You are on page 1of 37

BÀI KIỂM TRA

NHẬN THỨC VỀ KHÍ NGUY HIỂM


THỜI GIAN LÀM BÀI: 20 phút
Điểm tối thiểu phải đạt ≥ 90%

1. Khí nguy hiểm trong nhà máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn bao gồm?
a. Khí cháy
b. Khí độc
c. Khí gây ngạt
d. Tất cả các loại khí trên
2. Nitơ có phải là khí dễ cháy?
a. Đúng
b. Sai
3. Trong hỗn hợp khí cháy và ô xy, khí cháy ở nồng độ nào thì sự cháy xảy ra?
a. Dưới “giới hạn cháy nổ dưới - LEL”
b. Giữa “giới hạn cháy nổ dưới - LEL” và “giới hạn cháy nổ trên - UEL”
c. Trên “giới hạn cháy nổ trên - UEL”
d. Tất cả đáp án trên
4. Khí nào dưới đây là khí độc?
a. H2S
b. CO
c. Nitơ
d. A và B
5. Ý nào sau đây là đúng?
a. Nồng độ Oxi trong không khí lớn hơn 23.5% gọi là môi trường giàu/ thừa oxi
b. Nồng độ Oxi trong không khí nhỏ hơn 19.5% gọi là môi trường thiếu oxi
c. Nồng độ oxi trong môi trường làm việc cho phép tại NSRP là từ 19.5% đến 23.5%
d. Tất cả đáp án trên
6. Ý nào sau đây là đúng khi nói về khí H2S?
a. Nồng độ cho phép làm việc không quá 8h/ngày (TWA) là 7 ppm
b. Nồng độ cho phép làm việc không quá 15 phút/ lần là 10 ppm
c. Nồng độ gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng hoặc sức khỏe là 100 ppm
d. Tất cả đáp án trên

Bài kiểm tra – Nhận thức khí nguy hiểm


7. Ý nào sau đây là đúng khi nói về khí CO?
a. Nồng độ cho phép làm việc không quá 8h/ngày (TWA) là 17 ppm
b. Nồng độ cho phép làm việc không quá 15 phút/ lần là 34 ppm
c. Nồng độ gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng hoặc sức khỏe là 1200 ppm
d. Tất cả đáp án trên
8. Ý nào sau đây là đúng khi nói về khí Ammoniac - NH3?
a. Nồng độ cho phép làm việc không quá 8h/ngày (TWA) là 23 ppm
b. Nồng độ cho phép làm việc không quá 15 phút/ lần là 34 ppm
c. Nồng độ gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng hoặc sức khỏe là 300 ppm
d. Tất cả đáp án trên
9. Khi nào chúng ta cần thực hiện việc đo khí?
a. Khi có sự rò rỉ hoặc tràn hóa chất
b. Trước khi vào không gian gian hạn chế
c. Trước khi thực hiện phát sinh nhiệt trong môi trường nguy hiểm
d. Tất cả đều đúng
10. Bạn có nên để máy dò khí trong túi áo / quần trong quá trình làm việc ở khu vực
nguy hiểm?
a. Có
b. Không
11. Bạn cần làm gì khi máy dò khí báo động?
a. Nhìn hiển thị trên máy đo khí
b. Dừng các công việc đang làm
c. Rời khỏi khu vực làm việc và báo cáo cấp quản lý
d. Tất cả đều đúng
12. Các nguyên nhân phổ biến gây ra sự cố liên quan đến khí nguy hiểm?
a. Không tuân thủ quy trình làm việc an toàn
b. Không thực hiện kiểm tra đo khí trước khi tiến hành công việc
c. Không sử dụng bảo hộ lao động phù hợp
d. Tất cả các ý trên

13. Màu để nhận biết bằng mắt của đường ống H2S là màu gì?
a. Màu đỏ
b. Màu hồng (cánh sen)
c. Màu vàng
d. Màu xanh lá cây

Bài kiểm tra – Nhận thức khí nguy hiểm


14. Màu để nhận biết bằng mắt của đường ống Benzen (C6H6) là màu gì?
a. Màu xanh lá cây nhạt
b. Màu hồng (cánh sen)
c. Màu đỏ
d. Màu xám

15. Khí nguy hiểm có thể được phát hiện trong trường hợp bị rò rỉ bởi?
a. Thực hiện việc đo khí bởi người được cấp quyền đo khí của NSRP
b. Hệ thống máy đo khí cố định đã được lắp đặt
c. Máy đo khí cá nhân
d. Tất cả những ý trên
16. Bạn chỉ làm đánh giá rủi ro sau khi sự cố đã xảy ra?
a. Đúng
b. Sai
17. Ý nào sau đây là đúng khi bạn làm việc trong khu vực có nguy cơ rò rỉ khí H2S?
a. Tất cả mọi người làm khu vực này phải được trang bị mặt nạ thoát hiểm H2S.
b. Trong trường hợp có H2S rò rỉ, tất cả mọi người phải sử dụng mặt nạ thoát hiểm
và sơ tán đến khu vực an toàn.
c. Tất cả mặt nạ thoát hiểm chỉ cho phép sử dụng 1 lần và phải được thay thế sau khi
sử dụng.
d. Tất cả các ý trên đều đúng
18. Ý nào sau đây là đúng về việc sử dụng máy đo khí cá nhân tại NSRP?
a. Phải tiến hành thực hiện việc hiệu chuẩn để xác nhận các chức năng của máy đo
khí hoạt động chính xác trước mỗi ca làm việc.
b. Hiệu chuẩn máy đo khí nhằm đảm bảo kết quả đo được chính xác.
c. Luôn đảm bảo lượng pin và thực hiện hiệu chuẩn trong môi trường khí sạch trước
mỗi lần đo.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.

19. Ai là có quyền thực hiện việc đo khí trước khi cho phép làm việc trong khu vực của
NSRP?
a. Cán bộ an toàn.
b. Nhân viên vận hành.
c. Bất kỳ cá nhân nào đã hoàn thành khóa học “Nhận thức khí nguy hiểm” đào tạo
bởi NSRP.
d. Chỉ người được cấp quyền đo khí bởi NSRP.

Bài kiểm tra – Nhận thức khí nguy hiểm


20. Nhân viên nhà thầu cần được huấn luyện trước khi vào làm việc trong môi trường
có nguy cơ rò rỉ khí nguy hiểm?
a. Đúng b. Sai

Bài kiểm tra – Nhận thức khí nguy hiểm


BÀI KIỂM TRA
KHÔNG GIAN HẠN CHẾ
THỜI GIAN KIỂM TRA: 30 PHÚT
-------------------------------------------------
1. Trong số những ý sau, ý nào không phải là khái niệm về không gian
hạn chế?
a. Một không gian đủ lớn để người lao động có thể vào bên trong thực hiện
công việc
b. Có lối ra/ vào hạn chế
c. Không thiết kế cho con người vào làm việc thường xuyên
d. Phòng điều khiển trung tâm (CCB)
2. Đâu là ví dụ về không gian hạn chế?
a. Bồn bể & Các đường ống
b. Phòng học
c. Hố đào sâu trên 1.2 mét
d. Đáp án đúng là a và c
3. Mối nguy vật lý trong không gian hạn chế bao gồm?
a. Thiếu ánh sáng & tầm nhìn hạn chế
b. Nhiệt độ, tiếng ồn cao
c. Trơn, trượt, ngã hoặc vật rơi
d. Tất cả đáp án trên
4. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào cần phải kiểm tra trước khi vào không
gian hạn chế?
a. Nồng độ oxi
b. Nồng độ khí cháy nổ (LEL)
c. Nồng độ khí độc
d. Tất cả đáp án trên

5. Khí gây ngạt (CO2, N2, Argon hay chất chữa cháy) làm giảm hoặc thay
thế nồng độ oxi trong không khí dẫn tới bị ngạt, bất tỉnh hoặc chết?
a. Đúng
b. Sai.

