You are on page 1of 10

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


DUYÊN HẢI
Trà Vinh, ngày tháng 8 năm 2019

ĐỀ THI LÝ THUYẾT KỲ THI SÁT HẠCH VHV NĂM 2019


Tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Nghề: ESP – PXVH2.


Bậc thợ dự thi: 1/5.
Mã đề thi: 01.
Hình thức thi: Trắc nghiệm.
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi).
Họ và tên:………………………………, ngày thi: ………….

ĐỀ BÀI

Câu 1. Quạt khói sẽ trip khi áp suất buồng đốt giảm còn bao nhiêu?
a. -3000 Pa.
b. -2500Pa.
c. -1500 Pa.
d. -2000Pa.
Câu 2. Trước khi đưa máy biến áp trường vào vận hành thì dao tiếp địa phải
chuyển về vị trí?
a. Ground.
b. Field.
c. Chọn “ground “ hoặc “ field “.
d. Không cần phải chọn.
Câu 3. Lưu lượng đầu ra của dầu bôi trơn sau khi ra khỏi bộ làm mát bao
nhiêu là đạt?
a. 8 Lít/phút.
b. 9 Lít/phút.
c. 10 Lít/phút.
d. >10 Lít/phút.
Câu 4. Bao lâu thì có thể ngừng quạt làm mát trục quạt khói sau khi ngừng
quạt khói?
a. 30 phút.
b. 60 phút.
c. 90 phút.

1
d. 120 phút.
Câu 5. Có bao nhiêu phễu thu tro tại ESP cho 1 tổ máy?
a. 14.
b. 32.
c. 46.
d. Tất cả ý trên sai.
Câu 6. Mỗi tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 có bao nhiêu phễu
thu tro bay cho bộ hâm nước?
a. 7.
b. 14.
c. 21.
d. Tất cả ý trên sai.
Câu 7. Thông số cài đặt T2 của đường ống vận chuyển tro bay trên DCS có
nghĩa là gì?
a. Thời gian vận chuyển lớn nhất.
b. Thời gian vận chuyển nhỏ nhất.
c. Thời gian tuần hoàn.
d. Thời gian cấp liệu.
Câu 8. Thông số cài đặt T3 của đường ống vận chuyển tro bay trên DCS có
nghĩa là gì?
a. Thời gian vận chuyển lớn nhất.
b. Thời gian vận chuyển nhỏ nhất.
c. Thời gian tuần hoàn.
d. Thời gian cấp liệu.
Câu 9. Kiểu (model) máy biến áp của trường số 2,3 là?
a. GGAJ02-1,5/66.
b. GGAJ02-1,8/66.
c. GGAJ02-1,4/66.
d. GGAJ021-1,6/66.
Câu 10. Điện áp đầu vào của búa gõ là bao nhiêu vôn?
a. 230V
b. 380V
c. 110V
d. 60V
Câu 11. Máy nén khí thu hồi tro bay được cho là khởi động có tải khi nào?
a. P1 > 0,68 MPa.
b. P1 < 0,68 MPa.

2
c. P2 > 0,68 MPa.
d. P2 < 0,68 MPa.
Câu 12. Áp suất môi chất R22 bao nhiêu sẽ làm trip bộ sấy khí nén?
a. > 0,2 MPa.
b. < 0,2 MPa.
c. < 0,3 MPa.
d. > 0,3 MPa.
Câu 13. Vì sao trước khi đưa hệ thống ESP vào vận hành ta phải đưa hệ thống
sấy sứ trước 4 đến 8 giờ?
a. Sấy sứ nhầm mục đích tăng điện trở cách điện cho sứ.
b. Sấy sứ nhầm mục đích tránh sứ bị ẩm ướt.
c. Cả a và b đều sai
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 14. Khi có sự cố trip lò hơi thì hệ thống ESP có bị liên động trip theo
không?
a. Có
b. Không
c. Tùy từng điều kiện trip lò hơi.
d. Không xác định.
Câu 15. Mỗi phễu thu tro có bao nhiêu bộ gia nhệt điện trở gia nhiệt phễu?
a. 4.
b. 8.
c. 10.
d. 12.
Câu 16. Nhiệt độ cảnh báo mức cao của hệ thống gia nhiệt phễu và sấy sứ là
bao nhiêu?
a. 700C.
b. 900C.
c. 1430C.
d. 1450C.
Câu 17. Điều kiện khởi động máy nén khí thu hồi tro bay là?
a. Nguồn động lực và điều khiển đầy đủ.
b. Không xuất hiện bất kỳ cảnh báo nào về nhiệt độ, áp suất, chênh áp.
c. Van nước làm mát đã mở, áp suất trong khoảng 0.3 ~ 0.45 MPa.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18. Chênh áp P1 bao nhiêu sẽ làm trip máy nén khí thu hồi tro bay?
a. 0.073 MPa
b. 0.083 MPa
c. 0.093 MPa
d. 0.103 MPa

