You are on page 1of 14

Lý thuyết về lò hơi

1. Nêu các đặc tính cơ bản của lò hơi? Phân loại lò hơi?
1. Đặc tính cơ bản của lò hơi:
- Sản lượng hơi D: là lượng hơi sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, đơn vị:
T/h, kg/h, kg/s. Thường chú ý đến 3 loại sản lượng hơi sau:
o Sản lượng hơi định mức: D 0 là sản lượng hơi lớn nhất mà lò hơi có thể làm việc
lâu dài ổn định với thông số hơi quy định.
o Sản lượng hơi kinh tế: Dkt là sản lượng hơi mà lò làm việc với hiệu suất nhiệt
cao nhất.
o Sản lượng hơi cực đại D Max là sản lượng hơi lớn nhất cho phép lò hơi làm việc
tạm thời trong khoảng thời gian ngắn.
- Thông Số hơi:
o Đối với lò hơi nhà máy nhiệt điện, hơi là hơi quá nhiệt nên thông số hơi được
biểu thị bằng áp suất hơi quá nhiệt Pqn và nhiệt độ hơi quá nhiệt t qn.
- Hiệu suất của lò hơi: Hiệu suất của lò hơi là tỷ số giữa lượng nhiệt mà môi chất
hấp thụ được với lượng nhiệt cung cấp vào cho
- Ngoài ra còn 1 số đặc tính khác như: nhiệt thế thể tích, nhiệt thế diện tích, suất
tiêu hao kim loại,…
2. Phân loại lò hơi:
- Phân loại theo sản lượng hơi:
o Lò hơi công suất nhỏ
o Lò hơi công suất trung bình
o Lò hơi công suất lớn
- Dựa vào thông số của hơi:
o Lò hơi thông số thấp;
o Lò hơi thông số trung bình;
o Lò hơi thông số cao, siêu cao
- Dựa theo chế độ chuyển động của nước trong lò hơi: có thể chia thành 4 loại:
o Lò hơi đối lưu tự nhiên:.
o Lò hơi tuần hoàn tự nhiên:.
o Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức:.
o Lò đối lưu cưỡng bức:.
- Dựa theo cách đốt nhiên liệu:
o Lò hơi đốt theo lớp:
o Lò hơi đốt phun;
o Lò hơi tầng sôi;
o Các loại lò hơi khác.
2. Nêu các thành phần hóa học và thành phần công nghệ của Nhiên liệu; Sự
ảnh hưởng của các thành phần hoá học của nhiên liệu đến quá trình cháy?
1. Thành phần hóa học của nhiên liệu:
Có thể phân tích thành những thành phần cháy được như C, H, một phần lưu
huỳnh S, Nito N và quy ước cả oxy O; và các thành phần không cháy được như tro A,
ẩm W.
Carbon: là thành phần cháy chủ yếu của nhiên liệu hữu cơ, carbon có thể chiếm từ
50- 95% khối lượng.
Hydro là thành phần cháy quan trọng, khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt hơn, khoảng hơn
4 lần so với carbon và dễ bắt lửa. Trong thành phần nhiên liệu hữu cơ, hydro chiếm
khoảng từ 2 đến 10%.
Lưu huỳnh thường tồn tại dưới ba dạng: hữu cơ, dạng khoáng chất là hai dạng
cháy được và dạng thứ 3 ko cháy được là dạng sunphate sẽ tạo thành tro xỉ.
Lưu huỳnh trong nl không nhiều, nhiều nhất khoảng 7-8%.
Nito: Khi đốt ở áp suất khí quyển và nhiệt độ không thật cao thì N không cháy mà
lẫn vào sản phẩm cháy dưới dạng tự do; ở nhiệt độ và áp suất cao thì N cháy được tạo
thành oxit nito ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong nhiên liệu hữu cơ N chiếm
khoảng 0,5 đến 2,5%.
Oxy: Cũng quy ước là thành phần cháy được, nhưng thực ra không cháy làm giảm
bớt nhiệt lượng tỏa ra khi cháy.
Ẩm: là thành phần có hại, tiêu tốn nhiệt để làm bốc hơi, làm tăng nhiệt độ đọng
sương của khói nhất là khi đốt nhiên liệu có nhiều lưu huỳnh.
Tro: là tổng hợp những thành phần không cháy được ở thể rắn. Tro có tác dụng
xấu: giảm nhiệt lượng, bám bẩn, mài mòn bề mặt truyền nhiệt, ống dẫn, quạt... Thành
phần công nghệ của nhiên liệu:
Chất bốc: Là những chất khí thoát ra khi nhiên liệu bị phân hủy nhiệt trong môi
trường không có oxy. Chất bốc bao gồm chủ yếu H, CmHn, CO,... Càng nhiều chất
bốc càng dễ bắt lửa, cháy ổn định. Nhiên liệu có chất bốc trên 25% rất dễ cháy, dưới
17% khó cháy.
3. Viết Phương trình cân bằng nhiệt của lò hơi; Khái niệm và viết biểu thức
về Hiệu suất nhiệt, Nhiệt lượng hữu ích, Suất tiêu hao nhiên liệu?
