You are on page 1of 26

CỘNG HÒÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số PC12

Ban hành kèm theo Thông tư


Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc số 66/2014/TT-BCA,
ngày 16/12/2014

CÔNG AN TỈNH LAI CHÂU


PHÒNG CẢNH SÁT PCCC & CNCH

Cơ sở loại: II
MẬT
Cấp phê duyệt phương án: P

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY


CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

TÊN CƠ SỞ: Khách sạn Hoàng Nhâm


ĐỊA CHỈ: PhườngTân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
ĐIỆN THOẠI: 0912247888
ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PCCC&CNCH QUẢN LÝ ĐỊA BÀN: Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH - Công an tỉnh Lai Châu.

Lai Châu, tháng 06 năm 2019


A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY:
I. Vị trí địa lý:
Khách sạn Hoàng Nhâm nằm trên địa bàn phường Tân Phong, thành phố Lai Châu
tỉnh Lai Châu, có tổng diện tích mặt bằng 2850m2 với các công trình riêng biệt gồm:
Khu khách sạn được xây dựng trên diện tích khoảng 2400m 2 gồm 14 tầng, 01 tum, 01
tầng hầm được sử dụng làm gara để xe. Khu nhà hàng ẩm thực và hội trường được xây
dựng trên diện tích 450m2 gồm 02 tầng nổi và 01 tầng hầm được sử dụng làm gara để
xe ngoài ra còn có các hạng mục công trình khác.
Khách sạn Hoàng Nhâm có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Đông: giáp đường nội thị;
- Phía Bắc: giáp đường 30/4;
- Phía Nam: giáp khu dân cư;
- Phía Tây: giáp ngân hàng Vietin bank.
- Đặc điểm của Khách sạn Hoàng Nhâm Lai Châu là nhà cao tầng (15 tầng) có
chiều cao khoảng 60m, xung quanh các công trình liền kề có chiều cao thấp hơn nhiều.
khi có cháy, nổ xảy ra công tác thoát nạn sẽ gặp nhiều khó khăn do thời gian thoát nạn
ra ngoài khu vực an toàn mất nhiều thời gian. Mặt khác, đặc điểm chung khi cháy các
nhà cao tầng đều toả ra rất nhiều khói, khí độc. Trong trường hợp xảy ra sự cố về cháy,
nổ nếu không tổ chức cứu chữa kịp thời thì đám cháy có thể phát triển rất nhanh lan ra
toàn bộ khu vực tòa nhà đặc biệt là các tầng cao, có khả năng cháy lan sang các khu
vực xung quanh gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đồng thời gây khó khăn cản trở
cho công tác triển khai đội hình chữa cháy.
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:
1. Giao thông bên trong cơ sở:
- Khách sạn Hoàng Nhâm có sân đường nội thị đảm bảo khoảng cách giao thông
đi lại thuận tiện cho xe chữa cháy có thể tiếp cận được tất cả các vị trí của tòa nhà.
Khách sạn gồm 02 tòa nhà riêng biệt: trong đó tòa nhà 15 tầng có 02 lối thoát nạn từ
tầng 14 ra bên ngoài, 04 buồng thang bộ được trang bị hệ thống tăng áp và có kích
thước đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC, các hành lang có chiều rộng đảm bảo
an toàn PCCC.
2. Giao thông Bên ngoài cơ sở:
- Mặt bằng công trình có phía Bắc và phía Đông tiếp giáp với đường, thông
thoáng, thuận lợi cho xe chữa cháy có thể tiếp cận từ 02 cổng phía Bắc và phía Đông
trên đường nội thị và đường 30/4, cơ sở cách phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an
tỉnh Lai Châu khảng 1Km theo tuyến đường:

2
- Tuyến giao thông: Từ phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh lai châu rẽ
phải ra đường 30/4 sau đó đi thẳng 1km sau đó rẽ trái đi khoảng 5m rẽ trái vào đường
nội thị sẽ thấy cơ sở nằm bên trái theo hướng di chuyển.
*Chú ý: Tuyến đường từ đơn vị CS.PCCC&CNCH đến cơ sở lượng xe lưu thông
tương đối nhiều khi ngoài giờ hành chính, mật độ phương tiện giao thông đông đúc gây
khó khăn cho xe chữa cháy và CNCH khi tiếp cận hiện trường vụ cháy .
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:
Trữ
lượng(m3) Vị trí khoảng cách
TT Nguồn nước hoặc lưu nguồn nước Những điểm cần lưu ý
lượng(l/s)
* Bên trong
Máy bơm, xe chữa cháy có
1 01 Bể ngầm 266m3 Khu vực tầng hầm
thể hút nước
2 05 téc nước 30000 lít Khu vực tầng tum

3 01 bể bơi Khu vực tầng 4

* Bên ngoài
Hồ nước Trữ lượng Cách khoảng Máy bơm, xe chữa cháy có
1 Thủy Sơn nước theo mùa 100m theo bướng thể hút nước
Bắc
01 bể đài Nằm bên ngoài Máy bơm, xe chữa cháy có
2
phun nước ngay cổng ra vào thể hút nước

IV. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC:
1.Tính chất hoạt động:
- Khách sạn Hoàng Nhâm là nơi kinh doanh dịch vụ ăn ở, giải trí, tổ chức sự kiện
và là nơi ăn ở cho CBCNV làm việc tại đây.
- Chất cháy chủ yếu là: vải vóc, gỗ, nhựa tổng hợp, cao su,... mạng lưới dây điện
chằng chịt khó kiểm soát nguy cơ xảy ra cháy là rất cao.
Do vậy khi xảy ra cháy đám cháy có khả năng phát triển lớn, cháy sinh ra nhiệt
lượng lớn và nhiều khói khí độc. Khách sạn Hoàng Nhâm là nơi thường tập trung đông
người nếu cháy xảy sẽ gây hỗn loạn, gây khó khăn trong việc di chuyển tài sản và
người bị nạn. Hậu quả của vụ cháy sẽ gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe con
người, thiệt hại về tài sản vật chất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình ANTT
trên địa bàn.

