You are on page 1of 4

BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: Hình tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn

Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ nhiệm)

Nguyễn Vũ Linh Anh

Khoa: Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Văn Minh

Thời gian: Tháng 12/2022

**********

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn. Vấn
đề so sánh về nhân vật phải kể đến như Nam Cao và Lỗ Tấn khi viết về nhân vật nghịch
dị, người tri thức, nông dân… cũng đã được một số nhà nghiên cứu, phân tích điểm qua.
Cũng có những bài nghiên cứu, bài viết nói về hình tượng con chó ở cả Việt Nam và
giới phê bình Trung Quốc nhưng đặt điểm nhìn ở góc độ so sánh để thấy được nét tương
đồng và khác biệt ở hai nhà văn thì đều chưa xuất hiện. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài Hình
tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn, chúng tôi mong muốn được góp
phần tìm hiểu sâu hơn giá trị tư tưởng, nghệ thuật sáng tác của mỗi nhà văn trong việc
xây dựng hình tượng con vật nói chung và hình tượng con chó nói riêng.

Nhìn chung có thể thấy rằng việc phân tích hình tượng nhân vật con chó trong
những tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn mới chỉ dừng lại ở các bài bài báo, bài viết
ngắn. Đã có nhiều công trình so sánh giữa tác phẩm, phong cách, nhân vật của hai tác
giả, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào so sánh về hình tượng nhân
vật con vật nói chung hay con chó nói riêng của Nam Cao và Lỗ Tấn. Trong bối cảnh
các nghiên cứu như trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài Hình
tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn, đặt hình tượng con chó trong
các tác phẩm của hai tác giả trong tương quan so sánh để phân tích.

Thông qua phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp so sánh lịch sử -
loại hình và phương pháp phân tích - tổng hợp, nghiên cứu phân tích hình tượng con
chó từ đó làm rõ vai trò của nhân vật con vật trong tác phẩm, đưa đến cho độc giả cái
nhìn toàn diện hơn về tác phẩm của Nam Cao và Lỗ Tấn. Từ đó cho thấy sự tương
đồng, dị biệt của hai tác giả khi xây dựng loại nhân vật con vật và kiến giải về sự giống
và khác nhau đó, từ đó làm nổi bật nét riêng, sự độc đáo trong việc xây dựng hình tượng
của mỗi nhà văn.

1
Kết cấu đề tài

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Tư tưởng chủ đạo của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương một tập trung khái quát và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cầm bút của
hai nhà văn lớn là Nam Cao và Lỗ Tấn từ đó làm nổi bật tư tưởng bao trùm, cách các
nhân vật được xây dựng trong sáng tác của hai nhà văn và đi đến kết luận rằng điểm
chung xuất hiện ở Nam Cao và Lỗ Tấn đó là sự hướng đến một nền nghệ thuật “vị nhân
sinh”, tấm lòng cao cả trước những cảnh đời bất hạnh.

Chương 2: Hình tượng con chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương hai bắt đầu với bức tranh toàn cảnh về hình ảnh con chó được nhắc
trong nền văn học nói chung và làm rõ hình tượng văn học ở nhân vật con vật này.
Trọng tâm của chương hai được đặt vào việc hệ thống lại và phân tích hình tượng con
chó dưới ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn ở các tác phẩm nằm trong phạm vi nghiên
cứu. Từ góc nhìn so sánh, chúng ta sẽ thấy sự gặp gỡ cũng như sự khác biệt về ý tưởng,
dụng ý nghệ thuật của hai nhà văn khi xây dựng về hình tượng nhân vật này. Qua đó,
thấy được điểm mới lạ, nét độc đáo riêng của từng tác giả và hiểu thêm ý nghĩa của tác
phẩm.

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của Nam Cao và Lỗ Tấn

Chương 3 làm rõ hơn nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó thông qua phân
tích những nét tương đồng và khác biệt ở chương trên. Nếu như hình tượng con chó
xuất hiện trong văn Nam Cao phần lớn là con vật được khắc họa cụ thể, sinh động qua
ngoại hình và hành động thì ở Lỗ Tấn hình tượng ấy được lột tả qua tâm lý, qua tính
cách đôi khi được ẩn bởi vỏ bọc trong lời nói con người. Hình ảnh “con chó” lúc này
đóng vai trò trung gian giải tỏa cảm xúc, kết nối ngầm những tính cách liên quan giữa
người với vật.

Kết quả nghiên cứu

Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn hiện thực xuất sắc, đồng thời cũng là
những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, văn chương vì hiện thực cuộc sống chính là điểm
gặp gỡ giữa hai nhà văn lớn của hai dân tộc khác nhau này. Nam Cao thể hiện niềm
thương cảm sâu sắc cho những bất hạnh của tầng lớp trí thức nghèo, của những người
nông dân khốn khó, những người bị giày xéo bởi cái khổ vật chất, cái khổ tinh thần.
Nam Cao trăn trở với ý thức cá nhân, nhân cách, nhân phẩm của con người. Còn với Lỗ
Tấn, trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội của đất nước lúc bấy giờ, vấn đề dân tộc là vấn đề
ông quan tâm nhất, nhà văn mổ xẻ, phơi bày mọi thói hư tật xấu của người dân Trung
Hoa, những căn bệnh có thể xếp vào “liệt căn tính quốc dân” nhằm hướng tới sự thức

2
tỉnh tinh thần dân tộc – một dân tộc đang u mê, trì trệ thậm chí là trì độn. Như vậy, nếu
như Nam Cao nói đến nhân cách gắn liền với ý thức cá nhân thì Lỗ Tấn lại nói đến nhân
cách gắn chặt với vấn đề dân tộc, quốc dân tính.

