You are on page 1of 13

TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
CÔNG TÁC DÒ TÌM, XỬ LÝ BOM, MÌN, VẬT NỔ, VÀ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC
ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 271/QĐ-EVN ngày 07 tháng 4 năm 2014
của Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

I. MỤC ĐÍCH
1. Nhằm thống nhất công tác Dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ và chất độc hóa
học để xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện, công trình xây dựng dân
dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam và phù hợp với các qui định hiện hành
của Nhà nước về đầu tư xây dựng;
2. Xác định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trước pháp luật và Tập đoàn
Điện lực Việt Nam nhằm xây dựng các công trình đảm bảo an toàn và có hiệu quả
cao nhất.

II. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN


- Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
- Thông tư số 146/2007/TT-BQP ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng hướng
dẫn thực hiện Quyết định 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng
Chính phủ;
- Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
- Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Quản lý và thực hiện công tác Rà phá bom, mìn, vật liệu nổ;
- Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc điều chỉnh danh mục tiến độ một số dự án và quy định một số cơ chế,
chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013-
2020;

-1-
- Văn bản số 1949/VPCP-KTTH ngày 15/4/2005 của Văn phòng Chính phủ
v/v nhiệm vụ và kinh phí để triển khai rà phá bom mìn;
- Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ ban hành kèm theo
Quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 07/8/2003 của Bộ Quốc phòng;
- Quyết định 1142/QĐ-QP ngày 21/11/1995 của Bộ Quốc phòng v/v ban
hành định mức, đơn giá Dò tìm xử lý khắc phục hậu quả chất độc để thi công xây
dựng công trình trong phạm vi cả nước và văn bản số 2284/QP ngày 21/11/1995
của Bộ Quốc phòng v/v Hướng dẫn thực hiện quy trình khắc phục sự cố hậu quả
hoá chất độc, chất độc;
- Quyết định số 102/QĐ-EVN ngày 06/3/2014 của Hội đồng thành viên về
việc Quy định về xây dựng, ban hành, và quản lý các quy chế quản lý nội bộ
trong Tập đoàn;
- Quyết định số 553/QĐ-EVN ngày 07/9/2011 của Hội đồng thành viên về
việc ban hành Quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tập
đoàn Điện lực Việt Nam và các quy chế sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hợp pháp
sau này;
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư
xây dựng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

III. NỘI DUNG CHÍNH

Chƣơng 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng


1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về công tác dò tìm, xử lý bom
mìn, vật nổ và chất độc hoá học tại các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện, lưới
điện và công trình xây dựng dân dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng:
a. Quy định này được áp dụng đối với EVN, các đơn vị trực thuộc, các
công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn góp
của EVN tại các công ty con thuộc EVN.
b. Quy định này là cơ sở để người đại diện phần vốn góp của EVN tại các
công ty cổ phần, công ty liên kết có ý kiến đề xuất và biểu quyết tại cấp có thẩm
quyền của đơn vị thông qua và áp dụng Quy định này.

Điều 2. Định nghĩa và chữ viết tắt


1. Trong quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Các dự án đầu tư xây dựng điện (kể cả xây dựng mới, cải tạo, mở rộng) bao
gồm: Các dự án nguồn điện (thủy điện, nhiệt điện, tuabin khí, điện hạt nhân…),
các dự án lưới điện, các dự án xây dựng dân dụng.
- Công trình xây dựng nhà máy điện: Bao gồm các hạng mục công trình chính,
các khu phụ trợ, lán trại, trụ sở làm việc, văn phòng điều hành, kho tàng, bến bãi,
đường giao thông, các khu tái định cư ...