3
2. Đặc điểm kiến trúc:
- Khách sạn Hoàng Nhâm Lai Châu được xây dựng với kết cấu tường gạch, bê
tông cốt thép, bậc chịu lửa là bậc I theo QCVN 06 : 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; Hạng mục khu vực khách sạn được bố
trí xây dựng trên diện tích 2400m2 gồm khu dịch vụ phòng nghỉ, karaoke, massage, nhà
hàng tiệc cưới, phòng nghỉ phục vụ nguyên thủ quốc gia và khu hội trường, phòng họp
của khách sạn. Tại khu dịch vụ phòng nghỉ, Karaoke, Massage, khu hội trường được bố
trí 04 cầu thang bộ ở phía sau và phía bên trái là đường di chuyển chính trong tòa nhà,
đảm bảo đường lối thoát nạn, cứu người, di chuyển tài sản khi có sự cố xảy ra, từ tầng 5
đến tầng 14 là khu vực phòng nghỉ có 02 cầu thang bộ được bố trí ở phíA sau (Cầu
thang tăng áp hút khói).
a. Khu nhà nghỉ 14 tầng, 01 tum:
- Công năng sử dụng: Được sử dụng làm khu vực kinh doanh phòng nghỉ cho
khách hàng lưu trú và phòng nghỉ của nguyên thủ quốc gia tại tầng 14, kinh doanh dịch
vụ giải trí karaoke, massage, nhà hàng tiệc cưới, bể bơi trong nhà.
- Đặc điểm: gồm 14 tầng, 01 tum có diện tích mặt sàn 24219 m 2, 03 cầu thang
máy, 05 cầu thang bộ rộng 2,5m từ tầng 1 đến tầng 5, 02 cầu thang bộ từ tầng 6 đến
tầng 15, tại mỗi tầng đều bố trí hệ thống chữa cháy vách tường gồm 2 họng nước chữa
cháy, bình chữa cháy xách tay được đặt tại khu vực hành lang tại các tầng của tòa nhà.
Được bố trí như sau:
+ Tầng hầm: Là khu vực gara để xe, và hệ thống máy bơm chữa cháy có 01 bể
ngầm 266m3 sử dụng máy bơm......
+ Tầng 1: Gồm sảnh giao dịch, quầy lễ tân phục vụ.
+ Tầng 2: Là khu phục vụ ăn uống Búp Fê.
+ Tầng 3: Khu vực tổ chức tiệc cưới, sự kiện, hội trường lớn, và khu vự bếp.
+ Tầng 4: Khu kinh doang dịch vụ Karaoke, massage gồm 02 phòng karaoke, 12
phòng massage, 01 bể bơi.
+ Tầng 5 đến tầng 13: Khu phòng nghỉ lưu trú gồm 13 phòng.
+ Tầng 14: Khu phòng dành cho các Thủ tướng, Nguyên thủ.
+ Tầng 15: Khu vực đặt các hộp kỹ thuật điện và 05 téc nước.
b. Nhà 2 tầng:
- Công năng sử dụng: Được sử dụng làm khu kinh doanh nhà hàng và khu điều
hàng khách sạn.
- Đặc điểm:là khu hội trường nhà ăn bên cạnh khu nhà 15 tầng.

4
+ Tầng 1: sảnh vào nhu hội trường nhà ăn, hội trường.
+ Tầng 2: Khu vực phòng điều hành khách sạn, phòng giao ban.
c. Các công trình phụ trợ khác:
- Ngoài khu vực chính tại bệnh viện còn có các công trình phụ trợ khác như:
+ Nhà trực bảo vệ cạnh cổng chính ra vào, nhà kính, bồn hoa tiểu cảnh....
3. Các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
- Nguồn nhiệt gây cháy do hệ thống điện bị sự cố trong sử dụng các thiết bị tiêu
thụ điện không đảm bảo an toàn.
- Nguồn nhiệt phát sinh do các thiết bị điện tử làm việc lâu dài trong quá trình
làm việc.
- Nguồn lửa gây cháy do vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy và chữa
cháy, nội quy an toàn phòng cháy hoặc do bất cẩn của nhân viên, khách đến nghỉ.
4. Tính chất nguy hiểm cháy, nổ cụ thể của một số chất cháy đặc trưng có
trong Khách sạn Hoàng Nhâm:
Chất cháy là gỗ; bàn, ghế, tủ, giường,…: gỗ là vật liệu thường thấy trong đám
cháy, nó là hỗn hợp của nhiều chất, có cấu trúc và tính chất khác nhau. Hợp phần cơ
bản của nó là bán Xenluloza và licnhin.
- Xenluloza là các polixaccarit cao phân tử có công thức thảo nghiệm là
(C6H10O5)n
- Licnhin: thành phần nguyên tố của licnhin bị thay đổi đáng kể do đó không có
công thức thống nhất.
Một số thông số cháy của Gỗ:
- Nhiệt lượng cháy thấp của gỗ: 15000KJ/Kg
- Vận tốc cháy theo bề mặt: 0,5 – 0,55 cm/ph
- Vận tốc cháy theo chiều sâu: 0,2 – 0,5 cm/ph
- Vận tốc cháy khối lượng của gỗ: 7 – 8 (g/m2.s)
Gỗ cháy là quá trình cháy không hoàn toàn, than tạo ra có thể cháy âm ỉ bên
trong không thành ngọn lửa. Sản phẩm cháy của gỗ là CO2, H2O và CO.
Chất cháy là nhựa tổng hợp; dây điện, ti vi, máy tính, điều hòa…: là sản phẩm
cháy được và có tính dẻo, đó là các Polime thu được từ quá trình trùng hợp các axit hữu
cơ và dẫn xuất của chúng. Có tính tạo dáng tốt, có độ bền cơ học cao, chịu được các
điều kiện về thời tiết và ánh sáng. Dưới tác dụng của ngọn lửa, hợp chất Polime bị phân
tích thành nhiều loại hơi khí cháy khác nhau. Khi cháy, nó biến đổi từ thể rắn sang thể

5
lỏng và thể khí. Khi bị hoá lỏng nó có tính linh động cao, chảy loang trên bề mặt đó là
điều kiện để đám cháy phát triển nhanh và lan rộng.
Nhựa và cao su có đặc tính cháy chủ yếu là khả năng nóng chảy (từ 1200C đến
1500C bắt đầu nóng chảy) và khả năng linh động, rất dễ gây cháy lan, cháy lớn. Sản
phẩm cháy có nhiều khói, khí độc như CO, HCL,…, cao su bị cháy tỏa nhiệt lớn (từ
10500-10800kcal/kg) làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với nó và có
thể gây ngất.
Chất cháy là giấy; giấy tờ trong văn phòng làm việc,…:
- Giấy là loại chất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua nhiều
công đoạn của quá trình sản xuất công nghệ.
- Giấy có một số tính chất nguy nhiểm cháy: Nhiệt độ tự bốc cháy là 184oC, vận
tốc cháy là 27,8 kg/m2h, vận tốc cháy lan từ 0,3-0,4 m/ph. Khi cháy giấy tạo ra 0,833
m3CO2, 0,69m3 SO2, 0,69m3 H2O, 3,12m3 N2. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy phụ
thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động
- Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bức xạ nhiệt dẫn đến khả năng dưới tác
động nhiệt của đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ bốc cháy.
- Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tàn tro, cặn trên bề mặt giấy. Những lớp
tro, cặn này không có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị quá trình đối
lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn tới quá trình giấy cháy sẽ
càng thuận lợi hơn.
- Từ những điều này càng làm tăng sự nguy nhiểm đối với những người bị nạn
trong đám cháy cũng như với những người tham gia trong quá trình chữa cháy.
Chất cháy là vải; phông, rèm, chăn,…: vải đươc cấu thành từ các sợi tổng hợp,
đây là chất dễ cháy, ở nhiệt độ 100oC, vải đã bắt đầu bị phân hủy, các thông số cháy nổ
của vải như sau:
- Nhiệt độ tự bốc cháy là: 460oC.
- Nhiệt độ bắt cháy là: 235oC.
- Vận tốc cháy lan theo bề mặt: 0,33 m/ph.
- Vận tốc cháy lan theo chiều sâu: 4-6 m/ph.
- Vận tốc cháy theo khối lượng: 0,36 kg/m2ph.
- Nhiệt độ cháy của vải: 650-1000oC.
- Nhiệt lượng cháy của vải: 4150 Kcal/kg.
Vải khi cháy sinh ra lượng khói, khí độc lớn, thành phần của sản phẩm
Chất cháy là xăng dầu trong các phương tiện giao thông các loại:

