
mạch tự động. Khu vực đặt máy phát hay biến án phải thoáng khí, có tường
ngăn cháy, bể chứa dầu sự cố và có trang thiết bị chữa cháy phù hợp.
+ Thiết bị điện lắp đặt phải phù hợp với mạng điện cả về tần số, điện thế
và công suất... các thiết bị trong hệ thống phải đồng bộ.
+ Sử dụng Bóng đèn hoặc những thiết bị điện khác không đặt gần những
vật dễ cháy như giá áo, giá báo, tủ sách, tủ quần áo... nhằm tránh tình trạng bức
xạ nhiệt.
+ Bóng đèn gắn trong nhà nên gắn cách trần hay tường bằng vật liệu cháy,
ít nhất 2,5cm. Vì nếu gắn sát bề mặt tường hay trần thì chỉ cần nhiệt độ 300 độ c
trần tường gỗ sẽ có thể phát cháy, trong khi đó nếu gắn cách 2,5 m thì nhiệt độ
bóng đèn phải đạt 1.500 độ c mới phát cháy.
+ Dùng thiết bị điện phù hợp với khả năng chịu tải của đường dây điện.
Đặc biệt với các thiết bị điện động lực hay phụ tải có công suất lớn, trước khi
dùng phải xem xét kỹ lại hệ thống điện và thông số của phụ tải đó
+ Không nên dùng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm cùng lúc, đặc
biệt gần khu vực có nhiều chất cháy.
+ Không để dây điện bị kẹt ở chân bàn, chân tủ hay khe cửa. Không để
đường dây điện kéo dài chạy qua tấm thảm lót sàn hoặc qua vật liệu cháy hay
thiết bị sinh nhiệt.
51

+ Luôn tắt, ngắt thiết bị điện khi rời khỏi phòng, kể cả khi có việc phải đi
gấp. Khi sử dụng lò nướng hay vi sóng điện, nhất thiết không được để gần vật dễ
cháy, khi sử dụng máy sấy quần áo càng không thể tùy ý đi khỏi để tránh quần
áo bị sấy nóng quá nhiệt phát cháy.
+ Định kỳ vệ sinh máy tính, tivi (TV) vì sử dụng quá lâu trong môi trường
có bụi, bụi sẽ tích tụ dễ khiến lớp biên bên ngoài hư hỏng, gây rò rỉ điện, hoặc
do côn trùng, gián chuột cắn hư hỏng lớp vỏ ngoài dây điện, dẫn đến chập mạch
gây cháy nổ.
+ Phích cắm điện phải chặt, không nên để lỏng lẻo nhằm tránh phát sinh
điện trở chuyển tiếp phát sinh nhiệt bắt cháy nhựa ổ, phích cắm hoặc những vật
dụng chung quanh. Máy nước nóng có thể phát nổ hay chạm chập nên chú ý
kiểm tra bộ phận điều tiết tự động có hư hỏng không.
+ Khi sử dụng đồ điện nhất thiết không được để trẻ em đến gần đùa
nghịch, để tránh bị điện giật hoặc gây cháy. Tại khu vực bếp nấu, ổ cắm, thiết bị
điện phải cách xa bếp gas ít nhất 1.2m.
+ Dây điện trong nhà nếu đã cũ, phần vỏ bọc bên ngoài đã hư hỏng hoặc
phích cắm hỏng cần phải sửa chữa thay thế ngay
+ Cầu chì bị đứt, thông thường đó là sự cảnh báo quá tải, nhất thiết không
được ngộ nhận là do cầu chì quá nhỏ mà đổi sang dùng cầu chì to hoặc dây
đồng, dây kẽm thay thế.
+ Gần phòng máy và thiết bị điện công suất lớn cần đặt các bình chữa
cháy để đề phòng.
- Biện pháp ứng cứu khi có cháy hay sự cố
Khi sử dụng điện phát sinh sự cố hay tình trạng bất thường thì trước tiên
phải xem xét và ngắt atomat, cắt cầu dao để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra tiếp
theo.
Có 2 khả năng xảy ra: chập điện dẫn đến cháy hoặc cháy rồi dẫn đến chập
điện (rồi có khả năng cháy tiếp).
Nếu đường dây điện bốc cháy để tránh cháy lan sang nhà công trình phải
ngắt nguồn nhánh hay nguồn chính ngay lập tức. Trước khi cắt điện tuyệt đối
không được dùng nước để dập cháy đề phòng điện giật. Nếu cháy trong nhà,
công trình, nhưng chưa có khả năng cháy lan thì có thể không cần cắt điện để
tận dụng ánh sáng đèn điện phục vụ công tác thoát nạn. Nếu cháy ở thiết bị điện
hoặc trong phòng nhưng chưa ảnh hưởng đến hệ thống điện thì chỉ cần tắt (rút)
thiết bị điện đó ra. Nếu có bình chữa cháy bằng bột thì có thể sử dụng mà không
cần cắt điện.
II. AN TOÀN PCCC, THOÁT NẠN ĐỐI VỚI NHÀ CAO TẦNG
Những năm gần đây quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nạn kẹt xe...
đã buộc con người chiếm lĩnh không gian bằng các toà nhà cao tầng, giành lại
đất cho nông nghiệp, giao thông, công viên, cây xanh... Xã hội hiện đại luôn
52

luôn đi kèm cùng các toà nhà cao tầng.


Theo tiêu chuẩn của Việt Nam: Nhà cao tầng là các toà nhà cao từ 25 -
100m, tương đương 10-30 tầng. Nhà từ 2 - 9 tầng gọi là nhà nhiều tầng. Nhà cao
trên 100 mét hay trên 30 tầng gọi là nhà siêu cao tầng (sau đây gọi chung là nhà
tầng).
Ưu điểm của nhà tầng là mức độ tiện nghi, đặc biệt là nhà cao tầng, vì đây
là khối kiến trúc hoàn chỉnh khép kín, đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu tiêu
chuẩn kỹ thuật với hệ thống thang máy, cấp thoát nước, thông gió, hệ thống
phòng cháy chữa cháy...
Thủ đô Hà nội là một trong 2 đô thị dẫn đầu cả nước về số lượng cũng
như chiều cao các toà nhà cao tầng. Xu thế chung cho các chung cư mới của các
đô thị nước ta hiện nay cũng là các nhà tầng. Tuy nhiên do công năng phức tạp,
nhiều thiết bị kỹ thuật, số lượng người đông và lại ở trên cao nên khi xảy ra hoả
hoạn hay sự cố thì việc di chuyển thoát nạn của con người đang là vấn đề đặt lên
hàng đầu. Hàng loạt các vụ cháy như vụ ITC ở thành phố Hồ Chí Minh; vụ
khủng bố 11/9 WTC ở NevvYork; các vụ cháy chung cư ở Paris... khiến chúng
ta phải chú ý đến vấn đề an toàn một cách nghiêm túc.
1. Đặc điểm nguy hiểm cháy nhà tầng
Ngọn lửa cháy thường sinh ra khói khí độc với nồng độ cao, dễ lan truyền
theo các đường ống kỹ thuật, đặc biệt là khi có gió mạnh, cháy xảy ra ở tầng
cao. Cháy kèm theo mất điện, gây khó khăn cho việc chiếu sáng thoát nạn và
chữa cháy, đặc biệt là đối với các nhà không có chiếu sáng sự cố. Việc tiếp cận
và triển khai lực lượng phương tiện chữa cháy khó khăn và tốn nhiều thời gian
do cháy ở trên cao. Thoát nạn cũng cần nhiều thời gian hơn, đáng chú ý là các
nhà và công trình công cộng, nơi mà đa số những người lui tới đây không
thường xuyên, không thông thuộc đường đi, lối thoát nạn.
Còn quá nhiều người coi thang máy là lối thoát nạn. Thực tế thì hoàn toàn
ngược lại với các lý do sau đây: khi có cháy thang máy tự động trở về tầng 1
(lầu trệt), nguồn điện sẽ bị cắt, theo đó hệ thống thông gió, chiếu sáng cũng
ngừng làm việc. Giếng thang trở thành đường ống, dẫn khói đe doạ trực tiếp đến
tính mạng người trong thang. Bạn thử hình dung (cho dù thang máy có nguồn
điện riêng) hành trình của thang máy sẽ ra sao khi tất cả các tầng đều gọi thang,
thang lại không được phép dừng ở tầng bị cháy, mỗi chuyến chỉ chở nhiều nhất
10 - 15 người, chưa kể tình trạng thang kẹt đột ngột do biến dạng hay mất điện...
2. Giải pháp đề phòng để thoát nạn nhà tầng
Khi đến một ngôi nhà hay khai thác sử dụng nhà tầng, việc đầu tiên bạn
phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể bạn không đi bằng lối
này nhưng vẫn cần phải biết. Thông thường nó nằm gần thang máy, có chỉ dẫn
bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh.
Nên chú ý đến vị trí đặt phương tiện chữa cháy để sử dụng khi cần (trước
đó nên tham dự một buổi học về cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn).
53

Đôi khi 1 cuộn vòi chữa cháy cũng chính là một dây thoát nạn.
Nên trang bị mỗi tầng hay đơn nguyên một thiết bị thoát nạn như: dây cứu
nạn, thang dây, ống trượt... hay đơn giản là một cuộn dây đủ chắc. Tuy nhiên
phải chú ý đến chiều dài của dây, có thể không nhất thiết phải xuống tới đất mà
chỉ cần xuống đến ngay tầng dưới tầng bị sự cố, sau đó ta lại có thể xuống tiếp
bằng cầu thang bộ.
3. Giải pháp thoát nạn khi có cháy xảy ra
Bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng các phương tiện sẵn
có để dập cháy. Nếu không được, hãy tìm cách thoát ra khỏi toà nhà qua các lối
thoát nạn thông thường cầu thang bộ, nơi có đèn EXIT - LỐI RA là lối an toàn
nhất.
Trước khi mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách hướng lòng bàn tay
(sau đó sờ tay) lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn mới mở. Khi mở
nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt
đối không được mở.
Nếu không thể ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng nó lại. Nếu khói lùa vào
phòng qua khe cửa, hãy dùng giẻ, vải nhúng nước chặn lại. Di chuyển sang
phòng khác hoặc ra ban công, cửa sổ gọi to và dùng quần áo màu sáng vẫy ra
hiệu người ở dưới.
Nếu có dây cứu nạn hay thang dây... thì dùng nó để thoát, nếu không có,
có thể tận dụng các dây đủ chắc sẵn có trong nhà để tụt xuống. Đôi khi tấm rèm
ga xé dọc hay quần áo gió buộc lại cũng là sợi dây cứu lý tưởng. Hãy mặc nhiều
quần áo và cuốn nhiều giẻ vào tay trước khi tụt dây.
Nếu có điện thoại hãy gọi để thông báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC
theo số điện thoại 114 đồng thời báo cho mọi người vị trí bạn đang bị kẹt.
Nếu phải băng qua lửa, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu
cotton nhúng nước trùm lên đầu. Nếu di chuyển trong phòng có nhiều khói hãy
bò hoặc đi khom người vì nồng độ oxy ở phía dưới nhiều hơn.
Tuyệt đối không nhảy xuống trừ khi có đệm không khí, lưới ở phía dưới.
III. AN TOÀN PCCC TRONG SỬ DỤNG KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG (LPG,
LNG, GAS)
Một số đặc điểm của khí đốt hóa lỏng (LPG) có liên quan đến PCCC Khí
đốt hóa lỏng - LPG (viết tắt của “Liquehed Petroleum Gas”) hay còn được gọi
tắt là Gas, là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến dầu mỏ.
Thành phần của nó bao gồm hỗn hợp của các Hydrocacbon,
trong đó chủ yếu là Propan (C3H8) và Butan (C4H10).
Tỷ lệ của Propan và Butan trong thành phần khí đốt hóa lỏng phụ thuộc
vào từng hãng như Petrolimex Gas, Shell Gas, Total Gas, PetroVietnam
Gas... Đối với gas nhập khẩu của Petrolimex tỷ lệ theo thể tích của C 3H8/C4H10
nằm trong khoảng từ 30/70 đến 45/55. Với các nước tiên tiến như Nhật Bản và
54

Singapore, tỷ lệ này là 50/50.


