You are on page 1of 15

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


DUYÊN HẢI

Trà Vinh, ngày tháng 8 năm 2019

ĐỀ THI LÝ THUYẾT KỲ THI GIỮ BẬC VHV NĂM 2019


Tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Nghề: ESP – PXVH2.


Bậc thợ dự thi: 1/5.
Mã đề thi: 09.
Hình thức thi: Trắc nghiệm.
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi).
Họ và tên:………………………………, ngày thi: ………….

ĐỀ BÀI

Câu 1. Bộ gia nhiệt dầu trong bồn dầu bôi trơn các quạt khói tự khởi động ở
nhiệt độ bao nhiêu và ngừng gia nhiệt là bao nhiêu?
a. Tự khởi động ở 150C và ngừng gia nhiệt ở 250C.
b. Tự khởi động ở 100C và ngừng gia nhiệt ở 300C.
c. Tự khởi động ở 100C và ngừng gia nhiệt ở 250C.
d. Tự khởi động ở 150C và ngừng gia nhiệt ở 230C.

Câu 2. Khi nguồn điện cấp cho máy biến áp trường tự động ngắt không rõ lý
do thì ta nên?
a. Đóng nguồn và cho khởi động lại.
b. Đóng nguồn lại 1 lần, nếu tiếp tục ngắt cần tìm ra nguyên nhân và khắc
phục sau đó có thể khởi động lại.
c. Cho ngừng ngay máy biến áp đó.
d. Không làm gì cả.

Câu 3. Tốc độ định mức của động cơ quạt khói là bao nhiêu vòng/phút?
a. 746 vòng/phút.
b. 750 vòng/phút.
c. 756 vòng/phút.
d. 760 vòng/phút
1
Câu 4. Công suất động cơ quạt IDF là bao nhiêu?
a. 4900 KW
b. 5000 KW
c. 5100 KW
d. 5200 KW

Câu 5. Độ rung gối đỡ động cơ phía dẫn động quạt IDF giá trị bao nhiêu là
trip?
a. 8.7 mm/s
b. 8.8 mm/s
c. 8.9 mm/s
d. 9.0 mm/s

Câu 6. Tương ứng với mỗi một MBA trường là bao nhiêu phễu thu tro?
a. 1 phễu.
b. 2 phễu.
c. 3 phễu.
d. 4 phễu.

Câu 7. Điều kiện để khởi động hệ thống thu hồi tro bay ở chế độ tự động gồm
các điều kiện nào?
a. Không xảy ra hiện tượng tắc tro (No Block).
b. Hệ thống khí nén đã hoạt động, van khí nén hoạt động bình thường.
c. Van đầu vào silo của đường ống đã mở.
d. Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 8. Mỗi tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 đường khói được
phân làm mấy nhánh?
a. Chỉ có 1 nhánh.
b. Có 2 nhánh A, B.
c. Có 3 nhánh A, B, C.
d. Có 4 nhánh A, B, C, D.

2
Câu 9. Hệ thống lọc bụi của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 gồm bao nhiêu
trường lọc bụi và tương ứng là bao nhiêu phễu tro?
a. 4 trường và 32 phễu tro.
b. 3 trường và 24 phễu tro.
c. 5 trường và 40 phễu tro.
d. 6 trường và 48 phễu tro.

Câu 10. Môi chất lạnh được sử dụng trong bộ sấy khí nén là gì?
a. R12
b. R22
c. R134a
d. R410

Câu 11. Dầu của máy nén khí thu hồi tro bay sau khi được tách ra giữa hỗn
hợp dầu khí sẽ đi tới đâu?
a. Trực tiếp hồi về máy nén.
b. Qua bộ làm mát qua bộ lộc dầu và hồi về máy nén khi nhiệt độ dầu >
780C.
c. Qua bộ lọc dầu và hồi về máy nén khi nhiệt độ dầu < 780C.
d. b và c đúng.