6. Nồng độ khí kiểm tra lần đầu được phép để thực hiện công việc bên
trong không gian hạn chế?
a. O2 (19.5% - 23.5 %) / H2S = 0 ppm / CO = 0 ppm/ Khí cháy nổ = 0 LEL
b. O2 (19.5% - 21.5 %) / H2S >10 ppm / CO < 20 ppm/ CH4 < 5 LEL
c. O2 (19.0% - 21.0 %) / H2S <10 p pm / CO < 35 ppm/ CH4 < 10 LEL
7. Trong hầu hết mọi trường hợp, Mối nguy hiểm trong không gian hạn chế
đối với bạn là do khí nguy hiểm chứa bên trong nó?
a. Đúng
b. Sai

8. Tài liệu nào cần chuẩn bị trước khi làm việc trong không gian hạn chế?
a. Giấy phép làm việc
b. Đánh giá rủi ro & Biện pháp thi công
c. Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
d. Tất cả đáp án trên

9. Những ai cần được đào tạo trước khi vào làm việc bên trong không
gian hạn chế?
a) Giám sát & Người được phân công vào làm việc bên trong
b) Người canh hố
c) Người được quyền đo khí
d) Tất cả đáp án trên

10. Ai được phép làm việc bên trong không gian hạn chế?
a) Người đã được đào tạo an toàn làm việc trong KGHC
b) Người được phân công
c) Người đã được đào tạo về KGHC & được phân công làm việc trong
KGHC.

11. Nghĩa vụ của người làm việc bên trong không gian hạn chế cần phải?
a) Được đào tào về an toàn làm việc trong không gian hạn chế
b) Tham gia họp START trước khi bắt đầu công việc
c) Biết và nhận dạng được các mối nguy có thể đối diện trong không
gian hạn chế đó
d) Tất cả đáp án trên

12. Nhiệm vụ nào sau đây KHÔNG phải là của người canh hố?
a) Luôn duy trì liên lạc với người làm việc bên trong không gian hạn chế
b) Đi vào không gian hạn chế để cứu người khi sự cố xảy ra
c) Liên lạc đội ứng phó sự cố khẩn cấp khi tình huống khẩn cấp xảy ra
d) Đáp án đúng là a và c

13. Để duy trì liên lạc không bị gián đoạn và hiệu quả với người làm việc
bên trong không gian hạn chế, biện pháp phổ biến được sử dụng là?
a) Giao tiếp bằng miệng
b) Bộ đàm chống cháy nổ
c) Dây
d) Tất cả đáp án trên

14. Tần suất thông gió được yêu cầu trong không gian hạn chế?
a) Trước khi vào KGHC.
b) Liên tục trong suốt quá trình có người làm việc bên trong KGHC.
c) Đáp án đúng a và b

15. Việc lựa chọn biện pháp thông gió cần tuân thủ theo giấy phép làm
việc. Biện pháp thông gió nào sau đây là NGUY HIỂM?
a) Thông gió tự nhiên
b) Thông gió cưỡng bức
c) Thông gió bằng Ô xy nén.
d) Đáp án a và b

16. Các đường ống dẫn Khí phải được tháo và di dời ra khỏi không gian
hạn chế khi:
a) Giờ ăn trưa
b) Giờ nghỉ giải lao
c) Cuối ngày làm việc
d) Tất cả đáp án trên

17. Câu nào sau đây là sai?


a) Vào không gian hạn chế phải có ít nhất 2 người
b) Vào bên trong bồn bể không cần giấy phép
c) Người canh hố phải được bố trí bên ngoài không gian hạn chế
d) Mang máy đó khi vào bồn bể để làm việc

18. Bất kỳ ai vào cũng cần ký và ghi chính xác thời gian ra-vào trong bảng
kiểm soát lối ra ở bên ngoài KGHC?
a) Đúng
b) Sai