3
Câu 19. Năng lực xử lý khí nén của 1 bộ sấy khí nén thu hồi tro bay là bao
nhiêu?
a. 65Nm3/phút.
b. 66Nm3/phút.
c. 67Nm3/phút.
d. 68Nm3/phút.
Câu 20. Nguyên nhân nào sau đây có thể gây ra tắc tro trên đường ống vận
chuyển tro bay?
a. Tro ẩm hoặc có tạp vật trong đường ống vận chuyển tro.
b. Lỗi van, silo tro bay đầy, áp suất khí nén vận chuyển thấp.
c. Áp suất khí nén vận chuyển tro lớn.
d. a và b đúng.
Câu 21. Vận hành viên ESP có quyền hạn gì?
a. Trực tiếp vận hành và xử lý các trường hợp không bình thường của thiết bị
của hệ thống ESP.
b. Có quyền tham gia ý kiến trong việc thay đổi chế độ làm việc của thiết bị
liên quan để phù hợp với biểu đồ công suất.
c. Trong ca trực, VHV ESP có quyền đề nghị Trưởng ca đình chỉ hoặc yêu
cầu nhân viên vận hành ngang cấp ra khỏi vị trí vận hành khi thấy nhân
viên đó vi phạm các quy trình, quy phạm đã ban hành.
d. Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 22. Người nhận ca phải có mặt tại vị trí sản xuất trước giờ làm việc bao
lâu?
a. 15 Phút.
b. 30 phút.
c. 45 phút.
d. 1 Tiếng.
Câu 23. Khi giao ca, người giao ca phải làm gì?
a. Về luôn, không cần làm gì.
b. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành.
c. Ký tên vào sổ giao nhận thiết bị.
d. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận thiết bị sau khi người
nhận ca đã ký.
Câu 24. Trong ca trực, vận hành viên ESP thông qua ai để giải quyết các vấn đề
liên quan đến vận hành?
a. Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng vận hành.
b. Trưởng kíp Lò - Máy, Lò trưởng.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.

