You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN


KHOA TC-NH&QTKD

BÁO CÁO HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY


Địa điểm:Chung cư Long Thịnh, Tây Sơn, Quy Nhơn, Bình Định
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Kim Tỏa
Nguyễn Thị Phượng
Tạ Thị Ngọc Như
Nguyễn Văn Trường
Trần Thị Minh Hải

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Ngọc Ánh

BÌNH ĐỊNH, 2023


I-Giới thiệu chung:
 Hệ thống báo cháy
- Hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng trong công tác Phòng cháy Chữa
cháy Chung cư. Nó giúp phát hiện nguy cơ cháy ngay từ khi có khói.
 Hệ thống báo cháy bao gồm:
o Trung tâm báo cháy,
o Đầu báo khói,
o Đầu báo nhiệt,
o Công tắc khẩn
o Chuông báo cháy
 Khi có nguy cơ xảy ra cháy hệ thống Đầu bao tự động sẽ phát tín hiệu về
Trung tâm báo cháy để kịp thời đưa biện pháp xử lý, cảnh báo cho cư dân
trong công trình cũng như lực lượng PCCC để kịp thời xử lý nguy cơ cháy
trước khi nó xảy ra.
 Hệ thống báo cháy được lắp đặt tại tất cả các khu vực công cộng của tòa nhà
Chung cư cũng như các phòng của căn hộ để kịp thời phát hiện nguy cơ cháy.
 Hệ thống Phát thanh công cộng

- Trong quản lí tòa nhà chung cư, hệ thống Phát thanh công cộng được dùng để
thông báo các thông tin chung của khu nhà. Tuy nhiên trong trường hợp xảy
ra cháy, hệ thống Phát thanh công cộng kết hợp hệ thống thông báo khẩn sẽ
giúp cư dân nhận được hướng dẫn nhanh nhất từ đơn vị Phòng cháy Chữa
cháy để kịp thời sơ tán đến nơi an toàn.
 Hệ thống chữa cháy
- Hệ thống chữa cháy của một tòa nhà Chung cư đảm bảo các tiêu chuẩn
PCCC bao gồm các yếu tố như sau:
o Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

▪ Hệ thống Chữa cháy tự động được bố trí song song với hệ thống Báo cháy để
kịp thời dập tắt đám cháy đang có nguy cơ bùng phát trong các phòng của
căn hộ hay hành lang công cộng của tòa nhà khi lực lượng PCCC chưa đến
kịp.
▪ Đầu Sprinkler hoạt động ở nhiệt độ ≥ 68oC khi có đám cháy xảy ra. Và đầu
Sprinkler ở khu vực bếp được thiết kế hoạt động khi ở nhiệt độ ≥ 91oC.
▪ Các đầu Sprinkler được thiết kế phun từ trần xuống hoặc phun ngang và có
bán kính hoạt động 2m
o Hệ thống chữa cháy vách tường

▪ Hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm các tủ chữa cháy. Trong tủ này bao
gồm cuộn dây chữa cháy, vòi chữa cháy và bình chữa cháy CO2.
▪ Trong trường hợp đám cháy bùng phát lớn, hệ thống Spinkler không thể dập
tắt được thì lúc này lực lượng cứu hỏa phải sử dụng đến hệ thống này.
o Hệ thống chữa cháy bằng Bọt
▪ Khu vực hầm để xe Chung cư là khu vực dễ cháy nhất và cũng nguy hiểm nhất
khi xảy ra cháy. Nước không thể dập tắt lửa cháy từ xăng, vì vậy để dập tắt
đám cháy phải sử dụng loại bột đặc biệt dành cho công tác chữa cháy. Khi sử
dụng bột sẽ có tác dụng bao phủ toàn bộ bề mặt đám cháy giúp ngăn không
cho lửa tiếp xúc với Ô-xi.

o Hệ thống tường nước ngăn cháy


▪ Hệ thống này thường được lắp đặt tại khu vực tầng hầm và các vị trí quan
trọng, có tác dụng ngăn không cho đám cháy lây lan đến các khu vực khác.