Câu 12. Số lượng bộ lọc bụi tĩnh điện trang bị cho một lò hơi là bao nhiêu?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5

Câu 13. Tại sao trong quá trình khởi động lò đang đốt dầu hoàn toàn không
nên đưa hệ thống gia nhiệt phễu vào vận hành?
a. Tiết kiệm điện.
b. Có thể đưa vào bất cứ lúc nào.
c. Đưa vào trước 4 đến 8 tiếng.
d. Tuyệt đối không đưa vào vì tránh cháy lại trong khoang ESP.

3
Câu 14. Việc vận hành hệ thống ESP khi mới khởi động lò (đang đốt dầu) cần
chú ý các yếu tố nào để điều chỉnh dòng cài đặt các MBA trường?
a. Tần suất phóng điện.
b. Nồng độ bụi, màu khói.
c. Số lượng vòi dầu đang đốt.
d. Tất cả ý trên đúng.

Câu 15. Các cực phóng trường 4 có gai hình V mục đích để làm gì?
a. Hút được các hạt bụi kích thước nhỏ.
b. Tăng khoảng cách hút.
c. a, b đều đúng.
d. a, b đều sai.

Câu 16. Vận hành bình thường dòng cài đặt các MBA trường 1, 2, 3, 4 khi ở tải
622MW lần lượt bao nhiêu?
a. 40/40/30/30(%)
b. 50/50/30/30(%)
c. 50/50/40/40(%)
d. 60/60/50/50(%)

Câu 17. Dòng làm việc của động cơ cao bao nhiêu sẽ gây tríp máy nén khí thu
hồi tro bay?
a. 40A delay 50 giây.
b. 40A delay 100 giây.
c. 45A delay 50 giây.
d. 45A delay 100 giây.

Câu 18. Giá trị cảnh báo cao áp suất P1của máy nén khí thu hồi tro bay là bao
nhiêu?
a. 7.1 Bar
b. 8.1 Bar
c. 9.1 Bar
d. 10.1 Bar

4
Câu 19. Nhiệt độ phễu dưới bao nhiêu thì xuất hiện cảnh báo nhiệt độ phễu
thấp?
a. 70 °C

b. 90 °C

c. 95 °C

d. 100 °C

Câu 20. Thể tích của bình vận chuyển tro bay trường số 3 là bao nhiêu m³?
a. 2.5 m³

b. 2 m³

c. 1 m³

d. 0.3 m³

Câu 21. Quy trình giao nhận ca đối với người nhận ca?
a. Người nhận ca phải có mặt ở vị trí sản xuất trước 30 phút để tìm hiểu tình
hình, sơ đồ và chế độ làm việc của thiết bị (phương thức vận hành, tình
trạng làm việc…) thuộc phạm vi mình quản lý.
b. Người nhận ca phải có mặt ở vị trí sản suất trước 10 phút để tìm hiểu tình
hình, sơ đồ và chế độ làm việc của thiết bị (phương thức vận hành, tình
trạng làm việc…) thuộc phạm vi mình quản lý.
c. Người nhận ca phải có mặt ở vị trí sản xuất lúc giao ca.
d. Người nhận ca có mặt ở vị trí sản xuất lúc nào cũng được.

Câu 22. Khi phát hiện những sự cố, hỏng hóc thiết bị nghiêm trọng, những khó
khăn không đảm bảo sản xuất hoặc nhân viên vi phạm quy trình quy
phạm thì VHV ESP phải lập tức báo cáo với ai?
a. Lãnh đạo Phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy
b. Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy, Lò trưởng.
c. Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy để cùng có biện pháp xử lý sự cố, duy trì
sản xuất.
d. Máy trưởng, Trưởng ca, Lãnh đạo Phân xưởng.

5
Câu 23. Khi nhận lệnh cấp trên, nếu thấy mệnh lệnh đó có nguy cơ đe dọa đến
an toàn tính mạng con người và thiết bị thì?
a. Có quyền không thực hiện, đồng thời giải thích rõ cho người ra lệnh lý do,
sau đó báo cáo lên trên một cấp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về
hành động của mình.
b. Thực hiện nghiêm túc và phải cẩn thận.
c. Không thực hiện vì không an toàn.
d. Không thực hiện và báo lên cấp trên.