4
Câu 25. Quan hệ với lực lượng sửa chữa thông qua chế độ.....(1)......và chỉ thị
của.....(2)...., trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành
nhiêm vụ?
a. (1). Phiếu công tác, (2). Trưởng ca.
b. (1). Phiếu thao tác, (2). Trưởng Kíp Lò - Máy.
c. (1). Phiếu thao tác, (2). Lò trưởng.
d. (1). Phiếu công tác, (2). Trưởng Kíp Lò - Máy.
Câu 26. Trong ca trực nếu có người đến liên hệ công tác, tham quan thì VHV
ESP phải ứng xử như thế nào?
a. Thái độ hợp tác, hỗ trợ các đơn vị công tác.
b. Phải có ý kiến của lãnh đạo cấp trên mới được cho vào khu vực vận hành.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
Câu 27. Nếu là các nhân viên hành chính, sự vụ của Công ty đến vị trí vận
hành ESP thì phải có ý kiến của...(1)... mới được vào vị trí vận hành,
hướng dẫn và yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn?
a. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy.
b. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy, Lò trưởng.
c. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy, Lò trưởng,
Máy trưởng.
d. (1).Lãnh đạo phân xưởng, Trưởng ca, Trưởng kíp Lò – Máy, Trưởng kíp
Điện, Lò trưởng, Máy trưởng.
Câu 28. VHV ESP phải ghi chép và bảo quản các loại sổ sách nào sau đây?
a. Nhật ký vận hành và sổ ghi khiếm khuyết thiết bị.
b. Sổ ghi chép các tình trạng thiết bị trong ca, các quy trình, dụng cụ được
trang bị tại cương vị.
c. Bảng ghi theo dõi các thông số: Quạt IDF, MBA, MNK… và các thiết bị
phòng chống cháy nổ theo quy định.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 29. Trước lúc nhận ca 30ph vhv nhận ca cần phải làm gì?
a. Trực tiếp đi kiểm tra thiết bị rồi vào ký nhận ca.
b. Đọc sổ NKVH rồi ký nhận ca.
c. Đọc sổ NKVH nghe người giao ca bàn giao rồi ký nhận ca.
d. Đọc sổ NKVH, nghe người giao ca bàn giao, đi kiểm tra thiết bị hiện
trường, yêu cầu giải thích các ý chưa rõ, rồi ký nhận ca.
Câu 30. VHV ESP là người đáp ứng được các điều kiện nào?
a. Có sức khỏe tốt.
b. Có trình độ kỹ thuật phù hợp.
c. Được đào tạo chuyên môn và phải qua sát hạch của công ty.
d. Cả a, b, c đều đúng
5
Câu 31. VHV ESP cấm giao nhận ca trong trường hợp nào sau đây?
a. Không đúng vị trí, chức danh vận hành theo quy định.
b. Người nhận ca đang ốm, say rượu, bia hay dung các chất kích thích khác.
c. Chưa ghi sổ NKVH đầy đủ, rõ ràng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 32. Trong khi đang có sự cố, tiến hành các thao tác phức tạp hoặc chuyển
đổi phương thức vận hành, mất tài sản công cụ dụng cụ VHV được chỉ
phép giao nhận ca khi?
a. Được sự đồng ý của Trưởng ca sau khi Lãnh đạo Phân xưởng đồng ý.
b. Được sự đồng ý của Trưởng ca, Trưởng kíp Lò-Máy.
c. Ở lại hỗ trợ sự cố.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 33. Vận hành viên ESP cấm giao nhận ca trong trường hợp nào sau đây?
a. Không đúng vị trí quy định, chức danh vận hành.
b. Người nhận ca đang ốm, say rượu, bia hay dung các chất kích thích khác.
c. Chưa ghi sổ NKVH đầy đủ, rõ ràng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 34. Trước giờ giao ca VHV ESP đang trực ca phải làm gì?
a. Kiểm tra sự làm việc của thiết bị, vệ sinh thiết bị và nơi làm việc sạch sẽ
(theo mặt bằng phân chia quản lý thiết bị của Phân xưởng). Ghi chép ngắn
gọn đầy đủ tình hình trong ca mình vào sổ giao ca
b. Thông báo 1 cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca
những thay đổi trong ca mình cùng những mệnh lệnh, chỉ thị mới có liên
quan đến vận hành trong ca mình. Giải thích thắc mắc của người nhận ca
về những vấn đề họ chưa rõ.
c. Ký tên vào sổ giao ca sau khi người nhận ca đã ký.
d. Cả a, b và c
Câu 35. Nếu nghỉ việc liên tục trong bao lâu thì trước khi vào nhận công tác
phải kiểm tra sát hạch lại quy trình và thực tập ở cấp phân xưởng?
a. 10 ngày.
b. 20 ngày.
c. 01 tháng.
d. 02 tháng.
Câu 36. Biện pháp cơ bản trong công tác chữa cháy:
a. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám
cháy.
b. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
c. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
d. Cả a, b, c đều đúng.

6
Câu 37. Việc lập tiến độ và tổ chức các đơn vị công tác phù hợp với công việc,
điều kiện thực tế của hiện trường thuộc trách nhiệm của:
a. Đơn vị làm công việc, có thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có
liên quan.
b. Đơn vị quản lý vận hành.
c. Đơn vị điều độ.
d. Cả a ,b và c đều đúng .
Câu 38. Khi tiến hành công việc trên máy cắt có bộ điều khiển từ xa, quy định
nào sau đây đúng:
a. Có lệnh cho phép tách máy cẳt khỏi vận hành của cấp điều độ có quyền
điều khiển.
b. Thực hiện theo Phiếu công tác.
c. Cắt nguồn điều khiển máy cắt; Cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy
cắt; Treo biển báo: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào khóa
điều khiển máy cắt.
d. Thực hiện theo cả a, b và c.
Câu 39. Người cấp phiếu công tác là những người nào sau đây:
a. Là người của đơn vị công tác.
b. Là người của đơn vị trực tiếp vận hành được giao nhiệm vụ cấp phiếu
công tác.
c. Là người của đơn vị công tác hoặc người của đơn vị quản lý vận hành
được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
d. Tất cả đều sai.
Câu 40. Người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện
trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện là:
a. Người lãnh đạo công việc.
b. Người cấp phiếu.
c. Người cho phép.
d. Người chỉ huy trực tiếp
Câu 41. Nghỉ hết ngày làm việc và khi bắt đầu công việc ngày tiếp theo thì:
a. Người CHTT phân công nhân viên vào vị trí làm việc.
b. Người cho phép kiểm tra lại các biện pháp an toàn và cho phép đơn vị
công tác vào làm việc.
c. Người cho phép và người CHTT phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn
và thực hiện thủ tục cho phép làm việc, ghi và ký vào Mục 5 của Phiếu
công tác.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 42. Khi kết thúc công việc, trong quá trình kiểm tra chất lượng, nếu phát
hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại ngay, người CHTT phải:
a. Cấp Phiếu công tác mới.