1. Phương trình cân bằng nhiệt của lò hơi
Nhiệt lượng nhận được khi đốt cháy nhiên liệu một phần được sử dụng để sinh hơi,
phần còn lại bị mất đi trong quá trình làm việc chính là tổn thất, nên ta có:
Qđv =Qnl +Qkk =Q 1+ Q2+Q3 +Q 4 +Q5 +Q 6
Trong đó:
Q1 là nhiệt lượng sử dụng hữu ích để sinh hơi, kJ/kg.
Q2 là lượng tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi
Q3 là lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hóa học
Q4 là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học
Q5 là lượng nhiệt tổn thất do tỏa nhiệt từ mặt ngoài tường lò ra không khí xung quanh
Q6 là lượng tổn thật nhiệt do xỉ nóng mang ra ngoài
Qđv là nhiệt lượng cấp cho lò hơi khi đốt 1 kg nhiên liệu rắn, lỏng (hoặc 1m3 nhiên
liệu khí). Thường lấy gần đúng Qđc Qnlth , trong đó Qnlth là nhiệt trị thấp của nhiên liệu.
2. Các khái niệm:
- Hiệu suất nhiệt của lò hơi: là tỷ lệ giữa lượng nhiệt có ích và lượng nhiệt đưa
vào.
- Nhiệt lượng hữu ích: nhiệt lượng hữu ích là nhiệt lượng được truyền cho môi
chất.
- Suất tiêu hao nhiêu liệu: Lượng nhiên liệu cần thiết trong 1 giờ, kg/h.
4. Nêu các loại tổn thất nhiệt của lò hơi và viết các biểu thức đó?
Các loại tổn thất nhiệt của lò hơi:
1. Tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi: Khói thoát lò hơi có nhiệt độ
cao, trong khi đó nhiệt độ môi trường chỉ khoảng 30 độ, như vậy phải mất một lượng
nhiệt để đốt nóng không khí và nhiên liệu từ nhiệt độ môi trường đến nhiệt độ khói
thải, mất mát nhiệt này gọi là tổn thất nhiệt do khói thải, ký hiệu là Q2 (kJ /kg) hoặc
q 2 (%).
2. Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học q3
Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn thì trong khói còn có các chất khí chưa cháy
hết như CO, H2, CH4. Những khí này còn có thể cháy và sinh nhiệt được nhưng chưa
cháy đã bị thải ra ngoài, làm mất đi một lượng nhiệt gây nên tổn thất nhiệt gọi là tổn
thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học, ký hiệu ……
3. Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học q4:
Nhiên liệu đưa vào lò có một phần chưa kịp cháy đã bị thải ra ngoài theo các
đường: bay theo khói, lọt qua ghi lò hoặc dính với xỉ rơi xuống đáy buồng lửa cùng
với xỉ gây nên tổn thất nhiệt gọi là tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ
học.
4. Tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh q5
Bề mặt tường lò luôn có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh, do đó
luôn có sự tỏa nhiệt từ mặt ngoài tường lò đến môi trường gây nên tổn thất, gọi là…..,
ký hiệu…..
5. Tổn thất nhiệt do xỉ mang ra ngoài lò hơi q6.
Xỉ sinh ra từ nhiên liệu trong quá trình cháy, được thải ra khỏi lò ở nhiệt độ cao.
Đối với lò hơi thải xỉ khô khoảng 600-800, lò hơi thải xỉ lỏng khoảng 1300-1400,
trong khi đó nhiệt độ nhiên liệu vào lò có nhiệt độ khoảng 20-35, như vậy lò hơi đã
mất đi một lượng nhiệt để nâng nhiệt độ từ nhiệt độ đầu vào đến nhiệt độ lúc thải ra
khỏi lò.
5. Phân tích các giai đoạn của quá trình cháy nhiên liệu trong buồng lửa tầng
sôi? Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy của nhiên liệu?
a. Quá trình cháy của nhiên liệu trong buồng lửa tầng sôi gồm 4 giai đoạn: i)
gia nhiệt và sấy; ii) Thoát và cháy chất bốc; iii) Phình ra và vỡ thô (với một số
loại than) và iv) Cháy cốc, cùng với sự mài mòn và vỡ vụn của hạt than.
i) Gia nhiệt và sấy: khi được cấp vào trong buồng lửa, hạt nhiên liệu
nhanh chóng được gia nhiệt tới nhiệt độ gần bằng nhiệt độ lớp liệu trong
buồng lửa, tốc độ gia nhiệt từ 100-1000 °C/s.
ii) Thoát và cháy chất bốc:
Bắt đầu từ nhiệt độ 500-600 °C, các chất khí trong hạt than thoát ra
ngoài, quá trình này tiếp tục đến khi nhiệt độ đạt 800-1000 °C. Khi chất bốc
khuếch tán ra đến lớp biên ngoài của hạt liệu, kết hợp với oxi và nhiệt độ cao
bên trong buồng lửa, xảy ra phản ứng cháy.
iii) Phình ra và vỡ thô:
Trong quá trình thoát chất bốc, các khí thoát ra từ bên trong hạt than làm
cho hạt than nở ra. Đây là hiện tượng phình ra của hạt than.