-2-
- Ban QLDA: Là Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để thay mặt chủ
đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.
- Xử lý bom mìn: Bao gồm công tác dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ trên cạn
hoặc dưới nước.
- Xử lý chất độc: bao gồm công tác dò tìm, xử lý, khắc phục sự cố, hậu quả
chất độc hoá học do chiến tranh gây ra.
- Tiến độ thi công dự án: Là tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(Tổng tiến độ, tiến độ thi công hàng năm).
- Tiến độ thi công tuần, tháng, quí: Là tiến độ đã được Ban quản lý dự án, Cơ
quan tư vấn, Tổng thầu và các nhà thầu thoả thuận bằng văn bản.
- Thủ trưởng các đơn vị: Là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Tổng
Giám đốc/ Giám đốc Công ty con là Công ty TNHH MTV, Tổng Giám đốc/
Giám đốc của đơn vị tư vấn quản lý dự án, Giám đốc đơn vị hạch toán phụ thuộc
của EVN, Giám đốc Ban Quản lý dự án, Hiệu trưởng trường Đại học và Cao đẳng
thuộc EVN. Là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Trong quy định này, những từ viết tắt được hiểu như sau:
- EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- EVNGENCO: Các Tổng công ty phát điện thuộc EVN.
- NĐ12, NĐ15, NĐ205 Các Nghị định của Chính phủ nêu ở mục II.
- QLDA : Quản lý dự án
- TKKT, TKBVTC : Thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công.
- HĐTV : Hội đồng thành viên.
3. Các từ ngữ khác trong quy định này được hiểu như giải nghĩa trong Bộ Luật
Dân sự, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, văn bản pháp luật
khác.

Điều 3. Phạm vi xử lý bom mìn và chất độc hoá học


Các công trình nằm trong khu vực đã được Bộ Quốc phòng điều tra, khảo
sát, đánh giá mức độ tồn lưu bom, mìn, vật nổ, chất độc hóa học và được Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh, thành phố hoặc Quân khu (nơi có công trình xây dựng) xác định
bằng văn bản và thể hiện vị trí còn bom mìn, vật nổ, chất độc trên bản đồ.
Công tác xử lý bom mìn, xử lý chất độc chỉ thực hiện trong phạm vi diện
tích đất khảo sát, xây dựng công trình và hành lang an toàn khi xây dựng, vận
hành. Phạm vi thực hiện chủ yếu tập trung ở các vùng đất chưa canh tác, ít người
qua lại và có dấu vết, tính chất khốc liệt của chiến tranh để lại. Ngoài ra, các công
trình thủy điện cần xử lý chất độc theo các quy định về thu dọn lòng hồ: Xử lý
chất độc toàn bộ diện tích ngập nước (nếu có); xử lý bom mìn (đến độ sâu 0,3m)
đối với vùng rừng chưa canh tác nhưng phải thu dọn cây cối trước khi tích nước
hồ.

Điều 4. Kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu


1. Công việc xử lý bom mìn, xử lý chất độc gồm một hoặc nhiều gói thầu
và cần được phân chia trong kế hoạch đấu thầu, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.

-3-
2. Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập phương án và nhà thầu thi công xử lý bom
mìn: Chọn hình thức chỉ định thầu theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày
10/02/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày
04/5/2006 của Thủ tướng về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn,
vật liệu nổ.
3. Nhà thầu lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán không được tham gia
làm nhà thầu thi công công việc do mình làm tư vấn.
4. Lựa chọn nhà thầu xử lý chất độc hoá học: Theo quy định của Luật đấu
thầu.

Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt phƣơng án kỹ thuật thi công và dự toán
1.Việc phê duyệt phương án, dự toán, đề xuất nhà thầu thi công xử lý bom
mìn, vật nổ thực hiện theo Thông tư số 146/2007/TT-BQP ngày 11/9/2007 của
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Quyết định 96/2006/QĐ-TTg ngày
04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2.Việc phê duyệt phương án, dự toán và lựa chọn nhà thầu xử lý chất độc,
thực hiện theo Quyết định số 553/QĐ-EVN ngày 07/9/2011 của Hội đồng thành
viên về việc ban hành Quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư
trong EVN;
3. Chi phí xử lý bom mìn và chất độc (nếu có) được xác định khi lập sơ bộ
Tổng mức đầu tư, Tổng mức đầu tư và Tổng dự toán để trình duyệt.