Chất lượng gas tỷ lệ thuận với % Propan, tuy nhiên tỷ lệ Propan càng cao
thì càng nguy hiểm cháy nổ...LPG cả thể lỏng và hơi đều không có màu, không
mùi.
Vì lý do an toàn nên trong LPG thương phẩm người ta pha thêm chất tạo
mùi để dễ phát hiện khi bị rò rỉ.
Thông thường LPG được pha thêm chất tạo mùi Etyl Mecaptan, chất này
có mùi đặc trưng (mùi gas), có khả năng hòa tan tốt trong LPG, không độc,
không ăn mòn kim loại và có tốc độ bay hơi gần LPG nên nồng độ LPG không
đổi cho đến khi bình chứa được sử dụng hết.
Theo tiêu chuẩn an toàn, nồng độ pha chế chất tạo mùi phải thích hợp để
chúng ta có thể phát hiện được hơi gas rò rỉ khi đạt nồng độ bằng 1/5 giới hạn
nồng độ bốc cháy thấp.
1. Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, LPG tồn tại
ở trạng thái khí. Tuy nhiên do LPG có tỷ số dãn nở thể tích lớn nên để thuận
tiện và kinh tế trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng, LPG thường
được nén vào các bình (chai) chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc làm lạnh
nó chuyển sang thể lỏng.
2. Tỷ trọng:
+ Ở thể lỏng: điều kiện nhiệt độ môi trường là 15°c và áp suất 760mmHg,
tỷ trọng của Propan bằng 0,51 còn của Butan lỏng bằng 0,575. Như vậy ở thể
lỏng LPG nhẹ hơn nước. Mặt khác LPG không tan trong nước nên nếu thoát ra
có thể nổi và cháy trên mặt nước.
+ Ở thể khí: điều kiện nhiệt độ môi trường là 15°c và áp suất 760mmHg,
tỷ trọng của Propan khí bằng 1,52 còn của Butan khí bằng 2,01. Như vậy ở thể
khí LPG nặng hơn không khí xấp xỉ 2 lần. Do vậy, khi thoát ra ngoài, hơi gas sẽ
tích tụ ở những chỗ trũng, chỗ kín như: rãnh nước, hố ga, trong nhà, gầm cầu
thang... tạo thành nồng độ rất nguy hiểm cháy, nổ khi gặp nguồn nhiệt.
+ Các thiết bị dùng trong quá trình sử dụng khí đốt hóa lỏng. Bình chứa
LPG. Hiện nay LPG được tồn chứa phổ biến trong các bình (chai) nhỏ, với
lượng gas từ vài kg đến vài chục kg, bao gồm các loại bình 9kg,
3. Một số loại bình gas:
+ Bình gas được chế tạo bằng thép đặc biệt chịu áp lực, áp suất thiết kế
17kG/cm2, áp suất thử thủy tĩnh 34kG/cm2, trong khi áp suất lớn nhất của gas
chứa trong bình ở điều kiện nhiệt độ bình thường là khoảng 6 - 6,5 kG/cm2.
+ Các bình chứa trước khi sử dụng, lưu hành trên thị trường đều đã được
các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khám nghiệm, thử áp và Thanh tra Bộ
Lao động Thương binh và xã hội cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu sử dụng và
lưu hành. Theo quy định hiện hành, cứ sau 5 năm các bình chứa này lại được
kiểm định và cấp phép lại, sau đó mới được tiếp tục lưu hành trên thị trường.
55

Thông thường trên thị trường có các loại bình 12kg, 13kg, 45kg, 48kg và bình
gas mini 320g. Theo quy định các bình gas mini chỉ được sử dụng một lần rồi
bỏ, cấm nạp lại.
4. Bếp gas:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bếp gas của nhiều hãng khác
nhau như Rinnai, Paloma, National, Nazona, VinaLux, Sakura, Electrolux... Có
thể là bếp đơn; bếp đôi; có hoặc không có lò nướng; có thiết bị an toàn hoặc
không có thiết bị an toàn (loại này chủ yếu là bếp gas du lịch hay công nghiệp).
- Đối với bếp gas, chúng ta cần quan tâm đến cấu tạo của chúng với các
thiết bị đảm bảo an toàn phòng cháy trong quá trình sử dụng. Các thiết bị an toàn
của bếp thường có 2 loại:
+ Loại Rơle an toàn khi tắt lửa: khi bếp bị tắt lửa đột ngột (thông thường
do để ngọn lửa nhỏ hay bị gió thổi tắt, nước trong nồi nấu trào ra...), nhiệt độ
giảm nhanh, cặp lưỡng kim pin nhiệt điện ngay lập tức đóng van lại không cho
gas phun ra mặt bếp nữa.
+ Loại Rơ le an toàn khi quá nhiệt: Do sơ xuất, làm cạn phần lỏng đang
sôi (nước, dầu, mỡ,...) làm nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng 2.600c, cảm biến sẽ
điều khiển van gas đóng làm tắt ngọn lửa.
Phụ kiện:
- Van bình, van an toàn: Các loại bình gas đều được lắp đặt van bình kèm
van an toàn. Van an toàn tự động làm việc khi áp suất trong bình tăng đến
26kG/cm2, nó tự xả hơi gas ra ngoài làm giảm áp suất trong bình chứa. Van
thông thường bình sử dụng trong các hộ gia đình là kiểu van vặn hoặc van gạt
(xoay 90 độ).
- Điều áp: LPG tồn chứa trong bình ở áp suất hơi bão hòa khoảng 6 - 6 ,5
kG/cm2 cao hơn so với áp suất làm việc của bếp. Do đó, bộ phận điều áp có
nhiệm giảm áp suất của bình gas và cung cấp cho bếp một lưu lượng gas ở một
áp suất ổn định (xấp xỉ áp suất khí quyển) mà không phụ thuộc vào áp suất của
bình gas.
- Một số loại điều áp thông thường:
+ Điều áp Kosan (kiểu chụp “click - on”) dùng cho bình 9kg, 13kg, liên
kết với bình bằng khớp nối với 03 bi cầu và vành nhựa. Nếu khu vực đặt bình bị
cháy, nhiệt độ tăng cao ở khu vực điều áp thì vành nhựa sẽ chảy mềm tự động
tách điều áp ra khỏi bình, van bình tự động đóng, ngừng cấp gas cho thiết bị.
Loại điều áp này không điều chỉnh được áp suất cấp gas.
+ Điều áp kiểu chụp - van gạt:
+ Điều áo cao áp HP, liên kết với bình như trên nhưng có thể điều chỉnh
áp suất cấp gas (0 - 0,25 kG/cm2), thích hợp cho các thiết bị có công suất tiêu
thụ lớn.
+ Điều áp dành cho van vặn:
56

+ Một số loại điều áp có gắn thêm van tự động để ngắt gas thoát ra ngoài
khi ống dẫn bị đứt hoặc một đột ngột (khi nấu bếp với lưu lượng nhỏ thỉ bộ phận
này không tự động kích hoạt). Khi mua, nên chọn loại điều áp có gắn thêm bộ
phận này).
+ Ngoài ra, phụ kiện đi kèm là ống dẫn mềm chuyên dùng, có độ bền cao,
ít bị lão hóa và khó cháy; kẹp ống mềm tiêu chuẩn, phù họp với kích thước ống.
5. Phòng cháy khí đốt hóa lỏng
- Phòng cháy trong quá trình sử dụng
Trong quá trình sử dụng khí đốt hóa lỏng luôn có khả năng hình thành
môi trường nguy hiểm cháy, nổ khí gas do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
do các thiết bị và phụ kiện không đảm bảo độ kín; khí gas thoát ra ngoài có thể
do các chỗ nối ống dẫn với bình khí và bếp không chặt, ống dẫn sử dụng lâu
ngày bị lão hóa, bị rạn nứt, vỡ; các bỉnh gas đã quá thời hạn sử dụng bị ăn mòn
hóa học có thể tạo các vết rách, các van khóa trên bình không đảm bảo có thể
làm rò rỉ khí gas ra ngoài. Bếp không có các thiết bị an toàn như: rơ-le khi tắt
lửa, rơ-le quá nhiệt... cũng có thể là nguyên nhân làm thoát khí gas ra gây cháy
nổ.
Nguồn nhiệt gây cháy trong quá trình sử dụng khí đốt hóa lỏng có thể
xuất hiện do ngọn lửa trần của bếp, ngọn lửa do đánh diêm, hút thuốc...
Ngoài ra nguồn nhiệt gây cháy có thể xuất hiện do tia lửa điện phát sinh
từ những ổ cắm, công tắc, câu dao điện, starter (tắc te) đèn ống; do năng lượng
cơ học phát sinh do va đập, ma sát của các vật cứng...
Qua số liệu thông kê cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự cố cháy, nổ
thường gặp là do: Dây dẫn ống gas bị thủng vỡ, không tắt bếp hoàn toàn khi nấu
xong, nấu bếp gas, sự cố bình gas, vi phạm nội quy an toàn PCCC, san nạp gas
trái phép...
Cháy, nổ gas thường gây thiệt hại rất lớn, nguy hiểm đến tính mạng con
người, phá hoại công trình, máy móc thiết bị. Thông thường khi có sự cố, gas
thoát ra ngoài từ những chỗ nứt, vỡ, rò rỉ thì hơi gas lan tràn rất nhanh trong
không khí, nếu chỗ vỡ lớn có thể tạo thành vũng chất lỏng tại thời điểm đó. Khi
gặp nguồn nhiệt sẽ cháy rất nhanh tạo thành “đám mây lửa” rất nguy hiểm bao
trùm toàn bộ thể tích. Tại nơi rò rỉ có thể hình thành luồng lửa dài.
Rút kinh nghiệm từ các vụ cháy, nổ gas cho thấy nguyên nhân chủ yếu là
do con người thiếu kiến thức về phòng cháy chữa cháy gas và cách sử dụng gas,
vì vậy dẫn đến các việc làm bừa, làm ẩu hoặc những sơ xuất bất cẩn gây cháy
nổ.
- Một sổ yêu cầu đảm bảo an toàn phòng cháy trong quá trình sử dụng khí
đốt hóa lỏng:
Để đảm bảo an toàn ừong quá trinh sử dụng khí đốt hóa lỏng trước hết đòi
hỏi người sử dụng phải có những kiến thức và hiểu biết nhất định về PCCC đổi
với khí đốt hóa lỏng. Ngoài ra cần chú ý một số vấn đề sau:
57

+ Lựa chọn thiết bị:


Việc lựa chọn các thiết bị và phụ kiện cũng hết sức quan họng. Các thiết
bị phụ kiện phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, chỉ nên sử dụng những thiết bị
chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ và nên sử dụng những loại có các bộ phận an
toàn khi sử dụng.
+ Lắp đặt:
* Lắp đặt bếp gas:
Vị trí lắp đặt phải ờ nơi thông thoáng, nhưng tránh gió lùa trực tiếp,
không đặt ở nơi ẩm ướt hoặc nơi có môi trường ăn mòn. Nên đặt bếp gas trên
nền gạch men sứ hoặc đá, nếu đặt trên nền gỗ phải có tấm cách nhiệt. Nên đặt
bếp cao hơn bình chứa gas, bếp đặt cách mặt tường các bên 15cm, cách vật treo
phía trên tối thiểu l,5m.
- Cách lắp đặt bếp gas, Bình gas:
+ Bình gas phải được đặt ở trạng thái thẳng đứng khi sử dụng, trên mặt
bằng chắc chắn và khô ráo; nơi để bình phải thoáng khí, dễ thay thế, ngăn cách
với bếp và cách xa nguồn nhiệt, xa nơi có thể phát sinh tia lửa điện (ổ cắm, công
tắc, thiết bị điện...) các thiết bị này đặt xa tối thiểu l,5m hoặc đặt trong hộp thiết
kế sẵn. Nếu đặt bình gas ở ngoài trời phải có mái che để tránh ánh nắng mặt tròi.
Không đặt bình gas gần các chất, vật liệu dễ cháy, nổ khác như xăng dầu, cồn,
rượu, vải, giấy, nhựa...
+ Cách bảo quản và lắp đạt bình gas đúng cách * Điều áp, ống dẫn, kẹp
ống:
- Loại điều áp thông thường (dùng cho bình 12kg) có liên kết ren với cụm
van. Khi lắp cần vặn chặt, có thể kiểm tra bằng nưó'c xà phòng để thử độ kín.
- Loại điêu áp kiểu “click - on” chỉ cần kéo xoay vành nhựa phía dưới van
và ấn van vào bình gas, nghe tiếng “tách” là được. Sau đó ấn vành nhựa xuống,
kiểm tra bằng cách xoay và nhấc nhẹ điều áp lên, nếu thấy chặt và đường ống
không bị rời ra thì được.
Lắp ống dẫn gas giữa bình và bếp phải đảm bảo độ kín, phải sử dụng kẹp
ống đúng tiêu chuẩn kẹp chặt để tránh bị tuột hoặc rò rỉ. Sau khi lắp xong, tốt
nhất là nên kiểm tra độ kín bằng nước xà phòng, ống dẫn không nên để dài quá
2m, nên chọn các loại ống có vỏ lưới thép bảo vệ.
- Khi đun nấu:
+ Khi đun nấu cần trông coi cẩn thận, tránh để các vật liệu dễ cháy gần
bếp đun, chú ý điều chỉnh cho ngọn lửa cháy vừa phải. Nếu bếp bị tắt, bộ phận
đánh lửa tự động bị hỏng nhất thiết phải bật diêm hay bật lửa trước (có thể châm
qua tờ giấy hoặc thanh đóm dài); sau đó đưa ngọn lửa vào gần mâm bếp rồi bật
công tắc mở gas. Nếu mở gas trước rồi bật lửa sau sẽ rất nguy hiểm, vì thao tác
không nhanh lượng gas thoát ra trên mâm bếp nhiều tạo thành vùng nguy hiểm
cháy, nổ rộng sẽ gây cháy hoặc nổ không kiểm soát được.
58