6
+ Hỗn hợp hơi xăng với không khí có tính nguy hiểm nổ cao, xăng có nhiệt độ
tobct = - 50 đến – 28oC. Trong điều kiện bình thường(20oC, 1at), hỗn hợp giới hạn
nồng độ nổ của hơi xăng với không khí là Ct = 07%, Ct = 08% .
+ Xăng dầu có vận tốc cháy lan lớn
Xăng: Vlbm = 4,25 mm/ph
Dầu mazut: Vlbm = 1,41 mm/ph
+ Nhiệt độ bắt cháy thấp = -39oC
+ Xăng dầu có đặc điểm luôn bay hơi ở nhiệt độ bình thường, hơi xăng
dầu nặng hơn không khí nên nó thường bay là là mặt đất và đọng lại ở các hố trúng tạo
ra môi trường nguy hiểm cháy nổ nên có khả nằng bắt cháy với các nguồn nhiệt ở xa
hàng chục mét.
+ Hơi xăng kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ, tỷ lệ 0,7% - 0,8% hơi
xăng trong không khí.
+ Xăng dầu nhẹ hơn nước, nổi và cháy trên nước, tỷ trọng 0,7-0,9 kg/l(nếu để
xăng dầu chảy ra trong thời tiết mưa thì rất dễ xảy ra cháy lan).
+ Nhiệt lượng riêng của xăng lớn, 1kg xăng cháy hết tỏa ra nhiệt lượng 11.250
klcalo. Do đó khi cháy sẽ giảm khả năng tiếp cận, nếu bị bỏng khó điều trị, trường hợp
hệ thống dẫn nhiên liệu bị hở, xăng dầu rò rỉ ra gặp nguồn nhiệt gây cháy, đám cháy
nhanh chóng làm đứt các tuy ô dẫn xăng làm xăng trong bình chứa chảy tự do ra ngoài
gây cháy lớn.
+ Xăng dầu khi cháy còn tỏa ra một nhiệt lượng lớn và nhiệt độ vùng cháy rất
cao, đồng thời tỏa ra một lượng khí độc đậm đặc và thường kèm theo hiện tượng sôi
trào, phụt bắn, gây cháy lớn.
+ Do đặc điểm nguy hiểm như vậy nên khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ lan nhanh
kèm theo rất nhiều khói, khí độc. Sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh cũng rất lớn.
Chính những điều này làm giảm tiếp cận điểm cháy của lực lượng PCCC tại chỗ cũng
như chuyên nghiệp dẫn tới công tác cứu người và triển khai chữa cháy gặp nhiều khó
khăn, phức tạp.
5. Đặc điểm của đám cháy khi xảy ra cháy tại cơ sở:
a. Đăc điếm cháy của nhà nhiều tầng:
- Khách sạn Hoàng Nhâm là nhà cao tầng khi cháy xảy ra đám cháy phát triển
với tốc độ rất nhanh, công việc cứu chữa gặp nhiều khó khăn phức tạp. Nguyên nhân
chính dẫn đến điều này là do tòa nhà thuộc loại nhà cao tầng , việc phun chất chữa cháy
vào vùng cháy ở các tầng cao rất khó.

7
- Con đường chính để khói lan truyền nhanh là giếng thang máy, cầu thang bộ.
Không có hệ thống điều áp, sảnh thông tầng và các lỗ hở, hệ thống thông gió và điều
hoà không khí.
- Khi phát sinh cháy thì ngọn lửa sẽ lan truyền theo bề mặt các loại chất cháy
được phân bố trong phòng, trong tòa nhà; vận tốc lan truyền phụ thuộc vào loại chất
cháy, cách bố trí, thời gian, sự trao đổi khí trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh
(chọn gỗ là chất cháy tượng trưng V = 0,5 - 0,7 m/ph).
- Trong gian phòng bị cháy ngọn lửa thường có hướng phát triển theo phương
thắng đứng và có hướng cháy lan về phía cửa mở.
- Khi trong các ngôi nhà nhiều tầng và cao tầng bị cháy thì ngọn lửa thường cháy
lan lên các tầng trên theo các hướng sau:
+ Cháy theo các vật liệu dễ cháy dùng đề cí chắn, cửa sổ, cửa đi, ban công, hành lang.
Sản phẩm cháy có kèm theo tàn lửa trong quá trình trao đổi khí.
+ Cháy lan theo các đường ống nhựa, hộp cáp điện nối liền giữa các tầng. Nếu
các tầng có sàn, hành lang, dàn đỡ mái bằng gỗ thì phát triển lên phía trên.
+ Trong các hướng phát triển thì hướng cháy lên cao sẽ có vận tốc lớn nhất do
quá trình trao đổi khí ở đây diễn ra mạnh, tốc độ gió ở phía trên cao lớn.
+ Khi đám cháy diễn ra ở các tầng càng cao thì tình huống cháy càng phức tạp.
+ Bên cạnh hướng cháy lan lên cao đám cháy còn lan sang các phòng bên cùng
tầng và các tầng ở phía dưới tầng bị cháy.
- Do tác động của nhiệt độ cao trong đám cháy thì hệ thống điều khiển thang
máy nhanh chóng bị hư hỏng sẽ kẹt nếu sử dụng chúng để thoát nạn.
- Khi xảy ra cháy có nhiều người cùng bị mắc kẹt trong toà nhà và mọi người
cùng chạy về phía cầu thang để thoát nạn hoặc ra nơi cách xa khu vực bị tác động của
lửa, khói dẫn tới sự hoảng loạn, nhiều người sợ lửa khói nên nhảy qua cửa sổ, ban công
để thoát ra ngoài từ các tầng cao bất kỳ.
- Dưới tác động của đám cháy và thời gian cháy kéo dài một số kết cấu xây dựng
có giới hạn chịu lửa thấp sẽ giảm dần tính chịu lực bị biến dạng sụp đổ. Quá trình này
còn diễn ra nhanh hơn khi cháy các ngôi nhà có kết cấu xây dựng bằng gỗ hoặc kim
loại.
- Khi xảy ra cháy thì các cửa kính sẽ bị vỡ và rơi xuống gây thương vong cho
chiến sỹ chữa cháy.
- Phạm vi hoạt động của các chiến sỹ chữa cháy hẹp, phải mất nhiều thời gian để
nắm tình hình diễn biến của đám cháy, việc triển khai đội hình sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn ở dưới mặt đất.

