You are on page 1of 10

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


DUYÊN HẢI

Trà Vinh, ngày tháng 8 năm 2019

ĐỀ THI LÝ THUYẾT KỲ THI GIỮ BẬC VHV NĂM 2019


Tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Nghề: ESP – PXVH2.


Bậc thợ dự thi: 1/5.
Mã đề thi: 06.
Hình thức thi: Trắc nghiệm.
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi).
Họ và tên:………………………………, ngày thi: ………….

ĐỀ BÀI

Câu 1. Chênh áp của bộ lọc của hệ thống dầu bôi trơn gối đỡ động cơ quạt
khói bao nhiêu thì cảnh báo, phải chuyển đổi?
a. 0,1 MPa.
b. 0,12 MPa.
c. 0,15 MPa.
d. 0,25 MPa.
Câu 2. Theo tài liệu mới nhất khi tải tổ máy <40% RO thì đưa máy biến áp
của trường nào vào vận hành?
a. Tất cả các trường.
b. Trường số 1.
c. Trường số 2,3,4,5.
d. Trường 5.
Câu 3. Khi nào phải chuyển chế độ làm việc của bộ sấy sứ từ chế độ tự động
(auto) sang chế độ bằng tay (man)?
a. Nhiệt độ khoang chứa sứ cách điện nhỏ hơn 71 oC, bộ gia nhiệt không thể
đưa sang chế độ tự động.
b. Lỗi hiển thị nhiệt độ, tùy theo điều kiện thực tế kết hợp với trường hợp
nhiệt độ khoang chứa sứ nhỏ hơn 710C.
c. Cả a và b điều sai.
d. Cả a và b đúng.
Câu 4. Quạt làm mát trục quạt khói có công suất động cơ bao nhiêu?
a. 5kW.
b. 5.5kW.

1
c. 6kW.
d. 6.5kW.
Câu 5. Độ rung gối đỡ quạt IDF theo phương X,Y giá trị bao nhiêu là cảnh
báo?
a. 4mm/s
b. 4.6 mm/s
c. 5 mm/s
d. 6 mm/s
Câu 6. Áp suất khí nén vận chuyển để có thể khởi động hệ thống thu hồi tro
bay ở chế độ vận hành tự động là bao nhiêu?
a. ≥ 0.5 MPa.
b. 0.5 MPa.
c. 0.6 MPa.
d. ≥ 0.6 MPa.
Câu 7. Hệ thống vận chuyển tro bay 1 tổ máy có bao nhiêu đường vận chuyển
từ bình vận chuyển tro ra silo tro bay?
a. 1.
b. 2.
c. 3.
d. 4.
Câu 8. Việc tách tro bụi lơ lửng từ dòng khí bởi bộ lọc bụi tĩnh điện chủ yếu
gồm các quá trình vật lý sau?
a. Ion hóa không khí, tích điện cho hạt tro bụi lơ lửng.
b. Sự di chuyển của tro bụi tích điện đến các điện cực trái dấu.
c. Ion hóa không khí, tích điện cho hạt tro bụi lơ lửng, sự di chuyển của tro
bụi tích điện đến các điện cực trái dấu, lắng tro bụi bám ở các điện cực.
d. Tất cả ý trên sai.
Câu 9. Mỗi hệ thống lọc bụi tĩnh điện của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3
gồm bao nhiêu búa gõ?
a. 576 búa gõ (128 búa gõ cực phóng và 448 búa gõ cực lắng).
b. 576 búa gõ (384 búa gõ cực phóng và 192 búa gõ cực lắng).
c. 720 búa gõ (160 búa gõ cực phóng và 560 búa gõ cực lắng).
d. 720 búa gõ (560 búa gõ cực phóng và 160 búa gõ cực lắng).
Câu 10. Trong vận hành bình thường thời gian xả đọng các máy nén khí thu
hồi tro bay, bộ sấy, bình đệm là bao lâu?
a. 2h xả 1 lần.
b. 4h xả 1 lần.
c. 6h xả 1 lần.
d. 8h xả 1 lần.