19. Số điện thoại của trung tâm ứng phó sự cố khẩn cấp - JOC?
a) 6700 & 6701
b) 7600 & 7601
c) 02378.738.541
d) Đáp án a và c
20. Điều nào sau đây là đúng?
a) Tất cả những ai làm việc bên trong KGHC đều phải sơ tán khi có yêu
cầu từ người canh hố
b) Người canh hố phải đưa ra cảnh báo cho mọi người, và sau đó đi vào
không gian hạn chế cứu người.
BÀI KIỂM TRA
LÀM VIỆC TRÊN CAO
THỜI GIAN LÀM BÀI: 30 PHÚT
Điểm đạt cho bài kiểm tra là ≥ 90% (18/20 câu)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Những công việc nào sau đây được xem là làm việc trên cao?
a) Bất kỳ những công việc nào được tiến hành trên cao so với mặt đất
b) Làm việc gần các hố sâu mà người làm việc có nguy cơ rơi ngã
c) Làm việc trên các mái nhà dốc
d) Tất cả các công việc trên
2. Những mối nguy tiềm ẩn khi làm việc trên cao là?
a) Rơi ngã
b) Vật rơi
c) Cả 2 đáp án trên
3. Làm việc an toàn đối với sàn nâng người và xe nâng người bao gồm những
yêu cầu nào?
a) Kiểm tra điều kiện an toàn trước khi vận hành: tải trọng, kích thước, chiều
cao nâng...
b) Đảm bảo vị trí làm việc bằng phằng, thông thoáng và giữ khoảng cách an
toàn điện
c) Người vận hành phải có sức khỏe, trong độ tuổi lao động phải được huấn
luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật
d) Tất cả những ý trên
4. Phương tiện bảo vệ cá nhân tối thiểu cho người lao động khi thực hiện
công việc trên cao nhằm hạn chế những chấn thương là?
a) Dây đai an toàn toàn thân, mũ, giày, kính, găng tay và quần áo bảo hộ lao
động
b) Giày, kính, mũ BHLĐ và dây thừng
c) Giày, mũ, găng tay, quần áo BHLĐ,
d) Chỉ cần dây đai an toàn
5. Khi được phân công thực hiện công việc trên cao, bạn sẽ làm gì khi thấy
hệ thống giàn giáo mà bạn định sử dụng để phục vụ cho công việc làm
trên cao không có thẻ kiểm tra?
a) Tiếp tục thực hiện đã được phân công
b) Tự kiểm tra nếu cảm thấy hệ thống giàn giáo chắc chắn thì tiếp tục thực
hiện công việc
c) Nhờ đồng nghiệp giám sát bên dưới và tiếp tục thực hiện công việc
d) Tạm dừng công việc và thông báo đến giám sát của bạn
6. Bạn sẽ làm gì khi phát hiện thang bạn muốn sử dụng bị hư hỏng?
a) Tiếp tục sử dụng thang nhưng tránh tác động lên chỗ bị hư hỏng
b) Tự sữa chữa thang
c) Cất thang vào chỗ nào đó và không quan tâm tới
d) Không sử dụng, báo cáo cho người chịu trách nhiệm và thông báo cho
đồng nghiệp về sự hư hỏng của thang
7. Những người nào được quyền lắp đặt và tháo dỡ hệ thống giàn giáo?
a) Bất kỳ người làm việc trên giàn giáo đều có thể thực hiện
b) Chỉ những người đã được huấn luyện, đầy đủ kỹ năng chuyên môn và
được ủy quyền mới được thực hiện
c) Bất kỳ người nào có thể thực hiện sau khi tham khảo sách hướng dẫn tháo
lắp giàn giáo
d) Bất kỳ người nào đã chứng kiến việc tháo lắp giàn giáo đều có thể thực
hiện
8. Câu nào dưới đây là đúng:
a) Dây cứu sinh phải được lắp đặt khi làm việc trên cao từ 1 m trở lên
b) Dây cứu sinh phải được lắp đặt khi làm việc trên cao từ 2m trở
c) Dây cứu sinh phải được thiết kế, lắp đặt và kiểm định bởi người có chuyên
môn
d) Tất cả các đáp án trên
9. Chức năng của tấm chặn chân trên sàn thao tác khi làm việc trên cao là?
a) Để làm sạch giày của người lao động
b) Ngăn người lao động đứng sát mép của sàn thao tác
c) Để ngăn vật tư, dụng cụ và thiết bị rơi khỏi mép sàn thao tác
d) Ngăn cản việc leo trèo trên lan can bảo vệ của sàn thao tác
10. Yêu cầu đối với thiết bị, dụng cụ khi làm việc trên cao là?
a) Để dụng cụ, đồ nghề vào túi quần, túi áo….
b) Có túi đựng dụng cụ, đồ nghề chuyên dụng
c) Cầm dụng cụ, đồ nghề trên tay
d) Để dụng cụ, đồ nghề và vật tư tự do trên sàn thao tác
11. Người lao động không được làm việc trên cao: Giàn giáo, ống khói, cột
điện, mái nhà hai tầng trở lên… khi mưa to, giông bão hoặc?
a) Có gió từ cấp 4 trở lên
b) Có gió từ cấp 5 trở lên
c) Có gió từ cấp 6 trở lên
d) Trong mọi điều kiện về gió
12. Người sử dụng thang cần luôn duy trì bao nhiêu điểm tiếp xúc khi leo
thang?
a) 01 điểm tiếp xúc
b) 02 điểm tiếp xúc
c) 03 điểm tiếp xúc
d) 04 điểm tiếp xúc
13. Tại vị trí nơi làm việc của mình mà có hố sâu, lỗ hổng, chỗ trống..., cần phải
thực hiện làm việc thế nào?
a) Trong khi làm việc phải chú ý tránh hố sâu, lỗ hổng, chỗ trống...
b) Phải lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm
c) Phải thực hiện biện pháp: Đậy kín hoặc rào ngăn chắc chắn,có biển cảnh
báo.... đảm bảo an toàn cho người đi lại
d) Không cần quan tâm vì đó không phải là trách nhiệm của mình
14. Làm việc an toàn với sàn thao tác nâng người trên xe nâng:
a) Sử dụng dây an toàn toàn thân để móc vào cần hoặc thành lan can giỏ
nâng.
b) Không được trèo qua thành lan can bảo vệ.
c) Không sử dụng ván, thang hoặc các thiết bị khác để làm nơi làm việc
d) Tất cả các đáp án trên
15. Khi làm việc trên cao mà sử dụng thang và cần mang các dụng cụ, vật tư
lên vị trí trên cao thì?
a) Vừa di chuyển lên cao và cầm, mang theo vật liệu
b) Sử dụng túi đựng chuyên dụng để kéo dụng cụ, vật tư
c) Người bên dưới tung vật liệu lên phía trên
16. Hành vi nào sau đây là không được phép đối với dây đai an toàn thân?
a) Đảm bảo 100% sử dụng móc dây an toàn vào vị trí cố định khi thực hiện
công việc trên cao
b) Kiểm tra định kỳ và cập nhật hồ sơ kiểm tra khi sử dụng đối với dây đai an
toàn toàn thân
c) Sử dụng dây đai an toàn toàn thân để nâng và kéo đồ vật
d) Dây đai an toàn thân phải được bảo quản nơi điều kiện khô thoáng, tránh
tiếp xúc với nguồn nhiệt và hóa chất...
17. Ai được quyền làm việc trên cao tại NSRP?
a) Người có thẻ ID
b) Chỉ thợ giàn giáo
c) Người đã có kinh nghiệm về làm việc trên cao.
d) Người đã tham gia khóa đào tạo làm việc trên cao của NSRP, có Tem
chứng nhận và được xác nhận trong hộ chiếu đào tạo.
18. Yêu cầu an toàn tối thiểu khi sử dụng thang là gì?
a) Thang phải được đăt trên bề mặt bằng phẳng và cố định chắc chắn
b) Thang phải được lắp đảm bảo an toàn có góc 75 độ (tỉ lệ 1:4)
c) Cả hai câu a và b đều đúng.
19. Thẻ Dàn Giáo có màu gì là thể hiện là Dàn Giáo đã được lắp đặt hoàn chỉnh,
đã được kiểm tra và và đủ điều kiện an toàn để sử dụng?
a) Màu đỏ
b) Màu xanh
c) Màu vàng
d) Tất cả các đáp án trên
20. Câu nào sau đây là đúng ?
a) Dây cứu sinh dọc chỉ dùng cho 1 người
b) Dây cứu sinh ngang có thể sử dụng cho nhiều người tùy theo khả năng
chịu lực thiết kế của dây
c) Cả 2 đáp án a và b đều đúng
BÀI KIỂM TRA

GIẤY PHÉP LÀM VIỆC

THỜI GIAN LÀM BÀI: 30 PHÚT

.......................................................................................................................................