8
- Để dập tắt đám cháy nhà nhiều tầng và cao tầng thì phải sử dụng nhiều lực
lượng và phương tiện chuyên dùng.
- Để tổ chức cứu người bị nạn ở nhà cao tầng thì phải sử dụng tổng hợp nhiều
biện pháp và nhiều loại phương tiện, và phải sử dụng thiết bị chống khói do nồng độ
khói và sản phẩm cháy độc hại.
- Trong ngôi nhà có cả tầng hầm thì khi bị cháy sẽ gây khó khăn cho công tác
chữa cháy do các tầng hầm là nơi trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp....
b. Tính chất nguy hiểm cháy, nổ thực tế của cơ sở:
Toàn bộ tòa nhà được thiết kế kín, các căn hộ được bố trí về 2 phía của hành lang
chung nên khi có cháy khói và nhiệt tích tụ nhiều trong nhà, hành lang gây khó khăn
cho công tác thoát nạn và cứu người, di chuyển tài sản, công tác chữa cháy của lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn.
c. Đặc điểm của đám cháy khi xảy ra tại các phòng ở:
- Tùy thuộc vào vị trí của từng tầng và số lượng chất cháy, sự phân bố chất cháy,
ban đầu đám cháy phát triển theo phương ngang, đám cháy nhanh chóng lan ra toàn bộ
tầng theo các liệu dễ cháy như: đồ dùng, vật liệu ốp lát, rèm... và diện tích đám cháy lan
rộng. Đồng thời đám cháy cũng phát triển theo phương thẳng đứng, theo các vật liệu ốp
lát, rèm cửa và theo hướng lan truyền xuống tầng dưới do tàn lửa rơi xuống dưới do tàn
lửa rơi xuống hoặc do cháy lan theo vật liệu ốp lát liền các tầng. Tàn lửa không chỉ chỉ
có khả năng gây cháy ở các khu nhà xung quanh mà sẽ bay lên các tầng trên bằng nhiều
đường khác nhau gây ra các điểm cháy mới ở các tầng cách biệt đang cháy.
- Khi xảy ra cháy ở một phòng nào đó trong cơ sở thì sau khoảng thời gian ngắn,
nhiệt độ trong gian phòng bị cháy, ở hành lang có thể lên rất cao, đồng thời các sản
phẩm cháy, khói và khí độc từ phòng bị cháy sẽ lan nhanh theo hành lang, buồng thang,
các cửa sổ ngoài bao trùm toàn bộ nhà. Thành phần của sản phẩm cháy thoát ra sẽ có
nồng độ nguy hiểm cao (các khí độc sinh ra từ đám cháy như CO2, CO, SO2, NO2) sẽ
đe dọa tính mạng và sức khỏe của con người nếu như con người chưa kịp thoát ra
ngoài.
- Khi thời gian cháy kéo dài, nhiệt độ đám cháy tăng cao sẽ làm giảm giới hạn
chịu lửa cảu các cấu kiện xây dựng và có thể gây ra sụp đổ cấu kiện chịu lực sụp đổ
công trình. Khi công trình bị sụp đổ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng những người còn
mắc kẹt phía trên, nguy hiểm đến lực lượng chữa cháy và các lực lượng khác.
- Đặc biệt nguy hiếm đối với sức khỏe và tính mạng của con người đó là sự tác
động của khói, trong đó có chứa các sản phẩm phân hủy nhiệt độc hại. Ở đám cháy
nồng độ các bon ô xy luôn cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần.
- Trong một số trường họp ở đám cháy có sinh ra lưu huỳnh ô xít giới hạn nồng
độ nguy hiểm đối với con người 0,05% (theo thể tích). Hcl (axit clohidric) trong khói

9
có tác động lớn tới thị giác và hệ thống hô hấp, đặc biệt làm tổn thương niêm dịch của
mắt và hệ thống hô hấp dẫn đến tử vong. Nitơ ô xít cũng là một chất rất độc và nguy
hiểm đối với con người là 0,025% (theo thể tích). Hydroxianua là một chất rất độc đối
với con người và thường gặp ở các đám cháy có các chất cao phân tử (chất dẻo).
Hydroxianua khi hít phải sẽ ngăn chặn không cho oxy thấm vào mô của tế bào trong cơ
thể làm giảm sự hoạt động của tim gây khó thở, nếu nồng độ từ 0,02% (theo thế tích) sẽ
gây tử vong.
d. Đặc điểm cháy nổ xảy ra ở các phòng karaoke:
- Sự phân bố chất cháy chủ yếu ở trong các phòng hát chủ yếu là những chất dễ
cháy như: Hệ thống điện, đệm mút, da, hệ thống đèn chiếu sáng, màn hình…
- Khi xả ra cháy nhựa và cao su là khả năng nóng chảy và khả năng linh động, rất
dễ gây cháy lan, cháy lớn. Sản phẩm cháy có nhiều khói, khí độc như CO, HCL,…, cao
su bị cháy tỏa nhiệt lớn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với nó và
có thể gây ngất.
- Do đặc điểm nguy hiểm như vậy nên khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ lan nhanh
kèm theo rất nhiều khói, khí độc. Sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh cũng rất lớn.
Chính những điều này làm giảm tiếp cận điểm cháy của lực lượng PCCC tại chỗ cũng
như chuyên nghiệp dẫn tới công tác cứu người và triển khai chữa cháy gặp nhiều khó
khăn, phức tạp.
6. Các biện pháp phòng ngừa.
- Các phương tiện chữa cháy phải để đúng nơi quy định; niêm yết các nội quy,
tiêu lệnh PCCC.
- Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, bảo quản, bảo dưỡng và trang bị bổ
xung các phương tiện chữa cháy.
- Thường xuyên tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở các công nhân viên chấp hành
tốt các nội quy, quy định an toàn PCCC.
- Tổ chức học tập, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho công nhân viên làm việc tại
Khách sạn.
- Tổ chức học và thực tập phương án chữa cháy.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn nhiệt, nguồn lửa, chất dễ cháy.
- Tổ chức thực tập thoát nạn cho công nhân viên làm việc tại Khách sạn.
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng pccc cơ sở:
- Tổng số cán bộ công nhân viên lao động : người
- Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở : người.