Câu 24. Trong vận hành, vận hành viên ESP chịu sự quản lý và điều hành
trực tiếp của ....(1)....... và về mặt hành chính thì chịu sự quản lý của.....
(2)......?
a. (1).Trưởng ca, (2).Quản đốc Phân xưởng vận hành.
b. (1).Trưởng kíp Lò - Máy, (2).Phó quản đốc Phân xưởng vận hành.
c. (1).Lò trưởng, (2).Quản đốc và Phó quản đốc Phân xưởng vận hành.
d. (1).Trưởng ca, Trưởng kíp Lò - Máy, Lò trưởng, (2).Quản đốc và Phó
quản đốc Phân xưởng vận hành.

Câu 25. Trong ca trực, vận hành viên ESP thông qua ai để giải quyết các vấn
đề liên quan đến vận hành?
a. Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng vận hành.
b. Trưởng kíp Lò - Máy, Lò trưởng.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.

Câu 26. Trong ca trực nếu có người đến liên hệ công tác, tham quan thì VHV
ESP phải ứng xử như thế nào?
a. Thái độ hợp tác, hỗ trợ các đơn vị công tác.
b. Phải có ý kiến của lãnh đạo cấp trên mới được cho vào khu vực vận hành.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.

6
Câu 27. Cá nhân, đơn vị nào có trách nhiệm bảo quản thiết bị phòng cháy
chữa cháy được trang bị tại khu vực ESP?
a. Phòng an toàn.
b. Vận hành viên ESP.
c. An toàn vệ sinh viên.
d. Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt.

Câu 28. Trong thời gian trực ca, vận hành viên ESP được phép rời khỏi vị trí
vận hành khi nào?
a. Khi có sự cố ở vị trí khác cần người hỗ trợ.
b. Khi xảy ra cháy ở vị trí khác cần người hỗ trợ.
c. Khi có sự điều động của Lãnh đạo Phân xưởng vận hành.
d. Khi được sự cho phép của Trưởng ca, Trưởng kíp lò – máy.

Câu 29. Trước lúc nhận ca 30ph vhv nhận ca cần phải làm gì?
a. Trực tiếp đi kiểm tra thiết bị rồi vào ký nhận ca.
b. Đọc sổ NKVH rồi ký nhận ca.
c. Đọc sổ NKVH nghe người giao ca bàn giao rồi ký nhận ca.
d. Đọc sổ NKVH, nghe người giao ca bàn giao, đi kiểm tra thiết bị hiện
trường, yêu cầu giải thích các ý chưa rõ, rồi ký nhận ca.

Câu 30. VHV ESP cấm giao nhận ca trong trường hợp nào sau đây?
a. Không đúng vị trí, chức danh vận hành theo quy định.
b. Người nhận ca đang ốm, say rượu, bia hay dung các chất kích thích khác.
c. Chưa ghi sổ NKVH đầy đủ, rõ ràng.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 31. VHV ESP phải làm gì khi bàn giao công việc lại cho ca sau?
a. Phổ biến các công việc trong ca cho ca sau rõ.
b. Ghi chép sổ nhật ký đầy đủ.
c. Bàn giao dụng cụ thiết bị đầy đủ.
d. Tất cả đều đúng.

7
Câu 32. Khi phát hiện sự cố, hỏng hóc thiết bị nghiêm trọng, những khó khăn
không đảm bảo sản xuất hoặc nhân viên quy phạm quy trình, quy
phạm thì VHV phải?
a. Lập tức báo cho Trưởng ca,Trưởng kíp Lò-Máy để cùng có biện pháp xử
lý sự cố, duy trì sản xuất.
b. Lập tức báo cho Lò trưởng để cùng có biện pháp xử lý sự cố, duy trì sản
xuất.
c. VHV tự suy nghĩ biện pháp giải quyết.
d. a, b, c đều sai.