Chƣơng II
TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG LẬP PHƢƠNG ÁN, THỰC HIỆN XỬ LÝ
BOM MÌN, CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƢ

Điều 6. Giai đoạn lập Báo cáo đầu tƣ


1. Trước khi lập Báo cáo đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế gửi công văn cho các
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố hoặc Quân khu biết vị trí dự kiến khảo sát xây
dựng công trình để xin ý kiến về tình hình bom mìn, chất độc còn tồn đọng sau
chiến tranh. Trên cơ sở tuyến đường khảo sát, vị trí các lỗ khoan, diện tích đo đạc
bản đồ, đo địa hình ... đơn vị tư vấn xác định sự cần thiết và diện tích cần phải xử
lý bom mìn, chất độc hoá học.
2. Chỉ dò tìm và xử lý bom mìn phần đường khảo sát và hố khoan được xác
định theo phụ lục số 1 của Quy định này, đối với đường khảo sát không phải xử
lý diện tích hành lang an toàn (Sat).
3. Chỉ khảo sát chất độc bước 1 tại các vị trí thăm dò, khảo sát để lập Báo
cáo đầu tư (nếu cần thiết).
4. Việc lựa chọn nhà thầu xử lý bom mìn, xử lý chất độc, thanh toán trong
giai đoạn này do đơn vị tư vấn khảo sát thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Phương án, dự toán dò tìm xử lý bom, mìn, chất độc hoá học phục vụ công
tác khảo sát là một nội dung của đề cương - dự toán khảo sát do tư vấn lập và

-4-
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban QLDA thực hiện công tác quản lý chất
lượng khảo sát theo quy định của EVN.

Điều 7. Giai đoạn lập dự án đầu tƣ


1. Trong quá trình lập dự án đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế gửi công văn (kèm
theo Tổng mặt bằng công trình) cho các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố,
Quân khu nơi xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy, hoặc Bộ Tư lệnh
công binh để xin ý kiến về tình hình bom mìn, chất độc còn tồn đọng sau chiến
tranh. Sau khi dự án đầu tư được duyệt, nếu có sự sai khác về Tổng mặt bằng
công trình so với ban đầu thì đơn vị tư vấn thiết kế phải tiến hành thoả thuận lại
về tình hình bom mìn, chất độc hóa học.
2. Trên cơ sở ý kiến trả lời của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Quân
khu nơi xây dựng công trình hoặc Bộ Tư lệnh công binh về các khu vực còn tồn
tại bom mìn, vật nổ và chất độc hóa học, đơn vị tư vấn thiết kế lập dự kiến dò tìm
xử lý sơ bộ kèm theo khối lượng, chi phí cho công việc này trong quá trình lập dự
án đầu tư để đưa vào Tổng mức đầu tư. Trong Đề cương cần nêu rõ tính chất
quan trọng, đặc điểm của công trình, các thông số kỹ thuật như diện tích cần xử
lý, chiều sâu đào đất đá...(có một số bản vẽ kèm theo) để đơn vị tư vấn lập
phương án xử lý cho phù hợp với yêu cầu về công tác xử lý bom mìn, chất độc
trong công trình xây dựng.
3. Chỉ dò tìm và xử lý bom mìn phần đường khảo sát và hố khoan được xác
định theo phụ lục số 1 của Quy định này, đối với đường khảo sát không phải xử
lý diện tích hành lang an toàn (Sat).
4. Việc lựa chọn nhà thầu xử lý bom mìn, xử lý chất độc, thanh toán trong
giai đoạn này do đơn vị tư vấn khảo sát thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Phương án, dự toán dò tìm xử lý bom mìn, chất độc hoá học phục vụ công
tác khảo sát là một nội dung của đề cương - dự toán khảo sát do tư vấn lập và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban QLDA thực hiện công tác quản lý chất
lượng khảo sát theo quy định của EVN.