+ Bật lửa trước rồi mới mở van bếp cấp gas


- Cách giải quyết sự cố rò rì gas
+ Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện rò rỉ. Khi phát hiện mùi gas,
hoặc thiết bị báo động phát tín hiệu, phải nhanh chóng xác định vị trí bị rò rỉ.
Khóa ngay van gas chính và tắt bếp cũng như các nguồn lửa khác xung quanh
khu vực đặt bình. Chú ý không đóng hoặc ngắt các công tắc, thiết bị điện để
tránh phát sinh tia lửa. Phải loại trừ ngay các nguồn lừa, nguồn nhiệt gần khu
vực chứa bình gas. Dùng nước xà phòng bôi lên những nơi nghi rò ri để xác định
có bị rò rỉ hay không. Tuyệt đối không được dùng ngọn lừa để tìm chỗ rò rỉ.
+ Thông gió tự nhiên để phân tán và làm giảm nồng độ hơi gas như mở
các cửa, dụng quạt tay thông gió... hoặc sử dụng bình khí C02N, để làm loãng.
+ Tìm chỗ rò kiểm tra chỗ hở tìm cách khắc phục hoặc thay thế. Nên thay
ống dẫn và đầu nối. Nếu không khắc phục được rò rỉ thì tạm thời bịt chặt chỗ rò
rỉ lại và kịp thời di chuyển bình đó ra ngoài, đặt nơi thoáng gió, xa cống rãnh, xa
nguồn lửa và xa nơi đông người và khu dân cư.
+ Phải thông báo tiếp cấm các nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy. Không
được tháo bỏ hoặc sửa van chai đã bị hư hỏng, mà chuyển cho cơ sở nạp xử lý.
Khoanh vùng xếp đặt các bình bị rò rỉ, treo biển cấm người qua lại và thông báo
ngay sự cố cho cơ sở cung cấp hàng. Cảnh giới cấm lửa tại khu vực đặt bình,
thông báo cho các cửa hàng cung cấp và cơ quan cs PCCC biết để có biện pháp
xử lý.
- Chữa cháy gas
+ Khi xảy ra cháy gas phải báo động cho mọi ngưòi biết báo cho lực
lượng chữa cháy.
+ Sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị để dập tắt đám cháy,
phun nước lên các bình gas để làm mát. Trong khi chữa cháy cần chú ý các biện
pháp an toàn đề phòng bình gas nổ.
+ Nếu hơi khí đốt hóa lỏng xì qua van chai bị bắt cháy phải lập tức đóng
van chai, nếu có thể thì di chuyển các bình gas ra nơi an toàn.
+ Thực hiện các bước đã quy định ừong phương án chữa cháy.
+ Khi lực lượng chữa cháy đến phải thông báo chính xác nơi có cháy, vị
trí tồn chứa các bình và các vật liệu khác.
IV. AN TOÀN PCCC TRONG XỬ DỤNG XĂNG DẦU
1. Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầu
- Xăng dầu, đặc biệt là xăng rất dễ bay hơi, kể cả khi nhiệt độ môi trường
xuống thấp, xăng vẫn hoá hơi, kết họp với ô xy trong không khí tạo thành hỗn
hợp nguy hiểm cháy, nổ.
- Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 2,5 lần, khi khuếch tán vào không khí
thường bay là là trên mặt đất và tích tụ ở chỗ trũng, kín, khuất gió. Khi tích tụ ở
59

mức độ nhất định sẽ tạo thành hỗn họp nguy hiểm cháy, nổ. Hơi xăng dầu có
nhiệt độ bất cháy thấp chỉ là - 390C.
- Xăng dầu là chất lỏng nhung không hoà tan trong nước, nhẹ hơn nước
có tỷ trọng từ 0,7 đến 0,9, vì thế khi gặp nước, xăng dầu nổi trên mặt nước và
nhanh chóng loang rộng ra xung quanh, gặp nguồn lửa sẽ gây cháy rất nhanh.
- Tốc độ cháy lan của xăng dầu rất nhanh, khoảng từ 20 đến 30 m/s và toả
ra nhiệt lượng lớn, từ 10.450 đến 11.450 kcal/kg kèm theo các sản phẩm cháy
độc hại, khói đen và có khả năng tạo thành nhũng đám cháy mới. Việc chữa
cháy gặp nhiềụ khó khăn.
- Xăng dầu là chất không dẫn điện, điện trở suất của xăng rất lớn từ 1012
đến 1017 w, nên xăng dầu có khả năng phát sinh tĩnh điện. Trong quá trình bơm
rót, vận chuyển, xăng dầu bị xáo trộn , các phần tử xăng dầu ma sát với nhau và
ma sát với thành thiết bị (thành ống, vỏ thiết bị chứa) sinh ra tĩnh điện,- các điện
tích này tích tụ đến một điện thể đủ lớn (300V) sẽ gây ra hiện tượng phóng tia
lửa điện gây cháy hỗn họp hơi xăng dầu.
- Xăng dầu có khả năng tạo thành sun phua sắt vì bong thành phần xăng
dầu có lưu huỳnh, lưu huỳnh tác dụng với kim loại (thiết bị chứa) tạo thành các
sun phua sắt (FeS2; Fe2S3). Các sua phua sắt tác dụng với ô xy của không khí
toả ra một lượng nhiệt lớn, trong điều kiện nhất định có thể gây cháy hỗn họp
hơi xăng dầu và ô xy trong không khí tồn tại trên bề mặt thoáng của thiết bị
chứa.
2. Phân loại mức độ nguy hiểm cháy nổ
Xăng dầu có thành phần cấu tạo khác nhau thì có đặc điểm, tính chất nguy
hiểm cháy khác nhau. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy, nổ xăng dầu được
chia làm 2 loại:
- Loại I: có nhiệt độ bắt cháy dưới 45 °c (các loại xăng ô tô, máy bay).
- Loại II: có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ- 45 °c trở lên (dầu hoả, ma dút).
3. Những nguy cơ có thể gây cháy, nổ xăng dầu
- Trong bảo quản;
+ Nơi bảo quản xăng dầu gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; không có hàng rào
bảo vệ, người ngoài xâm nhập, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt vào gây cháy.
+ Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nơi bảo quản, hoặc nguồn nhiệt xuất
hiện do hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện không an toàn.
+ Sử dụng kim loại đen để mở nắp thiết bị chứa xăng dầu, đi giầy có đế
bằng sắt bong kho xăng làm phát sinh tia lửa gây cháy.
+ Khi xuất nhập không bông coi để xăng dầu bàn ra.
+ Thiết bị chứa hở, bục vỡ không có đê bao để ngăn xăng dầu bàn ra.
+ Trong vận chuyển xăng dầu bằng phương tiện giao thông cơ giới dừng,
đỗ phương tiện vận chuyển xăng dầu gần khu vực có nguồn lửa, nguồn nhiệt,
60

nơi đông người.


+ Phát sinh tia lửa tĩnh điện do thiết bị tiếp đất không đảm bảo.
+ Phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn theo quy định, nhất là
hệ thống điện.
+ Thiết bị chứa bị rò rỉ, phương tiện vận chuyển bị tai nạn, va quệt.
- Trong sử dụng;
+ Trong sản xuất: sử dụng xăng dầu không an toàn trong khu vực có
nguồn lửa, nguồn nhiệt. Trữ chứa xăng dầu quá quy định trong khu vực sản
xuất, xăng dầu bay hơi, rò ri. Không có hệ thống thông gió trong khu vực sản
xuất có sử dụng xăng dầu để hơi xăng dầu tích tụ thành hỗn hợp nổ.
+ Sử dụng trong đời sống: Trữ xăng dầu nơi đun nấu, thiết bị chứa, dẫn
xăng dầu của xe ôtô, xe máy không kín, bị bục vỡ, rò rỉ. Dùng xăng đun bếp,
thắp đèn dầu. Bep dầu không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy. Thắp
đèn dầu hoả không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trẻ em chơi
nghịch xăng dầu...
4. Biện pháp phòng cháy
a. Trong bảo quản
+ Nơi bảo quản xăng dầu phải có hệ thống điện phòng nổ, hệ thống chống
sét, hệ thống chống tĩnh điện đúng tiêu chuẩn, xa nguồn nhiệt, có tường rào, đê
bao và có người bảo vệ.
+ Khoảng cách phòng cháy từ bể chứa đến các ngôi nhà, công trình phải
theo đúng quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
+ Những kho xăng dầu bố trí ở ven sông phải đặt phía dưới dòng chảy,
nếu phải đặt kho xăng dầu trên dòng chảy thì phải đảm bảo khoảng cách an toàn
theo quy định.
+ Không chứa xăng dầu lẫn với các loại hoá chất, vật liệu dễ phát sinh
lửa.
+ Thiết bị chứa xăng dầu phải bảo đảm kín và để ở những noi râm mát.
+ Không sử dụng lửa trần ( đánh diêm, bật lửa, thắp đền dầu, đốt hương,
nến ) ở những khu vực có xăng dầu.
+ Không đi giầy có đế sắt trong khu vực kho.
+ Mở nắp thùng phuy, nắp xi téc phải dùng dụng cụ bằng kim loại mầu
không phát sinh tia lửa.
b. Trong sử dụng
- Không trữ chứa xăng dầu nhiều quá quy định tại nơi sản xuất. Tại khu
vực sản xuất có hơi xăng dầu phải có hệ thống thông gió và hệ thống điện phải
là loại phòng nổ.
- Không dùng xăng thắp đèn, đun bếp, mồi bếp thay dầu hoả; không để
61

đèn dầu trong màn và gần các vật dễ cháy. Không để trẻ em choi, nghịch xăng
dầu.
c. Biện pháp chữa cháy xăng dầu
- Đối vói các đám cháy nhỏ
+ Nếu bếp đun dầu hoả bị cháy, có thể dùng chăn sợi, bao tải nhúng nước
phủ kín hoặc dùng bỉnh chữa cháy bằng bột để dập tắt đám cháy.
+ Trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn,
bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy. Đồng thời di chuyên những vật chứa bị
cháy ra nơi an toàn, dùng nước làm mát thùng phuy xung quanh chống cháy lan.
Nếu xăng dầu chảy tràn ra ngoài mặt đất gây cháy thì dùng đất, cát phủ kín đám
cháy. Trường hợp xăng dầu chứa trên ôtô, trên tàu hoả cháy cũng có thể áp dụng
biện pháp như trên để chữa cháy, đồng thời dùng bình chữa cháy dập tắt đám
cháy.
- Đối vói các đám cháy phức tạp
+ Trường hợp kho bể, xitéc chứa xăng dầu bị cháy, tốc độ cháy rất lớn và
ngọn lửa bốc cao, nhiệt độ của ngọn lửa khoảng 1.100°c có thể làm biến dạng
hoặc phá vỡ thành thiết bị. Trong trường hơp trong bể, xi téc có lẫn nước có thể
xẩy ra hiện tượng sôi trào làm xăng dầu tràn ra ngoài hoặc bắn tung toé tạo-
thành những đám cháy mới. Trong những trường hợp như vậy việc chữa cháy là
hết sức khó khăn và ta cần tuân thủ theo các bước sau:
+ Báo động toàn cơ quan đồng thời báo cho lực lượng cs PCCC.
+ Sơ tán tài sản, phuy xăng dầu lân cận ra vị trí an toàn.
+ Rút bớt lượng xăng dầu trong bể bị cháy ra noi an toàn( nếu có thể)
+ Dùng hệ thống phun nước làm mát bể bị cháy và bể lân cận.
+ Dùng hệ thống phun bọt dập tắt đám cháy.
+ Thông báo tình hình cháy, loại chất cháy...theo yêu cầu của lực lượng
chữa cháy chuyên nghiệp.
+ Chịu sự chỉ huy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
+ Bảo vệ hiện trường vụ cháy.
V. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ
GIỚI.
1. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ
- Cháy xe có thể xảy ra cả khi mới khởi động, đang chạy và khi đang
dừng hoặc đang đỗ do ô tô, xe máy có tính chất nguy hiểm cháy nổ cao do sử
dụng nhiên liệu là xăng, dầu. Bên cạnh đó, nội thất và nhiều chi tiết khác trên xe
là chất dễ cháy; đa số hàng hóa chuyên chở ừên xe là chất dễ cháy, thậm chí rất
dễ cháy nổ mà lái xe chủ hàng không nắm bắt được hết các tính chất này.
- Trên xe luôn tồn tại khả năng phát sinh nguồn nhiệt từ hệ thống điện, khí
62

thải động cơ, thành máy, hệ thống điều hòa, hành khách hút thuốc...
- Cháy có thể xảy ra sau tai nạn giao thông nên những người bị thương, bị
kẹt trong ô tô ít có cơ hội chạy thoát. Trong khi đó phần đa các xe không có
hoặc có nhưng lái xe không biết sử dụng phương tiện chữa cháy, không biết
cách hướng dẫn thoát nạn cho hành khách.
- Cháy thường xuất phát từ khu vực động cơ của phương tiện. Cháy kèm
theo khói đen đặc, khí độc. Cháy luôn kèm nguy cơ nổ và ngược lại; các bộ
phận cỏ nguy cơ nổ cao gồm: bình nhiên liệu, lốp xe, đệm mút, nhựa, bình hơi,
túi khí, máy lạnh, két nước và hàng hóa trên xe... gây cháy; cháy lan và gây sát
thương cao.
- Do cháy xe thường ở xa các đơn vị PCCC nên lực lượng chữa cháy cứu
hộ phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận được xe bị cháy trong khi đó vị trí xe bị
cháy thường không thuận lợi vè nguồn nước chữa cháy. Do đó, khi lực lượng
PCCC đến nơi, đám cháy đã phát triển lớn khó kiểm soát.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân được xác định chủ yếu do sự cố về ký thuật phần động cơ,
chập điện hoặc xe để trong khu vực đang cháy lan sang.
a. Các nguyên nhân gây ra tia lửa làm cháy xe:
- Cách điện của dây cao áp, Bô-bin kém, dây cao áp rạn nứt, Bu-gi lỏng
chụp gây phóng điện (Chắc bình thường ít người biết rằng điện áp của hệ thống
cao áp xe máy cao hàng ngàn Volt, có thể dễ dàng phóng điện nếu cách điện
không tốt).
- Các đầu cấm, nối điện bị lỏng, tiếp xúc kém sẽ đánh lửa khi dòng điện
chạy qua, đặc biệt là những dây dẫn có dòng điện lớn như dây Motor đề, đèn
pha, đầu cực ắc quy...
- Dây điện bị chuột cấn hoặc rạn nứt cách điện.
- Lỗi sản xuất của cảm biến đo mức xăng (Dùng điện 12V và đặt trong
bình xăng xe).
- Các ống thở của bình ắc - quy bị bít kín, gây nổ rồi dẫn đến cháy.
- Tàn lửa từ ống xả, hoặc vật dễ cháy mắc vào các bộ phận có nhiệt độ cao
của động cơ gây cháy.
- Các vật liệu phi kim bị cọ sát (đặc biệt khi tròi hanh khô) tạo ra tĩnh điện
và có thể phóng tia lửa điện, ta thường thấy ở các xe téc chở xăng có một đoạn
xích sắt chạm xuống mặt đường chính là để khử tĩnh điện vì lý do này.
- Không tắt hoàn toàn nguồn điện (cắt mát) khi rời xe; đấu nối thêm thiết
bị dùng điện khi xe không nổ máy như khóa điện điều khiển từ xa, báo trộm, để
quên đèn trần...
- Đấu nối thêm thiết bị điện ngoài thiết kế không qua cầu chì như: loa, đầu
video, sạc máy tính, đèn trang trí; sử dụng bóng đèn có công suất lớn hơn thiết
63