Đồng thời, các chất bốc thoát ra ở bên trong hạt than tạo nên một ứng suất
gây phá vỡ các hạt than ra thành từng mảnh. Đây gọi là sự phá vỡ sơ cấp
(phá vỡ thô). Các hạt than được phá vỡ thành những phần nhỏ hơn hạt than
ban đầu.
iv) Cháy cốc, mài mòn và vỡ vụn của hạt than.
Quá trình cháy của cốc thường bắt đầu sau khi bốc chất bốc, đôi khi quá
trình cháy cốc và cháy chất bốc xen lẫn nhau. Oxi từ dòng khí trong buồng
lửa được vận chuyển tới bề mặt của hạt, thực hiện phản ứng oxi hóa với
cacbon trên bề mặt cốc sinh ra sản phẩm cháy. Hạt cốc thường có cấu trúc lỗ
rỗng, oxi trong điều kiện thuận lợi phân tán vào trong các lỗ và oxi hóa hạt
cốc từ phía trong.
Trong quá trình cháy, các hạt than thô tương tác vật lý với nhau, sinh ra
các hạt min (kích thước đặc trưng <100 micromet). Đây là quá trình mài
mòn.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy của nhiên liệu:
i) Kích cỡ hạt nhiên liệu;
ii) Nhiệt độ sàn liệu;
iii) Chủng loại than;
iv) Chế độ cung cấp gió trong buồng lửa (lưu lượng gió, phân bố gió các
cấp, phân bố gió các tầng,…).
v) Hiệu quả tuần hoàn liệu trong buồng lửa.
6. Khái niệm và phân loại Nhiệt trị của nhiên liệu
Nhiệt trị (năng suất tỏa nhiệt) của nhiên liệu là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt
cháy hoàn toàn 1 kg hoặc 1 m3tc nhiên liệu, đơn vị: kJ/kg hoặc kJ/m3tc.
Có thể phân loại nhiệt trị thành:
+ Nhiệt trị cao: hơi nước trong sản phẩm cháy ngưng tụ lại. lượng nhiệt
thu được có tính đến lượng nhiệt do hơi nước ngưng tụ tạo thành.
+ Nhiệt trị thấp: hơi nước trong sản phẩm cháy vẫn ở dạng hơi
7. Nêu cấu tạo của lò hơi tầng sôi tuần hoàn sử dụng trong nhà máy nhiệt
điện Thăng Long? Trình bày nguyên lý làm việc cơ bản? Nêu các ưu, nhược
điểm của lò hơi tầng sôi tuần hoàn?
a. Cấu tạo cơ bản của lò hơi tầng sôi tuần hoàn NMNĐ Thăng Long: Cấu
tạo cơ bản bao gồm hai phần:
Phần thứ nhất là vòng tuần hoàn liệu, bao gồm:
i) Buồng lửa;
ii) Bộ phân ly cyclone;
iii) Cơ cấu tái toàn hoàn hạt rắn (chân hồi liệu- van J);
iv) Bội trao đổi nhiệt bên ngoài EHE.
Phần thứ hai là đường khói đuôi lò được bố trí các bộ quá nhiệt, tái nhiệt,
hâm nước, sấy không khí kiểu quay
b. Nguyên lý làm việc cơ bản:
Buồng lửa được hình thành các ống của dàn ống sinh hơi, có dạng hình ống
quần, chia thành 2 sàn phân phối gió sơ cấp. Nhiên liệu được cấp vào buồng lửa,
dưới tác dụng của gió sơ cấp, hình thành trạng thái lưu hóa và bắt đầu các quá
trình cháy. Một phần nhiệt lượng sinh ra bởi quá trình cháy trong buồng lửa
được truyền cho dàn ống sinh hơi.
Hỗn hợp khí rắn từ buồng lửa đi vào bộ phân ly cyclone. Tại đây, các hạt rắn
đạt tới kích thước nhất định được phân ly ra khỏi dòng hỗn hợp. Phần hạt rắn có
kích thước nhỏ hơn cùng với khí đi tới phần đuôi lò.
Hạt rắn sau phân ly ở cyclone qua chân hồi liệu- van J, một phần được đưa
quay trở lại buồng lửa, một phần được đưa qua bộ trao đổi nhiệt ngoài EHE. Tại
EHE, hạt rắn trao đổi nhiệt với các dàn ống đặt trong EHE, rồi được đưa về
buồng lửa.
Hỗ hợp khí rắn mịn sau phân ly từ cyclone đi vào phần đường khói đuôi lò,
trao đổi nhiệt với các bộ trao đổi nhiệt đặt ở đây, gia nhiệt và tái nhiệt cho hơi,
gia nhiệt cho gió sơ cấp và thứ cấp, gia nhiệt cho nước cấp. Sau đó qua bộ lọc
bụi tĩnh điện và thải ra môi trường qua ống khói.
c. Ưu điểm của lò CFB:
- Hiệu suất cháy cao;
- Khả năng sử dụng linh hoạt các loại nhiên liệu khác nhau;
- Hiệu quả khử lưu huỳnh cao;
- Giảm phát thải NOx;
- Diện tích sàn nhỏ;
- Khả năng đáp ứng tải tốt, biên độ thay đổi phụ tải lơn.