Điều 8. Giai đoạn TKKT hoặc TKBVTC


1. Theo kế hoạch đấu thầu được duyệt, Ban QLDA tiến hành chọn nhà thầu
tư vấn có đủ năng lực và tư cách pháp nhân để lập phương án và dự toán chi tiết
công tác xử lý bom mìn (hoặc chất độc hóa học), trình cấp có thẩm quyền duyệt.
Qui trình lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác xử lý bom mìn vật nổ được thực
hiện theo phương thức chỉ định thầu cho các đơn vị công binh chuyên trách và
các doanh nghiệp quân đội có đủ năng lực thực hiện theo Thông tư số
146/2007/TT-BQP ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện
Quyết định 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phương án xử lý bom mìn (hoặc chất độc hóa học) cần nêu rõ các căn cứ
pháp lý như Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, TKKT hoặc TKBVTC được duyệt.
3. Phương án xử lý bom mìn (hoặc chất độc hóa học) phải phù hợp với các
văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về công tác xử lý bom mìn và chất độc
hóa học. Khi lập phương án, tư vấn phải vận dụng qui trình kỹ thuật hợp lý nhằm
giảm chi phí cho công việc này.
-5-
a. Diện tích và độ sâu xử lý bom mìn được xác định như phụ lục 1.
b. Diện tích và các bước xử lý chất độc hóa học xác định theo phụ lục 2.
c. Khối lượng công việc xử lý bom mìn, chất độc hóa học trong giai đoạn
này phải trừ đi khối lượng đã xử lý trong giai đoạn lập Báo cáo đầu tư và dự án
đầu tư (nếu trùng lặp)
4. Đơn vị tư vấn lập phương án và dự toán xử lý bom mìn (hoặc chất độc
hóa học) phải tổ chức họp với Ban QLDA để thống nhất các nội dung để trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt phương án, dự toán.
5. Việc phê duyệt phương án, dự toán, đề xuất nhà thầu thi công xử lý bom
mìn, vật nổ trong giai đoạn này thực hiện theo Thông tư số 146/2007/TT-BQP
ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng. Ban QLDA phê duyệt dự toán chỉ định thầu
và lựa chọn nhà thầu xử lý bom mìn, ký kết hợp đồng và thực hiện công tác
nghiệm thu, thanh quyết toán.
6.Việc phê duyệt phương án, dự toán chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu xử
lý chất độc, ký kết hợp đồng và thực hiện công tác nghiệm thu, thanh quyết toán
do Ban QLDA thực hiện theo Quyết định số 553/QĐ-EVN ngày 07/9/2011 của
Hội đồng thành viên về việc ban hành Quy chế phân cấp quyết định đầu tư và
thực hiện đầu tư trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chƣơng III
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG TƢ VẤN VÀ THI CÔNG