kế; lắp thêm còi, kèn, sử dụng đèn nhái xenon của Trung Quốc ...
- Đấu tắt cầu chì, dây điện, chuột cắn dây điện gây chập, dây nguồn của
bình điện (acquy) lỏng. Khí hậu nóng ẩm hay mưa ngập bất thường dẫn đến
chập, mát phát sinh nguồn nhiệt gây cháy... Do không thường xuyên bảo dưỡng,
không thay hoặc bổ sung nước làm mát máy, không bổ sung dầu mỡ bôi trơn,
dây cuaroa bị dính dầu, bị chùng, bị sờn đứt... gây nóng máy dẫn đến cháy các
chi tiết bộ phận khác trong đó có các chi tiết chuyển động.
- Nếu lái xe hay thợ máy quên giẻ lau, túi nilon trên lốc máy, để dầu mỡ
rớt ra các bộ phận sinh nhiệt như thành vách động cơ, ống xả cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến cháy xe. Do hành khách, lái phụ xe hút thuốc trên xe để
tàn thuốc rơi vào hàng hóa, nội thất. Dc do trẻ em nghịch lửa trên xe, hoặc do
chủ xe thắp hương thờ cúng vào các ngày rằm, mồng một. Do áo nilon, rơm rạ,
vải giẻ dính vào ổng xả gây cháy hay kẹt vào lốp sinh ma sát gây cháy.
- Do hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ, đường ống dẫn dầu cao áp bị thủng, do
nhiên liệu bị pha các tạp chất gây cháy... Ngoài ra cháy còn do kẻ xấu cố tình
đốt hoặc gài thụốc nổ...
b. Các nguyên nhân gây rò rỉ xăng:
- Ống dẫn xăng chất lưọng kém, kẹp khóa kém, gây rò rỉ xăng.
- Bình xăng chất lượng kém, thủng, hở gioăng, van phao, chế hòa khí hở
gây rò xăng.
- Chuột cắn ống dẫn xăng.
- Do bộ chế hòa khí đã sử dụng lâu xuống cấp xăng ngấm ra ngoài, bụi
bẩn giữ xăng thành một lóp ướt tạo ra nguy cơ cháy.
- Van kim của chế hòa khí rò, gây tràn xăng vào buồng đốt, bình thường
van này được phao xăng nâng lên và đóng kín khi xe không chạy
- Trong xăng có chất lạ gây ăn mòn, làm thủng bình xăng, ống dẫn, zoăng
đệm, hoặc tăng cao bất thường khả năng bốc hơi, làm hơi xăng thoát ra một cách
không bình thường.
Như vậy ngoài các lỗi do sản xuất, người dùng xe nên giữ gìn xe sạch và
bảo dưỡng thường xuyên, khi thấy có mùi xăng hoặc hiện tượng lạ (xe lục khục
hoặc kích nổ ngoài buồng đốt...) thì nên tắt máy và đem đi kiểm tra ngay để
tránh những hậu quả đáng tiếc.
- Ngoài ra một số vụ ô tô, xe máy cháy nổ do tai nạn giao thông.
3. Biện pháp đề phòng cháy
- Việc hiểu được các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy sẽ là đầu mối
phòng cháy tốt nhất. Chỉ cần có ý thức, người sử dụng có thể áp dụng rất nhiều
mẹo nhỏ, nhưng tác dụng lớn để phòng, chống cháy nổ hiệu quả cho xe của
mình.
- Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng xe , chủ động phát
64

hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc theo đúng yêu cầu thiết kế, kỹ
thuật của xe; sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, chất lượng; khi lắp thêm các
thiết bị phụ kiện khác như còi, đèn, các thiết bị vào xe cần kiểm tra đảm bảo các
yếu tố an toàn khi sử dụng.
- Không đấu nối thêm thiết bị điện ngoài thiết kế, không thay cầu chì
nguyên bản bằng các cầu chì có dòng lớn hen, không đấu tắt cầu chì. Thường
xuyên bảo dưỡng xe, thay thế các bộ phận, chi tiết hỏng, cũ, bổ sung nước làm
mát; thăm và thay dầu máy thường xuyên. Các linh kiện thay thế phải đúng
chủng loại, phù hợp tiêu chuẩn yêu cầu.
- Trong quá trình đi xe, không nên để các chất, vật dễ cháy, dễ làm mồi
cho lửa như điện thoại di động, nước hoa, bật lửa ga, hóa chất trên xe, trong cốp
xe. Không nên để xe ở những noi quá kín, không có thông gió hoặc nơi có nguy
cơ cháy nổ cao như nguồn nhiệt, hóa chất.
- Trước khi khởi động xe, 1 - 2 phút kiểm tra sơ bộ tình trạng xe là cần
thiết để hạn chế cháy nổ và tăng tuổi thọ của xe. Đặc biệt là kiểm tra xem xe có
mùi xăng hay không, để nếu có sẽ biết nguyên nhân vì sao. Không để dầu máy,
mỡ vương vãi trên lốc máy, dính vào dây cua roa. Không để các giẻ, vải lau xe,
đặc biệt là giẻ có dính dầu mỡ trong khoang máy. Khi phát hiện thấy mùi khác
lạ, đặc biệt là mùi khét, phải kiểm tra ngay.
- Nhất thiết phải trang bị bình chữa cháy và dụng cụ thoát hiểm (búa nhọn
phá kính) phù hợp với từng loại xe và đọc cách sử dụng loại bình và phương tiện
đó.
- Hạn chế tối đa việc để xe trong nhà, nếu là xe mô tô để trong nhà, phải
dựng chân chống giữa và khóa đường ống dẫn xăng (nếu có).
- Lái xe phải học tập tìm hiểu và được huấn luyện về PCCC CNCH, với
các lái xe khách từ 10 chỗ trờ lên, xe chở hàng hóa nguy hiểm cháy nổ phải có
giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát PCCC mới được
hành nghề. Khi nhận hàng, phải nắm được tính chất nguy hiếm cháy, nổ, độc
của hàng hóa và phải đúng với các quy định pháp luật hiện hành.
4. Xử lý khi có cháy xảy ra
a. Khi xe đang lưu hành trên đường:
- Khi phát hiện cháy, bình tĩnh đỗ xe vào vệ đường, tắt máy. Nhanh chóng
giúp mọi người thoát ra khỏi xe, nhất là trẻ em, đồng thời cầm theo bình chữa
cháy. Xác định vị trí cháy và điểm phát sinh cháy; lựa chiều và vị trí để phun
bình chính xác vào điểm cháy lớn nhất.
- Sử dụng các phương tiên chữa cháy hiện có (bình cứu hỏa, cát, nước,...)
để dập lửa; nếu không có bình chữa cháy nhưng đang ở gần chỗ có cát, đất,
bùn... hãy dùng chúng để phủ lên vị trí cháy. Nếu không có bình hay cát, đất...
gần đó hãy dùng áo quần, chất liệu cotton để dập cháy, cố gắng ngăn chặn cháy
lan sang các tài sản khác ở bên cạnh đám cháy. Nếu nhiên liệu chảy ra mặt đất,
hãy dùng đất cát hay vật dụng thích hợp để hạn chế diện tích chảy loang của
65

chúng. Và đừng quên gọi điện thoại số 114 để lực lượng cs PCCC đến ứng cứu.
- Khi xe để trong gara hoặc nhà để xe:
- Khi phát hiện cháy phải hô hoán cho mọi người biết để di chuyển các xe
khác ra vị trí an toàn chống cháy lan. Sau đó dùng các phưong tiện chữa cháy tại
chỗ để dập lửa đồng thời gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC số 114 đến hỗ
trợ.
- Khi xe để trong các hộ gia đình:
+ Đặc điểm: Đối với các hộ gia đình đa phần chỉ có 01 cầu thang bộ, vì
vậy khi cháy xảy ra lối thoát hiểm duy nhất bị bao vây không thoát ra ngoài
được. Đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng con người khi xảy ra cháy vào ban đêm
mọi người đang ngủ, nếu không tỉnh và phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng
ngạt khói khả năng tử vong là rất cao. Do xe để dưới tầng hầm hoặc tầng một
khi xảy ra cháy lửa và khói khí độc bao trùm toàn bộ tòa nhà, lan lên trên theo
đường cầu thang bộ gây khó khăn cho việc thoát nạn. Giải pháp an toàn là bố trí
cửa thoát hiểm để khi có sự cố có thể thoát ra ngoài..
+ Xử lý khi có cháy xảy ra: khi phát hiện ra cháy mọi người phải bình tĩnh
suy xét xem đám cháy đã phát triển đến đâu? có thể thoát qua đám cháy hay
không? Khả năng này là rất khó vì cửa bị khóa muốn ra ngoài được phải mở
được khóa. Nếu không dập tắt được đám cháy thì phải nhanh chóng thoát lên
tầng thượng và sang nhà hàng xóm. Sau đó thông báo cho lực lượng Cảnh sát
PCCC sổ 114 và mọi người biết để phá cửa từ ngoài vào tổ chức chữa cháy. Mỗi
gia đình nên trang bị phưomg tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy xách tay),
mặt nạ lọc độc để khi xảy ra sự cố vừa có thể chữa cháy vừa có thể thoát hiểm
an toàn.
VI. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở, HỘ GIA ĐÌNH
Theo thông báo của Bộ Công an trong thời gian gần đây, tình hình cháy
xảy ra đối với nhà ở của hộ gia đình diễn biến phức tạp, một số trường hợp gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để đảm bảo an toàn về PCCC không
để xảy ra cháy đối với nhà ở hộ gia đình Bộ Công an Hướng dẫn công tác đảm
bảo an toàn về PCCC như sau:
1. Hướng dẫn các giải pháp ngăn cháy lan
- Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nơi chứa hàng hóa, chất
nguy hiểm về cháy, nổ nên bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt.
- Đối với nơi sản xuất, kinh doanh, chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về
cháy, nổ, nơi để phương tiện giao thông cơ giới, cần hướng dẫn giải pháp ngăn
cháy với lối thoát nạn.
- Đối với nhà ở có tầng hầm, tầng nửa hầm, cần hướng dẫn giải pháp ngăn
khói, ngăn cháy lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, riêng thang máy, trục kỹ
thuật thông tầng; không nên bảo quản, sử dụng chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ
trong tầng hầm.
66

- Đối với nhà ở liên kế cần hạn chế tối đa xây dựng bằng các vật liệu dễ
cháy.
2. Hướng dẫn các giải pháp thoát nạn
- Đối với nhà có 01 lối thoát nạn, cần hướng dẫn bố trí thêm phương án
thoát nạn khác, có thể là cầu thang sắt ngoài nhà, ống tụt hoặc thang dây, dây thả
chậm đặt tại ban công, lô gia, sân thượng…
- Đối với lối đi, lối thoát nạn, cần hướng dẫn giải pháp giảm thiểu đến
mức thấp nhất các tác động của các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy, cụ thể:
+ Trên hành lang, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn của nhà, không nên
để các thiết bị, vật dụng nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2m (chiều cao
được xác dịnh từ sàn nhà hoặc bậc thang, chiếu nghỉ đến mép dưới của thiết bị,
vật dụng), các ống dẫn chất lỏng, chất khí dễ cháy.
+ Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc
khó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc.
+ Lối thoát nạn từ cầu thang bộ tại tầng 1 nên bố trí thoát ra ngoài trực
tiếp hoặc qua lối đi an toàn có đủ chiều rộng cho người di chuyển thuận lợi.
Không nên để phương tiện, hàng hóa, đồ dùng, vật liệu dễ cháy hoặc gần nguồn
lửa, nguồn nhiệt tại lối thoát nạn hoặc liền kề.
+ Cửa đi ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng cửa có bản lề (cửa cánh), cửa
được mở ra phía ngoài, hạn chế lắp đặt cửa trượt ngang, cửa cuốn; nên bố trí nơi
để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, dìu, xà beng…) trong nhà để
kịp thời mở hoặc phá cửa khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Trường hợp lắp đặt cửa
cuốn thì cần có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở cửa khi mất điện hoặc động
cơ bị hỏng.
+ Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt tiếp giáp với đường
giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn cần thiết; trường hợp lắp đặt
lồng sắt, lưới sắt thì nên bố trí ô cửa đủ để thoát nạn khi có cháy, nổ. Việc lắp
đặt biển quảng cáo bên ngoài nhà cần bảo đảm an toàn PCCC và thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
+ Đối với tầng mái (sân thượng), nên có lối lên từ tầng dưới qua cầu thang
hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển lên tầng mái và tính toán
đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kế.
3. Hướng dẫn bảo đảm an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa,
nguồn nhiệt
- Tại nơi đun nấu, không nên để hàng hóa, chất dễ cháy gần nơi đun nấu.
Khi sử dụng bếp, cần lưu ý:
+ Đối với bếp GAS: cần tắt bếp và đóng van bình gas khi không sử dụng;
thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa, van an toàn để kịp thời thay thế
khi bị hư hỏng. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không
để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; nên lắp đặt đầu báo dò khí
67

gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas. Trường hợp sử dụng hệ thống cấp khí đốt
trung tâm, cần thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu theo đúng quy định của tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
+ Đối với bếp điện (bếp từ, hồng ngoại…), cần bố trí đường dây điện phù
hợp với công suất của bếp và có thiết bị đóng ngắt, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, át
to mát…).
+ Đối với bếp dầu: Thường xuyên lau chùi sạch sẽ; không rót dầu vào bếp
khi bếp đang cháy; không dùng xăng làm nhiên liệu cho bếp dầu.
- Tại khu vực thờ cúng:
+ Vách, trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc kho cháy; đèn, bát
hương, nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường
hợp đặt trên vật dụng khác thì nên sử dụng là loại không cháy hoặc khó cháy
(miếng lót bằng kim loại, bát đĩa, cốc…); không nên thắp đèn, hương, nến khi đi
ngủ hoặc không có người ở nhà.
+ Khi đốt vàng mã nên có người trông coi; nơi đốt vàng mã phải cách xa
khu vực có chất cháy, cần được che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn
lửa.
4. Hướng dẫn bảo đảm an toàn trong lắp đặt, sử dụng hệ thống điện
gia đình
- Hệ thống điện cần được thiết kế, lắp đặt bảo đảm đủ công suất cấp cho
các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, aptomat…)
cho hệ thống điện chung toàn nhà, từ tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có
công suất lớn (điều hòa, bình nóng lãnh…). Cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị
trí thuận tiện cho việc ngắt điện.
- Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện, cần tính toán cụ thể sao cho phù
hợp giữa công xuất tiêu thụ của thiết bị, dây dẫn, thiết bị bảo vệ, tránh gây quá
tải; không nên sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm.
- Khi lắp đặt các thiết bị điện sinh nhiệt lớn (đèn sưởi, quạt sưởi, lò
nướng…), cần có khoảng cách an toàn đến các vật dụng dễ cháy.
- Kiểm tra và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng trước khi đi ngủ hoặc
ra khỏi nhà.
- Nếu là nhà ở xen lẫn sản xuất, kinh doanh, chứa đựng hàng hóa cần bố
trí tách biệt hệ thống điện với các khu vực khác của nhà.
- Trong khu vực chứa đựng nhiều hàng hóa, chất cháy cần lắp đặt hệ
thống điện đảm bảo an toàn (Bóng điện phòng nổ, dây đi trong tường hoặc được
luồn trong ống chống cháy, bảng điện nên bố trí ra phía ngoài…)
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị điện bị
hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn.
68

