You are on page 1of 2

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

Số: /EVNCPC-AT
V/v thông báo an toàn vụ TNLĐ do
nguyên nhân rủi ro (ong đốt)

Kính gửi: Các đơn vị thành viên Tổng công ty Điện lực miền Trung

Tổng công ty thông báo đến các đơn vị vụ TNLĐ do nguyên nhân rủi ro (ong
đốt) làm 01 công nhân bị chết như sau:
Thông tin nạn nhân:
- Họ và tên: Huỳnh Công Thảo; sinh ngày: 27/7/1992; giới tính: nam;
- Nghề nghiệp: Công nhân QLVH ĐD&TBA;
- Bậc thợ: 2/7; bậc an toàn điện (ATĐ): 3/5;
- Đơn vị công tác: Điện lực Chư Prông - Công ty Điện lực Gia Lai.
Tóm tắt diễn biến:
- Ngày 03/8/2019, Ô. Lê Văn Minh (bậc ATĐ 5/5, người CHTT), Ô. Huỳnh
Công Thảo (bậc ATĐ 3/5, nhân viên đơn vị công tác) được phân công xử lý sự cố gãy
đầu cốt lèo pha C của FCO tại trụ 481/25 thuộc xuất tuyến 474/TBA 110 kV Chư
Prông.
- Khoảng 14h20’ sau khi thao tác cắt điện xong, Ô. Minh kiểm tra sơ bộ trụ
481/25 và ra lệnh cho Ô. Thảo thực hiện công tác. Ô. Thảo khi cắm ti leo vào lỗ trụ
BTLT số 481/25 để chuẩn bị thực hiện công tác thì bị đàn ong trong trụ bay ra đốt,
mặc dù đã được cấp cứu kịp thời nhưng sau đó nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện.
Nguyên nhân TNLĐ: nguyên nhân rủi ro, ong đốt gây sốc phản vệ dẫn đến tử
vong.
Như vậy thống kê tại Tổng công ty đã xảy ra 02 trường hợp TNLĐ chết người
do ong đốt (năm 2013, xảy ra trường hợp tương tự tại QBPC). Để ngăn ngừa các
trường hợp TNLĐ rủi ro do côn trùng, bò sát, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị thực
hiện:
1. Khi xử lý sự cố lưới điện, đặc biệt là lưới điện cao áp phải có sự điều hành
của Lãnh đạo Điện lực/Đội QLVH Lưới điện cao thế; huy động tối đa nhân lực, trang
thiết bị an toàn, dụng cụ thi công, sử dụng phương tiện xe nâng người tại các vị trí tiếp
cận được để giảm thiểu nguy cơ rủi ro và rút ngắn thời gian mất điện;
2. Thực hiện đầy đủ bước khảo sát hiện trường, lưu ý khảo sát kỹ khi công tác ở
khu vực trong rừng, núi, gần hốc cây, bụi rậm, kẽ đá…; kiểm tra các lỗ trụ BTLT để
phát hiện và có các biện pháp phù hợp ngăn ngừa tai nạn do côn trùng, bò sát;
3. Người cấp PCT/LCT phải kịp thời lưu ý, cảnh báo nhân viên đơn vị công tác
về yếu tố nguy hiểm do côn trùng, bò sát khi công tác tại các khu vực trên trong quá
trình cấp PCT/LCT;

1
4. Người công nhân khi tiến hành công việc phải mang trang phục BHLĐ, tay
áo phải buông và cài cúc; trang bị bình xịt côn trùng khi công tác tại các khu vực quan
sát thường xuất hiện ong, có ong làm tổ;
5. Phổ biến đến người lao động các tài liệu đính kèm về xử lý tai nạn do ong đốt
và rắn cắn (trích Báo điện tử Sức khỏe và đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)
để thực hiện các biện pháp cứu chữa kịp thời;
6. Thực hiện bổ sung mối nguy xảy ra TNLĐ có nguyên nhân do côn trùng, bò
sát gây ra để thực hiện đánh giá rủi ro và có biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa phù hợp./.

Nơi nhận: KT. TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như trên; PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- Tổng giám đốc (để báo cáo);
- VPCĐ EVNCPC;
- VP và các Ban EVNCPC;
- Lưu: VP, ATlgvt.

You might also like