You are on page 1of 13

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


DUYÊN HẢI

Trà Vinh, ngày tháng 8 năm 2019

ĐỀ THI LÝ THUYẾT KỲ THI GIỮ BẬC VHV NĂM 2019


Tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Nghề: ESP – PXVH2.


Bậc thợ dự thi: 1/5.
Mã đề thi: 10.
Hình thức thi: Trắc nghiệm.
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi).
Họ và tên:………………………………, ngày thi: ………….

ĐỀ BÀI

Câu 1. Bộ gia nhiệt dầu trong bồn dầu bôi trơn các quạt khói tự khởi động ở
nhiệt độ bao nhiêu và ngừng gia nhiệt là bao nhiêu?
a. Tự khởi động ở 150C và ngừng gia nhiệt ở 250C.
b. Tự khởi động ở 100C và ngừng gia nhiệt ở 300C.
c. Tự khởi động ở 100C và ngừng gia nhiệt ở 250C.
d. Tự khởi động ở 150C và ngừng gia nhiệt ở 230C.

Câu 2. Trong quá trình vận hành máy biến áp trường ta thay đổi giá trị
“current limit” trên màn hình DCS tức là thay đổi % giá trị gì của máy
biến áp trường?
a. Điện áp ngõ vào.
b. Dòng điện ngõ vào.
c. Điện áp ngõ ra.
d. Dòng điện ngõ ra.

Câu 3. Nhiệt độ gối đỡ động cơ quạt khói bao nhiêu thì cho phép khởi động
quạt khói?
a. 850C.
b. 75 0C.
1
c. <800C.

d. b, c đúng.

Câu 4. Công suất động cơ quạt IDF là bao nhiêu?


a. 4900 KW
b. 5000 KW
c. 5100 KW
d. 5200 KW

Câu 5. Độ rung gối đỡ động cơ phía dẫn động quạt IDF giá trị bao nhiêu là
trip?
a. 8.7 mm/s
b. 8.8 mm/s
c. 8.9 mm/s
d. 9.0 mm/s

Câu 6. Bình chứa khí nén điều khiển cho hệ thống thu hồi tro bay có thể tích
là bao nhiêu?
a. 1 m³.
b. 2 m³.
a. 3 m³.
b. 3m3.

Câu 7. Trình tự vận chuyển của một nhánh đường ống vận chuyển tro bay là
gì?
a. Mở van cấp liệu – mở van cân bằng – đóng van cấp liệu – đóng van cân
bằng – mở van tăng áp – mở van đầu vào – mở van đầu thoát.
b. Mở van cấp liệu – mở van cân bằng – đóng van cân bằng – đóng van câps
liệu – mở van tăng áp – mở van đầu vào – mở van đầu thoát.
c. Mở van cân bằng - mở van cấp liệu – đóng van cân bằng – đóng van câps
liệu – mở van tăng áp – mở van đầu vào – mở van đầu thoát.
d. Mở van cân bằng - mở van cấp liệu – đóng van cấp liệu – đóng van cân
bằng – mở van tăng áp – mở van đầu vào – mở van đầu thoát.

2
Câu 8. Mỗi tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 đường khói được
phân làm mấy nhánh?
a. Chỉ có 1 nhánh.
b. Có 2 nhánh A, B.
c. Có 3 nhánh A, B, C.
d. Có 4 nhánh A, B, C, D.

Câu 9. Hệ thống lọc bụi của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 gồm bao nhiêu
trường lọc bụi và tương ứng là bao nhiêu phễu tro?
a. 4 trường và 32 phễu tro.
b. 3 trường và 24 phễu tro.
c. 5 trường và 40 phễu tro.
d. 6 trường và 48 phễu tro.

Câu 10. Trước khi đưa máy biến áp trường vào vận hành thì dao tiếp địa phải
chuyển về vị trí?
a. Ground.
b. Field.
c. Chọn “ground” hoặc “field”.
d. Không cần phải chọn.

Câu 11. Nguồn điện cấp cho các động cơ máy nén khí thu hồi tro bay được lấy
từ thanh cái nào?
a. 31BBA và 32 BBA.
b. 31BBB và 32 BBB.
c. 31BBC và 32 BBC.
d. 31BBD và 32 BBD.

Câu 12. Số lượng bộ lọc bụi tĩnh điện trang bị cho một lò hơi là bao nhiêu?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5

3
Câu 13. Áp suất dương thiết kế của bộ lọc bụi tĩnh điện là bao nhiêu?
a. + 8700 Pa
b. + 8900 Pa
c. + 9700 Pa
d. + 9800 Pa

Câu 14. Trong quá trình khởi động lò đang đốt dầu hoàn toàn thì VHV ESP
nên chú ý điều gì?
a. Chú ý báo mức tro cao.
b. Chú ý tần suất phóng điện của các MBA trường và nhiệt độ các phễu tro.
c. Kiểm soát dòng I2 phù hợp.
d. Cả b và c đều đúng.