Điều 9. Điều kiện ký kết hợp đồng


1. Ban QLDA ký Hợp đồng tư vấn và thi công xử lý bom mìn, chất độc hóa
học với đơn vị có đủ năng lực, tư cách pháp nhân (ở giai đoạn TKKT hoặc
TKBVTC) và được cấp có thẩm quyền duyệt Hợp đồng theo các qui định hiện
hành của Nhà nước và của Tập đoàn.
2. Đối với công tác xử lý bom mìn:
a. Nhà thầu tư vấn lập phương án: Là đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý và
cấp Giấy phép hành nghề, có đủ năng lực tư vấn công việc xử lý bom mìn.
b. Nhà thầu thi công: Là đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý và cấp Giấy phép
hành nghề, có đủ năng lực thực hiện công việc xử lý bom mìn.
3. Đối với công tác xử lý chất độc hóa học:
a. Nhà thầu tư vấn lập phương án: Do Ban QLDA lựa chọn đơn vị có Giấy
phép hành nghề, có đủ năng lực thực hiện công việc tư vấn xử lý chất độc.
b. Nhà thầu thi công: Do Ban QLDA lựa chọn đơn vị có Giấy phép hành
nghề, có đủ năng lực thực hiện công việc xử lý chất độc hóa học.
c. Nhà thầu tư vấn lập phương án và dự toán xử lý chất độc hóa học không
được thực hiện thi công công việc do mình làm tư vấn.
4. Khối lượng xử lý bom mìn, chất độc hóa học: Theo phương án và dự toán
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Giá trị Hợp đồng: Theo giá dự toán chỉ định thầu/giá chúng thầu, được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-6-
Điều 10. Công tác bàn giao mặt bằng
1. Đơn vị thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ hoặc chất độc hóa học phải bàn
giao các tài liệu: Thông báo an toàn kèm theo bản vẽ sơ đồ hoàn công khu vực đã
được rà phá hoặc đã được xử lý chất độc. Biên bản bàn giao phải được ký kết
giữa các bên: Ban QLDA, đơn vị xử lý bom mìn (hoặc chất độc), đơn vị thi công
xây lắp.
2. Toàn bộ hồ sơ bàn giao mặt bằng được lưu trữ và bàn giao cho Đơn vị
quản lý vận hành 01 bộ để phục vụ cho công tác quản lý sau này.

Chƣơng IV
CÔNG TÁC GIÁM SÁT, NGHIỆM THU VÀ THANH TOÁN

Điều 11. Công tác giám sát


1. Ban QLDA có trách nhiệm phối hợp tổ chức giám sát công việc xử lý
bom mìn (xử lý chất độc hóa học). Khi phát hiện có bom, có các thùng (hoặc túi)
chất độc hoá học thì đơn vị thực hiện dò tìm phải báo ngay cho Ban QLDA đến
để lập biên bản xác nhận tại hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, Ban QLDA
mời đơn vị tư vấn lập phương án dò tìm và xử lý bom mìn (hoặc chất độc) đến
hiện trường và cùng ký vào biên bản xác nhận.
2. Người chỉ huy đơn vị thi công rà phá bom mìn, vật liệu nổ, chất độc hoá
học chịu trách nhiệm chính về kết quả và sự an toàn cho dự án, công trình trong
quá trình xây dựng và khai thác sử dụng có liên quan đến vấn đề bom mìn (hoặc
chất độc hóa học) trong phạm vi nhiệm vụ được giao (Thông tư số 146/2007/TT-
BQP ngày 11/9/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật liệu
nổ).
3. Sau khi dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ (hoặc chất độc hóa học), đơn vị
thực hiện phải thống kê số lượng bom, đạn (hoặc chất độc hóa học), gửi Ban
QLDA để lập biên bản tổng hợp trước khi tiến hành công tác tiêu huỷ theo qui
định của Bộ Quốc phòng. Hồ sơ bao gồm: Sơ đồ vị trí có bom, mìn, vật nổ, chất
độc (toạ độ, độ sâu); chủng loại, tình trạng (cũ, mới, thời gian sản xuất, khả năng
tự phá huỷ, mức độ ảnh hưởng tại lúc tìm thấy...).

Điều 12. Công tác nghiệm thu và bàn giao mặt bằng đã đƣợc xử lý
1. Nghiệm thu: Trên cơ sở hồ sơ phương án xử lý bom mìn (xử lý chất độc)
được cấp thẩm quyền duyệt và hồ sơ tài liệu hoàn công, nhật ký thi công ... Ban
QLDA tiến hành nghiệm thu công việc theo qui định tại Thông tư số
146/2007/BQP ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng và văn bản số 2284/QP ngày
21/11/1995 của Bộ Quốc phòng (mục 10) hướng dẫn thực hiện qui trình khắc
phục sự cố, hậu quả hoá chất độc, chất độc.