o Cầu thang thoát hiểm


▪ Dự án căn hộ chung cư tốt sẽ tính toán rất kỹ lưỡng việc bố trí thang thoát
hiểm sao cho đáp ứng việc di chuyển của cư dân ở các tầng căn hộ khi xảy ra
sự cố và buồng thang thoát hiểm cũng thường có 2 lớp cửa và 2 ngăn tách
biệt nhau giữa tầng hầm và các tầng trên để tránh khói tràn vào khi xảy ra
cháy.
▪ Tùy thuộc vào quy mô dự án mà chủ đầu tư cũng như đơn vị thiết kế sẽ tính
toán số lượng thang phù hơp theo tiêu chuẩn Phòng cháy Chữa cháy. Tuy
nhiên ở 1 block căn hộ phải bố trí 2 thang thoát hiểm trở lên thì mới có thể di
chuyển kịp thời. Vì vậy hãy lựa chọn căn hộ chung cư tốt nhất là có trên 2
thang thoát hiểm và chọn căn hộ có vị trí gần thang thoát hiểm thì càng tốt.

o Hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm và thông gió hầm


▪ Hệ thống này được thiết kế nhằm mục đích tránh khói cháy xâm nhập vào
khu vực cầu thang, tạo lối thoát hiểm cho cư dân và lối vào cho lực lượng
chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy. Hệ thống này rất cần thiết cho việc Phòng
cháy Chữa cháy Chung cư.

o Hệ thống hút khói hành lang


▪ Nguyên nhân dẫn đến tử vong khi xảy ra cháy là do ngạt khói. Vì vậy hệ
thống hút khói hành lang sẽ giúp đưa khói ra khỏi công trình để cư dân có thể
dễ dàng thoát ra cầu thang thoát hiểm và di chuyển ra ngoài.
▪ Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân cũng như
chủ đầu tư (CĐT) công trình cần thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC phù hợp
với đặc thù công trình để có thể khắc phục được các đám cháy khác nhau.
Việc tìm hiểu và xây dựng một hệ thống PCCC hiệu quả là vô cùng quan
trọng. Chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về nguyên lý của hệ thống PCCC và
một số giải pháp PCCC cơ bản cho các tòa nhà, để cung cấp cho người dân
và CĐT những hiểu biết sơ bộ về PCCC, từ đó có thể lựa chọn giải pháp và
lắp đặt các hệ thống hợp lí và hiệu quả.
▪ Một đám cháy xảy ra dựa trên ba yếu tố cần là:
o Ôxy.
o Nguồn nhiệt.
o Chất cháy.
▪ Và ba điều kiện đủ là: Ôxy phải lớn hơn 14%. Nguồn nhiệt phải đạt tới giới
hạn bắt cháy của chất cháy. Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện
sự cháy. Như vậy, để phòng ngừa và dập tắt được đám cháy thì chúng ta cần
loại bỏ một trong những yếu tố tạo thành sự cháy trên.
II. Các biện pháp chữa cháy
- Trên cơ sở đó, bốn phương pháp chính để dập tắt đám cháy được xây dựng
như sau:
▪ Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ
tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của
nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn
đối với chất lỏng và khí thì ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy
xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy là rất khó để thực hiện.
▪ Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp
xúc giữa các chất cháy và chất ôxy hoá ở vùng phản ứng cháy. Phương pháp
này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết
hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.
▪ Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng là làm cho nồng độ của các
chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn bốc cháy của
chúng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất
cháy và chất ôxy hóa hoặc giữ nguyên tỷ lệ nhưng đưa thêm vào vùng cháy
những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách
phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy.
▪ Phương pháp kìm hãm (ức chế) hóa học phản ứng cháy là làm mất khả năng
hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng
để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy. Trên thực
tế, công tác PCCC thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau, một
phương pháp sẽ đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại đóng vai
trò bổ trợ. Một khi đã nắm được những nguyên lí hình thành đám cháy và
chữa cháy, việc hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống PCCC sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Một hệ thống PCCC có hai thành phần là hệ thống báo cháy và hệ thống
chữa cháy.

You might also like