You are on page 1of 7

Chuyên đề: Văn thuyết minh

I. Kiến thức cơ bản


1. Khái niệm
Cung cấp thông tin, tri thức về một đối tượng (người, sự vật, sự việc,…)
2. Đặc điểm
- Tính chính xác, chân thực
+ Thông tin có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy
+ Sự cập nhật cụ thể, có số liệu rõ ràng
+ Mốc thời gian, thời điểm chính xác
+ Ngôn ngữ sử dụng đơn nghĩa, dễ hiểu, khách quan
- Tính hấp dẫn
+ Sử dụng so sánh, nhân hóa, liên tưởng làm nổi bật đối tượng
+ Kết hợp nhiều kiểu câu (câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, câu hỏi, câu cảm…)
+ Phối hợp nhiều loại kiến thức, lĩnh vực
+ Kết hợp nhiều phương thức (tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận)
3. Phương pháp thuyết minh
- Nêu định nghĩa - So sánh, nhân hóa
- Liệt kê - Phân loại
- Nêu ví dụ - Phân tích
- Dùng số liệu - Dùng chú thích
- Giảng giải nguyên nhân, kết quả

4. Các dạng bài văn thuyết minh


Dạng 1: Các vấn đề xã hội
- Ví dụ:
+ Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống
+ Tác hại của ma túy
- Cách làm:
+ Nêu định nghĩa (là gì – biểu hiện): Môi trường sống? Bao gồm gì? Ma túy? Dạng tồn tại
nào?
+ Nêu tác hại/ Lợi ích: Bản thân, xã hội, trong các lĩnh vực khác nhau (phân tích, dùng số
liệu, ví dụ, kể 1 câu chuyện về tác hại, so sánh với các vấn nạn xã hội khác – thuốc lá…)
+ Lý giải: Tại sao tác hại ngày 1 gia tăng? Cần ý thức được tác hại và vai trò?
+ Bài học rút ra, XH đã làm gì để đẩy lùi tác hại, để nhân rộng lợi ích, vai trò
Dạng 2: Thuyết minh về một địa danh (danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề
truyền thống)
- Vị trí địa lí
- Nguồn gốc lịch sử/ nguyên nhân hình thành
- Cấu trúc/ kết cấu – Lí giải nguyên nhân
Lưu ý đi vào chi tiết từng phần theo một trình tự (từ ngoài vào trong, từ trong ra
ngoài…) – Đặc điểm
- Giá trị về các mặt của địa danh (văn hóa, lịch sử, kinh tế, nghệ thuật…)
Dạng 3: Thuyết minh văn học
a. Một tác giả
- Tiểu sử: Năm sinh, năm mất, hiệu, tên chữ, quê quán, xuất thân gia đình, thời đại
- Cuộc đời: theo dòng thời gian (Làm gì? Ở đâu? Tính cách, sự phát triển nhân cách)
+ Tuổi thơ
+ Trưởng thành
+ Cuối đời
- Sự nghiệp văn chương
+ Những thành tựu: văn học chữ Hán, chữ Nôm…
+ Đặc điểm về nội dung tư tưởng
+ Đặc điểm về nghệ thuật
- Vị trí của tác giả trong nền văn học, đóng góp của tác giả
- Sự ảnh hưởng của nhà thơ, nhà văn tới các thời đại và con người (cùng thời, sau
đó)
- Đề bài:
(1) Thuyết minh về Nguyễn Trãi (Làm vào vở soạn)
(2) Thuyết minh về Nguyễn Du
b. Một tác phẩm
- Tác giả
- Vị trí trong nền văn học (nếu được nêu rõ thời đại nào)
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Thể loại – nêu một vài nét cơ bản về thể loại
- Ý nghĩa nhan đề
- Nhân vật chính/ hình tượng chính
- Giá trị nội dung (có thể để mỗi nội dung một đoạn nhỏ)
- Giá trị nghệ thuật
- Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với từng giai đoạn lịch sử và con người
VÍ DỤ: Nêu hiểu biết của em (thuyết minh) về tác phẩm “Bạch Đằng giang phú”
của Trương Hán Siêu.
1. Mở bài: (Về cơ bản vận dụng được những mở bài đã có)
Yêu nước là đề tài xuyên suốt, mạch máu của văn học trung đại (…). Phú sông
Bạch Đằng là một trong những tác phẩm thuộc đề tài cảm hứng đó. Bài phú là một
tác phẩm đặc sắc của Trương Hán Siêu, đánh dấu thành công của thể phú cổ thể…