5. Hướng dẫn bảo đảm an toàn trong sắp xếp, bảo quản tài sản, vật
dụng, chất cháy
- Không nên để xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ cháy, chất nổ ở trong nhà;
trường hợp cần thiết thì chỉ nên dự trữ số lượng tối thiểu đáp ứng nhu cầu sử
dụng và bảo quản ở nơi thông thoáng, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt và chất dễ
cháy.
- Ô tô, mô tô, xe gắn máy, máy phát điện để cách xa nơi đun nấu, nguồn
lửa, nguồn nhiệt.
- Sắp xếp, bảo quản tài sản, vật dụng theo từng loại bảo đảm gọn gàng,
không cản trở lối đi, lối thoát nạn; không nên để hàng hóa, chất cháy gần ổ cắm
điện, công tắc, aptomat, thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt.
- Hàng hóa dễ cháy cần bố trí trong khu vực hoặc phòng riêng và loại trừ
yếu tố có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt hoặc do phản ứng hóa học giữa
các chất.
- Đối với hộ gia đình hoặc cụm dân cư cần thiết phải xây dựng phương án
chữa cháy, phương án cứu nạn cứu hồ phù hợp với điều kiện thực tế.
6. Hướng dẫn trang bị phương tiện chữa cháy
Hộ gia đình nên tự trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm
hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình như bình chữa cháy, đèn chiếu sáng
sự cố, mặt nạ phòng độc, thang dây, dụng cụ phá dỡ… Trường hợp nhà kết hợp
với sản xuất, kinh doanh thì trang bị phương tiện PCCC phù hợp với quy mô,
tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần thiết thì lắp đặt hệ thống
báo cháy, chữa cháy tự động phù hợp.
Vì sự an toàn chung cho mỗi gia đình và xã hội, đề nghị các hộ gia đình
nghiêm túc thực hiện.

PHẦN IV
QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ GIỚI
THIỆU VỀ MỘT SỐ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY,
PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY HIỆN NAY

I. QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY (Theo


Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an)
Điều 3. Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa
cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có
liên quan.
69

2. Bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở,
lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Bảo đảm đúng tiêu chuẩn, mục đích, đối tượng sử dụng.
4. Phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương và khả năng bảo đảm
kinh phí của cơ sở.
Điều 4. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng
1. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ trang bị cho 01 đội dân phòng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này.
2. Tùy theo tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh
hoạt, yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên từng
địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản lý và khả năng bảo đảm ngân sách của địa
phương, lực lượng dân phòng có thể được trang bị thêm các loại phương tiện
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết khác quy định tại Phụ lục VI
ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng
cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
3. Căn cứ vào danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ bảo đảm trang bị cho lực lượng dân phòng quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này và yêu cầu thực tiễn công tác phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên từng địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản lý,
cơ quan Công an có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cùng
cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định số lượng phương tiện
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng bảo
đảm theo quy định và xem xét, quyết định trang bị thêm các loại phương tiện
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết khác.
Điều 6. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và
chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng được thực hiện theo quy định tại điểm b và
điểm c khoản 4 Điều 48 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều
29, khoản 2 Điều 42 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017
của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy
và chữa cháy.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh
phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực
lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy
70

chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
và điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm
2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng
cháy và chữa cháy.
Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng
cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân
sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRANG BỊ CHO 01 ĐỘI DÂN PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 150/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020
của Bộ trưởng Bộ Công an)

SỐ NIÊN HẠN
STT DANH MỤC ĐƠN VỊ
LƯỢNG SỬ DỤNG

Bình bột chữa cháy xách


Theo quy định của
1 tay có khối lượng chất chữa 05 Bình
nhà sản xuất
cháy không nhỏ hơn 04 kg

Bình khí chữa cháy xách


tay có khối lượng chất chữa
cháy không nhỏ hơn 03 kg
Theo quy định của
2 hoặc bình chữa cháy gốc 05 Bình
nhà sản xuất
nước xách tay có dung tích
chất chữa cháy không nhỏ
hơn 06 lít

Đèn pin (độ sáng 200 lm,


3 02 Chiếc Hỏng thay thế
chịu nước IPX4)

Rìu cứu nạn (trọng lượng 2


4 kg, cán dài 90 cm, chất liệu 01 Chiếc Hỏng thay thế
thép cacbon cường độ cao)

Xà beng (một đầu nhọn, Chiếc


5 01 Hỏng thay thế
một đầu dẹt; dài 100 cm)

Búa tạ (thép cacbon cường Chiếc


6 độ cao, nặng 5 kg, cán dài 01 Hỏng thay thế
50 cm)
71

Kìm cộng lực (dài 60 cm, Chiếc


7 01 Hỏng thay thế
tải cắt 60 kg)

Túi sơ cứu loại A (Theo


Thông tư số 19/2016/TT-
8 BYT ngày 30 tháng 6 năm 01 Túi Hỏng thay thế
2016 của Bộ trưởng Bộ Y
tế)

Cáng cứu thương (kích


9 thước 186 cm x 51 cm x 17 01 Chiếc Hỏng thay thế
cm; tải trọng 160 kg.

II. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY, PHƯƠNG


TIỆN CHỮA CHÁY HIỆN NAY
1. Hệ thống chữa cháy tự động
Để ngăn chặn nạn cháy xảy ra thì yếu tố quan trọng nhất là phát hiện ra
một cách nhanh nhất dấu hiệu của sự cháy, từ đó có các biện pháp cứu chữa kịp
thời, dập tắt đám cháy ở giai đoạn đầu mới phát sinh. Điều này có thể thực hiện
được bằng cách lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho các cơ sở, nhất là các cơ
sở có tính chất nguy hiểm cháy nổ cao và các cơ sở có tầm quan trọng về kinh
tế, chính trị.
Hệ thống báo cháy tự động theo vùng bao gồm: Trung tâm báo cháy; Các
đầu báo cháy; chuông báo cháy; nút ấn báo cháy; đèn báo cháy; nguồn điện.
- Trung tâm báo cháy
Trung tâm báo cháy là một thiết bị có nhiệm vụ thu nhận tín hiệu từ các
đầu báo cháy đưa về và ra lệnh báo động cháy thông qua chuông, đèn. Vùng có
cháy hiển thị bằng đèn báo trên bảng điều khiển trung tâm. Trung tâm làm việc
24/24 giờ, sử dụng hai nguồn điện AC và DC. Bình thường trung tâm hoạt động
với điện áp xoay chiều AC 220v, khi mất điện lưới trung tầm sẽ tự động chuyển
chế độ làm việc từ điện áp xoay chiều AC sang nguồn ắc quy dự phòng.
- Đầu báo cháy
Đầu báo cháy là thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo
của sự cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, bức xạ của ngọn lửa), truyền tín hiệu
điện về trung tâm báo cháy. Đầu báo cháy thường được lắp đặt tại những điểm
cần bảo vệ là bộ phận tiếp xúc với đám cháy của hệ thống.
- Nút ấn báo cháy.
Nút ấn báo cháy là thiết bị giúp cho con người chủ động báo cháy nhanh
bằng tay khi phát hiện ra cháy mà các đầu báo cháy chưa làm việc. Bản chất của
nút ấn báo cháy giống như một đầu báo cháy cưỡng bức. Một số loại nủt ấn có
72

giắc cắm telephone để có thể liên lạc trực tiếp với trung tâm và liên lạc được với
nhau.
- Chuông báo cháy
Báo động bằng âm thanh khi có cháy xảy ra. Chuông báo cháy được đặt ở
hành lang khu vực noi có nhiều người qua lại nhằm thông báo cho mọi người
biết để sơ tán cũng như tham gia chữa cháy kịp thời.
- Đèn báo cháy.
- Đèn báo cháy được lắp đặt nhằm phát tín hiệu bằng ánh sáng cho mọi
người biết hệ thống đang trong tình trạng hoạt động.
- Nguồn điện:
Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC của tòa nhà
và cấp cho tủ trung tâm, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp
24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên
tục khi mất điện hoặc có cháy, sử dụng nguồn Acquy dự phòng có dung lượng
đảm bảo cho hệ thống làm việc 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới.
- Nguyên lý làm việc của hệ thống
+ Nếu có cháy xảy ra ở các khu vực được bảo vệ (khu vực được lắp đặt
các đầu báo cháy), các yếu tố môi trường khi cháy sẽ thay đổi tạo ra nhiệt và
khói sẽ tác động lên các đầu báo cháy, hoặc có tác động của con người lên các
nút ấn báo cháy. Khi các yếu tố này đạt đến ngưỡng làm việc của đầu báo hoặc
ấn nút ấn, các thiết bị báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung
tâm Trung tâm sẽ xử lý các tín hiệu truyền về và đưa ra các tín hiệu thông báo,
chỉ thị vùng cháy đồng thời đưa ra các tín hiệu điều khiển chuông ở khu vực bảo
vệ kêu, đèn báo cháy sáng báo động con người biết để có biện pháp xử lý kịp
thời.
+ Sau khi kiểm tra và dập tắt đám cháy, chúng ta cần khôi phục trạng thái
làm việc của hệ thống báo cháy tự động để đưa hệ thống vào chế độ thường trực.
- Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước (sprinkler) bao gồm: Tủ điều
khiển, các bơm chữa cháy chính, bơm bù chữa cháy, các đầu phun được bịt kín
bằng ống thủy tinh nhỏ có chứa chất lỏng, hệ thống đường ống cung cấp nước,
các hệ thống van kiểm tra khởi động bơm chính, bơm bù. Đặc điểm của hệ
thống là toàn bộ đường ống luôn luôn có nước với áp suất nhất định. Các đầu
phun được bố trí ở các khu vực có nguy cơ cháy.
+ Tủ điều khiển:
+ Đầu phun của hệ thống thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ, vừa có chức
năng cảm biến vừa có chức năng phun nước.
+ Thiết bị kiểm tra mở máy:
+ Thiết bị kiểm tra sự vận hành và làm việc của hệ thống, có tác dụng tạo
ra sự đóng mở của các van tiếp điểm khi có sự chuyển động của dòng nước.
73

- Máy bơm chữa cháy:


+ Loại máy bơm và tính năng tác dụng của nó phải dựa vào 2 giá trị đặc
trưng là lưu lượng nước và áp lực cần thiết của hệ thống chữa cháy đối với cở sở
bảo vệ. Máy bơm chữa cháy thường được đặt cố định gần bể nước chữa cháy.
+ Bơm bù có tác dụng bù lượng nước hao hụt trong mạng đường ống do
rò rỉ, tổn thất,... hoặc có tác dụng bơm nước để chữa cháy với các đám cháy nhỏ.
Thông thường bơm bù chỉ có tác dụng bơm bù lại lượng nước hao hụt trong
mạng đường ống.
+ Công tắc áp lực:
Dùng để khởi động máy bơm bù, bơm chính, bơm dự phòng công tắc áp
lực hoạt động dựa trên sự thay đổi áp lực (cột áp) khi cột áp tác động lên công
tắc áp lực đạt đến một giá trị nhất định (ngưỡng làm việc) thì nó hoạt động.
+ Nguyên lý làm việc:
Bình thường đường đường ống luôn có nước và có áp lực (nhờ hệ thống
bình áp suất và máy bơm bù áp lực). Vì một nguyên nhân nào đó do hao hụt
nước dẫn đến áp suất trong đường ổng giảm (có thể do rò rỉ ở các van, ...) nhưng
lại được bù lại nhờ binh áp lực và bơm bù áp suất.
Trường hợp xảy ra cháy, đầu phun sprinkler hoạt động. Khi nước thoát ra
từ miệng đầu phun thì áp lực trong mạng đường ổng giảm nhanh, công tắc áp
lực tác động truyền tín hiệu về tủ điều khiển bơm để khởi động bơm chữa cháy
hoạt động, bơm chữa cháy hoạt động liên tục cung cấp nước cho hệ thống chữa
cháy để dập tắt đám cháy.
2. Hệ thống chữa cháy Drencher
- Nguyên lý cấu tạo:
Hệ thống drencher về cơ bản có cấu tạo giống hệ thống sprinkler. Hệ
thống chữa cháy drencher có tác dụng: Chữa cháy đồng thời cùng một lúc đám
cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực bảo vệ, làm mát các cấu kiện xây dựng,
tạo màng ngăn cháy ngăn chặn cháy lan. Sử dụng hiệu quả đổi với các cơ sở có
nguy cơ cháy nổ cao, khả năng cháy lan nhanh. Điểm khác biệt của hệ thống
drencher khác với hệ thống sprinkler là khởi động bằng hệ thống báo cháy hoặc
tác động trực tiếp bằng tay. Trên mạng đường ống của hệ thống drencher thường
không có nước và các vòi phun là loại hở.
- Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống chữa cháy drencher khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động.
Khi xảy ra cháy trong khu vực được bảo vệ, nhiệt độ môi trường thay đổi
(nồng độ khói tăng, nhiệt độ tăng, xuất hiện ngọn lửa) sẽ tác động lên các đầu
báo cháy. Đến một ngưỡng nhất định các đầu báo cháy hoạt động truyền tín hiệu
báo cháy về trung tâm. Trung tâm báo cháy phát lệnh báo động và điều khiển
các thiết bị ngoại vi khởi động máy bơm chữa cháy bơm nước qua hệ thống
đường ống, qua các van có điện lựa chọn khu vực đến các vòi xối nước (đầu
74

phun) phun vào đám cháy.


