You are on page 1of 12

Đáp án lý thuyết về tuabin hơi nước và nhà máy điện.

1. Mô tả cấu tạo và phân loại Tuabin hơi nước?


a. Mô tả cấu tạo của tuabin hơi nước:
- Xylanh: là phần vỏ ngoài, trên thân xylanh gắn các ống phun gắn các cánh
tĩnh, có gối trục đỡ, các vành chèn rò hơi.
- Roto: gồm trục, trên trục có cánh động, cổ trục tuabin nằm trên gối đỡ.
- Một tầng tuabin bao gồm một dãy ống phun gắn trên bánh tĩnh và một dãy
cánh động gắn trên bánh động.
- Tuabin một tầng là tuabin chỉ gồm 1 tầng tuabin.
- Tuabin nhiều tầng gồm nhiều tầng tuabin. Trong tuabin bin nhiều tầng, tầng
đầu tiên là tầng tốc độ (có thể là tầng 1 cấp tốc độ, hoặc tầng kép 2 cấp tốc độ);
các tầng tiếp theo là tầng áp lực, sinh công. Tầng tốc độ thường làm việc theo
nguyên tắc xung lực, các tàng áp lực có thể được chế tạo theo kiểu tầng xung lực
hoặc tầng phản lực.
b. Nêu cách phân loại tuabin:
Phân loại theo dòng: tuabin xung lực và tuabin phản lực.
Phân loại theo thông số: tuabin thấp áp, trung áp, cao áp, trên cao áp.
Phân loại theo tầng cánh; tuabin 1 tầng, nhiều tầng.
Phân loại theo thân: có tuabin 1, 2, 3 thân
Phân loại theo môi chất: tuabin hơi, khí , thủy lực.
Phân loại theo chu trình: tuabin đối áp, ngưng hơi.
2. Phân tích sự ảnh hưởng của các thông số hơi tới hiệu suất tuyệt đối của
chu trình lý tưởng? Ý nghĩa kinh tế của việc thay đổi thông số đó?
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ hơi chính T 0:
- Tăng nhiệt độ hơi chính dẫn đến tăng hiệu suất của chu trình lý tưởng.
- Nếu quá trình giãn nở kết thúc ở vùng hơi ẩm, việc tăng T 0 sẽ làm giảm độ
ẩm của hơi ở các tầng cánh cuối, không những tăng hiệu suất nhiệt mà đồng thời
làm tăng hiệu suất tương đối của tuabin.
- Giới hạn tăng nhiệt độ hơi chính phụ thuộc vào vật liệu chế tạo tuabin, các
đường ống dẫn hơi.
b. Ảnh hưởng của áp lực hơi chính p0:
- Với nhiệt độ hơi mới T 0 và nhiệt độ hơi thoát T k không đổi, khi tăng áp lực
hơi chính p0 thì nhiệt độ hơi bão hòa sẽ tăng, làm tăng nhiệt độ tương đương cấp
nhiệt do đó sẽ làm tăng hiệu suất nhiệt.
- Tuy nhiên, việc tăng áp suất đầu p0 cũng làm tăng phần nhiệt lượng cần để
đun nước tới nhiệt độ bão hòa, nên hiệu quả của việc tăng p0 là có giới hạn, quá
giới hạn này, hiệu suất chu trình sẽ giảm.
- Cùng điều kiện T 0 ,T k , nếu tăng p0 sẽ làm tăng độ ẩm của hơi các tầng cánh
cuối tuabin, làm giảm hiệu suất tương đối của tuabin.
c. Ảnh hưởng của áp suất hơi thoát:
- Giảm áp suất hơi thoát pk khi các thông số hơi ban đầu p0 , t0 không đổi sẽ
làm giảm nhiệt độ ngưng tụ của hơi, tăng nhiệt dáng lý thuyết và tăng hiệu suất
chu trình nhiệt.
- Giới hạn giảm áp suất hơi thoát của chu trình nhiệt phụ thuộc nhiệt độ của
môi trường xung quanh (nhiệt độ nước làm mát bình ngưng); phụ thuộc vào khả
năng thoát hơi những
3. Vẽ và giải thích sơ đồ nguyên lý của nhà máy nhiệt điện tuabin hơi làm
việc theo chu trình Rankine; Biểu diễn chu trình trên đồ thị i-s và T-s, giải thích
các quá trình?
a. Sơ đồ nguyên lý của NMNĐ tuabin hơi làm việc theo chu trình Rankine:
b. Giải thích các quá trình:
1-2: quá trình giãn nở đoạn nhiệt (thuận nghịch) của hơi trong tuabin, áp suất