10
2. Lực lượng thường trực chữa cháy
- Trong giờ hành chính làm việc có số nhân viên làm việc là người.
- Ngoài giờ hành chính là người.
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:
- 60 bình MFZ4 bố trí tại các khu nhà;
- 20 bình chữa cháyMFZ8.
- 01 Bể nước ngầm 266m3, 01 đài phun nước, 05 téc nước 30000 l/s.
- 30 họng nước chữa cháy vách tường.
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY
ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ
CHỨC THAM GIA.
I. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:
- Giả định tình huống: Vào lúc 21giờ 15 phút, ngày x tháng y năm 2019 đồng
chí phục vụ lễ tân phòng nghỉ phát hiện có cháy tại tầng 4 phòng hát karaoke, ngọn lửa
bao trùm toàn bộ căn phòng và có nguy cơ lan nhanh sang các phòng bên cạnh, hành
lang, cầu thang và tầng 3, tầng 5. Nguyên nhân do khách hàng hút thuốc quên không
dập tắt để tàn thuốc cháy bén vào đệm ghế nỉ khi đi ra ngoài, ngọn lửa lan nhanh sang
các đồ vật, thiết bị điện, đệm mút ốp tường, hệ thống dây điện chiếu sáng có trong
phòng và có nguy cơ lan sang các phòng và các tầng trong tòa nhà gây hậu quả nghiêm
trọng.
- Khi có cháy xảy ra đội PCCC cơ sở đã nhanh chóng sử dụng trang thiết bị
PCCC là bình chữa cháy để dập tắt đám cháy, di chuyển người và tài sản ra khu vực an
toàn nhưng do diện tích đám cháy lớn, cùng nhiều khói khí độc bao trùm lên căn phòng
và các khu vực xung quanh, các trang thiết bị về phòng chống khói khí độc chưa được
trang bị nên không thể khống chế được đám cháy sau 5 phút đã gọi điện báo cho lực
lượng PCCC& CNCH đến thì đám cháy đã lan rộng sang phòng kế bên.
II. Chiến thuật chữa cháy:
- Khi trển khai đội hình phun nước chữa cháy, chỉ huy cần bố trí các lăng phun
nước đầu tiên hỗ trợ công tác thoát nạn và di chuyển tài sản, ngăn cháy lan sang 2 bên,
xác định và kịp thời áp dụng các biện pháp thích hợp để thoát khỏi, phun nước trực tiếp
vào gốc lửa nhằm dập tắt đám cháy nhanh nhất.
- Tổ chức trinh sát nguồn nước và di chuyển tài sản:
+ Tìm hiểu, thu thập chính xác thông tin xem có tài sản nào có thể bị đám cháy
đe dọa không nếu có thì tập trung đưa tài sản ra nơi an toàn.
+ Tập trung chỉ đạo dập tắt đám cháy để cứu người, cứu tài sản.

11
+ Chống cháy lan đến khu vực khác.
+ Không để ngọn lửa lan truyền đến khu vực có chất cháy.
- Để khống chế đám cháy không cho cháy lan sang xung quanh cần huy động các
lực lượng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp.
* Chú ý:
- Triển khai đường vòi không làm cản trở lối di chuyển tài sản.
- Phun mưa làm giảm nồng độ khói.
III. Tính toán lực lượng phuong tiện chữa cháy:
1. Tính diện tích đám cháy:
- Thời gian cháy tự do: TTD (ph) là khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự cháy cho
đến khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp bắt đầu phun chất chữa cháy vào đám
cháy. Theo công thức tính:
Ttd = Tbc + Txx+ Ttđ + Ttk
Trong đó : Tbc = 5 (phút)
Txx = 4 (phút)
Ttđ =1.60/40km/h = 1,5 phút
Ttk = 2 (phút)
- Như vậy ( Ttd) sẽ tính như sau:
Ttd = Tbc + Txx + Ttđ + Ttk
= 5+ 4 + 1,5+ 2 = 12,5 (phút)
2- Tính bán kính lan truyền của đám cháy.
- Theo công thức tính như sau:
Rlt =5V1+(Ttd-10)V1 = 5x1,7+(12,5-10)1,7 = 12,75( m)
3- Xác định hình dạng đám cháy. (Sc)
- Do đám cháy xuất phát từ góc phòng Rlt lớn hơn chiều rộng và chiều dài của
căn phòng nên đám cháy có dạng hình chữ Nhật và bao trùm toàn bộ căn phòng.
- Diện tích đám cháy là Fc (m2)
Fc = a.b = 9,5.3,35 = 31 (m2)
4- Xác định biện pháp chữa cháy. (Scc)
- Áp dụng biện pháp chữa cháy theo mặt lửa
=> Diện tích chữa cháy
Fcc = a.h= 19,5 x 3,5 = 69 (m2)
12
5- Lưu lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy.
Qctcc = Fcc . ict = 69 x 0,4 = 27,6 (l/s)
6- Xác định số lăng B chữa cháy.
Nlcc = Qctcc / q lB = 27,6/ 3,5 = 7,8 lấy tròn 8 lăng B.
7- Xác định số xe chữa cháy.
Nxecc = Nlcc / nl = 8/4 = 2 ( xe).
8- Lưu lượng nước cần thiết làm mát.
Qctlm = 0,25 . Qctcc = 0,25 x 27,6 = 6,9 (l/s).
9- Xác định số lăng làm mát.
Nllm = Qctlm / q lB = 6,9 / 3,5 = 1,97 lấy tròn 2 lăng.
(Theo số lăng chữa cháy và hướng chữa cháy theo mặt lửa phải triển khai 02
lăng làm mát)
10- Xác định số xe làm mát.
Nxlm = Nllm / nL = 1/ 4 = 0,25 ( lấy tròn 1 xe)
11- Tổng số xe tham gia chữa cháy và CNCH
Nx = Nxcc + Nxlm + Nxtn = 2 + 1 +1 = 4( xe)
12- Tổng số tổ tham gia.
Ntđ = Nx = 4 ( tiểu đội)
13- Tổng số cán bộ chiến sỹ tham gia.
Tổng CBCS = Ntđ . 6 = 4 .6 = 24 (CBCS)
- Vậy để đảm bảo công tác chữa cháy có hiệu quả cần sử dụng 02 xe chữa cháy ,
01 xe làm mát, và 04 tiểu đội tham gia.
IV - LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG.
- Để đảm bảo lực lượng cũng như phương tiện tham gia chữa cháy CNCH khi
có cháy xảy ra cần huy động lực lượng tham gia cụ thể như sau:

Số lượng
Điện
STT Đơn vị huy động Số người phương tiện, ghi chú
thoại
chủng loại

A Lực lượng pccc cơ sở

Đội pccc cơ sở 10 người Bình chữa cháy


xách tay, họng

13
nước chữa cháy
vách tường

Lực lượng Cảnh sát 43 người


B
PCCC

35 người Các phương tiện 03 đc lãnh


chữa cháy được đạo phòng ,
trang bị 02 xe toàn bộ
chữa cháy, 01 xe CBCS đội
1 Đội pccc trung tâm
làm mát, 01 xe kiểm tra,
CNCH, bình đội TM-TH,
chữa cháy xách đội CC &
tay,... CNCH.

5 người 01 Xe chữa cháy


2 Đội pccc KVI

01 người nước uống và 01 đc tổ y tế


3 Hậu cần đơn vị các trang bị cần
thiêt

02 người các phương tiện


4 Y Tế đơn vị sơ cấp cứu ban
đầu

15 người Do sự điều
C Các đơn vị khác
động

Công an tỉnh Lai 3.875.113 3 CBCS


1
Châu

Phòng Cảnh sát giao 3.877.027 2 CBCS


2
thông Lai Châu

Trang bị cấp
Bệnh Viện tỉnh Lai cứu, cứu thương
3 115 5 CBCS
Châu chuyên dụng,01
xe cứu thương...