Câu 33. Trước giờ giao ca bao lâu thì VHV ESP phải báo cáo ngắn gọn tình
hình ca trực trước lúc giao ca cho lò trưởng- trưởng kíp lò máy?
a. 15 phút
b. 20 phút
c. 25 phút
d. 30 phút

Câu 34. Trách nhiệm của VHV ESP?


a. Thực hiện tốt tất cả quyền hạn và nhiệm vụ đã quy định trong quy trình
nhiệm vụ và những quyền hạn có trong các nội quy khác trong Phân
xưởng
b. Chịu trách nhiệm chính về an toàn và kỷ luật lao động của mình. Chịu
trách nhiệm về những trường hợp ngừng, hỏng thiết bị, tai nạn lao động và
cháy nổ, mất mát thiết bị do lỗi chủ quan của mình gây ra trong ca mà
không kịp thời có các biện pháp phòng chống, ngăn chặn.
c. Phải chịu kỷ luật về hành chính hay chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy
theo mức độ và tính chất của các vi phạm do mình gây ra. Chịu trách
nhiệm bảo quản, sử dụng đúng mục đích và đảm bảo tính sẵn sàng của các
thiết bị, trang bị PCCC bố trí tại vị trí vận hành, do các chức danh vận
hành quản lý
d. Cả a, b và c

8
Câu 35. VHV ESP phải sát hạch quy trình nhiệm vụ, quy trình quy phạm về kỹ
thuật an toàn các quy trình sản xuất và vận hành thiết bị thuộc phạm
vi mình quản lý bao lâu 1 lần?
a. 6 tháng
b. 1 năm
c. 2 năm
d. 3 năm

Câu 36. Kiểm tra lượng bột trong bình bột chữa cháy bằng cách:

a. Dùng vật kim loại gõ lên bình và nghe tiếng kêu.


b. Xem trị số của đồng hồ đo áp lực, nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải
đem bình đi bổ sung khí.
c. Bóp cò thử xem còn khí phun ra hay không.
d. Đem đi thử áp lực.

Câu 37. Khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối
với cấp điện áp 6,6 kV là:

a. 0,2 m.
b. 0,35 m.
c. 0,6 m.
d. 0,7 m.

Câu 38. Khi kiểm tra các mạch đo lường, điều khiển, bảo vệ, việc để nhân viên
đơn vị công tác tại buồng có điện cao áp là:

a.Không cho phép để một nhân viên của đơn vị công tác tại buồng có điện cao
áp.

b.Cho phép để một nhân viên có bậc 4 an toàn điện trở lên của đơn vị công tác
tại buồng có điện cao áp. Người này phải thực hiện theo đúng các quy
định về an toàn khi công tác ở thiết bị điện cao áp không cắt điện không
cắt điện trong Quy trình an toàn điện.

c. Cho phép để một nhân viên có bậc 3 an toàn điện trở lên của đơn vị công
tác tại buồng có điện cao áp.

9
Câu 39. Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và
người thao tác phải thực hiện những qui định nào?

a. Khi nhận phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo
sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh
b. Nếu nhận lệnh bằng điện thoại thì người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ
lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh,
nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành
c. Người giám sát thao tác và người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc
mắc cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác
d. cả a, b và c đều đúng

Câu 40. Quy định người lãnh đạo công việc là:

a. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo
công việc”; được đơn vị làm công việc cử.
b. Là cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề - có đủ năng lực để
làm nhiệm vụ, có trình độ an toàn bậc 5.
c. Đối với phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1000 V thì không
cần người lãnh đạo công việc.
d. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo
công việc”; được đơn vị quản lý vận hành cử.

Câu 41. Ai là người làm bổ sung các biện pháp an toàn như rào chắn, biển báo
hoặc tín hiệu cảnh báo khác:

a. Người cho phép.


b. Người cấp phiếu.
c. Người chỉ huy trực tiếp.
d. Nhân viên đơn vị công tác.

Câu 42. Thực hiện lệnh công tác trên thiết bị nào?

a. Thiết bị cơ, nhiệt, hóa.


b. Thiết bị hạ áp, thiết bị kiểm nhiệt.
c. Thiết bị đo lường, điều khiển khác không thuộc các trường hợp áp dụng
Phiếu công tác.
10
d. Câu b, c đúng.