giảm từ p1 đến p2.
2-3: quá trình hơi thoát tuabin ngưng tụ trong bình ngưng, nhả nhiệt ở áp
suất không đổi cho nước làm mát.
3-4: quá trình nén đoạn nhiệt nước ngưng trong bơm cấp, áp lực nước cấp
tăng từ áp lực p2 đến p1.
4-1: quá trình nhận nhiệt đẳng áp của nước cấp trong lò hơi, nước cấp nhận
nhiệt chuyển trạng thái từ nước bão hòa (ở bộ hâm nước) sang hơi bão hòa ẩm
(ở dàn ống sinh hơi) cuối cùng thành hơi quá nhiệt (ở bộ quá nhiệt).
4. Biểu diễn quá trình giãn nở của dòng hơi trong Tuabin (qua một tầng
cánh), giải thích sự khác nhau giữa quá trình giãn nở của dòng hơi trong tuabin
thực tế và tuabin lý tưởng?
a. Quá trình giãn nở của dòng hơi qua 1 tầng cánh tuabin:
- Các điểm:
o 0: điểm trạng thái hơi đầu vào tầng cánh.
o 1: điểm trạng thái hơi ra khỏi dãy ống phun theo quá trình giãn nở
thực;
o k: điểm trạng thái hơi ra khỏi dãy cánh động- ra khỏi tầng cánh theo
quá trình giãn nở thực;
o 1t: điểm trạng thái hơi ra khỏi dãy ống phun theo quá trình giãn lý
tưởng;
o kt: điểm trạng thái hơi ra khỏi dãy cánh động- ra khỏi tầng cánh
theo quá trình giãn nở lý tưởng;
- Các quá trình:
o 0-kt; 0-1t; 1t-kt lần lượt là quá trình giãn nở đoạn nhiệt (lý tưởng)
của hơi qua một tầng cánh, qua ống phun và qua cánh động của
tuabin.
o 0-k; 0-1; 1-k lần lượt là quá trình giãn nở thực của hơi qua 1 tầng
cánh, qua ống phun và qua cánh động của tuabin.
b. Sự khác nhau giữa quá trình giãn nở lý tưởng và quá trình giãn nở thực:
- Quá trình giãn nở lý tưởng là quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch, theo
đường đẳng entropy (s = hằng số); quá trình thực luôn diễn ra theo hướng tăng
entropy của dòng hơi.
- Quá trình thực tế xảy ra luôn đi cùng với tổn thất năng lượng của dòng
hơi khi giãn nở qua tuabin, các tổn thất bao gồm: tổn thất ma sát của dòng hơi
theo bề mặt, gốc và đỉnh cánh; tổn thất do dòng hơi xoáy ở mép cánh phía thoát;
tổn thất tốc độ ra; tổn thất do thành phần ẩm ở các tầng cánh làm việc trong
vùng hơi bão hòa ẩm;…. Các tổn thất này làm giảm nhiệt dáng của hơi khi giãn
nở qua tầng.
5. Nêu các loại Hiệu suất của Tuabin?
- Hiệu suất trong tương đối: quá trình giãn nở của dòng hơi qua tuabin luôn
có tổn thất năng lượng dẫn đến nhiệt dáng sử dụng hi luôn nhỏ hơn nhiệt dáng lý
thuyết h 0, tỷ lệ giữa 2 loại này gọi là hiệu suất trong tương đối.
η oi =hi /h0
- Hiệu suất trong tuyệt đối: là tỷ số giữa nhiệt dáng sử dụng hi trên lượng
nhiệt cung cấp cho 1kg môi chất trong lò hơi q i.
ηi =hi /qi
- Hiệu suất tuyệt đối : là tỷ số giữa công tuabin lý tưởng trên lượng nhiệt
cung cấp cho 1kg môi chất trong lò hơi. Trong chu trình rankine, nếu bỏ qua
công kéo bơm cấp thì hiệu suất tuyệt đối được tính :
ηt =h 0 /qi
6. Trình bày các khái niệm và viết công thức biểu diễn về Suất tiêu hao hơi,
Suất tiêu hao nhiệt và Suất tiêu hao nhiên liệu ở nhà máy điện ngưng hơi không
có quá nhiệt trung gian? Suất tiêu hao hơi và suất tiêu hao nhiệt thay đổi thế nào
khi có quá nhiệt trung gian?
a. Nêu các khái niệm:
- Suất tiêu hao hơi: là lượng hơi tiêu hao cần thiết để sản xuất ra 1 kWh điện.
Ký hiệu d 0 = D0 /W e (kg/ kWh)
Trong đó: D 0 là lưu lượng hơi; W E là công suất điện đầu cực máy phát.