-7-
Thành phần nghiệm thu gồm: Lãnh đạo và chuyên viên của Ban QLDA,
lãnh đạo và chuyên viên đơn vị xử lý bom mìn (hoặc chất độc hoá học) và đơn vị
tư vấn lập phương án.
2. Bàn giao mặt bằng đã xử lý xong: Sau khi nghiệm thu và có Bản cam kết
đảm bảo an toàn cho mặt bằng đã dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ (hoặc chất độc
hoá học) của nhà thầu, Ban QLDA tổ chức bàn giao mặt bằng cho nhà thầu xây
lắp.
Thành phần bàn giao gồm lãnh đạo và chuyên viên của Ban QLDA - Đơn vị
xử lý bom mìn (hoặc chất độc hoá học) - Đơn vị thi công xây lắp.

Điều 13. Công tác thanh toán và quyết toán


1. Công tác thanh toán khối lượng và giá trị công việc xử lý bom mìn (xử lý
chất độc hóa học) cho nhà thầu trên cơ sở hợp đồng ký kết.
2. Công tác quyết toán thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Bộ
Tài chính và của EVN.

Chƣơng V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện và kiểm tra đối với các dự án do EVN là chủ
đầu tƣ
1. Các đối tượng nêu tại khoản 2, Điều 1 của Quy định này tổ chức thực hiện
công tác xử lý bom mìn, chất độc hóa học trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư và
thực hiện đầu tư dự án.
2. Các phòng, Ban liên quan của chủ đầu tư căn cứ Quy định này kiểm tra việc
thực hiện công tác xử lý bom mìn, chất độc hóa học của các Ban QLDA, các Cơ
quan tư vấn.
3. Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, giám sát thi công và nghiệm thu
phải chịu trách nhiệm trước EVN và pháp luật về chất lượng công việc do mình
thực hiện.
4. Ban QLDA tổ chức kiểm tra công tác xử lý bom mìn (xử lý chất độc hóa
học) trong từng công trình, hạng mục công trình do đơn vị của mình quản lý,
nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, tiết kiệm. Ban QLDA phải chịu trách
nhiệm chính trước Tập đoàn về việc xác nhận đúng khối lượng và biện pháp thi
công của nhà thầu, đơn giá phù hợp để thanh toán...
5.Việc kiểm tra cũng được thực hiện khi có khiếu nại của các đơn vị hoặc cá
nhân có liên quan hoặc có dấu hiệu tiêu cực của các bên tham gia Hợp đồng.
Điều 15. Tổ chức thực hiện và kiểm tra đối với các công trình xây dựng
tại các Công ty con, công ty liên kết của EVN
1. Người đại diện phần vốn góp của EVN tại công ty con, công ty liên kết có
ý kiến đề xuất và biểu quyết tại cấp có thẩm quyền của đơn vị thông qua và áp
dụng Quy định này.
2. EVN sẽ cử các Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện công tác xử lý bom mìn,
xử lý chất độc hoá học ở các dự án này theo chỉ đạo hoặc uỷ quyền của HĐTV
EVN và báo cáo HĐTV EVN bằng văn bản.
-8-
Phụ lục số 1
Hƣớng dẫn xác định diện tích và độ sâu, mật độ xử lý bom mìn
1. Mặt bằng dò tìm, xử lý (Sdò) được tính như sau:
Sdò = Sxd + Sat