Câu 15. Các cực phóng trường 4 có gai hình V mục đích để làm gì?
a. Hút được các hạt bụi kích thước nhỏ.
b. Tăng khoảng cách hút.
c. a, b đều đúng.
d. a, b đều sai.

Câu 16. Vận hành bình thường dòng cài đặt các MBA trường 1, 2, 3, 4 khi ở tải
622MW lần lượt bao nhiêu?
a. 40/40/30/30(%)
b. 50/50/30/30(%)
c. 50/50/40/40(%)
d. 60/60/50/50(%)

Câu 17. Áp suất P2 bao nhiêu sẽ gây trip máy nén khí thu hồi tro bay?
a. 7.2 Bar
b. 8.2 Bar
c. 9.2 Bar
d. 10.2 Bar

Câu 18. Mức dầu bôi trơn trong bình tách dầu như thế nào là đạt yêu cầu?
a. Thấp hơn kính thăm dầu.
b. Cao hơn kính thăm dầu.
4
c. 1/3 kính thăm dầu.
d. 2/3 Kính thăm dầu.

Câu 19. Áp suất định mức của quạt thổi sục phễu là bao nhiêu?
a. 0.4 kgf/cm²

b. 0.8 kgf/cm²

c. 1.2 kgf/cm²

d. 1.6 kgf/cm²

Câu 20. Điều kiện vận hành hệ thống vận chuyển tro bay chế độ auto là gì?
a. Áp suất khí nén điều khiển tại bình chứa 2 m³ ≥ 0.6 Mpa.

b. Áp suất khí nén vận chuyển tro bay tại bình chứa 6 m³ ≥ 0.5 Mpa.

c. Không có hiện tượng tắc tro ( NO BLOCK ) và van ngoài silo tro bay đã
mở.

d. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 21. Khi phát hiện những sự cố, hỏng hóc thiết bị nghiêm trọng, những khó
khăn không đảm bảo sản xuất hoặc nhân viên vi phạm quy trình quy
phạm thì VHV ESP phải lập tức báo cáo với ai?
a. Lãnh đạo Phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy.
b. Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy, Lò trưởng.
c. Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy để cùng có biện pháp xử lý sự cố, duy trì
sản xuất.
d. Máy trưởng, Trưởng ca, Lãnh đạo Phân xưởng.

Câu 22. Khi nhận lệnh cấp trên, nếu thấy mệnh lệnh đó có nguy cơ đe dọa đến
an toàn tính mạng con người và thiết bị thì?
a. Có quyền không thực hiện, đồng thời giải thích rõ cho người ra lệnh lý do,
sau đó báo cáo lên trên một cấp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về
hành động của mình.
b. Thực hiện nghiêm túc và phải cẩn thận.
c. Không thực hiện vì không an toàn.

5
d. Không thực hiện và báo lên cấp trên.

Câu 23. Trong vận hành, vận hành viên ESP chịu sự quản lý và điều hành
trực tiếp của ....(1)....... và về mặt hành chính thì chịu sự quản lý của.....
(2)......?
a. (1).Trưởng ca, (2).Quản đốc Phân xưởng vận hành.
b. (1).Trưởng kíp Lò - Máy, (2).Phó quản đốc Phân xưởng vận hành.
c. (1).Lò trưởng, (2).Quản đốc và Phó quản đốc Phân xưởng vận hành.
d. (1).Trưởng ca, Trưởng kíp Lò - Máy, Lò trưởng, (2).Quản đốc và Phó
quản đốc Phân xưởng vận hành.

Câu 24. Trong ca trực, vận hành viên ESP thông qua ai để giải quyết các vấn
đề liên quan đến vận hành?
a. Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng vận hành.
b. Trưởng kíp Lò - Máy, Lò trưởng.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.

Câu 25. Quan hệ với lực lượng sửa chữa thông qua chế độ.....(1)......và chỉ thị
của.....(2)...., trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành
nhiêm vụ?
a. (1). Phiếu công tác, (2). Trưởng ca.
b. (1). Phiếu thao tác, (2). Trưởng Kíp Lò - Máy.
c. (1). Phiếu thao tác, (2). Lò trưởng.
d. (1). Phiếu công tác, (2). Trưởng Kíp Lò - Máy.