- Suất tiêu hao nhiệt là lượng nhiệt cần để sản xuất ra 1kwh điện
Ký hiệu q e = QTB / W e (kJ/ kWh)
Trong đó: QTB là lượng nhiệt tiêu hao cho tuabin trong một đơn vị thời gian (;
W E là công suất điện đầu cực máy phát.
- Suất tiêu hao nhiên liệu: là lượng nhiên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 kWh
điện.
Ký hiệu: b = B/ W e (kg/kWh)
Trong đó: B là tiêu hao nhiên liệu; W E là công suất điện đầu cực máy phát.
b. Suất tiêu hao hơi và suất tiêu hao nhiệt thay đổi như thế náo khi có quá
nhiệt trung gian?
Quá nhiệt trung gian hơi (tái nhiệt) làm tăng hiệu suất chu trình nhiệt và chu
trình nhà máy điện nói chung, do đó làm giảm suất tiêu hao hơi và suất tiêu hao
nhiệt.
7. Các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp tăng cường hiệu suất nhiệt của chu
trình Rankine?
a. Áp lực hơi chính: ở cùng điều kiện nhiệt độ hơi mới T 0 và nhiệt độ hơi
thoát T k , nếu nâng cao áp lực hơi ban đầu tới một giá trị nhất định sẽ làm tăng
hiệu suất tuyệt đối của chu trình. Qua giá trị này, tiếp áp lực hơi ban đầu làm
giảm hiệu suất chu trình nhiệt. Đồng thời, việc tăng áp lực hơi chính không đi
cùng với tăng nhiệt độ hơi mới T 0, làm tăng độ ẩm của hơi ở các tầng cánh cuối,
tiếp tục làm giảm hiệu suất do tổn thất từ thành phần ẩm trong hơi.
b. Nhiệt độ hơi chính: dù quá trình giãn nở của hơi trong tuabin kết thúc ở
vùng nào (vùng hơi quá nhiệt, hơi bão hòa ẩm) thì việc tăng nhiệt độ hơi chính
T 0 cũng sẽ làm hiệu suất chu trình tăng. Đồng thời, nếu quá trình giãn nở kết
thúc ở vùng hơi ẩm thì khi nâng nhiệt độ ban đầu độ ẩm hơi tầng cánh cuối sẽ
giảm, góp đó nâng cao nhiệt độ ban đầu sẽ tăng hiệu suất chu trình nhiệt và tăng
hiệu suất trong tương đối của tuabin.
c. Giảm áp lực hơi thoát pk : nếu giảm pk sẽ làm tăng nhiệt dáng và tăng hiệu
suất chu trình nhiệt.
d. Quá nhiệt hơi trung gian: áp dụng quá nhiệt trung gian hơi sẽ cho phép
tăng đáng kể áp lực hơi chính, làm tăng hiệu suất chu trình. Sử dụng quá nhiệt
trung gian cũng làm giảm độ ẩm hơi tầng cánh cuối do đó hiệu suất trong tương
đối của tầng cánh cuối tăng lên và hiệu suất toàn tuabin cũng tăng lên.
e. Gia nhiệt hồi nhiệt nước cấp: Tổn thất nhiệt cho nước làm mát trong bình
ngưng của tuabin tỷ lệ thuận với lượng hơi thoát vào bình ngưng. Lưu lượng hơi
đi vào bình ngưng có thể giảm nhiều (30-40%) nếu đem hơi trích từ 1 tầng cánh
tuabin để gia nhiệt nước cấp (sau khi sinh công tầng cánh trước) biện pháp này
gọi là hồi nhiệt hâm nước cấp.Với cùng một nhiệt độ hơi thoát trung bình so với
chu trình thường, chu trình hồi nhiệt có nhiệt độ trung bình cấp nhiệt cao hơn
nên hiệu suất nó cũng cao hơn.
8. Nêu nguyên lý làm việc tầng xung lực và tầng phản lực của tuabin hơi?
Thế nào là độ phản lực? Biểu diễn sự giãn nở của dòng hơi qua tầng xung lực và
tầng phản lực lên giản đồ i-s?
a. Nguyên lý tầng xung lực và tầng phản lực:
- Tầng xung lực là tầng cánh mà hơi chỉ sinh công giãn nở ở tầng cánh tĩnh
(ống phun).
- Tầng phản lực là tầng cánh mà hơi sinh công giãn nở ở cả tầng cánh động
và tầng cánh tĩnh.
Figure 1. Đồ thị giãn nở của hơi qua tầng xung lực và tầng phản lực