2
Câu 11. Thời gian chuyển đổi định kỳ các máy nén khí thu hồi tro bay là bao
lâu?
a. 1 Tuần.
b. 2 Tuần.
c. 3 Tuần.
d. 4 Tuần.
Câu 12. Nguồn nước làm mát của hệ thống máy nén khí thu hồi tro bay được
lấy từ đâu?
a. Từ hệ thống nước làm mát mạch kín tổ máy S1.
b. Từ hệ thống nước làm mát mạch kín tổ máy S2.
c. Từ nước dịch vụ của nhà máy.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 13. Thể tích của bình thu tro trường 1 và 2 tương ứng là bao nhiêu m3?
a. 1,5 m3 – 2,5 m3
b. 2,5 m3– 1,5 m3
c. 2,5 m3 – 2,5 m3
d. 2,5 m3– 3,5 m3
Câu 14. Khi có hiện tượng phóng điện của MBA thì VHV ESP nên làm gì?
a. Tăng dòng cài đặt.
b. Giảm dòng cài đặt.
c. Giữ nguyên dòng đặt.
d. Tất cả điều sai.
Câu 15. Thanh cái nào cấp nguồn cho các MBA trường, hệ thống búa gõ, sấy sứ
tổ máy S1?
a. 31BFE, 31BFF.
b. 32BFE, 32BFF.
c. a, b đều đúng.
d. a, b sai.
Câu 16. Hệ thống gia nhiệt phễu hoạt động khi nhiệt độ phễu là bao nhiêu?
a. Dưới 850C khởi động.
b. Trên 950C ngừng.
c. a, b đều đúng.
d. a, b đều sai.
Câu 17. Máy nén khí dùng cho hệ thống khí nén vận chuyển tro bay là loại gì?
a. Máy nén khí trục vít có dầu.
b. Máy nén khí trục vít không dầu.
c. Máy nén khí kiểu piston.
d. Máy nén khí kiểu ly tâm.
Câu 18. Nhiệt độ cuộn dây động cơ máy nén khí thu hồi tro bay bao nhiêu sẽ
gây trip máy nén khí?
a. 120oC