Câu 26. Cá nhân, đơn vị nào có trách nhiệm bảo quản thiết bị phòng cháy chữa
cháy được trang bị tại khu vực ESP?
a. Phòng an toàn.
b. Vận hành viên ESP.
c. An toàn vệ sinh viên.
d. Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt.

Câu 27. VHV ESP là người đáp ứng được các điều kiện nào?
a. Có sức khỏe tốt.
6
b. Có trình độ kỹ thuật phù hợp.
c. Được đào tạo chuyên môn và phải qua sát hạch của công ty.
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 28. VHV ESP cấm giao nhận ca trong trường hợp nào sau đây?
a. Không đúng vị trí, chức danh vận hành theo quy định.
b. Người nhận ca đang ốm, say rượu, bia hay dung các chất kích thích khác.
c. Chưa ghi sổ NKVH đầy đủ, rõ ràng.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 29. VHV ESP phải làm gì khi bàn giao công việc lại cho ca sau?
a. Phổ biến các công việc trong ca cho ca sau rõ.
b. Ghi chép sổ nhật ký đầy đủ.
c. Bàn giao dụng cụ thiết bị đầy đủ.
d. Tất cả đều đúng.

Câu 30. Khi nhận ca, vận hành viên ESP phải có mặt trước giờ nhận ca bao
lâu?
a. 20 phút.
b. 30 phút
c. 45 phút
d. Tất cả đều sai

Câu 31. Những quy định nào sau đây là đúng đối với VHV ESP trong lúc trực
ca?
a. Không trực 2 ca liên tục (16 giờ).
b. Không làm việc riêng, uống rượu, bia hoặc chất kích thích khác.
c. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị dự phòng, đảm bảo tính sẵn sàng của
thiết bị.
d. a, b, c đều đúng.

7
Câu 32. Khi phát hiện sự cố, hỏng hóc thiết bị nghiêm trọng, những khó khăn
không đảm bảo sản xuất hoặc nhân viên quy phạm quy trình, quy
phạm thì VHV phải?
a. Lập tức báo cho Trưởng ca, Trưởng kíp Lò-Máy để cùng có biện pháp xử
lý sự cố, duy trì sản xuất.
b. Lập tức báo cho Lò trưởng để cùng có biện pháp xử lý sự cố, duy trì sản
xuất.
c. VHV tự suy nghĩ biện pháp giải quyết.
d. a, b, c đều sai.

Câu 33. Trước giờ giao ca bao lâu thì VHV ESP phải báo cáo ngắn gọn tình
hình ca trực trước lúc giao ca cho lò trưởng- trưởng kíp lò máy?
a. 15 phút
b. 20 phút
c. 25 phút
d. 30 phút

Câu 34. Trước giờ giao ca VHV ESP đang trực ca phải làm gì?
a. Kiểm tra sự làm việc của thiết bị, vệ sinh thiết bị và nơi làm việc sạch sẽ
(theo mặt bằng phân chia quản lý thiết bị của Phân xưởng). Ghi chép ngắn
gọn đầy đủ tình hình trong ca mình vào sổ giao ca
b. Thông báo 1 cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca
những thay đổi trong ca mình cùng những mệnh lệnh, chỉ thị mới có liên
quan đến vận hành trong ca mình. Giải thích thắc mắc của người nhận ca
về những vấn đề họ chưa rõ.
c. Ký tên vào sổ giao ca khi người nhận ca đã ký trước
d. Cả a, b và c

Câu 35. VHV ESP phải sát hạch quy trình nhiệm vụ, quy trình quy phạm về kỹ
thuật an toàn các quy trình sản xuất và vận hành thiết bị thuộc phạm
vi mình quản lý bao lâu 1 lần?
a. 6 tháng
b. 1 năm

8
c. 2 năm
d. 3 năm

Câu 36. Khi phát hiện cháy xảy ra thì phải:

a. Chạy đi báo cáo với trưởng đơn vị để xin ý kiến chữa cháy.
b. Hô to “cháy, cháy, cháy” và dùng các nguồn âm thanh khác để báo động
cho người biết có cháy để cùng tham gia chữa cháy, đồng thời nhanh
chóng tắt cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
c. Tự dùng các bình chữa cháy để thực hiện chữa cháy, khi nào không thể tự
dâp tắt đám cháy được thì mới kêu mọi người giúp đỡ.
d. Gọi báo Công an PCCC có cháy và bảo vệ hiện trường chờ công an
PCCC đến để chữa cháy.

Câu 37. Khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với
cấp điện áp 220 kV là:

a. 1,5 m.
b. 2,5 m.
c. 3,5 m.
d. 4,5 m.