b. Độ phản lực là tỷ số giữa nhiệt dáng của dãy cánh động với nhiệt dáng
toàn tầng.
ρ=h0.cđ /h 0
c. Biểu diễn sự giản nỡ của dòng hơi qua tầng xung lực và tầng phản lực trên
giản đồ i-s:

Giải thích:
- Điểm 0, 1, 2: lần lượt là trạng thái của hơi đầu vào tầng, sau dãy ống phun
và sau dãy cánh động (ra khỏi tầng).
- 0-1: quá trình giãn nở của hơi trong ống phun;
- 1-2: quá trình giãn nở của hơi trong cánh động;
- h 0 , h0. op , h0 , cđ : lần lượt là là nhiệt dáng trên toàn tầng, trên dãy ống phun và
trên dãy cánh động.
9. Vẽ sơ đồ tính toán cân bằng nhiệt bình ngưng tua bin hơi? Viết phương
trình cân bằng nhiệt bình ngưng, định nghĩa bội số làm lạnh và viết công thức
xác định bội số làm lạnh ?
a. Sơ đồ cân bằng nhiệt của bình ngưng tuabin hơi:

Hơi thoát tuabin với lưu lượng Dk , entanpi ik , “nhả” nhiệt cho nước làm mát,
ngưng tụ lại thành nước ngưng có entanpi i'k , lưu lượng nước ngưng bằng lưu
lượng hơi thoát D k .
Nước làm mát vào có lưu lượng D lm, entanpi ivào
lm ; nhận nhiệt từ hơi thoát tuabin;

thoát ra với entanpi iralm.


b. Phương trình cân bằng nhiệt của bình ngưng:
Q k =D k ( i k −i 'k )=D lm ( i ra
lm−i lm )
vào

trong đó:
Q k - lượng nhiệt mà hơi ngưng tụ truyền cho nước làm mát, MJ/h;
D k và Dlm - lưu lượng hơi ngưng và nước làm mát t/h;

i k và i k - entanpi hơi thoát và nước ngưng kJ/kg;
i vào ra
lm và i lm- entanpi nước làm mát vào và ra khỏi bình ngưng kJ/kg;

c. Bội số làm lạnh là tỷ số giữa lưu lượng nước làm mát trên lưu lượng nước
ngưng (lưu lượng hơi thoát tuabin). Được tính bằng công thức:
D lm
m=
Dk

10. Nêu khái niệm nhiệt dáng lý thuyết (lý tưởng) và nhiệt dáng thực
của dòng hơi trong tuabin; Vẽ biểu diễn các nhiệt dáng trên giản đồ i-s?.
- Nhiệt dáng của tuabin là công do 1 kg hơi trong tuabin sinh ra, được tính
bằng hiệu entanpi giữa hơi mới cấp vào tuabin và hơi thoát khỏi xylanh hạ
áp.
- Nhiệt dáng lý thuyết là nhiệt dáng đạt được khi quá trình giãn nở của
dòng hơi là quá trình đoạn nhiệt, không có tổn thất. Nhiệt dáng thực là
nhiệt dáng có tính đến tổn thất trong tuabin như tổn thất ma sát, tổn thất
thông đẩy hơi quẩn, tổn thất rò rỉ hơi. Nhiệt dáng thực luôn nhỏ hơn nhiệt
dáng lý thuyết.