1. Mục đích của hệ thống GPLV là gì?

a) Đưa ra hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi thực hiện công việc
b) Đảm bảo cho quá trình vận hành an toàn và biện pháp phòng ngừa bằng văn bản tại nơi
làm việc
c) Đảm bảo các công việc đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi tiến hành
d) Tất cả đáp án trên

2. Những ai có liên quan đến việc chuẩn bị, cấp, và phê duyệt GPLV?

a) Người Xin GPLV (Người Xin Phép)


b) Người Cấp GPLV (Người CấpPhép)
c) Người Phê duyệt GPLV (Người Duyệt Phép)
d) Tất cả đáp án trên

3. Hệ thống GPLV không phải là một biện pháp bảo vệ an toàn tuyệt đối nhưng nó giúp
chúng ta hiểu được các mối nguy hiểm, loại bỏ hoặc kiểm soát mối nguy hiểm và giảm
thiểu rủi ro?

a) Đúng
b) Sai

4. Tất cả mọi nhân viên đều có trách nhiệm về sự an toàn của mình và người khác , thiết
bị cơ sở vật chất của NSRP; đồng thời cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể phát
sinh trong quá trình thực hiện các công việc đã được cấp giấy phép làm việc?

a) Đúng
b) Sai

5. Người Xin Phép được xin bao nhiêu GPLV?

a) Mỗi bộ phận một GPLV


b) Một GPLV/1 ngày
c) Một ca làm việc chỉ xin một GPLV
d) Nhiều hơn một GPLV
6. Giám sát công việc được thực hiện bao nhiêu GPLV tại một thời điểm?

a) Một công việc, một giấy phép


b) Tối đa năm GPLV
c) Hai khu vực, hai GPLV
d) Bảy GPLV tại một thời điểm

7. Các yêu cầu và trách nhiệm của Giám sát công việc là gì?

a) Đã tham dự, thi đạt kết quả bài kiểm tra của các khóa học có liên quan
b) Có kiến thức chi tiết về công việc được giám sát, mối nguy hiểm liên quan
c) Gia hạn GPLV hàng ngày và tiến hành họp START
d) Tất cả đáp án trên

8. Người Xin GPLV có thể là Người Giám sát công việc; tuy nhiên trong trường hợp này,
chỉ có thể giám sát một công việc, một giấy phép?

a) Đúng
b) Sai

9. Ai có quyền Phê duyệt GPLV tại NSRP?

a) Người được chỉ định bởi Trưởng Ban (Chủ Tài sản)
b) Duty Shift Leader (trong trường hợp người Phê duyệt GPLV của ban vận hành vắng mặt)
c) Trưởng phòng Vận hành (Khu vực Công nghệ)
d) Tất cả đáp án trên

10. Ai có trách nhiệm cho việc kiểm tra các điểm cô lập trên Chứng chỉ cô lập, cập nhật tình
trạng các điểm cô lập trên chứng chỉ LOTO và bảng đăng ký các điểm cô lập?

a) Điều phối viên SIMOPS


b) Ban Bảo Trì
c) Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm
d) Người Cấp GPLV của NSRP / Người gia hạn GPLV

11. Các tài liệu cần thiết phải được đính kèm và nộp cùng với mẫu GPLV là gì?

a) Chứng chỉ công việc liên quan, biện pháp thi công và bảng phân tích an toàn công việc
b) Bản vẽ mặt bằng, P&ID, SLD đã được đánh dấu, chứng chỉ cô lập
c) Kế hoạch ứng phó sự cố cho KGHC (trong trường hợp KGHC), danh mục kiểm tra công
việc trước khi công việc bắt đầu
d) Tất cả đáp án trên
12. Ai được phép ngắt kết nối nguồn điện với máy móc / thiết bị trước khi bắt đầu bảo
dưỡng hoặc bảo trì máy móc / thiết bị tương ứng và kết nối lại các nguồn điện khi tất
cả các bên liên quan đã xác nhận an toàn để cấp điện lại?

a) Giám sát điện bộ phận


b) Người được ủy quyền cô lập điện
c) Giám sát công việc
d) Người phê duyệt GPLV NSRP

13. Thời hạn hiệu lực của GPLV có ngọn lửa trần là bao lâu?

a) Một ca làm việc


b) Khi xong việc
c) Bảy ngày
d) Một ngày (24 giờ)

14. Thời hạn hiệu lực của của GPLV cho không gian hạn chế mà người vào làm việc đều
sử dụng thiết bị SCBA?

a) Một ca làm việc


b) Khi xong việc
c) Bảy ngày
d) Một ngày (24 giờ)

15. Tài liệu GPLV là yêu cầu pháp lý và bắt buộc mọi nhân viên NSRP và nhà thầu phải tuân
thủ?

a) Đúng
b) Sai

16. Người Cấp GPLV hoặc Người gia hạn GPLV phải đảm bảo tất cả các biện pháp kiểm
soát được thực hiện và duy trì trong suốt thời gian tiến hành công việc

a) Đúng
b) Sai
17. Người Cấp GPLV / Người gia hạn GPLV phải tiến hành kiểm tra thực tế tại nơi làm việc
cùng với Người xin GPLV hoặc/và Giám sát công việc nhằm đảm bảo các điều kiện làm
việc an toàn trước khi tiến hành công việc.

a) Đúng
b) Sai

18. Xác định các lý do tạm dừng GPLV:

a) Bất kỳ khi nào điều kiện làm việc thay đổi hoặc xuất hiện mối nguy mới
b) Trường hợp tình huống khẩn cấp
c) Giám sát công việc vắng mặt/ rời khu vực làm việc
d) Tất cả đáp án trên

19. Ai có quyền dừng công việc không an toàn?

a) Chỉ có Giám sát ca làm việc mới có quyền


b) Chỉ có người Cấp phép & Giám sát công việc
c) Tất cả mọi người làm việc tại NSRP
d) Chỉ nhân viên HSSE & S tại công trường

20. Các hành động phải được thực hiện khi kết thúc công việc và trước khi đóng GPLV là
gì?

a) Giám sát công việc / Người xin GPLV phải thông báo cho Người cấp GPLV rằng công
việc đã hoàn thành
b) Người cấp GPLV / Người gia hạn GPLV phải kiểm tra thực tế điều kiện nơi làm việc sau
khi nhận được thông báo công việc đã hoàn thành
c) Người Cấp GPLV / Người gia hạn GPLV phải kiểm tra tình trạng cô lập (Tháo dỡ hoặc
cô lập lâu dài) trước khi đóng GPLV
d) Tất cả đáp án trên
BÀI KIỂM TRA

NHẬN DIỆN MỐI NGUY & ĐÁNH GIÁ RỦI RO


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là trách nhiệm của mọi người?
a) Đúng
b) Sai

2. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là một quá trình để đánh giá, giảm nhẹ và kiểm
soát rủi ro trong nhà máy NSRP.
a) Đúng
b) Sai

3. Mối nguy là gì?


a) Mọi hành động, điều kiện hoặc tình huống có khả năng gây nguy hại cho con người,
tài sản hoặc môi trường bao gồm danh tiếng của công ty.
b) Mọi hành động, điều kiện hoặc tình huống KHÔNG có khả năng gây nguy hại
c) Không có mệnh đề nào bên trên là đúng
d) Tất cả các mệnh đề bên trên đều đúng

4. Các loại mối nguy nào sau đây liên quan đến nguồn năng lượng?
a) Cơ khí
b) Áp suất
c) Phóng xạ
d) Tất cả đáp án trên

5. SỰ CỐ là bất kỳ sự kiện nào có thể gây ra hoặc có khả năng gây hại cho con người, tài
sản, môi trường, cộng đồng hoặc công nghệ?
a) Đúng.
b) Sai.

BÀI KIỂM TRA NHẬN DIỆN MỐI NGUY & ĐÁNH GIÁ RỦI RO
6. Nhiệt độ là một loại mối nguy liên quan đến nguồn năng lượng?
a) Đúng.
b) Sai.