3
b. 125oC
c. 130oC
d. 135oC
Câu 19. Giá trị cảnh báo của nhiệt độ T1, T2 của máy nén khí thu hồi tro bay là
bao nhiêu?
a. 107 oC
b. 108 oC
c. 109 oC
d. 110 oC
Câu 20. Điều kiện vận hành hệ thống vận chuyển tro bay chế độ auto là gì?
a. Áp suất khí nén điều khiển tại bình chứa 2 m³ ≥ 0.6 Mpa
b. Áp suất khí nén vận chuyển tro bay tại bình chứa 6 m³ ≥ 0.5 Mpa
c. Không có hiện tượng tắc tro ( NO BLOCK ) và van ngoài silo tro bay đã
mở.
d. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 21. Vận hành viên ESP có quyền hạn gì?
a. Trực tiếp vận hành và xử lý các trường hợp không bình thường của thiết bị
của hệ thống ESP.
b. Có quyền tham gia ý kiến trong việc thay đổi chế độ làm việc của thiết bị
liên quan để phù hợp với biểu đồ công suất.
c. Trong ca trực, VHV ESP có quyền đề nghị Trưởng ca đình chỉ hoặc yêu
cầu nhân viên vận hành ngang cấp ra khỏi vị trí vận hành khi thấy nhân
viên đó vi phạm các quy trình, quy phạm đã ban hành.
d. Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 22. Những trường hợp nào vận hành viên ESP phải lập tức báo cáo trưởng
ca, trưởng kíp, lò trưởng để cùng có biện pháp xử lý, duy trì sản xuất?
a. Khi phát hiện sự cố, hỏng hóc thiết bị nghiêm trọng
b. Khi gặp khó khăn không đảm bảo sản xuất
c. Khi có nhân viên vi phạm quy trình
d. Cả a, b, c đúng
Câu 23. Người nhận ca phải có mặt tại vị trí sản xuất trước giờ làm việc bao
lâu?
a. 15 Phút.
b. 30 phút.
c. 45 phút.
d. 1 Tiếng.
Câu 24. Khi giao ca, người giao ca phải làm gì?
a. Về luôn, không cần làm gì.
b. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành.
c. Ký tên vào sổ giao nhận thiết bị.
d. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận thiết bị sau khi người
nhận ca đã ký.
4
Câu 25. Trong ca trực nếu có người đến liên hệ công tác, tham quan thì VHV
ESP phải ứng xử như thế nào?
a. Thái độ hợp tác, hỗ trợ các đơn vị công tác.
b. Phải có ý kiến của lãnh đạo cấp trên mới được cho vào khu vực vận hành.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
Câu 26. Nếu là các nhân viên hành chính, sự vụ của Công ty đến vị trí vận
hành ESP thì phải có ý kiến của...(1)... mới được vào vị trí vận hành,
hướng dẫn và yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn?
a. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy.
b. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy, Lò trưởng.
c. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy, Lò trưởng,
Máy trưởng.
d. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy, Trưởng kíp
Điện, Lò trưởng, Máy trưởng.
Câu 27. Cá nhân, đơn vị nào có trách nhiệm bảo quản thiết bị phòng cháy chữa
cháy được trang bị tại khu vực ESP?
a. Phòng an toàn.
b. Vận hành viên ESP.
c. An toàn vệ sinh viên.
d. Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt.
Câu 28. Trong thời gian trực ca, vận hành viên ESP được phép rời khỏi vị trí
vận hành khi nào?
a. Khi có sự cố ở vị trí khác cần người hỗ trợ.
b. Khi xảy ra cháy ở vị trí khác cần người hỗ trợ.
c. Khi có sự điều động của Lãnh đạo Phân xưởng vận hành.
d. Khi được sự cho phép của Trưởng ca, Trưởng kíp lò – máy.
Câu 29. VHV ESP phải ghi chép và bảo quản các loại sổ sách nào sau đây?
a. Nhật ký vận hành và sổ ghi khiếm khuyết thiết bị.
b. Sổ ghi chép các tình trạng thiết bị trong ca, các quy trình, dụng cụ được
trang bị tại cương vị.
c. Bảng ghi theo dõi các thông số: Quạt IDF, MBA, MNK… và các thiết bị
phòng chống cháy nổ theo quy định.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 30. Trước lúc nhận ca 30ph vhv nhận ca cần phải làm gì?
a. Trực tiếp đi kiểm tra thiết bị rồi vào ký nhận ca.
b. Đọc sổ NKVH rồi ký nhận ca.
c. Đọc sổ NKVH nghe người giao ca bàn giao rồi ký nhận ca.
d. Đọc sổ NKVH, nghe người giao ca bàn giao, đi kiểm tra thiết bị hiện
trường, yêu cầu giải thích các ý chưa rõ, rồi ký nhận ca.