Câu 43. Những công việc nào sau đây được phép làm theo lệnh công tác:

a. những công việc đơn giản, khối lượng ít, thời gian ngắn do nhân viên khác
làm dưới sự giám sát của nhân viên vận hành
b. làm việc gần thiết bị mang điện cao áp với khoảng cách cho phép
c. làm việc trực tiếp với thiết bị điện hạ áp
d. sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm... các thiết bị nhỏ
trên lưới

Câu 44. Ảnh hưởng của Clo lên cơ thể con người

a. Gây tác động đến màng nhầy của hệ hô hấp, mắt và da. Hít phải liều lớn
gây sốc, nôn mửa và co thắt dạ dày. Hít phải Clo với liều lượng cao, kéo
dài cỏ thế đưa đến tử vong.

b. Với hàm lượng nhiễm thấp, thì cơ thể sẽ tự đào thải Clo, không gây tác hại
mãn tính.

c. Hàm lượng gây độc đối với con người là > l ppm.

d. Cả a và b, c đều đúng.

Câu 45. Khi làm việc với dung dịch HCL cần phải:

a. Đảm bảo nơi làm việc phải thông thoáng, duy trì vòi nước khẩn.

b. Dùng mặt nạ có lọc acid.

c. Mang găng tay, ủng, tạp dề, quần áo bảo hộ, kính che mặt phù hợp khi vào
khư vực nhiễm hóa chất nhằm ngăn ngừa tiếp xúc với và mắt.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 46. Khi bảo quản Hydrazine đậm đặc phải:

a. Để trong kho có thiết bị chống cháy và hydrazine phải được để trong các
thùng phuy bằng nhôm, hoặc thép không gỉ hoặc bằng phuy nhựa chịu áp
lực.

11
b. Để trong kho và hydrazine phải được để trong các thùng phuy bằng nhôm,
hoặc thép hoặc bằng phuy nhựa chịu áp lực.
c. Để trong kho và hydrazine phải được để trong các thùng phuy bằng nhôm
hoặc thép không gỉ.
d. Để trong kho có thiết bị chống cháy và hydrazine phải được để trong các
thùng phuy bằng nhôm, hoặc thép không gỉ.

Câu 47. Hỗn hợp của khí ammonia và không khí sẽ gây nổ. Giới hạn nổ (%
trong thể tích) là:

a. Từ 15% ÷ 25%.
b. Từ 15.5 ÷ 25%.

c. Từ 15.5 ÷ 27%.

d. Từ 10.5 ÷ 27%.

Câu 48. Vùng nguy hiểm trên các thiết bị nâng là:

a. Vùng ở gần các cơ cấu truyền động: nằm giữa dây cáp, xích cuốn vào
tang, puly dây đĩa xích.
b. Vùng ở gần các cơ cấu truyền động: giữa dây đai truyền động và trục
quay.
c. Vùng nằm giữa 2 bánh răng ăn khớp với nhau.
d. Tất cả a, b, c đều đúng.

Câu 49. Để thực hiện việc bôi trơn các bộ phận truyền động của máy:

a. Phải ngưng máy cho các bộ phận chuyển động của máy không hoạt động
nữa.
b. Có thể tiến hành bôi trơn một số bộ phận của máy trong trường hợp không
gây nguy hiểm nhưng phải có dụng cụ thích hợp.
c. Chỉ thực hiện bôi trơn khi ngừng bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
d. Cả a, b, c đều đúng.

12
Câu 50. Sau khi thử tải trọng dây an toàn mới hoặc định kỳ, nếu không đạt tiêu
chuẩn thì phải làm gì?

a. Đánh dấu vào dây đã thử và ghi vào sổ theo dõi.


b. Phải cuộn gọn gàng, để ở nơi cao, khô ráo, sạch sẽ trong kho.
c. Phải được lập biên bản, làm thủ tục thanh lý và hủy bỏ, cấm sử dụng.
d. Cả a, c đều đúng.

13
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIỮ BẬC

ĐỀ 9 - ESP

STT Câu Đáp án Câu Đáp án


1 1 26
2 2 27
3 3 28
4 4 29
5 5 30
6 6 31
7 7 32
8 8 33
9 9 34
10 10 35
11 11 36
12 12 37
13 13 38
14 14 39
15 15 40
16 16 41
17 17 42
18 18 43
19 19 44
20 20 45
14
21 21 46
22 22 47
23 23 48
24 24 49
25 25 50

15

You might also like