trong đó: - Sxd là diện tích đất xây dựng công trình (theo bản vẽ thiết kế)
- Sat là diện tích hành lang an toàn. Sat = L x Bat
- L là chiều dài đường biên khu đất xây dựng, sẽ do Ban A và tư vấn tính
toán.
- Bat là chiều rộng dải hành lang an toàn (tra theo bảng 1). Thông số này sẽ do
Ban A và đơn vị khảo sát lập phương án bàn bạc thống nhất để tính toán .
2. Độ sâu dò tìm, xử lý (Hdò): Tuỳ theo tầm quan trong của từng hạng mục công trình, loại
bom mìn còn tồn đọng sau chiến tranh và điều kiện địa chất công trình (nền đất, nền đá,
cát sỏi...) để chọn chiều sâu dò tìm và xử lý phù hợp và giảm chi phí đầu tư. Chiều sâu
dò tìm và xử lý của các hạng mục tối đa không được vượt các số liệu trong bảng 1.
3. Mật độ tín hiệu: Mật độ tín hiệu để tính toán lập phương án (sau khi đã khảo sát thực địa)
phải là số lượng các loại bom - mìn - vật nổ có kích thước từ (30x30) mm trở lên, nằm dưới
mặt đất và được Ban A , tư vấn nghiệm thu tại hiện trường.
Bảng 1
(1) (2) (3)
Số Tên công trình, Bat Hdò Hdò Hdò Hdò Ghi chú
TT hạng mục công trình (m) 0,3m 3,0m 5,0m >5,0m
1 Các dự án thuỷ điện -Bat sẽ được Ban A
- Các công trình chính (trừ 5,0-7,0 x - x - và TV thống nhất,
các công trình ngầm) phụ thuộc địa hình,
- Khu phụ trợ, lán trại 5,0-7,0 x x - - mái dốc đào, đắp,
2 Các dự án nhiệt điện phạm vi ảnh hưởng
- Các công trình chính 5,0-7,0 x - x - của thiết bị đào
- Khu phụ trợ, lán trại 5,0-7,0 x x - - xúc, khoan nổ mìn..
3 Các dự án lưới điện:
- Trạm phân phối: 5,0-7,0
+ Nhà điều khiển trung tâm x - x -
+ ORY x - x - (x) Hành lang lưới
+ Các hạng mục khác x x - - điện chỉ rà sâu 3m
- Đường dây: đối với khu vực thi
+ Móng cột 5,0-7,0 x - x - công cơ giới với
+ Hành lang lưới điện + 0 x (x) - - chiều rộng B=3m
Đường cáp ngầm 5,0-7,0 x x - -
4 Đường giao thông
- Cấp 1,2 , cầu lớn 7,0 x x - -
- Cấp 3-4 5,0-7,0 x x - -
- Cấp 5 trở xuống 3,0-5,0 x x - -
- Cầu, bến cảng 50* x x - - * tính về 4 phía
5 Các hố khoan
- Khoan khảo sát 10-20 x x - - Bán kính an toàn
- Khoan khai thác (nước ngầm) 30-50 x x - - tính từ tim lỗ khoan
6 Khai hoang, phục hoá, xây 2,0-5,0 x - - -
dựng đồng ruộng
7 Xây dựng các CT công - x x - -
cộng và nhà ở các khu TĐC

- 10 -
Lưu ý: (1)-Bat chỉ dò ở độ sâu 0,3m. Không dò tìm xử lý đến độ sâu 0,3 m
đối với diện tích đất ở, đất đã canh tác, mặt đường giao thông. Diện tích lộ đá
không dò tìm bom mìn.
(2)- Trước khi thi công Ban A có thể yêu cầu nhà thầu phải thử mức độ
chính xác của máy móc, thiết bị dò tìm bom mìn như toạ độ, độ sâu dò được tại
hiện trường và lập biên bản xác định kết quả thử máy móc, thiết bị dò tìm.
(3) Dò tìm ở độ sâu Hdò > 5,0m chỉ áp dụng cho các hạng mục công
trình có tầm quan trọng đặc biệt và được xác định trong giai đoạn TKKT./.