3. Hệ thống chữa cháy vách tường
- Cấu tạo:
Hệ thống: gồm các đường ống nối với nhau chạy từ nhà bơm đến trục
chính chạy dọc theo chiều cao của công trình đến các họng nước chữa cháy vách
tường ở các tầng, ở mỗi vị trí của toà nhà người ta thường bố trí các họng nước
chữa cháy vách tường, sao cho điểm cuối của hai đầu lăng chạm nhau. Mỗi họng
nước chữa cháy vách tường được bố trí ít nhất 01 cuộn vòi vải tráng cao su có
đường kính to, nhỏ tùy theo thiết kế của công trình và 01 lăng phun. Các thiết bị
trên đều được đặt trong hộp đựng phương tiện chữa cháy bằng tôn chôn chìm
hoặc nổi trên tường nhà. Hộp họng nước chữa cháy vách tường được bố trí ở nơi
dễ thấy, dễ lấy như ở các vị trí đầu cầu thang, hành lang.
Hệ thống đường ống: gồm đường ống hút nước chữa cháy, các đưòng ống
phân nhánh đến các trụ nước chữa cháy và họng chữa cháy vách tường được làm
bằng ống thép tráng kẽm các loại.
Họng nước chữa cháy: là thiết bị nối từ đường ống ra các cuộn vòi mềm,
qua lăng chữa cháy để phun nước vào đám cháy. Mỗi họng nước chữa cháy
trong nhà phải có van khoá, một cuộn vòi mềm dài 20 m, có đủ đầu nối và một
lăng chữa cháy, được đặt trong tủ bảo quản van khoá họng nước chữa cháy: Là
thiết bị đóng, mở nước từ đường ống ra họng nước chữa cháy, khi xảy ra cháy ở
một khu vực nào đó, ta chỉ cần triển khai lăng, vòi chữa cháy, mở van khoá ở
khu vực đó, nước sẽ phun ra chữa cháy.
Máy bơm chữa cháy: Là thiết bị cung cấp nước cho hệ thống hoạt động.
Các hệ thống chữa cháy đều phải có bơm chữa cháy chính bơm dự phòng và
bơm bù áp lực (sử dụng động cơ điện hoặc xăng). Việc tính toán, lựa chọn bơm
chữa cháy phải đảm bảo lưu lưọng, cột áp theo yêu cầu chữa cháy.
- Cách sử dụng:
Khi có sự cố cháy xảy ra người trực chữa cháy của cơ sở báo động cho
mọi người biết đồng thời cử người kiểm tra khu vực xảy cháy. Nếu xảy ra cháy
ở một vị trí nào đó của tòa nhà thì chạy đến họng nước gần đám chấy nhất, rải
vọi chữa cháy, một đầu vòi nối vào lăng chữa cháy một đầu vòi nối vào họng
chữa cháy vách tường, từ từ mở van nước chữa cháy phun vào đám cháy. Quá
trình tổ chức chữa cháy phải có ít nhất 02 người, 01 người vận hành máy bơm
chữa cháy, 01 người triển khai đường vòi chữa cháy.
Lưu ý: Đối với hệ thống chữa cháy vách tường duy trì áp suất trong
đường ống, khi mở van tại họng nước bất kì nào do có sự chênh lệch về áp suất
hệ thống van công tắc áp lực hoạt động ra lệnh cho các máy bơm (thông qua tủ
điều khiển bơm chữa cháy) hoạt động hút nước cung cấp phục vụ quá trình chữa
cháy.
4. Một số phương tiện chữa cháy xách tay
75

Phương tiện chữa cháy tại chỗ được xem là vũ khí chiến đấu rất quan
trọng của lực lượng PCCC được trang bị ngay tại nơi sản xuất, nơi làm việc để
dập tắt các đám cháy khi mới xảy ra ở phạm vi hẹp, rất có tác dụng. Được quy
định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định rất rõ tại điều 50, khoản 1 như
sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và
chữa cháy cho cơ sở, các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm
vi quản lý của mình.
Ủy ban nhân dân cấp xã phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa
cháy cho đội dân phòng.
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chủ rừng,
chủ phương tiện giao thông cơ giới ngoài quốc doanh phải tự trang bị phương
tiện phòng cháy và chữa cháy.
Ở nước ta cũng như các nước tiên tiến khác, các phương tiện, dụng cụ
chữa cháy tại chỗ luôn luôn được coi trọng, nó có tác dụng dập tắt lửa ngay từ
lúc mới phát sinh hoặc ít nhất cũng đóng vai trò kìm hãm sự phát triển của đám
cháy trước khi lực lượng cảnh sát PCCC áp dụng các chiến thuật chữa cháy ở
qui mô lớn. Tuy nhiên, muốn phát huy tác dụng của các phương tiện, dụng cụ
chữa cháy một cách có hiệu quả và an toàn chúng ta phải nắm vững tính năng,
tác dụng và cách sử dụng các phương tiện đó. Trong bài này xin đi sâu giới
thiệu 3 loại phương tiện chữa cháy thông thường đó là Chăn chiên chữa cháy,
bình khí CO2 và bình bột chữa cháy hệ MFZ.
76

1. Bình khí CO2 chữa cháy

a. Cấu tạo:
b. Đặc tính cấu tạo:
Dựa vào đặc tính của Bình CO2 là không duy trì sự cháy nên người ta đã
sử dụng Bình CO2 làm chất chữa cháy. Để tiện cho việc bảo quản, sử dụng
người ta nén khí CO2 trong các bình có kích cỡ và trọng lượng khác nhau: 2kg,
3kg, 5kg, 6kg v.v để sử dụng. Bình chữa cháy khí CO2 tuy có nhiều loại như
nêu ở trên nhưng về nguyên lý cấu tạo của chúng cơ bản giống nhau đó là bình
thép chịu lực chứa CO2 lỏng, van khoá, ống dẫn khí và loa phun.
c. Tác dụng chữa cháy của CO2.
+ Tác dụng làm ngạt: Khi phun CO2 vào đám cháy, chúng nhanh chóng
xâm nhập vào vùng cháy và đẩy không khí ra ngoài, làm loãng nồng độ hỗn hợp
hơi, khí cháy tới mức không còn khả năng duy trì sự cháy nữa. Do đó lửa sẽ tắt.
+ Tác dụng làm lạnh: CO2 từ dạng lỏng được đẩy qua hệ thống ống dẫn
và loa phun có cấu tạo đặc biệt lập tức chuyển sang thể khí. Quá trình này thu
77

một lượng nhiệt rất lớn, có thể làm lạnh môi trường tới - 790C cho nên CO2 khi
mới phun ra có dạng như tuyết và rất lạnh. Khi phun CO2 vào đám cháy, nhiệt
độ đám cháy bị giảm xuống do tác động của khí CO2 lạnh nên đám cháy bị suy
yếu dần và tắt.
d. Cách sử dụng:
Khi có cháy xảy ra đến vị trí để bình chữa cháy, lấy bình ra khỏi giá đỡ,
vận động đến đám cháy, nếu là bình lớn thì đặt bình xuống đất, rút chốt an toàn
rồi một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa. Tay còn lại mở van xả khí. Khi
thấy lửa đã tắt hoàn toàn thì ngừng phun, nếu trong bình còn khí thì đóng van lại
để sử dụng tiếp.
đ. Chú ý khi sử dụng bình CO2:
- Khoảng cách chữa cháy có hiệu quả tính từ loa phun đến đám cháy từ 1
- 1,5m.
- Trong trường hợp chữa lửa điện cao thế phải mang đầy đủ găng tay,
ủng cách điện.
- Phải phun liên tục cho đến khi lửa tắt hoàn toàn, không phun gián đoạn,
tránh đứng ngược chiều gió.
- Trong quá trình phun không được tiếp xúc trực tiếp với khí CO2 hoặc
phun vào người vì khí CO2 có thể gây bỏng lạnh ( - 79 oC).
- Hiệu quả chữa cháy cao khi chữa các đám cháy trong nhà, nơi kín gió.
- Khí CO2 không dẫn điện nên có thể chữa các đám cháy còn mang điện,
thiết bị có điện.
e. Bảo quản, kiểm tra:
- Bảo quản: Để bình ở nơi dâm mát, tránh nhiệt độ cao, tránh va đập.
Đặt bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận lợi cho việc sử dụng.
- Kiểm tra: Kiểm tra bình theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Thông thường,
người ta kiểm tra bình bằng cách cân bình lên rồi đối chiếu với trọng lượng lúc
ban đầu để biết được lượng khí CO2 trong bình, Nếu bình hết khí hoặc giảm
20% trong lượng bình phải đem đi nạp lại hoặc thay thế bình khác.
2. Bình bột chữa cháy MFZ4:
78

a. Cấu tạo:
So với một số chất chữa cháy thì bột chữa cháy hệ MFZ có nhiều ưu
điểm hơn, phạm vi sử dụng cũng rộng hơn. bột chữa cháy hệ MFZ là loại chất
chữa cháy ở dạng bột mịn, được nạp vào các bình thép chịu lực với các kích cỡ
và trọng lượng khác nhau ( 2kg, 4kg ,6kg ,8kg, .) để sử dụng cho các đối tượng
khác nhau.
Bột được đưa vào đám cháy nhờ nguồn áp lực khí đẩy (Khí trơ, thường
là khí Nitơ) qua cơ cấu van, ống dẫn của bình và loa phun ra ngoài. Khi bột phun
vào đám cháy, chúng xâm nhập vào vùng cháy tạo thành một "đám mây bột",
làm hạn chế các phản ứng cháy. Đồng thời, dưới tác dụng của nhiệt độ đám
cháy, bột chảy ra, phủ lên bề mặt vật cháy, tạo lớp màng ngăn cách sự bốc hơi
của các phân tử chất cháy kết hợp với ôxy trong không khí tạo thành môi trường
hỗn hợp hơi khí cháy dập tắt lửa.
79

b. Đặc tính kỹ thuật của bình bột chữa cháy hệ MFZ


*Ký hiệu:
- Ký hiệu A - Chữa các đám cháy chất rắn.
- Ký hiệu B - Chữa các đám cháy chất lỏng.
- Ký hiệu C - Chữa các đám cháy chất khí.
- Ký hiệu D - Chữa các đám cháy điện, các loại kim loại kiềm, kiềm thổ.
c. Bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng
- Bảo quản: Có thể treo hoặc đặt bình bột trên giá đỡ ở nơi khô ráo, dễ
thấy, dễ lấy, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và cách xa nguồn nhiệt, nơi có
chất ăn mòn, nơi ẩm ướt.
- Hạn sử dụng: Bình bột chữa cháy hệ MFZ có thể bảo quản được 3
tháng đến 5 năm.
80

- Cách sử dụng: Khi có cháy xảy ra, nhanh chóng đến vị trí bảo quản xách
bình đến đám cháy, lộn bình lên, xuống từ 5 - 7 lần sau đó rút chốt an toàn, một
tay cầm vòi phun hướng về phía gốc lửa một tay bóp cò.

d. Kiểm tra: Có 2 cách.