- Hệ thống chuẩn bị nhiên liệu và cấp than đơn giản.
d. Nhược điểm của lò CFB:
- Các bề mặt trao đổi nhiệt bị mài mòn mạnh;
- Tỷ lệ điện tự dùng cao;
- Tỷ lệ than chưa cháy trong tro cao.
8. Vẽ và giải thích sơ đồ vòng tuần hoàn tự nhiên của môi chất ở lò hơi? Nêu
khái niệm bội số tuần hoàn và ý nghĩa của nó?
a. Sơ đồ vòng tuần hoàn tự nhiên của môi chất ở lò
hơi.
b. Giải thích vòng tuần hoàn tự nhiên của lò hơi: tại
đường ống nước lên (ống sinh hơi), nước được nhận
nhiệt của buồng lửa và sối, hỗn hợp hơi nước có tỷ
trọng nhỏ sẽ đi lên phía trên và vào bao hơi, tại bao
hơi sẽ được tách ra khỏi nước rồi đi lên phần trên của
bao hơi sau đó đi sang bộ quá nhiệt. Nước sau khi
tách ra khỏi bao hơi đi xuống phía dưới bao hơi, rồi
đi vào ống nước xuống đặt phía ngoài tường lò, các
ống nước xuống không được gia nhiệt nên có tỷ trọng
lớn hơn và đi xuống phía dưới rồi vào ống góp dưới,
sau đó lại được gia nhiệt tại ống nước lên. Cứ như
vậy nước và hõn hợp hơi nước tạo nên một vòng tuần hoàn một cách tự nhiên
trong lò hơi gọi là vòng tuần hoàn tự nhiên.
c. Tỷ số giữa lượng nước tuần hoàn và lượng hơi sinh ra trong 1 giờ gọi là bội số
tuần hoàn: m=Dn /Dh .
Bội số tuần hoàn càng lớn thì khả năng sinh hơi càng lớn, mức độ an toàn
của vòng tuần hoàn càng lớn, tránh được hiện tượng đình lưu trong vòng tuần
hoàn, tránh nổ ống sinh hơi.
9. Trình bày vai trò của bộ quá nhiệt, bố tái nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy
không khí?
a. Bộ quá nhiệt: gia nhiệt cho hơi từ hơi bão hòa thành hơi quá nhiệt với
nhiệt độ nhất định. Việc nâng cao nhiệt độ hơi có ý nghĩa nâng cao hiệu
suất của chu trình nhiệt điện, từ đó nâng cao tính kinh tế của nhà máy
điện.
b. Bộ tái nhiệt: gia nhiệt cho hơi thoát xylanh cao áp, rồi đưa trở lại tiếp tục
giãn nở trong xy lanh trung- hạ áp. Việc tái nhiệt hơi góp phần nâng cao
hiệu suất nhiệt, đồng thời tránh việc hơi thoát tuabin có trạng thái trong
vùng có độ ẩm cao, tăng tính an toàn trong quá trình làm việc.
c. Bộ hâm nước:
Bộ hâm nước tận dụng lượng nhiệt trong khói ở phần đuôi lò để gia nhiệt
cho nước cấp, giảm thấp nhiệt độ khói thải, nâng cao hiệu suất lò hơi, tiết
kiệm nhiên liệu.
Việc gia nhiệt cho nước cấp bằng bộ hâm nước cũng góp phần làm giảm
diện tích bề mặt dàn ống sinh hơi, từ đó giảm chi phí ban đầu. Nước sau
bộ hâm có nhiệt độ cao đi vào bao hơi, giảm ứng suất nhiệt sinh ra ở bao
hơi.
d. Bộ sấy không khí: Bộ sấy không khí tận dụng nhiệt từ khói thải để gia
nhiệt cho không khí, giảm nhiệt độ khói thải, nâng cao hiệu suất lò hơi,
tiết kiệm nhiên liệu.
Nâng cao nhiệt độ không khí cũng góp phần nâng cao hiệu quả quá trình
cháy- một bước nữa nâng cao hiệu suất lò hơi.
10. Thế nào là hệ số không khí thừa, nêu cách xác định hệ số không khí thừa?
Hệ số không khí thừa là tỷ lệ giữa lượng không khí thực tế tham gia quá trình
cháy nhiên liệu với lượng không khí lý thuyết cần để đốt cháy hoàn toàn nhiên
liệu trong điều kiện lý tưởng.
α =V kk /V 0kk
Cách xác định hệ số không khí thừa: trong thực tế vận hành, hệ số không khí
thừa được xác định bằng việc phân tích khói.
11. Hãy nêu các nguyên nhân hình thành NOx trong buồng đốt và các biện
pháp giảm thiểu phát thải NOx trong lò hơi tầng tôi tuần hoàn?
a. Nguyên nhân hình thành NOx trong buồng lửa: NOx hình thành chủ yếu
từ quá trình cháy hạt than, thông qua phản ứng oxi hóa của N2 trong
không khí và N2 trong nhiên liệu.
b. Các biện pháp giảm phát thải NOx trong lò CFB:
- Giảm nhiệt độ cháy: Trong lò CFB, nhiệt độ cháy thấp khoảng 750-
900°C làm hạn chế sự oxi hóa N2 trong không khí để hình thành NOx
dạng nhiệt.