Mặt cắt ngang đại diện của các hạng mục công trình để tính toán khối lƣợng
xử lý bom mìn nhƣ sau:

TK TK TK TK TK T TK TK TK
Bat Btl BnÒn Btl Bat Bat Btl BnÒn BtlK Bat Bat Btl BnÒn Btl Bat

a) NÒn ®¾p a) NÒn ®µo - ®¾p a) NÒn ®µo


TK TK
Chó thÝch: Bat - chiÒu réng an toµn; B nÒn - chiÒu réng nÒn T.KÕ; B tl - chiÒu réng ta luy T.KÕ.

- 11 -
Phụ lục số 2
Hƣớng dẫn xác định diện tích và các bƣớc xử lý chất độc hoá học
1. Diện tích dò tìm (Sdò) được tính như sau:
Sdò = Stb < Scấp
trong đó: Stb là diện tích đất xây dựng công trình được thông báo có chất độc hoá học.
Scấp là diện tích tổng thể của khu đất được cấp phép xây dựng.

2. Các bước dò tìm và xử lý:


2.1. Khảo sát sơ bộ (Bước 1):
Nhiệm vụ là phát hiện vị trí, nguồn gây ô nhiễm, số lượng, chủng loại và nồng độ
chất độc hoá học.
Yêu cầu phải xác định được tên loại chất độc hoá học, hình dạng chất độc (ở thể
khí, bột, chất rắn, đựng trong thùng bằng vật liệu gì hay đựng trong túi, hoà tan trong
nước, trong đất...). Mức độ độc hại cao hay thấp (phải so sánh với tiêu chuẩn, qui định
nào của nhà nước). Báo cáo tình hình ảnh hưởng của chất độc đối với nhân dân sống lân
cận khu vực xây dựng công trình trong vòng 5 năm gần nhất (có bằng chứng của địa địa
phương, ảnh, địa chỉ rõ ràng).
Tài liệu nghiệm thu: Phải có báo cáo kết quả khảo sát và bản vẽ hoàn công theo
mục 10, 11 trong văn bản Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
2.2. Khảo sát kỹ thuât (Bước 2):
Nhiệm vụ: Phải xác định được các khu vực nhiễm độc, vẽ sơ đồ, hạn chế bước
đầu nguồn gây độc, cắm cờ thông báo khu vực có chất độc. Nghiên cứu, đề xuất phương
án xử lý phù hợp với thực tế.
Yêu cầu: Dùng các khí tài chuyên môn để dò tìm, phát hiện chất độc hoá học.
Sau khi có hồ sơ hoàn công và báo cáo kết quả khảo sát kỹ thuật, Ban A phải tổ chức
hội thảo nghiệm thu, thông qua phương án xử lý để tư vấn xin ý kiến phê duyệt. Thành
phần tham gia hội thảo là các đại biểu có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này của Binh
chủng Hoá học, các chuyên gia của các Quân khu, Quân đoàn đã tham gia xử lý chất
độc, Sở Tài nguyên môi trường (nơi xây dựng công trình) và một số khách mời của
Ban A.
Sau khi phương án xử lý chất độc hoá học được cấp có thẩm quyền phê duyệt
mới tiến hành ký hợp đồng thi công xử lý chất độc hoá học.
Tài liệu nghiệm thu: Phải có báo cáo kết quả khảo sát và bản vẽ hoàn công, kết
quả lấy mẫu, phân tích và đánh giá mức độ nhiễm độc theo mục 9, 10, 11 trong văn bản
Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
2.3. Xử lý chất độc (Bước 3):
Thực hiện theo đúng nội dung và trình tự xử lý, khối lượng công việc và dự toán
đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phù hợp với các Hướng dẫn của Bộ Quốc
phòng.
Tài liệu nghiệm thu: Phải có báo cáo kết quả xử lý và bản vẽ hoàn công, kết quả
lấy mẫu, phân tích và đánh giá mức độ nhiễm độc sau khi đã xử lý theo mục 5, 6, 7, 8,
9, 10 và 11 trong văn bản Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng./.

- 12 -

You might also like