Điện lực thành phố 3.875.900 2 CBCS


4
Lai Châu

5 Công an phường Tân 03 CBCS


14
Phong

V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHỮA CHÁY


1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA LỰC LƯỢNG TẠI CHỖ
- Khi phát hiện cháy xảy ra, người phát hiện lập tức hô to " có cháy, có cháy ", sử
dụng chuông báo động cho mọi người xung quanh biết nơi xảy ra cháy để mọi người
biết và thoát nạn và chữa cháy.
- Sau đó báo ngay cho đội trưởng đội PCCC cơ sở, để triển khai công tác chữa
cháy, thoát nạn, cứu tài sản.
- Xác nhận điều tra các thông tin về nguyên nhân xảy ra cháy phục vụ cho công
tác trinh sát chính xác cho các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ cháy cử
người bảo vệ tài sản cứu được trong đám cháy tránh kẻ gian lợi dụng trộm cắp tài sản.
- Một người gọi điện báo cháy cho công an phường Tân Phong cử lực lượng và
phương tiện đến hỗ trợ cho đơn vị trong việc giữ ANTT và bảo vệ tài sản. Lưu ý đây là
nơi chứa nhiều chất dễ cháy, nên công tác bảo vệ tài sản, tính mạng, đảm bảo ANTT là
vô cùng quan trọng.
- Phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ hiện trường.
- Kiểm tra các khu vực khác đảm bảo đã cắt điện hoàn toàn.
* Tổ di chuyển tài sản: Khi diện tích đám cháy còn nhỏ, chưa lan rộng, lãnh
đạo phải phân công ngay một đội di chuyển tài sản ( từ tài sản có giá trị cao đến tài sản
có giá trị thấp) các chất dễ cháy xung quanh ra xa khu vực đám cháy nhằm làm giảm
khối lượng chất cháy, ngăn cháy lan.
* Tổ Cứu nạn cứu hộ: Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, tại cơ sở việc quan trọng
đầu tiên là tổ chức di chuyển thoát nạn. Lúc này lực lượng cần nhanh chóng tiếp cận
các khu vực xảy ra cháy và hô hoán thật to cho mọi người bên trong được biết. Tìm
kiếm kỹ các khu vực kín như góc phòng, hành lang, nhà vệ sinh… Yêu cầu, hướng dẫn
mọi người bình tĩnh, nhanh chóng di chuyển ra ngoài khu vực cháy theo lối cầu thang
bộ không bị cháy. Nếu ai đó gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, hãy nhanh chóng
bằng mọi cách đưa họ ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong khu vực có nhiều khói thì
hướng dẫn mọi người sử dụng khăn, khẩu trang, quần áo ẩm bịt vào mũi để thở và hạ
thấp trọng tâm khi di chuyển hoặc bò sát mặt đất khi nồng độ khói cao.
* Tổ chữa cháy: Do đội trưởng đội PCCC cơ sở phụ trách phân công nhiệm vụ.
Khi có cháy xảy ra, nhanh chóng tập trung lực lượng PCCC triển khai chữa cháy bằng
bình chữa cháy xách tay và triển khai 1 đường vòi B tại họng chữa cháy vách tường tại
tầng 4 tòa nhà.

15
2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC&CNCH.
* Chiến sỹ trực thông tin: Nhận tin báo chính xác, xác định địa điểm cháy, xác
định có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy hay không ( số lượng, vị trí…) đường
giao thông đến cơ sở, chất cháy, hệ thống điện cắt hay chưa, sau đó báo cáo chỉ huy.
* Tổ chức trinh sát khu vực có cháy xảy ra:
- Cử 02 CBCS làm nhiệm vụ trinh sát đám cháy, mang theo thiết bị phòng hộ
(quần áo chống cháy, dây cứu người, bình thở…), bộ đàm tiến hành tìm kiếm người bị
nạn và tìm hiểu làm rõ tình hình của đám cháy để tổ chức chữa cháy. Thường xuyên
liên lạc với chỉ huy chữa cháy để tìm ra những phương pháp và biện pháp chữa cháy
phù hợp có hiệu quả.
- Xác định vị trí và hướng lan truyền, diện tích đám cháy, chất cháy chủ yếu...
- Xác định vùng khói và nhiệt tác động, phá dỡ cửa phòng, cửa sổ để triển khai
đội hình chữa cháy khi cần thiết.
* Tổ chức thoát nạn, cứu người( ưu tiên hàng đầu):
- Lái xe (25A-001.59) đỗ tại vị trí cổng phụ của cơ sở để tiếp cận đám cháy.
- Triển khai 02 hướng tiếp cận để cứu người bị nạn, cứu tài sản:
+ Hướng 1: đi theo lối vào cầu thang bộ có lối vào từ ngoài nhà nằm phía bên
cổng phụ lên tầng 4 rồi thực hiện các động tác khiêng ,cõng, bế đối với những người bị
nạm bị thương hoặc tâm lý hoảng loạn không hể tự di chuyển được ra ngoài theo lối
cầu thang bộ đó. Thữ hiện hô hoán, hướng dẫn thoát nạn ra ngoài đối với những người
bị nạn có khả năng di chuyển được.
+ Hướng 2: Cho CBCS sử dụng thang ba leo lên tầng 4 tại vị trí lỗi vào chính
của tòa nhà, rồi sau đó tạo các nút buộc dây cứu người bị nạn (nút buộc tự cứu, cứu
người nằm trên cáng…), hướng dẫn và trấn an tinh thần họ.
- Lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp dùng hệ thống loa liên
lạc thông báo cho mọi người biết lối thoát nạn, cử người chốt tại các vị trí đầu hành
lang, cầu thang bộ, cửa thoát nạn, hướng dẫn mọi người bình tĩnh thoát nạn qua các
hướng hành lang, cầu thang bộ ra sân ngoài, khu vực an toàn.
- Huy động mọi phương tiện y tế hiện có như cáng, bông băng cứu thương, thuốc
men phục vụ công tác cứu nạn, cứu người bị mắc kẹt trong đám cháy, tổ chức sơ cấp
cứu ban đầu và chuyển ra xe cấp cứu.
* Tổ chức công tác chữa cháy:
- Sau khi nghe trinh sát báo cáo tình hình và qua quan sát thực tế đám cháy chỉ
huy đưa ra chiến thuật chữa cháy hiệu quả như sau:

16
+ Xe (25C - 00414): Đến đám cháy đỗ xe tại khu vực trước sảnh khu nhà bị cháy
triển khai đội hình 1 đường vòi A phát triển 2 lăng B ( ba chạc đặt tại chiếu nghỉ tầng 2)
2 lăng B dải dọc theo tay vịn cầu thang để phun nước chữa cháy tại tầng 4 tòa nhà.
+ Xe (25C – 00014): đến đám cháy đỗ xe ở mép đường 30/4, ngay phía ngoài cơ
sở, đối diện với khu vực bị cháy, triển khai đội hình phun lăng giá lên cao .
+ Xe chữa cháy của đội chữa cháy KVI: đỗ tại vị trí phía trước sảnh có nhiệm vụ
làm mát cho CBCS cũng như người bị nạn.
+ Đồng thời trong quá trình chiến đấu nếu hết nước trong xe và khi trụ nước bị
hỏng thì sử dụng: Xe 25A- 00150 hút nước từ đài phun nước bằng máy bơm khiên tay
Tohatsu V52 và vòi hút để tiếp nước cho xe chữa cháy.
+ Đồng thời phối hợp với đội chữa cháy cơ sở sử dụng hệ thống máy bơm chữa
cháy tại tầng hầm, hệ thống chữa cháy tự động.
- Sau khi đám cháy được khống chế và dập tắt.
+ Chỉ huy giao cho 2 đồng chí của đội HD&KT an toàn PCCC lấy lời khai nhân
chứng và tiến hành khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ cháy, lập biên
bản vụ cháy.
+ Thu hồi phương tiện, lấy nước vào xe chữa cháy tại đơn vị thường trực sẵn
sàng chiến đấu.
3. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG KHÁC.
- Lực lượng công an phườn Tân Phong đến bảo vệ, hỗ trợ an ninh khu vực xảy ra
cháy, không cho người lạ vào nơi cháy, bảo vệ hiện trường vụ cháy.
- Lực lượng y tế bệnh viện tỉnh Lai Châu: đến phối hợp với cơ sở cứu người và
đưa người bị nạn đi cấp cứu nếu có nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
- Lực lượng cảnh sát Giao Thông: có biện pháp phân luồng giao thông không để
ùn tắc khu vực xung quanh trụ sở do người dân hiếu kỳ.
- Cơ quan điện lực đến cắt điện và đóng điện khi có yêu cầu.
VI- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN

17
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG ĐẶC TRƯNG.
I. TÌNH HUỐNG 1
- Vào hồi 10h ngày X tháng Y năm 2019 cháy xảy ra tại khu vực: Cháy tại
phòng giặt là và kho đồ vải bẩn tại tầng 1 Khách sạn Hoàng Nhâm.
- Nguyên nhân: do quá tải dẫn đễn chập điện máy giặt.
- Khi có đám cháy phát sinh tại phòng giặt là nhân viên phục vụ C đã nhanh
chóng cắt điện, báo ngay cho lãnh đạo và đội trưởng đội PCCC cơ sở để điều động lực
lượng tiến hành dập tắt đám cháy cứu người bị nạn,và sử dụng các phương tiện, dụng
cụ chữa cháy đã được trang bị để hạn chế và dập tắt đám cháy không để cháy lan rộng
do tốc độ lan truyền nhanh khoảng 1.7m/phút nên không thể lại gần đám cháy sau 2
phút nhân viên tại cơ sở đã gọi điện báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC .
- Lực lượng PCCC cơ sở:
+ Toàn bộ nhân viên trong cơ sở .
+ Phương tiện chữa cháy được trang bị có tại cơ sở hệ thống chữa cháy tự động,
họng nước chữa cháy vách tường.
- Triển khai chữa cháy:
+ Khi phát hiện có cháy xảy ra, người phát hiện hô hoán báo cho mọi người
biết có cháy xảy ra, cử người cắt điện, các tổ nhanh chóng di chuyển đến khu vực
cháy và triển khai dập tắt đám cháy, khống chế ngọn lửa đồng thời cử một tổ cứu
người bị nạn, đưa người bị nạn theo lối cầu thang bộ xuống khu vực an toàn, tổ còn
lại tiếp cận đám cháy tiến hành di chuyển tài sản (ưu tiên các tài sản có giá trị cao).
- Lực lượng Cảnh Sát PCCC&CNCH - công an tỉnh Lai Châu:
+ Xe (25C-00414): đến nơi xảy ra cháy, đỗ tại sân trước ks Hoàng Nhâm, triểm
khai đội hình 1 lăng A phát triển 2 lăng B và 1 lăng B làm mát phum nước dâp tắt đám
cháy kịp thời.
+ Xe (25C- 00014 ): đến đám cháy đỗ sau xe 25C- 00414, triển khai đội hình
lăng giá lên cao theo họng ra của xe tiến hành làm mát cho cán bộ chiến sỹ tham gia
chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và người bị nạn, làm mát cấu kiện xây dựng ngăn cháy lan,
phối hợp với đội PCCC cơ sở sử dụng họng nước chữa cháy vách tường, hệ thống chữa
cháy tự động để dập tắt đám cháy.
- Sau khi đám cháy được dập tắt:
+ Thu hồi phương tiện lấy nước vào xe và cho xe về vị trí thường trực chiến đấu.
+ Lập biên bản vụ cháy và tổ chức họp rút kinh nghiệm

18
II. TÌNH HUỐNG 2
- Vào hồi 15h 30 phút ngày X tháng Y năm 2019 cháy xảy ra tại phòng dành cho
nguyên thủ quốc gia tại tầng 14 của Ks Hoàng Nhâm.
- Nguyên nhân cháy là do sự bất cẩn khi hút thuốc lá xong không dập tắt triệt để
tàn lửa dẫn đến cháy thùng rác rồi sau đó lan ra rèm cửa, chăn đệm, bàn ghế, thiết bị
điện…
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy:
+ Đám cháy xảy ra tại phòng dành cho nguyên thủ tại tầng 14, ngọn lửa dùng lên
gặp các vật liệu dễ bắt cháy và aln ra nhanh chóng, khi hệ thống báo cháy báo động
công nhân viên trong khách sạn phát hiện và hô hoán, nhanh chóng cắt điện và sử dụng
các dụng cụ thiết bị PCCC đã được trang bị để ban đầu khống chế đám cháy nhưng do
đám cháy với tốc độ cháy lan nhanh khoảng 1,8m/phút cùng nhiều khói khí độc, nhiệt
lượng tăng cao lên không thể tiếp cận đám cháy trong khoảng thời gian 3 phút đã cử
người gọi điện báo cháy cho phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Lai Châu.
+ Phương tiện chữa cháy được trang bị có trong cơ sở: bình chữa cháy xách tay,
Họng nước chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy tự động,...
- Triển khai chữa cháy:
Khi hệ thống báo cháy địa chỉ được kích thoạt đã liên động với thống chữa cháy
Sprinkler, xác định được vị trí cháy và các đầu phun Sprinkler vỡ ra, lúc này nước từ bể
nước chữa cháy ngầm 266m3 được đẩy qua 2 bơm điện chính 1 và 2 có thông số như
nhau Q= 73l/s, H = 95m đưa lên tầng 14 của tòa nhà qua các đầu Sprinkler phun vào
đám cháy.
Do cháy xảy ra tại tầng 14 nên xe chữa cháy không thể phun lên được đọ cao
này. Vì vậy việc chữa cháy chủ yếu dựa vào hệ thống chữa cháy tự động và hệ thống
chữa cháy vách tường.
Khi lực lượng cảnh sát PCCC đến sẽ thực hiện việc trinh sát đám cháy, sự dụng
họng vách tường tại tầng 12, 13 để làm mát, ngăn cháy lan cũng như hỗ trợ chữa cháy
tại tầng 14. Mở tất cả các cửa sổ để thông khói khí độc, kiểm tra xem nguồn điện đã
được cắt chưa và thực hiện di dời đồ đạc, người dân xung quanh trong trường hợp
không thể dập tắt được đám cháy.
* Tính toán lực lượng phuong tiện chữa cháy:
1. Tính diện tích đám cháy:
- Thời gian cháy tự do: TTD (ph) là khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự cháy
cho đến khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp bắt đầu phun chất chữa cháy vào đám
cháy. Theo công thức tính:
Ttd = Tbc + Txx+ Ttđ + Ttk