- Trong đồ thị i-s trên, các điểm:


o Điểm 1: hơi mới cấp vào tuabin;
o Điểm 2: hơi thoát với quá trình giãn nở lý thuyết;
o Điểm 2t: hơi thoát với quá trình giãn nở thực.
- Nhiệt dáng lý thuyết H 0=i 1−i 2
Nhiệt dáng thực H 0.t =i1−i2 t
11. Thế nào gọi là khử khí cho nước? Trong nhà máy điện thường áp
dụng loại khử khí bằng nhiệt nào? (Theo nhiệm vụ, theo phương pháp gia nhiệt,
theo áp suất, theo cấu trúc).
a. Khử khí cho nước là quá trình tách các chất khí không ngưng hòa tan
trong nước gây ăn mòn kim loại ra khỏi nước, như khí O2, C O2.
b. Trong nhà máy điện thường áp dụng loại khử khí bằng nhiệt, kiểu gia
nhiệt hỗn hợp (tức là gia nhiệt cho nước đến trạng thái bão hòa ứng với
áp suất thì các khí không ngưng tụ (như O2, C O2) sẽ tách ra khỏi nước và
được đưa ra bằng đường thoát khí.
c. Phân loại:
- Theo nhiệm vụ: khử khí cho nước cấp, khử khí cho nước bổ sung.
- Theo phương pháp gia nhiêt: khử khí sơ bộ, khử khí hỗn hợp.
- Theo áp suất: khử khí áp suất cao, áp suất khí quyển.
- Theo cấu trúc: khử khí kiểu màng, kiểu dòng, kiểu giọt.
12. Những thiết bị nào ở nhà máy điện cần nước làm mát? Trong đó
thiết bị nào dùng nhiều nhất?
Trong nhà máy điện có các thiết bị cần sử dụng nước làm mát gồm: bình
ngưng, bình làm mát dầu tuabin, bộ làm mát khí máy phát điện, bộ làm mát gối
đỡ các động cơ quạt, động cơ bơm cấp,… Trong đó bình ngưng là thiết bị sử
dụng nhiều nước làm mát nhất.
13. Hiện tượng thủy kích (water hammer) đường ống là gì? Tác hại?
a. Hiện tượng thủy kích: Khi tốc độ dòng lỏng thay đổi một cách đột ngột,
trong thời gian ngắn lặp lại nhiều lần với tốc độ thay đổi quá nhanh được gọi là
thủy kích
b. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thủy kích
- Đóng mở đột ngột các van đường ống áp lực, khi bơm đột ngột dừng hoặc
khởi động, lưu lượng đột ngột thay đổi dẫn đến tốc độ của chất lỏng thay
đổi nhanh.
- Van chặn đường ống hỏng cũng phát sinh hiện tượng thủy kích. Trong
đường ống hơi nếu không sấy, hơi trong đường ống có thể bị ngưng thành
nước, thể tích đột ngột giảm, tạo thành chân không cục bộ cũng phát sinh
rung động lớn.
c. Tác hại của hiện tượng thủy kích: Khi phát sinh hiện tượng thủy kích, áp
lực tăng cao hơn bình thường gấp nhiều lần, làm cho vật liệu đường ống chịu lực
tác động, thay đổi áp đột ngột gây chấn động thiết bị và đường ống gây hại cho
đường ống và thiết bị.
14. Hiện tượng xâm thực bơm và van là gì? Tác hại?
a. Hiện tượng xâm thực: Xâm thực là hiện tượng hình thành và ngay sau đó
co cụm các bong bóng hơi trong dòng môi chất, xảy ra tại những vùng tại
đó áp suất dòng giảm đột ngột, các vị trí đó thường là đầu hút của bơm,
bề mặt “ti van”,..
Khi áp suất giảm đột ngột, các bong bóng hơi hình thành do nhiệt độ bão
hòa lúc này giảm (do giảm áp suất), thấp hơn nhiệt độ dòng môi chất.
Ngay sau đó, dòng lưu thông đến vùng có áp suất cao, các bóng hơi
ngưng tụ trong khoảng thời gian rất nhanh, tạo thành khoảng chân không
cục bộ tại nhưng bóng hơi này; phần chất lỏng xung quanh choán chỗ
trống này trong khoảng thời gian cực ngắn, tạo xung lượng rất lớn tác
động trực tiếp lên bề mặt kim loại.
b. Tác hại của hiện tượng xâm thực:
- Phá hủy bề mặt kim loại;
- Gây rung, ồn, …
- Công suất và hiệu suất bơm giảm đáng kể.
15. Trình bày các tổn thất do ma sát của dòng hơi khi lưu thông ngang
qua dãy cánh tuabin.
- Tổn thất profin: khi dòng hơi chuyển động ngang qua dãy cánh, do bề mặt
cánh có độ nhám nhất định làm cho tốc độ trung bình của dòng hơi giảm.
Do có tổn thất tốc độ này nên tốc độ hơi ra khỏi dãy cánh bị giảm đi, gây
nên tổn thất năng lượng được goijl à tổn thất ma sát theo profin dãy cánh.
- Tổn thất ma sát ở gốc và đỉnh cánh: các cánh ống phun của tuabin được
gắn trên các bánh tĩnh được gọi là gốc cánh. Đối với các cánh có chiều dài
lớn, để đảm bảo cho cánh khỏi bị dao động, trên đỉnh cánh có đai giữ để
nối liên kết các cánh với nhau. Do đó cũng tồn tại tổn thất năng lượng ở
gốc cánh và đỉnh cánh, tương tự như đối với bề mặt cánh.
- Tổn thất do xoáy ở mép ra của cánh: Vì mép ra của cánh có chiều dày
nhất định, do đó khi dòng hơi chảy qua sẽ xuất hiện dòng xoáy ở mép ra
và gây nên tổn thất năng lượng gọi là tổn thất xoáy ở mép ra của cánh.
- Do tồn tại các tổn thất nói trên nên hiệu suất dòng hơi qua cánh sẽ giảm
xuống.
16. Trình bày mục đích của việc bố trí các bộ chèn trục tuabin? Trình bày
nguyên lý làm việc của bộ chèn kiểu răng lược?
a. Mục đích bố trí các bộ chèn trục tuabin:
Ngoài dòng hơi chính giãn nở qua tuabin, còn có các dòng hơi rò, không trực
tiếp tham gia sinh công, làm giảm hiệu suất tuabin. Các dòng hơi rò này bao
gồm:
- Dòng hơi rò qua khe hở giữa trục và thân máy;
- Dòng hơi rò qua bánh tĩnh và trục, giữa đai cánh động và stato;
- Dòng hơi rò giữa bánh tĩnh và đĩa ở gốc cánh động;
- Rò không khí lọt vào bình ngưng ở phần hạ áp….
Do đó, mục đích của bộ chèn tuabin là giảm bớt hơi rò qua khe hở giữa stato
và roto tuabin.
b. Cấu trúc cơ bản và nguyên lý làm việc của bộ chèn kiểu răng lược.