- Phân phối tỷ lệ gió cấp 1/gió cấp 2: phân phối gió cấp 1 với tỷ lệ hợp
lý có thể hình thành nên vùng có tính chất hoàn nguyên (tính chất khử)
ở khu vực phía dưới buồng đốt, nơi cấp than vào. Từ đó giảm hình
thành NOx.
- Giảm lượng không khí thừa: lượng không khí thừa càng nhỏ thì càng
giảm phát thải NOx.
12. Hãy nêu cơ chế khử SOx bằng đá vôi. Đối với lò hơi tầng sôi tuần hoàn,
trong vận hành cần chú ý duy trì những điều kiện gì để Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả khử SOx bằng đá vôi cao nhất?
a. Cơ chế khử SOx trong lò hơi tầng sôi tuần hoàn bằng đá vôi như sau:
- Cơ chế thứ nhất: khử SOx bằng phản ứng trực tiếp của CaCO3 với SO2:
CaCO3 + SO2 + 1/2O2 = CaSO4 + CO2
- Cơ chế thứ hai:
Trước tiên dưới tác dụng của nhiệt độ cao, CaCO3 được nung:
CaCO3 = CaO + CO2
Sau đó CaO phản ứng với SOx:
CaO + SO2 = CaSO3
CaSO3 + 1/2O2 = CaSO4
SO2 + 1/2O2 = SO3
CaO + SO3 = CaSO4
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khử SOx bằng đá vôi:
- Kích thước hạt đá vôi;
- Đặc tính phân ly của cyclone, thời gian lưu của hạt rắn;
- Nhiệt độ cháy
- Chiều cao buồng lửa, thời gian lưu lại của khói.
13. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ sấy không khí quay kiểu hồi
nhiệt?
a. Cấu tạo: bộ phận chính của bộ sấy không khí kiểu hồi nhiệt là một rotor
quay quanh 1 trục thẳng đứng với tốc độ thấp. Trên rotor gắn các cánh
bằng kim loại để nhận nhiệt. Khi roto quay, các cánh kim loại lần lượt khi
thì tiếp xúc với khói, khi thì tiếp xúc với không khí lạnh. Đường khói và
đường không khí được bố trí về hai phía cố định của bộ sấy và được ngăn
cách bởi vách ngăn.
b. Nguyên lý làm việc: Khi các cánh của roto nằm ở phía khói, tiếp xúc với
khói có nhiệt độ cao hơn nên sẽ bị khói đốt nóng, còn lúc quay sang phần
không khí lạnh tiếp xúc với không khí có nhiệt độ thấp hơn sẽ nhả nhiệt
làm cho không khí nóng lên.
14. Thế nào là lưu lượng gió lưu hóa tới hạn? Nêu tính chất của tầng sôi thể
khí-rắn?
a. Lưu lượng gió lưu hóa tới hạn: Lưu lượng gió lưu hóa tới hạn là lưu lượng
gió lưu hóa nhỏ nhất để xuất hiện trạng thái lưu hóa ở sàn liệu.
b. Tính chất của tầng sôi thể khí- rắn:
1. Tầng sôi khí-rắn là do hạt rắn và thể khí chảy qua lớp hạt rắn tổ hợp
thành, có tính chất cơ bản giống như thể lỏng trong trạng thái tĩnh.
2. Áp lực tĩnh tại bất cứ độ cao nào trong tầng sôi đều gần bằng với trọng
lượng đơn vị của hạt rắn tại bề mặt tầng sôi tại độ cao này.
3. Khi tầng sôi nằm nghiêng, bề mặt tầng sôi khi nào cũng có thể giữ cân
bằng, hình dáng vật hỗn hợp khí-rắn trong tầng sôi cũng giữ được hình
dáng của đồ đựng tầng sôi.
4. Hạt rắn trong tầng sôi cũng giống như chất lỏng có thể thải ra từ lỗ ở
phần đáy hoặc lỗ bên hông.
5. Những vật có mật độ cao hơn mật độ biểu kiến tầng sôi sẽ chìm xuống,
những vật có mật độ thấp hơn thì sẽ nổi trên mặt tầng sôi. Ví dụ: một quả
bi thép sẽ chìm xuống đáy tầng sôi, mà cầu lông sẽ nổi trên mặt tầng sôi.
6. Khi các tham số khác đều giống nhau, dùng một cái ống liên thông nối
liền hai tầng sôi với độ cao mặt tầng không bằng nhau, thì hạt rắn trong
tầng sôi với độ cao cao hơn sẽ tự động chảy sang tầng sôi với độ cao thấp
hơn, cho đến khi độ cao của hai tầng sôi bằng nhau.
7. Nếu hạt rắn trong tầng sôi hỗn hợp tốt, khi gia nhiệt thì nhiệt độ của cả
tầng sôi cơ bản đồng đều.
15. Yếu tố nào ảnh hưởng tới gió lưu hóa tới hạn? Đường đặc tính lưu lượng
gió sơ cấp và chênh áp sàn liệu có đặc điểm như thế nào?
a. Các yếu tố ảnh hưởng tới gió lưu hóa tới hạn:
+ Kích thước của hạt liệu.