5
Câu 31. Trong khi đang có sự cố, tiến hành các thao tác phức tạp hoặc chuyển
đổi phương thức vận hành, mất tài sản công cụ dụng cụ VHV được chỉ
phép giao nhận ca khi?
a. Được sự đồng ý của Trưởng ca sau khi Lãnh đạo Phân xưởng đồng ý.
b. Được sự đồng ý của Trưởng ca, Trưởng kíp Lò-Máy.
c. Ở lại hỗ trợ sự cố.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 32. Vận hành viên ESP cấm giao nhận ca trong trường hợp nào sau đây?
a. Không đúng vị trí quy định, chức danh vận hành.
b. Người nhận ca đang ốm, say rượu, bia hay dung các chất kích thích khác.
c. Chưa ghi sổ NKVH đầy đủ, rõ ràng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 33. Những quy định nào sau đây là đúng đối với VHV ESP trong lúc trực
ca?
a. Không trực 2 ca liên tục (16 giờ).
b. Không làm việc riêng, uống rượu, bia hoặc chất kích thích khác.
c. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị dự phòng, đảm bảo tính sẵn sàng của
thiết bị.
d. a, b, c đều đúng.
Câu 34. Trước giờ giao ca VHV ESP đang trực ca phải làm gì?
a. Kiểm tra sự làm việc của thiết bị, vệ sinh thiết bị và nơi làm việc sạch sẽ
(theo mặt bằng phân chia quản lý thiết bị của Phân xưởng). Ghi chép ngắn
gọn đầy đủ tình hình trong ca mình vào sổ giao ca
b. Thông báo 1 cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca
những thay đổi trong ca mình cùng những mệnh lệnh, chỉ thị mới có liên
quan đến vận hành trong ca mình. Giải thích thắc mắc của người nhận ca
về những vấn đề họ chưa rõ.
c. Ký tên vào sổ giao ca sau khi người nhận ca đã ký
d. Cả a, b và c
Câu 35. Nếu nghỉ việc liên tục trong bao lâu thì trước khi vào nhận công tác
phải kiểm tra sát hạch lại quy trình và thực tập ở cấp phân xưởng?
a. 10 ngày.
b. 20 ngày.
c. 01 tháng.
d. 02 tháng.
Câu 36. Những yêu cầu về bảo quản bình CO2:
a. Các bình phải để ở những nơi khô ráo, dễ tháy, dễ lấy, thuận tiện sử dụng
và các giá đỡ chắc chắn.
b. Không được để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào, không để nơi có nhiệt
độ cao áp 55 0C.
c. Không để bụi bẩn rơi vào van an toàn và vòi phun. Khi vận chuyển không
được để va đập vào vỏ bình và van an toàn.
6
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 37. Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như thế nào cho đúng quy
trình an toàn điện:
a. Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm.
b. Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ
trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công
nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị vận hành.
c. Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nắm
vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn,
gây nguy hiểm cho đơn vị công tác.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 38. Khi thử cáp, quy định nào sau đây đúng?
a. Cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì
trong thời gian thí nghiệm phải cử người đứng gác, đồng thời phải đặt rào chắn
và treo biển “Dừng lại! Điện cao áp”.
b. Cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì
phải nhắc nhở trước khi thử nghiệm, đồng thời phải đặt rào chắn và treo biển
“Dừng lại! Điện cao áp”.
c. Phải đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cao su cách
điện.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 39. Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và
người thao tác phải thực hiện những qui định nào?
a. Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng
ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới
tiếp tục tiến hành
b. Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay việc thực hiện theo
phiếu thao tác và báo cáo cho lãnh đạo biết rồi mới được tiếp tục thao tác
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a, b đều sai
Câu 40. Những trường hợp phải cử người giám sát an toàn điện riêng cho đơn
vị công tác (không phải là người chỉ huy trực tiếp) là:
a. Đơn vị công tác làm các công việc nề, mộc, cơ khí ở nhà máy điện, trạm
điện và người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không có chuyên môn về
điện.
b. Đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây
giao chéo ở phía dưới và gần đường dây đang có điện.
c. Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.