Câu 38. Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối
với cấp điện áp 220 kV là:

a. 2 m.
b. 2,5 m.
c. 3 m.
d. 4,5 m.

Câu 39. Tiếp đất khi làm việc trên đường dây hạ áp:

a. Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
b. Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối
với đất.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.

9
Câu 40. Khi nhận lệnh thao tác, phải thực hiện:

a. Người nhận lệnh thao tác (người giám sát thao tác) phải nhắc lại toàn bộ
lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu
cầu thao tác.
b. Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị người ra lệnh giải
thích. Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác
thì người giám sát thao tác và người thao tác mới được tiến hành thao tác.
Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra
lệnh.
c. Trường hợp người nhận lệnh thao tác không phải là người giám sát thao
tác thì người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sổ
nhật ký vận hành và ghi âm, có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến
đúng người giám sát thao tác.
d. Cả a,b và c đều đúng.

Câu 41. Người nào sau đây có quyền cấp phiếu:

a. Quản đốc Phân xưởng Vận hành.


b. Phó Quản đốc Phân xưởng Vận hành.
c. Trưởng ca vận hành.
d. Cả a, b, c đều đúng..

Câu 42. Người có quyền cử nhân viên đơn vị công tác:

a. Quản đốc phân xưởng Điện – Tự động.


b. Phó quản đốc phân xưởng Điện – Tự động.
c. Tổ trưởng tổ sản xuất phân xưởng Điện – Tự động.
d. Câu a, b đúng.

Câu 43. Ai ghi thời gian cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc:

a. Chỉ huy trực tiếp.


b. Giám sát an toàn điện.
c. Người cho phép.
d. Người cấp phiếu.

10
Câu 44. Nếu để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát nhân viên
đơn vị công tác trong khi tiến hành công việc thì người nào phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật?

a. Người chỉ huy trực tiếp.


b. Người giám sát an toàn điện (nếu có).
c. Cả a và b đều đúng.

d. Cả a, b đều sai, người cho phép nhân viên đơn vị vào công tác sẽ chịu
trách nhiệm

Câu 45. Đặc điểm của Clo là

a. Tính oxy hóa mạnh, Clo âm có tính tẩy màu.

b. Thay đổi thể tích lớn, chịu nén kém.

c. Tan ít trong nước.

d. Độc với con người và sinh vật.

Câu 46. Khi làm việc với nhiêu liệu dầu, gas cần chú ý gì sau đây?

a. Tắt nguồn các máy điện thoại di động; không hút thuốc hoặc bất cứ thao
tác nào sinh ra nguồn nhiệt.

b. Chất chữa cháy phù hợp luôn sẵn có và khả dụng.

c. Dùng vật dụng bàng kim loại màu để tránh sinh tia lửa.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 47. Hệ thống thiết bị cấp Hydrazine phải:

a. Phải có rào chắn, trên hàng rào phải treo biển : “Hydrazine –cẩn thận- rất
độc”.

b. Phải có rào chắn, trên hàng rào phải treo biển : “Hydrazine – hydrat – cẩn
thận - rất độc”.

c. Phải có tường kín bao quanh, trên trường treo biển: “Hydrazine – hydrat –
cẩn thận - rất độc”.

11
d. Phải có rào chắn, trên hàng rào phải treo biển : “Hydrat – cẩn thận - rất
độc”.

Câu 48. Nồng độ ammonia cho phép lớn nhất trong không khí nơi làm việc là:

a. 20 mg/m3.

b. 30 mg/m3.
c. 10 mg/m3.
d. 40 mg/m3.

Câu 49. Ai là người được phép sử dụng máy hàn:

a. Người được đào tạo và có chứng chỉ hàn.


b. Phải được đào tạo, được cấp giấy chứng chỉ (bằng cấp) hàn và thẻ an toàn
lao động.
c. Công nhân bậc 3/7 trở lên.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 50. Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ
hạn dây đeo an toàn, thì những đối tượng nào dưới đây phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm?

a. Tổ trưởng, đội trưởng.


b. Quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương).
c. Cán bộ phụ trách an toàn.
d. Cả a, b, c đều đúng.

12
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIỮ BẬC

ĐỀ 10 - ESP

STT Câu Đáp án Câu Đáp án


1 1 26
2 2 27
3 3 28
4 4 29
5 5 30
6 6 31
7 7 32
8 8 33
9 9 34
10 10 35
11 11 36
12 12 37
13 13 38
14 14 39
15 15 40
16 16 41
17 17 42
18 18 43
19 19 44
20 20 45
21 21 46
22 22 47
23 23 48
24 24 49
25 25 50

13

You might also like