Con chó là hình tượng nhân vật con vật xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hiện
thực của Nam Cao và Lỗ Tấn. Con chó dưới ngòi bút của hai tác giả được khai thác với
những hình tượng khác nhau. Ở Nam Cao, con chó như một tấm gương phản chiếu hình
ảnh của chủ, chúng mang bóng hình chủ nhân, phản ánh hoàn cảnh sống cũng như tâm
tính của chủ. Hình ảnh con chó chủ yếu được khai thác dưới hai góc độ: con chó của
người nghèo và con chó trong nhà giàu. Nhưng ở Lỗ Tấn, con chó hiện lên như một
hình ảnh ẩn dụ, một nét chấm phá đầy ẩn ý để truyền đạt tư tưởng của tác giả. Hình
tượng này đa phần được Lỗ Tấn khai thác ở khía cạnh “bản chất xấu của loài chó”, để
từ đó làm nổi bật tư tưởng đương đại mới mẻ của tác giả trong việc phê phán bản chất
xấu xa của con người từ góc nhìn của con vật này, đồng thời phơi bày cái xấu xa của xã
hội đương thời và cái bao trùm của bóng tối hiện thực nghiệt ngã.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của hai tác giả cũng có sự khác biệt.
Con chó trong truyện ngắn của Nam Cao được khắc họa thông qua những chi tiết miêu
tả ngoại hình, tính cách và chuỗi hành động thể hiện tính cách. Bên cạnh đó, con chó
dưới ngòi bút Lỗ Tấn lại chỉ được thể hiện bằng điểm nhấn về những nét tính cách đặc
trưng hoặc một hành động nhỏ tiêu biểu. Những hành động tuy nhỏ nhưng được xây
dựng vô cùng đắt giá, nhỏ nhưng lại thể hiện được nội dung lớn - đó quả thật là cái tài
hiếm của nhà văn học lớn Lỗ Tấn.

3
Nam Cao và Lỗ Tấn là hai nhà văn lớn có đóng góp quan trọng trong tiến trình
hiện đại hóa văn học dân tộc của hai nền văn học Việt Nam và Trung Quốc. Nếu như Lỗ
Tấn là người mở đầu cho nền văn học hiện đại Trung Quốc thì Nam Cao lại xuất hiện ở
chặng cuối cùng, giai đoạn hoàn tất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn xuôi tự sự
của hai ông, cụ thể là thể loại truyện ngắn, tạp văn ngoài những nét tương đồng còn có
nhiều nét riêng khác nhau thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo
riêng của hai tác giả.

Nam Cao và Lỗ Tấn đều là những nhà văn hiện thực xuất sắc, đồng thời cũng là
những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, văn chương vì hiện thực cuộc sống chính là điểm
gặp gỡ giữa hai nhà văn lớn của hai dân tộc khác nhau này. Nam Cao thể hiện niềm
thương cảm sâu sắc cho những bất hạnh của tầng lớp trí thức nghèo, của những người
nông dân khốn khó, những người bị giày xéo bởi cái khổ vật chất, cái khổ tinh thần.
Nam Cao trăn trở với ý thức cá nhân, nhân cách, nhân phẩm của con người. Còn với Lỗ
Tấn, trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội của đất nước lúc bấy giờ, vấn đề dân tộc là vấn đề
ông quan tâm nhất, nhà văn mổ xẻ, phơi bày mọi thói hư tật xấu của người dân Trung
Hoa, những căn bệnh có thể xếp vào “liệt căn tính quốc dân” nhằm hướng tới sự thức
tỉnh tinh thần dân tộc – một dân tộc đang u mê, trì trệ thậm chí là trì độn. Như vậy, nếu
như Nam Cao nói đến nhân cách gắn liền với ý thức cá nhân thì Lỗ Tấn lại nói đến nhân
cách gắn chặt với vấn đề dân tộc, quốc dân tính.

Con chó là hình tượng nhân vật con vật xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hiện
thực của Nam Cao và Lỗ Tấn. Con chó dưới ngòi bút của hai tác giả được khai thác với
những hình tượng khác nhau. Ở Nam Cao, con chó như một tấm gương phản chiếu hình
ảnh của chủ, chúng mang bóng hình chủ nhân, phản ánh hoàn cảnh sống cũng như tâm
tính của chủ. Hình ảnh con chó chủ yếu được khai thác dưới hai góc độ: con chó của
người nghèo và con chó trong nhà giàu. Nhưng ở Lỗ Tấn, con chó hiện lên như một
hình ảnh ẩn dụ, một nét chấm phá đầy ẩn ý để truyền đạt tư tưởng của tác giả. Hình
tượng này đa phần được Lỗ Tấn khai thác ở khía cạnh “bản chất xấu của loài chó”, để
từ đó làm nổi bật tư tưởng đương đại mới mẻ của tác giả trong việc phê phán bản chất
xấu xa của con người từ góc nhìn của con vật này, đồng thời phơi bày cái xấu xa của xã
hội đương thời và cái bao trùm của bóng tối hiện thực nghiệt ngã.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng con chó của hai tác giả cũng có sự khác biệt.
Con chó trong truyện ngắn của Nam Cao được khắc họa thông qua những chi tiết miêu
tả ngoại hình, tính cách và chuỗi hành động thể hiện tính cách. Bên cạnh đó, con chó
dưới ngòi bút Lỗ Tấn lại chỉ được thể hiện bằng điểm nhấn về những nét tính cách đặc
trưng hoặc một hành động nhỏ tiêu biểu. Những hành động tuy nhỏ nhưng được xây
dựng vô cùng đắt giá, nhỏ nhưng lại thể hiện được nội dung lớn - đó quả thật là cái tài
hiếm của nhà văn học lớn Lỗ Tấn.

You might also like