7. Bạn phải biết đánh giá các rủi ro liên quan đến công việc trước khi bắt đầu làm việc.
a) Đúng.
b) Sai.

8. Mối nguy về điện là mối nguy có thể liên quan đến;


a) Đường dây diện và đèn chiếu sáng
b) Tụ điện và ắc qui
c) Máy biến áp và dây dẫn
d) Tất cả các đáp án trên

9. Làm thế nào để nhận diện Mối nguy?


a) Dừng lại tại bất kỳ vị trí nào ở Khu vực làm việc & Suy nghĩ về những gì có thể sai
tại nơi bạn đang đứng.
b) Quan sát kỹ và sử dụng tất cả các giác quan của bạn.
c) Ghi lại những điều quan sát được, can thiệp, đưa ra giải pháp, chỉnh sửa, chia sẻ bài
học kinh nghiệm
d) Tất cả các đáp án trên

10. Phương pháp nào sau đây có thể sử dụng để kiểm soát mối nguy?
a) Loại bỏ
b) Thay thế
c) Kỹ thuật và hành chính
d) Tất cả các đáp án trên

11. BHLĐ là phương pháp kiểm soát mối nguy kém hiệu quả nhất?
a) Đúng
b) Sai

BÀI KIỂM TRA NHẬN DIỆN MỐI NGUY & ĐÁNH GIÁ RỦI RO
12. Loại bỏ là phương pháp kiểm soát mối nguy hiệu quả nhất?
a) Đúng
b) Sai

13. Cách áp dụng tiêu biểu của phương pháp loại bỏ:
a) Loại bỏ sự tương tác của con người
b) Loại bỏ các máy móc nguy hiểm
c) Sửa đổi công việc để loại bỏ mối nguy
d) Tất cả các đáp án trên

14. Cách áp dụng tiêu biểu của phương pháp thay thế;
a) Thay chất độc hại bằng chất an toàn hơn
b) Thay thế các hoạt động nguy hiểm bằng các hoạt động ít nguy hiểm hơn
c) Sử dụng các máy móc thiết bị ít tiếng ồn hoặc có tiếng ồn ít hơn
d) Tất cả các đáp án trên

15. Cách áp dụng tiêu biểu của phương pháp kỹ thuật:


a) Ngăn ngừa sự tiếp cận với các bộ phận chuyển động
b) Lắp đặt bộ phận bảo vệ di động hoặc bộ phận che đậy
c) Thiết kế lại nơi làm việc
d) Tất cả đáp án trên

16. Cách áp dụng tiêu biểu của phương pháp hành chính:
a) Lắp dựng hàng rào ngăn cản việc con người tiếp cận hoặc đi vào khu vực nguy hiểm
b) Lắp biển báo để cảnh báo mọi người về các mối nguy tiềm ẩn và các mối hiện có
c) Quy trình vận hành chuẩn (SOP), GPLV, đào tạo & Giám sát
d) Tất cả các đáp án trên

17. Quản lý NSRP và nhân viên của mình có trách nhiệm đặc biệt trong việc chăm sóc sức
khoẻ và an toàn tại nơi làm việc.
a) Đúng
b) Sai

BÀI KIỂM TRA NHẬN DIỆN MỐI NGUY & ĐÁNH GIÁ RỦI RO
18. Trách nhiệm của người Giám sát là gì?
a) Phát hiện, chỉnh sửa các điều kiện và các hành vi nguy hiểm.
b) Tạo động lực cho nhân viên thực thi các quy tắc an toàn
c) Đào tạo cho nhân viên về thực tiễn làm việc an toàn và nêu gương mẫu.
d) Tất cả các đáp án trên

19. Số nào sau đây là số điện thoại khẩn cấp (JOC)?


a) 6700 & 6701
b) 7600
c) 911

20. Bạn sẽ làm gì khi nhận ra Mối nguy tại nơi làm việc của mình?
a) Thông báo cho mọi người tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp giảm nhẹ hoặc
biện pháp kiểm soát
b) Bỏ qua và không thông báo

BÀI KIỂM TRA NHẬN DIỆN MỐI NGUY & ĐÁNH GIÁ RỦI RO
BÀI KIỂM TRA
KHÓA HỌC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG VIỆC & START
THỜI GIAN KIỂM TRA: 30 PHÚT

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Mục tiêu của bảng phân tích an toàn công việc (JSA) là để chủ động trong việc ?
a. Nhận diện các mối nguy nơi làm việc
b. Loại bỏ các mối nguy tại nơi làm việc
c. Kiểm soát các mối nguy nơi làm viêc
d. Tất cả các đáp án trên

2. Ai là người phải tham dự cuộc họp JSA?


a. Người yêu cầu cấp giấy phép
b. Giám sát công việc & Người cấp giấy phép làm việc
c. Nhân viên an toàn vận hành
d. Tất cả các đáp án trên

3. Phân tích an toàn công việc là một phương pháp để:


a. Một hệ thống tem nhãn cho các hóa chất nguy hại
b. Phân tích các rủi ro trong các hoạt động có nguy cơ cao
c. Điều tra tai nạn và sự cố cận tai nạn
d. Tất cả các đáp án trên

4. Có bao nhiêu bước cơ bản trong quá trình phát triển 1 JSA?
a. 8
b. 9
c. 7
d. 5

5. Các dữ liệu liên quan đến tai nạn, cận tai nạn có thể được sử dụng để xem xét và ưu
tiên trong việc thực hiên phân tích an toàn công việc?
a. Đúng
b. Sai
6. Những công cụ nào được sử dụng để xác định khả năng xảy ra, hậu quả và mức rủi ro?
a. Bảng xếp hạng khả năng xảy ra
b. Bảng xếp hạng hậu quả
c. Ma trận rủi ro
d. Tất cả các phương án trên

7. Chọn đúng hệ thống kiểm soát mối nguy để loại bỏ nguy cơ tiếp xúc với mối nguy ?
a. Loại bỏ, thay thế, biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính và Bảo Hộ Lao Động (PPE)
b. PPE, Biện pháp hành chính, loại bỏ, thay thế
c. Thay thế, loại bỏ, PPE, biện pháp kỹ thuật
d. Biện pháp hành chính, PPE, phân tích an toàn công việc

8. Lợi ích của phân tích an toàn công việc là……………………….?


a. Giảm tỉ lệ tai nạn, sử dụng như một công cụ điều tra tai nạn
b. Cải thiện nhận thức an toàn và trao đổi thông tin tốt hơn
c. Phát triển một hệ thống làm việc an toàn
d. Tất cả các đáp án trên

9. Những công việc nào sau đây yêu cầu có phân tích an toàn công việc?
a. Làm việc trong không gian hạn chế
b. Công việc phát sinh nhiệt có sử dụng ngọn lửa trần
c. Nạp hóa chất & Làm việc trên bất cứ thiết bị nào đang hoạt động
d. Tất cả các đáp án trên

10. Họp START hiệu quả bao gồm?


a. Tiến hành họp tại nơi làm việc thực tế
b. Chào hỏi lẫn nhau, trao đổi thông tin hai chiều
c. Tham khảo bảng phân tích an toàn công việc và thảo luận các mối nguy đã được nhận
diện
d. Tất cả các đáp án trên

