You are on page 1of 4

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC MIỀN NAM


BAN AN TOÀN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /EVN SPC-AT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2022
V/v làm việc về công tác ATVSLĐ,
PCCC&CNCH, PCTT&TKCN và
Quản lý HLATLĐCA

Kính gửi: Lãnh đạo Ban An toàn.

Nhằm rà soát tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, PCCC&CNCH,
PCTT&TKCN, Quản lý hành lang an toàn lưới điện tại một số công ty Điện lực
trong EVNSPC, Tổng công ty Điện lực miền Nam tổ chức Đoàn công tác để làm
việc tại một số đơn vị về các công tác nói trên, cụ thể như sau:
1. Thành phần Đoàn công tác:
- Lãnh đạo Ban An toàn (Trưởng đoàn),
- Chuyên viên Ban An toàn (Thành viên)
2. Nội dung làm việc:
- Theo Phụ lục đính kèm
3. Thời gian, địa điểm
TT Thời gian Địa điểm Ghi chú
01 21-25/2/2022 PC Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau
28/02 đến
02 PC Bình Dương, Lâm Đồng
04/03/2022
03 28/03-01/04/2022 PC Tây Ninh, Ninh Thuận
04 11-15/04/2022 PC BRVT, Bình Phước
05 25-29/04/2022 PC Hậu Giang, Cần Thơ
06 09-13/05/2022 PC Bạc Liêu, Kiên Giang
07 23-27/05/2022 PC Bến Tre, Vĩnh Long
08 06-10/06/2022 PC Tiền Giang, Long An
20-24/06/2022 PC Đồng Tháp, An Giang

- TRƯỞNG BAN AN TOÀN


Đoàn Chí Dũng
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CÔNG TÁC ATVSLĐ, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN
VÀ BẢO VỆ HLATLĐCA

I. CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG


1. Việc thực hiện các quy định về AT-VSLĐ; khai báo, điều tra, thống kê tai
nạn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ; huấn luyện về AT-VSLĐ;
2. Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành;
Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật
phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế
3. Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và
nơi làm việc
4. Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch AT-VSLĐ; Việc thực hiện kiến
nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
5. Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;
6. Công tác sơ kết, tổng kết, báo cáo theo các quy định hiện hành;
7. Kiểm tra hiện trường lưới điện, trạm điện, nhà máy điện,...
8. Công tác khai báo tai nạn lao động của các Đơn vị thi công và Ban QLDA.
II. CÔNG TÁC PCCC&CNCH
1. Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy định của Pháp luật về
PCCC&CNCH
2. Trách nhiệm ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về
PCCC&CNCH
3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn,
biện pháp về PCCC&CNCH và yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC&CNCH theo
qui định của Pháp luật:
a. Kiểm tra hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC&CNCH
b. Về điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH thực tế tại đơn vị, cơ
sở.
c. Việc chấp hành quy định về thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về
PCCC cho các công trình TBA 110kV theo chỉ đạo của EVN.
d. Việc thực hiện chế độ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
4. Trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về
PCCC&CNCH; huấn luyện, cấp GCN nghiệp vụ về PCCC&CNCH;
5. Về trang bị phương tiện PCCC và chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa
cháy, xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
6. Việc trang bị hệ thống Camera giám sát và thiết bị PCCC TBA 110kV kết
nối về TTĐK.
III.CÔNG TÁC PCTT&TKCN:
1. Kiện toàn BCH PCTT&TKCN các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên trong BCH của đơn vị ngay từ đầu năm và khi có thay đổi về tổ
chức, nhân sự.
2. Kiện toàn các Đội xung kích PCTT&TKCN của đơn vị.
3. Báo cáo tổng kết, đánh giá công tác PCTT&TKCN năm 2019.
4. Xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN cụ thể, chi tiết, sát với thực
tế, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng đơn vị theo phương châm “bốn tại
chỗ”.
5. Kế hoạch, công tác kiểm tra, rà soát nhân lực, vật tư, thiết bị phục vụ
công tác PCTT&TKCN.
6. Bảng tổng hợp danh mục vật tư, nhiên liệu, thiết bị dự phòng thiết yếu cho
sản xuất trong mùa mưa bão và các vật tư, dụng cụ, phương tiện, thuốc, lương
thực... phục vụ công tác PCTT&TKCN.
7. Tổng kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị,
móng và cột điện, đường dây, trạm điện (đặc biệt là tại các địa bàn xung yếu, các
cột điện ở triền dốc, bờ sông, các đường dây mới đưa vào vận hành...) để đảm bảo
vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa bão;
8. Phương án cấp điện cho các phụ tải quan trọng.
9. Công tác diễn tập phương án PCTT&TKCN.
10. Thực hiện chế độ trực ban lãnh đạo, chỉ huy và các lực lượng ứng trực
24/24h và báo cáo theo quy định khi xảy ra thiên tai.
11. Công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống để
phục vụ chỉ đạo, điều hành.
12. Sự phối hợp giữa BCH PCTT&TKCN của đơn vị với các cấp chính
quyền, các cơ quan chức năng ở địa phương.
13. Sự phối hợp giữa BCH PCTT&TKCN của đơn vị với các đơn vị Điện lực
khác trên cùng địa bàn trong công tác PCTT&TKCN.
14. Công tác tuyên truyền; cảnh báo về an toàn điện trong mùa mưa bão;
cảnh báo về nguy cơ đốt rừng, nương, rẫy gây sự cố lưới điện cho nhân dân địa
phương.
15. Công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để
tạo được sự đồng thuận và chia sẻ nỗ lực khắc phục khó khăn trong công tác
PCTT&TKCN.
16. Kiểm tra thực tế hiện trường, lưới điện
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HLATLĐCA
1. Chương trình giảm sự cố/củng cố HLATLĐCA;
2. Việc thực hiện văn bản chỉ đạo, triển khai của các cấp;
3. Công tác phối hợp Cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương trong
công tác bảo vệ HLATLĐCA và tuyên truyền an toàn điện;
4. Quản lý hệ thống biển báo, biển cấm, đèn tín hiệu (nếu có);
5. Quản lý nhà ở, công trình trong HLATLĐCA;
6. Quản lý cây trong và liền kề HLATLĐCA có nguy cơ gây sự cố;
7. Thống kê các vụ vi phạm HLATLĐCA; hồ sơ các vụ vi phạm
HLATLĐCA và quá trình giải quyết, xử lý vi phạm;
8. Công tác điều tra điều tra và xử lý sự cố do vi phạm HLATLĐCA;
9. Thống kê, báo cáo các vụ tai nạn điện trong nhân dân và sự cố lưới điện;
10. Kiểm tra thực tế hành lang lưới điện.

You might also like