7
b. Thực hiện theo đúng quy định về “Thủ tục cho phép làm việc” như đối với
công việc mới. Việc làm bổ sung này, không phải cấp Phiếu công tác mới
nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào Mục 5 của
Phiếu công tác.
c. Phân công nhân viên vào lại nơi làm việc và sửa chữa, khắc phục ngay.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 43. Khi bị nhiễm bẩn Clo lập tức:
a. Di chuyển người bị nhiễm ra khỏi khu vực nguy hiểm, cởi bỏ quần áo
nhiễm bẩn, tắm rửa cơ thể nạn nhân với xà phòng sau đó rửa với thật
nhiều nước. Không được trung hòa clo với bất cứ hỏa chất nào.
b. Hỏi ý kiến Bác sỹ để được chỉ dẫn thêm.
c. Cả a, b đều đúng
d. Thực hiện như câu b trước, a sau.
Câu 44. Đặc điểm của Clo là
a. Tính oxy hóa mạnh, Clo âm có tính tẩy màu.
b. Thay đổi thể tích lớn, chịu nén kém.
c. Tan ít trong nước.
d. Độc với con người và sinh vật.
Câu 45. Khi làm việc với nhiêu liệu dầu, gas cần chú ý gì sau đây?
a. Tắt nguồn các máy điện thoại di động; không hút thuốc hoặc bất cứ thao
tác nào sinh ra nguồn nhiệt.
b. Chất chữa cháy phù hợp luôn sẵn có và khả dụng.
c. Dùng vật dụng bàng kim loại màu để tránh sinh tia lửa.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 46. Khí Clo có đặc tính:
a. Độc đối với sinh vật.
b. Tan rất ít trong nước.
c. Không có tác hại đến con người, thiên nhiên.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 47. Vùng nguy hiểm là gì?
a. Là khoảng không gian tồn tại các yếu tố nguy hiểm.
b. Là khoảng không gian tồn tại các yếu tố có hại.
c. Là khoảng không gian xác định trong đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm, có
hại có khả năng gây chấn thương trong sản xuất dưới dạng TNLĐ.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 48. Tính chất của vùng nguy hiểm:
a. Cố định theo không gian, thời gian.
b. Thay đổi theo không gian, thời gian.
8
c. Yếu tố nguy hiểm có thể xuất hiện thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ.
d. Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 49. Ai là người được phép sử dụng máy hàn:
a. Người được đào tạo và có chứng chỉ hàn.
b. Phải được đào tạo, được cấp giấy chứng chỉ (bằng cấp) hàn và thẻ an toàn
lao động.
c. Công nhân bậc 3/7 trở lên.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 50. Không sử dụng các chai, bình áp lực nếu phát hiện các khuyết tật:
a. Có vết nứt, chai bị phồng hoặc móp
b. Gỉ mòn, hoặc có vết nứt sâu quá 10% chiều dày định mức.
c. Không đóng dấu chìm các số liệu kỹ thuật trên thân chai hoặc các số liệu
này không rõ ràng.
d. Cả a, b, c đều đúng.

9
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT SÁT HẠCH

ĐỀ 1 - ESP

STT Câu Đáp án Câu Đáp án


1 1 26
2 2 27
3 3 28
4 4 29
5 5 30
6 6 31
7 7 32
8 8 33
9 9 34
10 10 35
11 11 36
12 12 37
13 13 38
14 14 39
15 15 40
16 16 41
17 17 42
18 18 43
19 19 44
20 20 45
21 21 46
22 22 47
23 23 48
24 24 49
25 25 50

10

You might also like