11. Khi kết thúc buổi họp START các thành viên trong đội được khuyến khích đưa ra các
đề xuất để cải thiện.
a. Đúng
b. Sai
12. Thẻ START phải được cất giữ cùng với GPLV, bảng phân tích an toàn, biện pháp thi
công và các tài liệu liên quan tại khu vực làm việc.
a. Đúng
b. Sai

13. Đâu là một mục đích chính của Họp START?


a. Nhằm giúp đảm bảo các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát được
thông báo hiệu quả cho đội ngũ thực hiện công việc.
b. Để điểm danh
c. Để tất cả các thành viên trong nhóm biết lẫn nhau
d. Để rà soát lại các nổ lực và kết quả an toàn trong ngày trước đó

14. Ai là người Chủ chốt trong cuộc họp START?


a. Giám sát an toàn
b. Giám sát thực hiện công việc
c. Tổ trưởng

15. Nội dung cuộc họp START bao gồm:


a. Gặp gỡ và Chào hỏi
b. Mô tả công việc phải làm và truyền đạt những mối nguy, rủi ro tiềm ẩn và biện pháp kiểm
soát
c. Kiểm tra đúng công cụ, GPLV, tài liệu và kỹ năng.
d. Tất cả các đáp án trên

16. Cánh thức hiệu quả để tiến hành họp START là:
a. Trao đổi thông tin hai chiều
b. Trao đổi thông tin một chiều

17. Có bao nhiêu phương pháp để phát triển một JSA? Chúng là những phương pháp nào?
a. 1 phương pháp là tiến hành họp JSA
b. 1 phương pháp là cập nhật sửa đổi JSA có sẵn đã được phê duyệt cho công việc tương tự
c. 2 phương pháp là tiến hành họp JSA và cập nhật sửa đổi JSA có sẵn đã được phê duyệt
cho công việc tương tự
18. Biên bản họp START bao gồm một trong những mục nào sau đây?
a. Các bước thực hiện công việc
b. Các mối nguy tiềm ẩn
c. Các biện pháp kiểm soát chính
d. Tất cả các đáp án trên

19. Sau khi họp START tất cả thành viên trong đội sẽ ký vào danh sách tham gia?
a. Đúng
b. Sai

20. Trong lúc họp START Giám sát công việc nên đưa ra các câu hỏi để kiểm tra mọi thành
viên trong nhóm hiểu rõ về hoạt động công việc và các mối nguy liên quan?
a. Đúng
b. Sai

==================================Kết Thúc======================================
BÀI KIỂM TRA/ COMPETENCY TEST

CÔ LẬP NĂNG LƯỢNG – KHÓA & THẺ TREO

ENERGY ISOLATION & LOG OUT, TAG OUT (LOTO)

Test Duration: 30 mins

THỜI GIAN LÀM BÀI: 30 PHÚT


---------------------------------------------------------
1. Công việc nào sau đây yêu cầu LOTO? / Which of the following activities requires LOTO?
a. Sửa ống/ Modify piping
b. Lắp đặt thiết bị mới/ Install new equipment
c. Sửa chữa bồn/ Repair the tank
d. Tất cả các công việc trên/ All of the above
2. Ai là người đánh dấu các điểm cô lập trên bản vẽ P&ID cho việc LOTO? /
Who should mark isolation points on P&ID for LOTO?
a. Người xin GPLV/ Permit Requester
b. Người cấp phép/ Permit Issuer
c. Người duyệt phép/ Permit Approver
d. Giám sát công việc/ Task supervisor
3. Ai cần cất giữ và duy trì quyển sổ tay LOTO? / Who should ensure that a LOTO logbook for all
isolation under his / her management and control is maintained?
a. Người xin GPLV/ Permit Requester
b. Người cấp phép/ Permit Issuer
c. Người duyệt phép/ Permit Approver
d. Giám sát công việc/ Task supervisor
4. Ai có quyền tháo gỡ thẻ cô lập cá nhân? / Who can remove a personal tag?
a. Người cấp phép/ Permit Issuer
b. Người gắn thẻ/ The person who placed it
c. Người cô lập cơ khí/ Mechanical Isolator
d. Người cô lập điện/ Electrical Isolator

CÔ LẬP NĂNG LƯỢNG – KHÓA & THẺ TREO (LOTO)


ENERGY ISOLATION & LOG OUT, TAG OUT (LOTO)
5. Khi nào phải đánh giá rủi ro khi thực hiện LOTO? / When should the risk assessment be
performed for LOTO?
a. Trước khi kiến nghị chứng chỉ cô lập/ Before requesting Isolation Certificate
b. Sau khi có chữ ký của Người Cấp phép/ After getting signature from PTW Issuer
c. Sau khi có chữ ký của người Duyệt phép/ After getting approval from PTW Approver
d. Không đáp án nào đúng/ None of the above
6. Nếu máy bơm cần cô lập, ai là người thực hiện việc cô lập trước tiên sau khi Người Cấp phép
kiểm tra giấy phép cô lập/ If a pump is required LOTO, who should perform isolation first after
PTW Issuer review Isolation Certificate?
a. Người cô lập cơ khí được ủy quyền/ Authorized Mechanical Isolator
b. Người cô lập điện được ủy quyền/ Authorized Electrical Isolator
c. Giám sát công việc/ Task Supervisor
d. Người xin GPLV/ PTW Requester
7. Thiết bị khóa cô lập cần ngăn ngừa được: / A Lockout Device is a device that positively prevents
a machine from being
a. Việc khởi động máy/ Started up
b. Việc mở nguồn điện của máy/ Becoming electrically energized
c. Việc cho máy chạy/ Turned on
d. Tất cả đều đúng/ All of the above
8. Ai là người chiụ trách nhiệm cho việc dừng thiết bị và làm sạch hệ thống?/ Who is responsible
for shutting down the equipment and purging the system?
a. Người xin GPLV/ PTW Requester
b. Người cấp phép/ PTW Issuer
c. Giám sát công việc / Task Supervisor
d. Người cô lập cơ khí/ Mechanical Isolator
9. Trước khi tháo dỡ cô lập, Giám sát công việc cần làm gì? Before de-isolation is requested, what
should task supervisor do?
a. Đảm bảo công việc đã hoàn thành/ Ensure that the work is completed
b. Tất cả nhân viên không được tiếp tục làm việc trên thiết bị được cô lập
His/ her personnel are not continuing working in the isolated equipment

CÔ LẬP NĂNG LƯỢNG – KHÓA & THẺ TREO (LOTO)