+ Độ dày sàn liệu
+ Đặc điểm cấu tạo của sàn nấm gió.
b. Đường đặc tính gió lưu hóa:

Đường AB là đặc tính trong tầng sôi cố định. Khi tăng tốc độ gió lưu hóa thì độ
giảm áp suất tầng sôi sẽ tăng lên.
Khi tốc độ chảy tăng đến chỗ điểm B thì trong tầng sôi sẽ xảy ra hiện tượng lưu
hóa: bề mặt tầng sôi bắt đầu trở nên bẳng phẳng, những hạt rắn gần tầng sôi bắt
đầu sắp xếp lại. Khi tốc độ lưu hóa tiếp tục tăng lên, tầng sôi có hiện tượng
“giãn nở”: độ giảm áp suất tầng sôi không thay đổi, mà độ cao tầng sôi lại tăng
lên.
Tiếp tục tăng tốc độ gió, độ giảm áp suất tầng sôi vẫn không thay đổi.
Khi giảm tốc độ gió lưu hóa từ điểm C, đường đặc tính theo đường CDE. Khi từ
tầng sôi lưu hóa trở thành tầng sôi cố định, giữa các hạt rắn của vật liệu không
tồn tại hiện tượng tác động tiếp nối dây truyền. Tốc độ gió lưu hóa tại điểm D
cũng là tốc độ gió lưu hóa thấp nhất.
16. Áp suất sàn liệu và chênh áp sàn liệu khác nhau như thế nào? Khi thí
nghiệm lưu hóa, kiểm tra gió lưu hóa bằng áp suất sàn liệu hay chênh áp sàn liệu
chính xác hơn?
- Áp suất sàn liệu (độ sụt áp suất sàn liệu) là áp lực tĩnh đo được tại bề mặt
gần sàn nấm gió nhất.
o Về phương diện vận hành, áp suất sàn liệu đặc trưng cho lượng liệu
có trong tầm sôi trên sàn nấm tính trên một đơn vị diện tích bề mặt.
o Về mặt lý thuyết, áp suất sàn liệu đặc trưng cho độ chênh lệch áp
suất giữa bề mặt dưới cùng và bề mặt trên cùng tại trạng thái lưu
hóa tới hạn, chênh lệch này gây ra bởi sự ma sát giữa các hạt liệu
với nhau, đồng thời ma sát giữa hạt liệu và tường bao buồng lửa.
- Chênh áp sàn liệu là chênh lệch áp suất giữa bề mặt sàn liệu gần sàn nấm
gió với đỉnh buồng lửa.
- Trong thí nghiệm kiểm tra gió lưu hóa, sử dụng chênh áp sàn liệu chính
xác hơn.
17. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sàn liệu?
- Tốc độ gió lưu hóa, lượng gió sơ cấp và thứ cấp;
- Áp lực sàn liệu;
- Tỷ lệ tái tuần hoàn than;
- Mật độ các hạt than;
- Tỷ lệ độ lớn các hạt.;
- Phụ tải lò;
- Lưu lượng than cấp;
18. Ý nghĩa của chênh áp buồng đốt và cyclone?
Thể hiện nồng hạt phía trên buồng đốt, hay nói cách khác là lượng liệu
tuần hoàn. Căn cứ vào thông số này để phán đoán vòng tuần hoàn ngoài của lò
CFB có tốt hay không.
19. Xả liên tục và xả định kỳ khác nhau như thế nào?
- Xả liên tục: quá trình xả liên tục có chức năng loại bỏ các chất rắn hòa
tan, các chất huyền phù ra khỏi nước lò hơi.
Quá trình xả được tiến hành liên tục trong vận hành lò hơi, luôn duy trì
một lưu lượng xả nhất định.
- Xả định kỳ: quá trình xả định kỳ có chức năng loại bỏ các chất rắn không
hòa tan ra khỏi nước lò hơi. Tiến hành gián đoạn khi cần thiết.
20. Ưu nhược điểm của vận hành với áp suất sàn liệu thấp?
a. Ưu điểm:
- Giảm tiêu hao điện tự dùng của hệ thống quạt gió.
- Giảm các bon trong tro đáy (khả năng đâm xuyên của gió thứ cấp khi thổi
vào khối liệu tốt hơn, cháy tốt hơn)
- Giảm nhiệt độ khói thoát (liệu tuần hoàn giảm, liệu đi qua đường tro bay
giảm, giảm nhiệt độ qua đường khói)
-
Giảm áp lực đường gió.
b.
Nhược điểm.
-
Giảm trao đổi nhiệt trong buồng lửa,
-
Giảm khả năng đáp ứng với thay đổi phụ tải của lò hơi;
-
Dễ dẫn đến hiện tượng phá hủy nấm gió, mài mòn quá mức lớp vật liệu
chịu lửa, chịu mài mòn ở vùng dưới buồng lửa.
- Nhiệt độ sàn liệu cao.
- Ảnh hưởng đến trạng thái của lớp sôi.
21. Thổi bụi có tác dụng gì? Yêu cầu về hơi thổi bụi?
a. Tác dụng của việc thổi bụi các bề mặt trao đổi nhiệt:
- Làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt, tăng hệ số trao đổi nhiệt, nâng cao hiệu
suất lò hơi, tăng tính kinh tế sản xuất điện.