Bộ chèn kiểu răng lược gồm nhiều răng chèn nối tiếp nhau, tạo thành những
khe hở rất hẹp sát với roto tuabin và những ngăn giãn nở. Khi đi qua khe hở hẹp
δ , áp suất dòng hơi rò giảm, tốc độ tăng. Khi đi vào ngăn giãn nở, động năng của
dòng hơi rò bị mất đi và biến thành nhiệt. Quá trình này lặp lại ở những khe hở
và ngăn giãn nở tiếp theo. Khi đi qua dãy các răng chèn và ngăn giãn nở, áp suất
dòng hơi rò đã được giảm dẫn đến lượng hơi rò cũng giảm.
17. Nêu những tổn thất năng lượng do độ ẩm trong tầng tuabin?
Tổn thất năng lượng do độ ẩm trong tầng tuabin bao gồm những thành
phần chủ yếu sau đây:
- Tổn thất do sự va đập của những giọt nước vào lưng cánh động, gây nên
mô-men cản chuyển động quay của roto;
- Tổn thất do độ quá lạnh của hơi;
- Tổn thất do dòng hơi phải gia tốc các giọt nước;
- Tổn thất trong lớp biên do sự tạo thành màng nước lên bề mặt của phần
chảy;
- Tổn thất do tăng kích thước của vệt mép ra do màng ẩm bị xé vụn sau khi
rời khỏi mép ra của cánh động.

You might also like