ENERGY ISOLATION & LOG OUT, TAG OUT (LOTO)
c. Tháo dỡ Khóa &Thẻ cá nhân/ Remove personal pad-lock & tag
d. Tất cả đều đúng/ All of the above
10. Sau khi Người Cấp Phép tháo dỡ Thẻ &Khóa cá nhân, ai là người cần làm kế tiếp?/ After PTW
Issuer removes personal pad-lock & tag on the box, who should remove their ones on the box
next?
a. Người xin GPLV/ PTW Requester
b. Người duyệt phép/ PTW Approver
c. Người cô lập cơ khí được ủy quyền/ Authorized Mechanical Isolator
d. Người cô lập điện được ủy quyền/ Authorized Electrical Isolator
11. Màu của thiết bị LOTO cá nhân là màu gì? / Which color is used for personal LOTO?
a. Màu Đỏ/ Red
b. Màu Xanh/ Blue
12. Thiết bị khóa cần đảm bảo đủ cứng để ngăn ngừa việc tháo dỡ dễ dàng mà không dùng kềm
cắt kim loại/ Lockout devices shall be substantial enough to prevent removal without the use of
excessive force or unusual techniques, such as with the use of bolt cutters or other metal cutting
tools.
a. Đúng/ True
b. Sai/ False
13. Nhiều người cô lập có được phép có cùng chìa khóa của cùng một ổ khóa không? / Can multiple
isolators have keys for the same padlock?
a. Được / Yes
b. Không/ No
14. Sau khi hoàn thành công việc, người chủ ổ khóa có được phép giao chìa khóa cho người khác
để gỡ thiết bị cô lập? / After the job is complete, can the key holder give his key to co-worker to
unlock the Lockout device?
a. Được / Yes
b. Không/ No
15. Khi đang sửa lốp xe của bạn, bạn có nên để chìa khóa xe ở chỗ cầm lái?/ If you repair tire of
your truck, should you leave your key on driver seat?
a. Nên/ Yes
b. Không nên/ No

CÔ LẬP NĂNG LƯỢNG – KHÓA & THẺ TREO (LOTO)


ENERGY ISOLATION & LOG OUT, TAG OUT (LOTO)
16. Nếu bạn đi ngang qua một thiết bị đang tắt nhưng không Khóa & treo Thẻ, bạn nên làm gì? If
you come across a piece of equipment that is turned off but not locked out, what should you do?
a. Mở thiết bị lên/ Turn it back on
b. Làm ngơ và đi về nhà/ Ignore it and go home
c. Thực hiện LOTO/ Perform LOTO
d. Báo với người quản l ý/ Notify area supervisor
17. Người Giám sát công việc có cần Khóa & treo Thẻ lên Lockbox? / Does Task Supervisor need
to put his tag on the Lockbox?
a. Cần/ Yes
b. Không/ No
18. Nhà thầu có cần được huấn luyện LOTO trước khi làm LOTO/ Should the contractor have the
LOTO training before working?
a. Cần/ Yes
b. Không/ No
19. Việc xác minh việc Cô Lập liên quan đến: / Verifying isolation involves:
a. Gắn Khóa vào thiết bị/ Putting locks on the equipment
b. Gắn Thẻ vào thiết bị/ Putting a tag on the equipment
c. Cố gắng bật máy lên/ Attempting to turn the machine on
d. Để chìa khóa vào Lockbox/ Putting the key into Lockbox
20. Nếu bạn phải làm LOTO cho van điều khiển, Các năng lượng nguy hiểm nào sau đây bạn cần
xem xét? / If you have to do LOTO for control valve, which of the following hazardous energy
should you consider?
a. Năng lượng Thủy lực/ Hydraulic Energy
b. Năng lượng Khí nén/ Pneumatic Energy
c. Năng lượng Hóa học/ Chemical Energy
d. Tất cả những điều trên/ All of the above

CÔ LẬP NĂNG LƯỢNG – KHÓA & THẺ TREO (LOTO)


ENERGY ISOLATION & LOG OUT, TAG OUT (LOTO)
BÀI KIỂM TRA
NHẬN THỨC AN TOÀN ĐIỆN
THỜI GIAN LÀM BÀI KIỂM TRA: 30 PHÚT
Điểm đạt bài kiểm tra: ≥ 90%

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự cố về điện là gì?
a. Thiết bị không đảm bảo.
b. Môi trường làm việc không an toàn.
c. Vận hành không an toàn.
d. Tất cả những đáp án trên.
2. Chấn thương về điện bao gồm:
a. Sốc điện (điện giật).
b. Bỏng điện.
c. Ngã cao do điện giật
d. Tất cả những đáp án trên.
3. Mức độ nghiêm trọng của điện giật phụ thuộc vào:
a. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người.
b. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người.
c. Thời gian dòng điện qua cơ thể người.
d. Tất cả đáp án trên.
4. Nguyên nhân gây ra cháy điện là:
a. Quá tải
b. Bảo dưỡng kém
c. Sử dụng thiết bị chống rò (ELCB).
d. Cả đáp án (a)&(b)
5. Khu vực khí cháy nổ mà hỗn hợp không khí & khí dễ cháy hiện diện thường xuyên, liên tục trong
thời gian dài được phân loại là khu vực nào?
a. Khu vực 0.
b. Khu vực 1.
c. Khu vực 2.
6. Loại thiết bị điện được cho phép sử dụng trong khu vực sản xuất của NSRP?
a. Thiết bị điện đạt tiêu chuẩn chống cháy nổ
b. Thiết bị sử dụng pin đạt tiêu chuẩn chống cháy nổ

1
c. Cả ý (a) và (b)
d. Thiết bị sử dụng pin thông thường.
7. Ai là người được quyền làm công tác cô lập điện tại NSRP?
a. Kỹ sư điện
b. Trưởng nhóm vận hành
c. Người được ủy quyền cô lập điện
d. Tất cả đáp án trên
8. Tiếp địa hay nối dất thường có điện trở thấp để khi dòng điện từ dụng cụ bị rò ra ngoài ngay lập tức
được dẫn xuống đất mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào?
a. Đúng
b. Sai
9. Làm thế nào để nhận định được loại thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp khi thực hiện công việc liên
quan đến điện?
a. Kiểm tra với giám sát của bạn
b. Tuân thủ theo yêu cầu thiết bị bảo hộ cá nhân tối thiểu
c. Kiểm tra bảng đánh giá an toàn công việc để lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo hộ cá
nhân được yêu cầu
d. Tất cả đáp án trên.
10. Dây tiếp địa/ nối đất của thiết bị điện sử dụng trong những phân xưởng sản xuất phải được đấu nối
vào hệ thống tiếp địa/ nối đất cố định bằng bu lông và đai ốc?
a. Đúng
b. Sai
11. Để ngăn ngừa những sự cố về điện thì một số thiết bị bảo vệ sẽ được lắp đặt là:
a. Cầu chì
b. Cầu dao
c. Thiết bị ngắt dòng khi có rò rì điện
d. Tất cả đáp án trên.
12. Ai là người được quyền kiểm tra và dán tem kiểm tra cho phép sử dụng đối với thiết bị/ dụng cụ
điện trong phạm vi khu vực NSRP?
a. Kỹ sư điện của nhà thầu
b. Nhân viên an ninh của NSRP
c. Người được cấp quyền kiểm tra thiết bị/ dụng điện của NSRP
d. Tất cả đáp án trên.