- Làm sạch bụi chưa cháy hoàn toàn, hơi dầu tích tụ trên bề mặt trao đổi
nhiệt, phòng ngừa xuất hiện các đám cháy cục bộ tại các bộ trao đổi nhiệt
này.
b. Yêu cầu về hơi thổi bụi:
- Nếu dùng hơi thổi bụi, hơi cần đạt thông số do nhà sản xuất đề ra.
- Nếu dùng khí nén thổi bụi, khí nén không được lẫn ẩm.
22. Tại sao phải lắp bộ sấy gió sơ cấp, thứ cấp?
Việc lắp đặt bộ sấy gió sơ cấp, thứ cấp trước bộ sấy không khí bằng bộ
tiền gia nhiệt có tác dụng là tránh việc đọng sương trong đường gió, tránh ẩm
tích bám trên bề mặt trao đổi nhiệt của bộ sấy không khí.
23. Tại sao nồng độ ôxi nên duy trì ở một mức nhất định 3,5 -5 %. Oxi cao
tổn thất nhiệt, oxi thấp không cháy hết.
- Việc duy trì nồng độ oxy ở một mức nhất định 3,5 -5 % là lượng ôxi cung
cấp tối ưu nhất cho quá trình cháy của nhiên liệu trong lò hơi.
- Việc để nồng độ ôxi cao sẽ làm tăng tổi thất nhiệt do khói thải mang ra,
giảm hiệu suất vận hành lò hơi.
- Việc vận hành với hệ số oxy thừa thấp không đảm bảo cung cấp đủ lượng
oxy cần thiết cho quá trình cháy nhiên liệu trong lò hơi, dẫn đến tổn thất
nhiệt do cháy không hoàn toàn nhiên liệu tăng, giảm hiệu suất vận hành lò
hơi.
24. Tại sao phun giảm ôn tái nhiệt lại là phun sự cố.
- Hơi tái nhiệt có áp suất thấp, nhiệt độ bão hòa thấp. Trong vận hành, sử
dụng phun giảm ôn tái nhiệt có thể dẫn đến việc giảm mạnh nhiệt độ hơi
tái, không đảm bảo độ quá nhiệt của hơi tái, mang ẩm vào tuabin.
- Khi phun nước giảm ôn tái nhiệt, lượng hơi sinh ra tương ứng với lượng
nước này đi vào phần trung áp tuabin với thông số áp suất thấp, điều này
làm giảm hiệu suất chu trình nhiệt do làm giảm tham số đầu vào.
25. Tại sao khi khởi động phải mở van đối không?
Duy trì lưu lượng hơi qua hệ thống tái nhiệt nhằm làm mát và bảo vệ kim
loại dàn ống bộ tái nhiệt trong quá trình khởi động ban đầu khi chưa mở bypass
hạ áp.
26. Khi tách gia nhiệt, bên lò ảnh hưởng như thế nào? Tại sao khi tách gia
nhiệt, nhiệt độ hơi tăng cao?
27. Tại sao khi xả liệu, chỉ tro ra mà than không ra?
Than sau khi tham gia vào quá trình cháy sẽ được gia nhiệt và vỡ ra theo
các cấp và được gió lưu hóa đưa lên cao. Sau khi tham gia quá trình cháy sẽ tạo
thành tro, xỉ và những cục tro xỉ này sẽ đóng bánh, kết keo lại với nhau khi đạt
tới trọng lương sẽ chìm xuống phía dưới theo tính chất của lớp sôi, rồi được thải
ra qua trục vít thải xỉ.
28. Áp suất sàn liệu ảnh hưởng như thế nào đến vận hành lò hơi?
a. Vận hành với áp suất sàn liệu thấp:
- Trao đổi nhiệt trong buồng lửa kém;
- Giảm khả năng đáp ứng với thay đổi phụ tải của lò hơi;
- Nhiệt độ sàn liệu cao;
- Giảm tuổi thọ của nấm gió và lớp vật liệu chịu mài mòn tầng dưới của
buồng lửa.
b. Vận hành với áp suất sàn liệu cao:
- Trao đổi nhiệt trong buồng lửa tốt;
- Hiệu suất phấp phụ SOx tăng
- Tăng tỷ lệ điện tự dùng cho hệ thống quạt.
29. Các đường gió cao áp ngang chân hồi liệu có tác dụng gì?
Gió cao ngang chân hồi liệu có tác dụng sục liệu ở chân hồi liệu, tránh
gây tắc liệu ở chân hổi liệu.
30. Tại sao khi đốt vòi dầu cần để áp suất buồng đốt dương?
Khi đốt vòi dầu nên để áp suất buồng đốt dương nếu để áp âm đỉnh lò liệu
bị hút về đường khói nhiều hơn  tăng thất thoát nhiệt theo đường khói, tăng
thời gian khởi động lò.
31. Trạng thái tầng sôi là gì? Nêu những tính chất quan trọng của trạng thái
tầng sôi?
a. Trạng thái tầng sôi: Khi dòng khí chuyển động qua lớp hạt rắn với tốc độ
nhất định, dẫn đến trạng thái cân bằng giữa lực kéo của chất lỏng đối với
hạt rắn và tổng hợp các lực khác tác dụng lên hạt rắn, đó chính là trạng
thái tầng sôi.
b. Các tính chất quan trọng của trạng thái tầng sôi:
1. Tầng sôi khí-rắn là do hạt rắn và thể khí chảy qua lớp hạt rắn tổ hợp
thành, có tính chất cơ bản giống như thể lỏng trong trạng thái tĩnh.