- Cách 1: Kiểm tra kim đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ ở vạch màu đỏ báo
hiệu khí Nitơ trong bình đã hết, nếu kim chỉ ở vạch xanh (Từ 1,2 - 1, 4 Mpa) áp
lực khí đảm bảo tốt, khi kim chỉ ở vạch màu vàng báo áp lực tối đa.
- Cách 2: Lộn bình lên xuống nếu nghe có tiếng (rào rào) của bột là bột
còn tốt, có tiếng lục cục hoặc không chuyển động là bột đã bị vón cục hoặc
đóng bánh không đảm bảo cho công tác chữa cháy.
đ. Chú ý:
+ Chỉ thôi phun khi đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.
+ Hiệu quả cao khi chữa các đám cháy trong nhà.
81

+ Bột chữa cháy hệ MFZ không dẫn điện, chữa cháy được các đám cháy
còn điện, thiết bị mang điện.
+ Bột chữa cháy hệ MFZ không gây độc hại cho người, gia súc và môi trường.
+ Khi phun ngoài trời phải đứng đầu hướng gió.
3. Chăn chiên chữa cháy
- Đây là phương tiện chữa cháy thô sơ (Có thể là chăn chiên, chăn bông,
bao tải, bạt vải...). Khi có cháy xảy ra nếu không có các phương tiện chữa cháy
khác như xe chữa cháy, bình bột, bình khí CO2 thì nó cũng có tác dụng chữa
cháy cao, tuy nhiên nó chỉ trở thành phương tiện chữa cháy khi chăn đã nhúng
nước và toàn bộ chăn được phủ kín lên bề mặt đám cháy.
- Phương pháp dập cháy: Đây là phương pháp cách ly, cách ly không cho
các phân tử chất cháy bốc hơi lên bề mặt chất cháy (dưới tác động của nguồn nhiệt)
hoà trộn với ôxy trong môi trường không khí tạo nên hỗn hợp hơi khí cháy.
- Chú ý: Muốn chữa cháy có hiệu quả thì chăn phải lành, không rách phủ
kín diện tích đám cháy.
5. Hướng dẫn cách sử dụng máy bơm chữa cháy TOHATSU V20
5.1. Các phụ kiện cơ bản:

5
.2.
Trìn
h tự
82

khởi động máy nổ


- Kiểm tra trước khi máy nổ
+ Kiểm tra tay ga về vị trí bên trái
+ Bật công tắc đèn khi trời tối
+ Bật công tắc máy sang vị trí ON
+ Nhấn nút khởi động máy nếu khởi động bằng ắc quy hoặc tay quay ,
khởi động bằng tay.
+ Sau khi máy nổ điều chỉnh tay ga bằng cách vừa ấn xuống vừa xoay
theo trục kim đồng hồ để tăng tốc độ 1 một chút rồi dừng lại đẩy tay gạt bơm
chân không (4) lên để kiểm tra bơm cho hút chân không. Nếu bơm đã tự mồi
được thì có nước ra ở ống , kiểm tra dưới chân máy phía bên trái và sau đó kéo
tay gạt bơm chân không về vị trí trên.
+ Tăng ga cho tới khi kim đồng hồ của áp lực nước của đồng hồ (1) đạt trị
số yêu cầu khoảng 5 AT thì chỉnh lại và mở van nước để bắt đầu phun nước.
* Dừng nổ máy
- Trước khi tắt máy phải giảm ga về vị trí ban đầu rồi mới bật công tắc
máy về vị trí bên trái.
5.3. Các chú ý đặc biệt
- Trong khi đang bơm nước, không được kéo cần bơm chân không xuống
vì dễ bị hỏng bơm chân không.
- Không sử dụng cần bơm xăng phụ khi xăng xuống bình thường vì dễ
làm máy bị sặc xăng, chỉ dùng khi tắc vòi dẫn xăng xuống bình con.
- Cần chú ý kiểm tra dầu nhớt tại hộp dầu (Bơm chân không, nhớt được
dùng là loại dàu nhớt số 40)
- Khóa đường ống, xả nước buồng bơm ngay sau khi xả kiệt nước dư sau
mỗi lần chạy máy.
- Khóa bình xăng con khi máy không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra mực nước trong bình ắc quy đạt mức quy định.
- Pha theo tỉ lệ 1 lít dầu nhớt cộng với 30 lít xăng trước khi đổ vào bình
xăng.
- Định kỳ mỗi tuần phải nổ máy kiểm tra một lần để kiểm tra tình trạng
sẵn sàng của máy.
- Không nổ máy quá 1 phút khi không có nước làm mát.
- Khi hút nước chữa cháy luôn đeo giỏ lọc tại vòi hút, nên lựa chọn ví trí
nước trong, sạch không có rác, bùn đất.
- Sau mỗi lần sử dụng cần kiểm tra lượng dầu bôi trơn cho bơm cánh gạt,
bộ phận lọc bẩn, vặn, siết lại các ốc, đai, lau chùi sạch sẽ.
83

- Khi không hút được nước cần kiểm tra độ kín của các khớp nối vòi hút
với máy và giỏ hút.
- Khi hút nước lượng nguồn nước luôn ngập giỏ lọc tránh hiện tượng lọt
không khí vào đường ống hút (hiện tượng E).
- Không để bình ắc quy quá gần ống xả tránh hiện tượng nổ bình ắc quy.

PHẦN V
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN

A. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ


Một số quy định của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của
Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy
và chữa cháy:
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ
1. Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an
toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng
cứu nạn, cứu hộ.
2. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy,
điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
3. Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách
làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn,
cứu hộ.
Điều 5. Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy
và chữa cháy
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu
hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:
a) Sự cố, tai nạn cháy;
b) Sự cố, tai nạn nổ;
c) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
d) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
đ) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới
sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
e) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi
có yêu cầu;
g) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu
có nước, bãi tắm;
84

h) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
i) Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa
đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày
21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết gọn là Nghị định số 30/2017/NĐ-
CP); cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa,
vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm
1. Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người,
an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi.
2. Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ.
3. Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả.
4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết
bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ.
5. Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.
Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về cứu nạn, cứu
hộ
1. Các cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên
truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ thường xuyên, rộng
rãi đến toàn dân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở và hộ gia đình có trách nhiệm
tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu
hộ phù hợp với từng đối tượng quản lý.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và
thẩm định nội dung, thời lượng phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về cứu nạn,
cứu hộ, phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên để lồng ghép vào
chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với
từng cấp học, ngành học.
4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức
tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong
trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ
sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tổ chức tuyên truyền,
hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân
viên, người lao động trong cơ sở; lực lượng dân phòng tổ chức tuyên truyền,
85

hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ, vận động nhân dân tham gia cứu nạn,
cứu hộ trên địa bàn.
Điều 8. Phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm,
phương tiện, thiết bị
1. Các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn bao gồm:
a) Đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị, phải chủ động thực hiện
các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn khi xây dựng, sử dụng, sửa chữa theo
quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, giao thông, phòng cháy và chữa cháy và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Ở khu vực dễ xảy ra đuối nước, dễ ngã xuống vực, hố sâu, điểm dễ
trượt ngã nguy hiểm khác phải có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm hoặc có
các giải pháp để bảo đảm an toàn.
c) Ở khu vực phát sinh, tồn dư khói, khí độc phải có biển cảnh báo, biển
cấm.
d) Khi hoạt động ở khu vực, địa điểm dễ sạt lở thì phải có biển cảnh báo,
biển cấm hoặc các giải pháp để bảo đảm an toàn.
đ) Nơi chứa hóa chất độc hại phải bố trí, sắp xếp và thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, nổ, rò rỉ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật.
e) Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải có các thiết bị, dụng cụ bảo
hộ, cứu nạn, cứu hộ ban đầu, khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy
định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
g) Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, phương tiện giao thông cơ giới có
yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy phải trang bị
phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát
hiểm, biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật.
h) Đối với các công trình, phương tiện, thiết bị khác, cần tự trang bị
phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, các biện
pháp an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động của các công trình, phương tiện,
thiết bị đó.
2. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng chuẩn bị lực
lượng, phương tiện, thiết bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu
nạn, cứu hộ
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải
được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu
86

nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư
vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương
tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa
cháy cơ sở, lực lượng dân phòng được bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật,
chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được hướng
dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có trách
nhiệm tổ chức hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn,
cứu hộ cho lực lượng dân phòng và cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn;
đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức bồi
dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và
chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực
lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ
Công an quy định;
b) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các
lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác:
- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến
48 giờ;
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối
thiểu là 16 giờ;
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp
vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
4. Kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu
hộ do cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện chịu trách
nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Ngay khi sự cố, tai nạn xảy ra thì cá nhân, hộ gia đình, cơ sở, cơ quan,
tổ chức, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực
lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm tự tổ chức cứu
nạn, cứu hộ, đồng thời báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ biết về diễn biến sự cố, tai nạn. Nếu sự cố, tai nạn diễn biến phức
tạp, vượt quá khả năng của mình thì yêu cầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ đến xử lý.
Điều 14. Chế độ thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo về cứu nạn, cứu
hộ
87

1. Thông tin về sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời
cho các lực lượng quy định tại Điều 23 Nghị định này hoặc cơ quan Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số điện thoại 114 hoặc chính
quyền địa phương, Công an nơi gần nhất.
2. Khi tiếp nhận tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì cơ quan tiếp
nhận quy định tại khoản 1. Điều này xử lý thông tin để tổ chức cứu nạn, cứu hộ
theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và ghi sổ nhận tin báo sự cố, tai nạn.
Điều 15. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn,
cứu hộ
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ
chức, cơ sở, cá nhân tham gia cứu nạn, cứu hộ, trừ người, phương tiện, tài sản
của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được huy động lực lượng, phương tiện, tài
sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của
mình;
b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ ở địa phương huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền, lực lượng dân
phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
trong phạm vi địa bàn quản lý của mình và người, phương tiện, tài sản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết;
2. Khi được huy động người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu
hộ thì cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân phải chấp hành ngay.
3. Yêu cầu huy động người, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Trường hợp huy động bằng lời nói thì
ngay sau khi tình huống cấp bách chấm dứt, cơ quan của người đã huy động
người, phương tiện, tài sản đó phải có văn bản về việc huy động gửi đến cơ
quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân được huy động.
4. Phương tiện, tài sản được huy động để cứu nạn, cứu hộ phải được hoàn
trả ngay sau khi kết thúc cứu nạn, cứu hộ; trường hợp bị mất, hư hỏng thì được
bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 16. Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,
người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải là người có chức vụ cao nhất từ cấp chỉ huy
đội trở lên hoặc là người được người có chức vụ cao nhất của cơ quan Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn ủy
quyền.
2. Trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu
hộ được quy định như sau:
88

a) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, cơ sở nào thì người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở đó là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vắng mặt thì người chỉ huy là Đội
trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người
chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
b) Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở địa bàn cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người này vắng mặt thì Đội
trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu
hộ;
c) Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành chịu trách
nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn thuộc phạm vi
quản lý của mình;
d) Người đứng đầu đơn vị cứu nạn, cứu hộ chuyên trách chịu trách nhiệm
chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn trong phạm vi quản lý
của mình.
3. Khi đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt
tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ quy định tại khoản
2 Điều này bàn giao quyền chỉ huy cứu nạn, cứu hộ cho người chỉ huy của đơn
vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 18. Trách nhiệm phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ
Các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm phối hợp, hiệp
đồng chặt chẽ, đề xuất các biện pháp, giải pháp cứu nạn, cứu hộ kịp thời và có
hiệu quả; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy điều hành trong quá trình cứu nạn, cứu hộ.
Điều 19. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện
được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ
1. Phương tiện giao thông của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ được phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. Người
và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu ưu tiên của phương tiện đi
làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ phải nhanh chóng nhường đường.
2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá
nhân được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ được hưởng quyền ưu tiên
trong khu vực cứu nạn, cứu hộ; được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu
thông trên đường.
Điều 21. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡ
nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản khi cứu nạn, cứu hộ
Khi cần mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết
bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ hoặc cần ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính
mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ mà không còn cách
nào khác thì được phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản.
89

Điều 23. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn,
cứu hộ
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
4. Lực lượng dân phòng,
Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân
phòng
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lập
và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn,
cứu hộ.
3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra
trên địa bàn và khi được huy động.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp,
kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Điều 29. Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn,
cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ:
c) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng
do Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm về địa lý,
sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa
bàn quản lý.
2. Phương tiện chuyên dùng và phương tiện khác phục vụ cho công tác
cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo
quản, vận chuyển, sử dụng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ
Công an.
3. Phương tiện chuyên dùng cho công tác cứu nạn, cứu hộ được nghiên
cứu, sản xuất trong nước hay nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng và phù hợp
với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện của Việt Nam.
Điều 31. Chế độ, chính sách đối với người tham gia cứu nạn, cứu hộ
và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ
sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt
động cứu nạn, cứu hộ
Người được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ, cán bộ, đội viên Đội dân
phòng, Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và Đội phòng cháy và chữa cháy
chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ thì được hưởng các
chế độ, chính sách như khi tham gia chữa cháy quy định tại Luật phòng cháy và
chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
90

Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số
79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Điều 34. Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn,
cứu hộ
1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được
huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm
quyền được hưởng chế độ theo mức hưởng quy định tại điểm a và b khoản 1
Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP. Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm
chi trả.
2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được
huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm
quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các
khoản phụ cấp, được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc
trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ
hiện hành.
Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường
xuyên của cơ quan, đơn vị.
Điều 35. Chế độ, chính sách đối với những người tham gia cứu nạn,
cứu hộ bị ốm đau, tai nạn và chết
1. Người tham gia cứu nạn, cứu hộ bị ốm đau, tai nạn trong các trường
hợp sau đây thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động theo quy định
của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động (từ khi
được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư
trú):
a) Bị ốm đau, tai nạn trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc kể cả
trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Bị ốm đau, tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ
khi có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;
c) Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp do tự hủy hoại sức
khỏe, do sử dụng chất kích thích hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo
danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7
năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và
Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị
định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các
danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy.
2. Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn quy định tại khoản
1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số
30/2017/NĐ-CP.
91

3. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn do ngân sách nhà
nước bảo đảm.
4. Đối với người tham gia bảo hiểm y tế, tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo
hiểm y tế chi trả; đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do quỹ bảo
hiểm xã hội chi trả các chế độ.
Điều 36. Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh
Người tham gia cứu nạn, cứu hộ khi làm nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản
của Nhà nước, của nhân dân, nếu bị thương, hy sinh thì được xem xét để hưởng
các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ
1. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi mua sắm
phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác
cứu nạn, cứu hộ;
b) Chi sự nghiệp gồm: Chi cho hoạt động và duy trì hoạt động thường
xuyên của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi cho đào tạo, bồi dưỡng, huấn
luyện lực lượng cứu nạn, cứu hộ; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất phát sinh
liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ; chi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động cứu nạn, cứu hộ mà bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan;
chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác cứu nạn,
cứu hộ.
2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước; hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho
hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
Quản lý nhà nước về cứu nạn cứu hộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về cứu nạn, cứu hộ.
Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cứu nạn, cứu hộ và
thực hiện các quy định của pháp luật về công tác cứu nạn, cứu hộ tại địa
phương; xử lý các hành vi vi phạm về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo việc tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đầu tư kinh phí trang
bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ và duy trì hoạt động của lực lượng cứu nạn, cứu
hộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về công
tác cứu nạn, cứu hộ; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án
cứu nạn, cứu hộ tại địa phương và đơn vị mình.
92

4. Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm
vi địa bàn phụ trách.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công
tác cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi trách nhiệm quản lý.
Điều 44. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 10 năm 2017;
Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và
chữa cháy hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
B. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SƠ CẤP CỨU
Hậu quả của cháy, nổ gây ra có thể rất nghiêm trọng về tính mạng: Nạn
nhân bị đa chấn thương, chấn thương vùi lấp, suy hô hấp, bỏng đường hô hấp,
bỏng toàn thân, chấn thương sọ não do bị văng đập hoặc bị các mảnh đổ vỡ rơi
vào đầu. số lượng nạn nhân bị chấn thương tùy thuộc vào cháy, nổ tại hộ gia
đình hay tại nơi làm việc.
a. Khái niệm sơ cấp cứu.
Sơ cấp cứu là những trợ giúp hoặc những chữa trị ngay lúc ban đầu cho
nạn nhân (người bị nạn) bị bât cứ một chân thương sự cố hay một bệnh đột ngột
nào đó, trước khi xe câp cứu, bác sỹ hay người có chuyên môn đến chữa trị.
b. Khái niệm người bị nạn
Người bị nạn là những người đang bị đe dọa trực tiếp đến tâm lý, sức
khỏe và tính mạng bởi những yếu tố nguy hiểm như: Nhiệt độ cao, khói, lửa,
sản phẩm cháy độc hại, hóa chất độc hại, nguy cơ sụp đổ cấu kiện xây dựng, nổ
thiết bị máy móc, điện thế cao trong các sự cố cháy, nổ, tai nạn lao động, tai nạn
giao thông …
c. Mục đích sơ cấp cứu
- Duy trì sự sống, giảm thiểu các trường hợp thương vong.
- Hạn chế tình trạng xấu đi của người bị nạn.
- Hỗ trợ người bị nạn hồi tỉnh, thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Nếu không sơ cứu kịp thời, hậu quả sẽ ?
+ Khi ngừng hô hấp:
Sau 4 phút: tim ngừng đập.
Từ 4 + 6 phút: não tổn thương.
Từ 6 + 10phút: não bị tổn thương nặng.
Trên 10 phút: mất não hoàn toàn (tử vong).
“KHÔNG SỐNG SÓT NẾU SỰ SINH TÒN BỊ TRÌ HOÃN HƠN 10 PHÚT”
93

II. NGUYÊN TẮC SƠ CẤP CỨU


Chỉ tiến hành ở môi trường an toàn. An toàn cho cả người cứu và nạn
nhân. Phải áp dụng các biện pháp và sử dụng dụng cụ đảm bảo an toàn cá nhân
cho người sơ cứu như đeo khẩu trang, đi găng tay...
Xem xét những gì đang xảy ra 1 cách nhanh chóng và bình tĩnh tìm những
nguy hiểm đối với bản thân và nạn nhân. Khám xét gọi hỏi kiểm tra tổng thể hô
hấp, tuần hoàn, nếu cần thì phải hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
Cố gắng nhờ người khác cùng giúp, nhớ nói lại tình trạng nạn nhân trong
khi thao tác. Nếu tình trạng nạn nhân nguy hiểm cần kết hợp gọi 115 hay chuyển
đến trung tâm y tế.
Khi quan sát thấy không có dấu hiệu nguy hiểm thể hiện ra ngoài thì vẫn
phải xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng chấn thương hay bệnh tật.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DI CHUYỀN NGƯỜI BỊ NẠN
Nếu bạn không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống,
bạn phải cố gắng đưa nạn nhân tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó.
Trước tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, trong nhiều tình huống
bạn sẽ cần người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.
Các động tác di chuyển người bị nạn khi có 1 người thực hiện.
Dìu (nạng) Áp dụng khi nạn nhân còn tỉnh, có thể đi lại được.
Bế ( ẵm ) Áp dụng khi nạn nhân không tự di chuyển được.
IV. SƠ CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN
- Mục đích:
Là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để
phổi thở lại trong trường họp nạn nhân bị ngừng tim, bị ngừng hô hấp hay vừa bị
ngừng tim và ngừng hô hấp.
- Nguyên nhân
Thiếu ôxy: trong điều kiện đám cháy sinh ra nhiều khói khí độc, sập nhà,
thắt cổ tự tử, chết đuối, tai nạn giao thông, tai nạn lao động...điện giật. sặc.
hạ thân nhiệt nặng, giảm hoặc tăng canxi máu. '
- Triệu chứng:
+ Mất ý thức đột ngột: gọi to không trả lời, lay mạnh không đáp ứng.
+ Ngừng thở hoặc thở ngấp
+ Lồng ngực không di động.
+ Mất mạch cảnh (mạch đi lên cổ), mạch bẹn: sờ không thấy mạch đập.
+ Máu ngừng chảy từ các vết thương.
+ Da và sắc mặt tím tái nhợt nhạt.
94

+ Giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng (triệu chứng muộn).
V. NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN
1. Mục đích
Là một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để
phổi thở lại trong trường họp nạn nhân bị ngừng tim, bị ngừng hô hấp hay vừa bị
ngừng tim và ngừng hô hấp.
2. Nguyên nhân
Thiếu ôxy: trong điều kiện đám cháy sinh ra nhiều khói khí độc, sập nhà,
thắt cổ tự tử, chết đuối...tai nạn giao thông, tai nạn lao động, điện giật, sặc, hạ
thân nhiệt nặng, giảm hoặc tăng canxi máu. '
3. Triệu chứng
- Mất ý thức đột ngột: gọi to không trả lời, lay mạnh không đáp ứng.
- Ngừng thở hoặc thở ngáp
- Lồng ngực không di động.
- Mất mạch cảnh (mạch đi lên cổ), mạch bẹn: sờ không thấy mạch đập.
- Máu ngừng chảy từ các vết thương.
- Da và sắc mặt tím tái nhợt nhạt.
- Giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng (triệu chứng muộn).
4. Sơ cứu ngừng tim
- Xác định ngừng tìm
+ Nạn nhân ngất, da xanh tím, bắt mạch bẹn, mạch cảnh không có, nạn
nhân ngừng thở, đồng tử giãn.
+ Đe đầu nạn nhân ngửa ra sau, người sơ cứu ngồi cạnh một bên nạn
nhân, dùng 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh hoặc động mạch bẹn không
thấy đập hoặc áp tai trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập.
+ Bắt mạch trong 5 giây trước khi kết luận là mạch còn đập hay không.
- Tiến hành ép tìm:
Khi kiểm tra thấy tim ngừng đập phải đấm vào ngực nạn nhân 5-6 cái rồi
ép tim ngoài lồng ngực ngay.
+ Nới lỏng quần áo, đặt nạn nhân nằm ngửa, trên nền phẳng, cứng. Người
cứu quỳ ngang ngực nạn nhân đặt một bàn tay lên khoảng 1/3 xương ức tính từ
dưới lên. Đặt lòng bàn tay thứ hai lồng lên tay thứ nhất và kéo lật ngược các
ngón của bàn thứ nhất sao cho chi có gốc bàn tay tác động vào ngực nạn nhân.
+ Giữ hai khuỷu và cánh tay thẳng, dồn sức nặng phần hên cơ thể ép
mạnh xuống ngực nạn nhân với tần số khoảng 80 - 100 lần/phút. (trẻ em 1 tuổi:
100lần/phút; trẻ sơ sinh: 1201ần/phút)
95

- Thổi ngạt kết hợp với ép tìm ngoài lồng ngực


+ Cứ 2 lần hô hấp miệng - Xoa bóp ép tim 20- 30 lần
- Những dấu hiệu sau đây chứng tỏ ép tim - thổi ngạt có hiệu quả:
+ Lồng ngực nở ra mỗi khi thổi hơi vào phổi.
+ Sờ thấy mạch bẹn hoặc mạch cảnh mỗi khi ép tim.
+ Màu da bớt tím tái.
+ Có dấu hiệu tự thở.
+ Tim của nạn nhân đập lại.
- Ngừng ép tim - thổi ngạt khi:
+ Thời gian cấp cứu trên 60 phút mà không có kết quả.
- Những dấu hiệu sau đây chứng tỏ ép tim - thổi ngạt có hiệu quả:
+ Lồng ngực nở ra mỗi khi thổi hơi vào phổi.
+ Sờ thấy mạch bẹn hoặc mạch cảnh mỗi khi ép tim.
+ Màu da bớt tím tái.
+ Có dấu hiệu tự thở.
+ Tim của nạn nhân đập lại.
- Ngừng ép tim - thổi ngạt khi:
+ Thời gian cấp cứu trên 60 phút mà không có kết quả.
IV. XỬ LÝ NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT
Khi có người bị tan nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời
và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí
nghiệm vả thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu
chữa thì 90% trường hợp cứu sống, để 6 phút sau mới cứu chỉ có thể cứu sống
10%, nếu để từ 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ
cứu phải thực hiện đúng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.
Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau:
+ Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
+ Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực (CPR)
a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điên
- Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể
cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ
khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện càn
phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay
dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ
96

khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.
- Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao:
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà càn phải đi ủng, dùng gậy, sào cách
điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý
đến cắt điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên
cao dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất
cần phải tiến hành nổi đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây.
Dùng các biện pháp để đỡ chống roi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
V. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NẠN NHÂN BỊ BỎNG
Dấu hiệu nhận biết
- Nạn nhân thấy dấu hiệu đau rát vùng tổn thương sau khi tiếp xúc với tác
nhân gây bỏng.
- Vùng da bị bỏng thay đổi màu sắc: đỏ, sẫm màu hoặc cháy đen.
- Có thể xuất hiện nốt phỏng nước hoặc sưng phồng vùng da bị bỏng
Sơ cứu ban đầu:
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể
- Dập tắt lửa đang cháy trên người
- Tháo bỏ quần áo dính nước sôi hoặc chất gây bỏng
Bước 2: Làm mát vết bỏng
- Cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm
phần chi bị bỏng trong nước mát cho đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát hoặc
bọc vùng da bị bỏng chắc chắn rồi đổ nước mát lên.
- Nếu có thuốc xịt bỏng thì xịt vào vào vùng bỏng (không bôi các loại dầu
mỡ, thuốc, kem đánh răng...)
Bước 3: Băng che phủ vết bỏng
- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước
khi vết bỏng sưng nề.
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hoặc
vải sạch.
Bước 4: Đề phòng biến chứng:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm
- Trấn an nạn nhân
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Chú ý: Tuyệt đối không:
- Dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong
nước.
97

- Sờ vào vết bỏng


VI. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NẠN NHÂN BỊ GÃY XƯƠNG
Bước 1: Xác định xem có gãy xương không
- Đau vùng chi bị gãy
- Sưng nề
- Biến dạng vết thương chảy máu vùng sung nề, có thể có chồi xưong
ra ngoài
- Giảm hoặc không thể co duỗi, gập chi bị thương.
- Ấn vào vùng gãy sẽ thấy đau chói hoặc thấy lạo sạo
Bước 2: Chuẩn bị phương tiện bất động chi gãy
- Chuẩn bị 3 thanh nẹp
- Vật liệu: có thể là thanh tre, gỗ, bìa rất cứng
- Chấn thương nhiều xung quanh vùng hàm mặt, vai,
- Kích cỡ: chiều dài từ trên gối đến gót chân, chiều rộng khoảng 6 – 8cm
- Dây buộc: có thể bằng vải, dây li nông...
Bước 3: Tiến hành nẹp chi
- Người 1: tay nắm cổ chân, tay đỡ gót chân giữ cố định liên tục
- Người 2: đỡ và nâng cẳng chân cùng người 1
- Người 3: Đặt 01 nẹp phía dưới, 2 nẹp hai bên chân và lót gót chân, 2 bên
đầu gối.
- Cuộn và buộc cổ chân, trên và dưới chỗ gãy, trên gối
- Buộc 2 chân vào nhau
- Chuyển nạn nhân lên cáng hoặc tấm phản bằng 4 người
VII. SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG, CỔ
Bước 1: Dấu hiệu nghi chấn thương cột sống
- Đau vùng cổ, gáy,
- Chấn thương nhiều xung quanh vùng hàm mặt, vai, gáy, đầu
- Yếu hoặc giảm vận động tứ chi hoặc 2 chi trên
- Bệnh nhân chấn thương sọ não hôn mê sâu.
Bước 2: Tiến hành sơ cứu
- Khuyên nạn nhân không được cố vận động.
- Giữ đầu và cổ nạn nhân nguyên tư thế ban đầu cho đến khi đội cấp cứu
đến.
- Nếu không thể chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện thỉ phải: nới rộng
98

cổ áo và lót một vòng đệm cổ (xem phần sau).


- Đắp chăn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.
- Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân thì phải xử trí như sau:
+ Lót vòng đệm cổ
+ Cắt bìa cứng: Chiều rộng khoảng 8 - 10 cm, dài bằng chu vi vòng cổ,
sau đó dùng khăn mềm gói lại
+ Quấn vòng này quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ.
+ Đảm bảo chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây tắc nghẽn đường thở.
+ Nếu phải di chuyển nạn nhân thi phải có người khiêng giữ đầu - vai - cổ
thành một khối và phối hợp nhiều người cùng khuân chuyển (4 người)
+ Khi đã chuyển lên cáng hoặc phản cứng thi lót chèn vào hai bên cổ của
bệnh nhân để hạn chế di lệch
VIII. LÀM GÌ KHI BỊ CHÁY QUẦN ÁO
Quần áo bị bắt lửa sẽ gây hoảng sợ, bạn nên thực hiện như sau:
- Hãy nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc
sau bạn.
- Không được lấy tay dập lửa, một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và
tiếp tục lăn tròn cho đến khi tắt lửa.
Vì an toàn chung và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà
xin vui lòng thực hiện tốt công tác PCCC&CNCH!

You might also like