2
13. Để ngăn ngừa sự cố liên quan đến cháy nổ, theo bạn chúng ta cần phải làm gì?
a. Ngăn ngừa những sự cố liên quan đến việc phát sinh tia lửa trong khu vực sản xuất
b. Đảm bảo khí cháy nếu có thì luôn dưới giới hạn nổ dưới (LEL)
c. Tuân thủ giấy phép đã được phê duyệt, thực hiện việc kiểm tra khí và dừng những
công việc không an toàn
d. Tất cả các ý trên
14. Yêu cầu đối với hàng rào bảo vệ sử dụng khi thực hiện công việc liên quan đến điện là:

a. Đúng tiêu chuẩn và dễ phân biệt

b. Lắp đặt ở khoảng cách phù hợp để ngăn ngừa việc chạm phải những bộ phận mang
điện

c. Có biển cảnh báo được lắp đặt trên hàng rào

d. Tất cả các ý trên

15. Yêu cầu đối với người lắp đặt và làm việc với thiết bị điện là:
a. Có chuyên môn và được đào tạo
b. Được ủy quyền
c. Được giám sát
d. Tất cả các ý trên
16. Một người sẽ bị điện giật khi người đó trở thành một phần của dòng điện?

a. Đúng

b. Sai

17. Bạn sẽ làm gì khi gặp trường hợp có người bị điện giật?
a. Ngắt nguồn điện ngay lập tức (nếu an toàn)
b. Sử dụng vật liệu cách điện để để kéo nạn nhân tới khu vực an toàn
c. Thông báo tới phòng điều phối ứng phó tình huống khẩn cấp (JOC) và giám sát nạn
nhân đến khi đội ứng phó tình huống khẩn cấp đến hiện trường
d. Tất cả các ý trên
18. Ổ đấu nối như hình vẽ bên dưới có được sử dụng trong phạm vi của NSRP không?
a. Có
b. Không
c. Tùy vào từng trường hợp

3
19. Cáp điện có thể hư hỏng khi:
a. Vỏ cách điện bị lão hóa
b. Vỏ cách điện bị trầy xước và mài mòn
c. Các hoạt đông khác xung quang khu vực sử dụng cáp điện
d. Tất cả các ý trên

20. Trong hình vẽ dưới đây thì thiết bị bảo vệ mạch điện nào đã được lắp đặt?

a. Cầu dao
b. Cầu chì
c. Thiết bị ngắt dòng (RCD)
d. Thiết ngắt dòng khi có dòng rò (ELCB)

4
ANSWER KEY

1 D

2 D

3 D

4 D

5 A

6 C

7 C

8 A

9 C

10 A

11 D

12 C

13 D

14 D

15 D

16 A

17 D

18 A

19 D

20 C

5
6
BÀI KIỂM TRA

NGƯỜI GIÁM SÁT LỬA

THỜI GIAN LÀM BÀI: 30 PHÚT

1. Công việc nào sau đây là công việc phát sinh nhiệt?
a) Hàn, cắt bằng điện
b) Hàn, cắt bằng khí gas + oxy
c) Mài kim loại …
d) Tất cả các công việc trên

2. Cháy là phản ứng hóa học xảy ra khi có đủ các yếu tố hiện diện:
a) Nhiên liệu
b) Oxy
c) Nhiệt độ
d) Cả ba yếu tố trên

3. Người giám sát lửa không được thực hiện các công việc khác trong khi làm
nhiệm vụ của người giám sát lửa cho công việc phát sinh nhiệt?
a) Sai
b) Đúng

4. Người giám sát lửa phải được đào tạo về GPLV và hiểu các mối nguy tại nơi làm
việc, công việc phát phát sinh nhiệt, & GPLV cho công việc phát sinh nhiệt.
a) Sai
b) Đúng

5. Người giám sát lửa phải DỪNG tất cả mọi công việc khi phát sinh điều kiện
không an toàn hoặc khi có tín hiệu báo động?
a) Sai
b) Đúng

6. Người giám sát lửa phải chuẩn bị thiết bị PCCC phù hợp tại nơi làm việc, được
đào tạo để sử dụng thiết bị đó, bao gồm việc dập tắt đám cháy nhỏ?
a) Đúng
b) Sai
7. Người giám sát lửa phải ở lại 30 phút sau khi hoàn thành công việc phát phát sinh
nhiệt, khi có nguy cơ cháy âm ỉ (ví dụ có chất cháy loại A trong phạm vi bán kính
15m trong khu vực thực hiện công việc phát sinh nhiệt)
a) Đúng
b) Sai

8. Người giám sát lửa Không được lấy / sử dụng các thiết bị / dụng cụ chữa cháy
được trang bị trong khu vực, mà phải chuẩn bị bình chữa cháy riêng cho công
việc phát phát sinh nhiệt của mình phụ trách?
a) Đúng
b) Sai

9. Người giám sát lửa phải mang áo vest của Người giám sát lửa?
a) Sai
b) Đúng

10. Người giám sát lửa phải luôn để bình chữa cháy ở phía đầu gió?
a) Đúng
b) Sai

11. Không ai được phép đi vào tòa nhà/ phòng trong khi hệ thống FM200 đang xả
hoặc sau khi xả mà chưa được sự cho phép của người có thẩm quyền?
a) Đúng
b) Sai

12. Sau khi hoàn thành công việc, Người giám sát lửa cần phải làm gì:
a) Sắp xếp các bình, thiết bị / dụng cụ chữa cháy về vị trí cũ;
b) Báo cáo tình trạng bình, thiết bị / dụng cụ chữa cháy
c) Duy trì vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc.
d) Tất cả các đáp án trên đúng

13. Đám cháy loại A là đám cháy gồm các vật liệu rắn dễ cháy như: gỗ, giấy, rác,
giẻ…
a) Đúng
b) Sai

14. Đám cháy loại B là loại đám cháy liên quan đến chất lỏng dễ cháy, bốc hơi cháy
như, rượu cồn, VV …
a) Sai
b) Đúng
15. Đám cháy loại C là loại đám cháy liên quan đến khí như hydro, khí tự nhiên,
LPG ...
a) Sai
b) Đúng

16. Đám cháy loại D là đám cháy kim loại như magie, titan, natri, liti, kali …
a) Đúng
b) Sai

17. Việc kiểm tra bình chữa cháy trước khi sử dụng bao gồm:
a) Nhận biết loại bình chữa cháy phù hợp hoăc đám cháy thuộc loại nào;
b) Kiểm tra thiết bị đã được nạp đầy hoặc đủ áp suất;
c) Kiểm tra chốt an toàn đang còn niêm phong;
d) Tất cả các đáp án trên

18. Cách sử dụng bình chữa cháy an toàn:


a) Khi sử dụng bình chữa cháy phải đứng đầu hướng gió;
b) Giữ khoản cách an toàn, sau đó chầm chậm tiến về phía đám cháy.
c) Khi đám cháy đã được dập tắt, quan sát đề phòng trường hợp cháy trở lại
d) Tất cả các đáp án trên

19. Người giám sát lửa phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện của GPLV trước khi bắt
đầu công việc phát phát sinh nhiệt và duy trì trong suốt quá trình làm việc;
a) Đúng
b) Sai
20. Để thông báo khi có sự cố cháy thì có những cách nào?
a) Gọi JOC - 6700 & 6701
b) Gọi JOC - 02378738541
c) Kích hoạt điểm báo cháy bằng tay trên công trường và trong các toàn nhà.
d) Tất cả các đáp án trên

You might also like