19
Trong đó : Tbc = 5 (phút)
Txx = 3 (phút)
Ttđ =1.60/40km/h = 1,5 phút
Ttk = 2 (phút)
- Như vậy ( Ttd) sẽ tính như sau:
Ttd = Tbc + Txx + Ttđ + Ttk
= 5+ 3 + 1,5+ 2 = 11,5 (phút)
2- Tính bán kính lan truyền của đám cháy.
- Theo công thức tính như sau:
Rlt =5V1+(Ttd-10)V1 = 5x1,7+(11,5-10)1,7 = 11,05( m)
3- Xác định hình dạng đám cháy. (Sc)
- Do đám cháy xuất phát từ góc phòng Rlt lớn hơn chiều rộng và chiều dài của
căn phòng nên đám cháy có dạng hình chữ Nhật và bao trùm toàn bộ căn phòng.
- Diện tích đám cháy là Fc (m2)
Fc = a.b = 19,5X 14= 273 (m2)
4- Xác định biện pháp chữa cháy. (Scc)
- Áp dụng biện pháp chữa cháy theo mặt lửa
=> Diện tích chữa cháy
Fcc = a.h= 19,5 x 4 = 78 (m2)
5- Lưu lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy.
Qctcc = Fcc . ict = 78 x 0,2 = 15,6 (l/s)
6- Xác định số lăng B chữa cháy.
Nlcc = Qctcc / q lB =13,8/ 3,5 = 4 lăng B.
8- Lưu lượng nước cần thiết làm mát.
Qctlm = 0,25 . Qctcc = 0,25 x 15,6 = 3,9 (l/s).
9- Xác định số lăng làm mát.
Nllm = Qctlm / q lB = 3,9 / 3,5 = 1,1lấy tròn 2 lăng.
(Theo số lăng chữa cháy và hướng chữa cháy theo mặt lửa phải triển khai 01
lăng làm mát)
- Vậy để đảm bảo công tác chữa cháy có hiệu quả cần sử dụng ít nhất 06 lăng B
chữa cháy và làm mát.

20
* Tổ chức công tác chữa cháy:
- Sau khi nghe trinh sát báo cáo tình hình và qua quan sát thực tế đám cháy chỉ
huy đưa ra chiến thuật chữa cháy hiệu quả như sau:
+ Xe (25C – 00414): đến đám cháy đỗ xe gần lối đi vào tầng 1, triển khai đội
hình lăng giá phun làm mát các tầng phía dưới tránh cháy lan.
+ Đồng thời trong quá trình chiến đấu nếu hết nước trong xe thì sử dụng: Xe
25A- 00150 hút nước từ hồ Thủy Sơn tiếp nước cho xe chữa cháy. Cử 6-8 đồng chí
chiến sỹ lên các tầng 12-14 để cầm lăng chữa cháy từ họng cách tường tiến hành chữa
cháy kết hợp với hệ thống chữa cháy Sprinkler.
- Sau khi đám cháy được khống chế và dập tắt.
+ Chỉ huy giao cho 2 đồng chí của đội HD&KT an toàn PCCC lấy lời khai nhân
chứng và tiến hành khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ cháy, lập biên
bản vụ cháy.
+ Thu hồi phương tiện, lấy nước vào xe chữa cháy tại đơn vị thường trực sẵn
sàng chiến đấu.

21
D. BỔ SUNG CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY.

Người xây Người phê


S Ngày, Nội dung bổ sung
dựng duyệt phương
TT tháng, năm chỉnh lý
phương án án

E. THEO DÕI HỌC TẬP VÀ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY.


22
Ngày, Nội dung, các tình Lực lượng, Nhận xét đánh
tháng, hình thức huống cháy phương tiện giá kết quả
năm học tập tham gia

Lai châu, ngày tháng năm 2019 CHỈ HUY ĐƠN VỊ XÂY CÁN BỘ XÂY
DUYỆT PHƯƠNG ÁN DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰNG PHƯƠNG ÁN

KÝ HIỆU DÙNG TRONG PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

23
THANG BA HƯỚNG GIÓ

24
THANG HỘP LỐI THOÁT NẠN
HƯỚNG ĐÁM CHÁY PHÁT
THANG MÓC
TRIỂN
HƯỚNG TẤN CÔNG
THANG DÂY
CHÍNH
MÁY HÚT KHÓI NƠI PHÁT SINH CHÁY
ĐÈN CHIẾU SÁNG BỂ NỔI CHỨA XĂNG DẦU
BỂ NGẦM CHỨA XĂNG
ĐIỆN THOẠI
DẦU
CỜ CHỈ HUY CHỮA BỂ NỬA NỔI, NỬA CHÌM
CHÁY CHỨA XĂNG DẦU
ĐẦM LẦY HỌNG NƯỚC CHỮA CHÁY

SÔNG, NGÒI NHÀ LÁ

AO, HỒ NHÀ TẦNG (2 TẦNG)

NHÀ KHUNG THÉP MÁI


BẾN LẤY NƯỚC
TÔN
GIẾNG NƯỚC NHÀ LỢP NGÓI

BỂ NƯỚC CC 100M3 KHU VỰC BỊ KHÓI

HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG NƯỚC VÒNG
KHU VỰC ĐÁM CHÁY
KHÉP KÍN CÓ ĐƯỜNG
KÍNH D = 100M
HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG NƯỚC CỤT CÓ
NHÀ MỚI BÉN CHÁY
ĐƯỜNG KÍNH D =
100M

CÂY MÁY BƠM KHIÊNG TAY

RỪNG MÁY BƠM NỔI

XE CHỮA CHÁY CÓ
ĐƯỜNG VÒI A CHỮA
TÉC
CHÁY
XE CHỮA CHÁY ĐƯỜNG VÒI B CHỮA
KHÔNG TÉC (XE BƠM) CHÁY
25
XE CHỮA CHÁY SÂN CUỘN VÒI RU LÔ CHỮA
BAY CHÁY
XE CHỮA CHÁY RỪNG ỐNG HÚT CHỮA CHÁY
XE CHỮA CHÁY HÓA
CHẤT GIỎ LỌC NƯỚC

XE CHỮA CHÁY XĂNG


DẦU, DẦU KHÍ LĂNG GIÁ

XE CHỞ HÓA CHẤT


LĂNG A
TÀU CHỮA CHÁY
TRÊN SÔNG
LĂNG B

TÀU CHỮA CHÁY


TRÊN BIỂN LĂNG PHUN BỌT

XUỒNG, CA NÔ CHỮA LĂNG PHUN BỌT ĐỘ NỞ


CHÁY CAO
XE THANG LĂNG ĐA TÁC DỤNG
XE NÂNG LĂNG HƯƠNG SEN
BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH
XE KỸ THUẬT TAY BẰNG NƯỚC

BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH


XE CHỞ NƯỚC TAY BẰNG BỘT ABC

BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH


BA CHẠC TAY DÙNG KHÍ CO2

HAI CHẠC ĐẦU NỐI HỖN HỢP


EZECTƠ
 
TRỤ NƯỚC CHỮA
TRỤ NƯỚC CHỮA CHÁY
CHÁY LOẠI NỔI
LOẠI NGẦM
CỘT LẤY NƯỚC

26

You might also like