2. Áp lực tĩnh tại bất cứ độ cao nào trong tầng sôi đều gần bằng với trọng
lượng đơn vị của hạt rắn tại bề mặt tầng sôi tại độ cao này.
3. Khi tầng sôi nằm nghiêng, bề mặt tầng sôi khi nào cũng có thể giữ cân
bằng, hình dáng vật hỗn hợp khí-rắn trong tầng sôi cũng giữ được hình dáng
của vách bao quanh.
4. Hạt rắn trong tầng sôi cũng giống như chất lỏng có thể thải ra từ lỗ ở
phần đáy hoặc lỗ bên hông.
5. Những vật có mật độ cao hơn mật độ biểu kiến tầng sôi sẽ chìm xuống,
những vật có mật độ thấp hơn thì sẽ nổi trên mặt tầng sôi.
6. Khi các tham số khác đều giống nhau, dùng ống nối liền hai tầng sôi
với độ cao mặt tầng không bằng nhau, thì hạt rắn trong tầng sôi với độ cao
cao hơn sẽ tự động chảy sang tầng sôi với độ cao thấp hơn, cho đến khi độ
cao của hai tầng sôi bằng nhau.
7. Nếu hạt rắn trong tầng sôi hỗn hợp tốt, khi gia nhiệt thì nhiệt độ của cả
tầng sôi cơ bản đồng đều.
32. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mài mòn trong lò?
a. Nhiên liệu: thành phần nhiên liệu, hình dạng hạt than, kích cỡ than, độ
cứng, hàm lượng tro.
b. Các thông số vận hành: nhiệt độ sàn liệu, tốc độ và hàm lượng tro trong
khói thoát.
c. Đặc tính của ống trao đổi nhiệt: vật liệu, hình dạng ống.
33. Sự truyền nhiệt trong lò bao gồm những hình thức nào, dạng truyền nhiệt
nào là lớn nhất.
a. Quá trình truyền nhiệt trong lò hơi diễn ra dưới các hình thức: dẫn nhiệt,
đôi lưu và bức xạ.
b. Trong 3 hình thức trên, trao đổi nhiệt kiểu đối lưu chiếm tỷ lệ lớn nhất.
34. Tại sao liệu nhỏ lại dễ cháy hơn liệu thô.
- Quá trình gia nhiệt và sấy cho hạt nhiên liệu diễn ra nhanh hơn, hạt nhiên
liệu đạt tới nhiệt độ bắt cháy trong khoảng thời gian ngắn hơn.
- Kích thước hạt nhiên liệu nhỏ, quá trình thoát chất bốc diễn ra dễ dàng và
nhanh hơn cho khoảng cách từ tâm hạt liệu đến bề mặt biên bao quanh
ngắn. Thời gian bắt cháy chất bốc ngắn hơn.
- Oxy dễ dàng phân tán vào trong hạt liệu, quá trình oxy hóa trong bản thân
hạt liệu diễn ra nhanh hơn.
35. Tác dụng của sàn nấm gió.
- Phân phối dòng không khí, tránh hình thành khu ngừng trệ trên tấm phân
bố gió. Duy trì trạng thái lưu hóa đồng đều.
- Đỡ toàn bộ khối lượng của vật liệu tầng sôi phía trên sàn nấm gió.
36. Liệu hồi trở về buồng đốt theo nguyên lý gì?
Dưới tác dụng của gió cao áp, liệu trong van hồi liệu nằm ở trạng thái lưu
hóa, trong đường hồi liệu nằm ở trạng thái lưu hóa tới hạn hoặc tầng sôi di động.
Tro tuần hoàn được phân tách từ cyclone sau khi đi vào đường hồi liệu sẽ hình
thành đầu áp tĩnh nhất định. Dưới tác dụng của đầu áp tĩnh, tro tuần hoàn nhiệt
độ cao trong đường hồi liệu không ngừng chảy vào van hồi liệu. Độ cao của liệu
lưu hóa trong van hồi liệu không ngừng tăng lên, khi độ cao này vượt quá độ cao
của đầu ra van hồi liệu thì tro tuần hoàn nhiệt độ cao sẽ tự động chảy vào buồng
đốt.
37. Tác dụng của bao hơi? Không có bao hơi có được không?
a. Tác dụng của bao hơi :
- Là điểm nối liền hoặc chia cắt của 3 quá trình gia nhiệt, bốc hơi, quá
nhiệt.
- Vách bao hơi là vật liệu kim loại, có khối lượng lớn; đồng thời trong bao
hơi cũng luôn tích trữ một lượng nước và hơi, nên có vai trò tích trữ nhiệt,
hỗ trợ trong việc ổn định lưu lượng hơi khi tăng giảm tải.
- Đảm bảo chất lượng nước thông qua các điểm xả, điểm cấp hóa chất xử lý
nước trong bao hơi.
b. Có thể thiết kế lò hơi không có bao hơi.

You might also like