7
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 41. Nghỉ giải lao trong khi làm việc, nếu cắt điện từng phần hoặc không cắt
điện thì:
a. Sau khi nghỉ xong, nếu chưa có mặt người CHTT, người giám sát an toàn
điện (nếu có) thì không nhân viên nào được tự ý vào nơi làm việc.
b. Sau khi nghỉ xong, nhân viên đơn vị công tác có thể vào làm việc khi
chưa có mặt người CHTT, người giám sát an toàn điện (nếu có) để tranh
thủ thời gian sớm hoàn thành công việc.
c. Sau khi nghỉ xong, nhân viên đơn vị công tác có thể vào làm việc khi
chưa có mặt người CHTT, người giám sát an toàn điện (nếu có) khi được
nhân viên đơn vị quản lý vận hành cho phép.
Câu 42. Việc cử người cho phép làm việc, đơn vị quản lý vận hành có trách
nhiệm:
a. Cử nhân viên vận hành để làm thủ tục cho phép làm việc tại hiện trường.
b. Cử ATVSV hoặc Tổ trưởng sản xuất để làm thủ tục cho phép làm việc tại
hiện trường.
c. Cử người cho phép là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca
trực để làm thủ tục cho phép làm việc tại hiện trường.
Câu 43. Khi làm công việc theo Lệnh công tác, quy định nào sau đây đúng:
a. Mọi biện pháp an toàn chuẩn bị nơi làm việc đều do người cho phép đơn
vị công tác vào làm việc thực hiện.
b. Không phải thực hiện các biện pháp an toàn nơi làm việc nếu tính chất
công việc đơn giản hoặc thiết bị đã ngừng vận hành.
c. Mọi biện pháp an toàn nơi làm việc đều do đơn vị công tác thực hiện.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 44. Đặc tính của axit sulfuric đậm đặc 98% là
a. Gây bỏng nặng, ăn mòn mạnh.
b. Tỏa nhiệt mạnh khi hòa tan trong nước.
c. Dung dịch sáng, không màu, nặng hơn nước.
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 45. Khi làm việc với axit sulfuric đậm đặc cần chú ý:
a. Nếu vào da, lập tức cởi bỏ quần áo, giày, rửa với vòi nước ít nhất 15 phút,
không dùng bất kì hóa chất có tính kiềm nào để trung hòa.
b. Nếu hóa chất bắn vào mắt, rửa mắt với vòi nước ít nhất 30 phút. Hỏi ý
kiến bác sỹ để được hướng dẫn.
c. Khi bị axit sulfuric đậm đặc bắn da, mắt, phải lập tức đưa nạn nhân đến
trung tâm y tế gần nhất.
d. Cả a, b, c đều đúng.

8
Câu 46. Các nguyên tắc phòng ngừa nguy hại do hóa chất gây ra
a. Thay thế, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
b. Tạo khoảng cách và che chắn.
c. Thông gió.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 47. Phòng cháy, chữa cháy thiết bị hóa chất. cần phải
a. Phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy phù hợp với tính chất của
từng loại hóa chất; phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, phải
hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cho công nhân.
b. Những đường ống dẫn hơi, khí, chất lỏng khác nhau phải sơn màu khác
nhau.
c. Các chất dễ cháy nổ phải được phân nhóm theo nhiệt độ bùng cháy và
theo vùng giới hạn nổ, từ đó có biện pháp để phòng ngừa cho phù hợp.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 48. Khi sử dụng các thiết bị nâng chuyển thì cấm:
a. Mang tải trong tình trạng không ổn định, đứng trên tải để điều chỉnh sự
cân bằng của tải.
b. Vận chuyển tải qua các máy và thiết bị đang hoạt động.
c. Kéo lê tải dưới đất, dưới sàn nhà, khi cáp móc xiên tải bị nghiêng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 49. Khi cần đưa các vật liệu nặng lên cao phải…
a. Ném từng thiết bị nhẹ lên cao trước, thiết bị nặng phải dùng thiết bị nâng
chuyên dụng nâng lên sau.
b. Nhờ phương tiện cơ giới đưa lên (như xe cẩu).
c. Phải dùng thiết bị nâng hoại phương tiện cơ giới phù hợp để di chuyển.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 50. Thử tải trọng định kỳ cho dây an toàn đang sử dụng quy định như thế
nào?
a. Thử chịu tải trọng 225 kg trong 5 phút.
b. Thử chịu tải trọng 300 kg trong 5 phút.
c. Đeo vào người rồi mắc vào vật chắc chắn và ngả người xem dây có hỏng
không.
d. Cả a, b, c đều đúng.

9
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIỮ BẬC

ĐỀ 6 - ESP

STT Câu Đáp án Câu Đáp án


1 1 26
2 2 27
3 3 28
4 4 29
5 5 30
6 6 31
7 7 32
8 8 33
9 9 34
10 10 35
11 11 36
12 12 37
13 13 38
14 14 39
15 15 40
16 16 41
17 17 42
18 18 43
19 19 44
20 20 45
21 21 46
22 22 47
23 23 48
24 24 49
25 25 50

10

You might also like