Tác phẩm thể hiện sâu sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật.
2. Thân bài
a. Giới thiệu những nét khái quát chung của tác phẩm
- Vị trí trong nền văn học: văn học Lí – Trần (TKXIII – XIV)
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể loại: Phú cổ thể - văn vần, văn xuôi, các câu văn biền ngẫu, tính phóng
túng, tự do hơn, không quá bó buộc và đề cao cảm xúc…
- Ý nghĩa nhan đề: Đặt nhan đề theo ý nghĩa truyền thống. Đối tượng – sông
Bạch Đằng, thể loại Phú
- Nhân vật chính/ hình tượng chính: 2 (nhân vật “khách”, bô lão  đối thoại)
b. Về nội dung
- Khái quát: Cuộc hành trình khám phá của nhân vật khách trên sông Bạch Đằng gặp gỡ
với các bô lão, nghe kể về lịch sử hào hùng của chiến thắng trên sông. Từ đó, bàn luận về
nguyên nhân, ngợi ca chiến thắng. Cấu trúc của bài phú chuyển biến theo đúng trình tự
thời gian du ngoạn khám phá
- Phần đầu của bài phú, nhân vật khách kể về hành trình khám phá của mình (thế
nào?) – không cần phân tích khai thác nghệ thuật.
(So sánh: Tử Trường – Tư Mã Thiên, hành trình khám phá của Nguyễn Tuân về con sông
Đà Tây Bắc)
- Phần tiếp theo, trong cuộc du ngoạn của mình, nhân vật khách gặp gỡ các bô lão và
được kể cho nghe về trận thủy chiến oai hùng trên sông.
+ Đó là những trận chiến nào?
+ Ta đã chiến đấu thế nào?
+ Kết quả ra sao?
- Tính triết lí của bài phú nằm ở phần lời bình về chiến thắng vẻ vang của nhân vật bô
lão (nguyên nhân chiến thắng – đề cao con người)
- Kết lại bài phú là lời nhân vật khách ngợi ca sông Đằng và vài trò của con người
 Tóm lại – ghi nhớ
c. Về nghệ thuật
- Khái quát: Bài phú đạt tới chuẩn mực và đỉnh cao của nghệ thuật viết phú cổ thể
- Cụ thể:
+ Tính cảm xúc, để mạch cảm xúc chạy xuyên suốt toàn bài
+ Tạo ra một cuộc đối thoại  chiến công thể hiện 1 cách tự nhiên
+ Sự vận dụng linh hoạt của nhiều hình thức khác nhau: Văn vần, văn biền ngẫu, đan xen
thơ (liệt kê dẫn chứng ra)
\ Văn biền ngẫu: “Ánh nhật nguyệt… sắp đổi”
\ Thơ – lục bát – lợi ngợi ca cuối bài âm điệu, tiết tấu, tính dân tộc
+ Hình ảnh thơ lãng mạn, kì vĩ, độc đáo, phóng đại
\ Giương buồm … mải miết  tính cách, con người của “khách”
\ Trong trận chiến
+ Giọng điệu: hào hùng ngợi ca, triết lí, suy ngẫm
d. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm (đánh giá)
- Khắc họa thành công vẻ đẹp của con sông, con người, những chiến công
- Một tác phẩm phú cổ thể xuất sắc, cho thấy tài năng, tâm hồn của tác giả
- Một trong những áng văn mẫu mực của văn học trung đại và có giá trị cho tới tận thời
đại hôm nay về: yêu nước, hào khí, tự hào về quê hương  nhận thức và trách nhiệm với
thế hệ hôm nay và mai sau.
(Lưu ý:
- Khái quát giá trị toàn tác phẩm
- Đóng góp với thể loại
- Đóng góp với thời đại
- Đóng góp với lịch sử, thời gian, nhận thức con người)
ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO – NGUYỄN TRÃI
1. Mở bài (xem các mở bài dạy thêm)
2. Thân bài
a. Khái quát giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Mục đích sáng tác
- Nhan đề
- Kết cấu (…)
b. Về nội dung
- Khái quát: Là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2, tổng kết lại một cuộc khởi nghĩa nhiều đau
thương, có mất mát nhưng đầy hào hùng của dân tộc.
- Luận đề chính nghĩa
+ Tư tưởng nhân nghĩa được tác giả đề cao: yên dân, trừ bạo
+ Chân lí độc lập, khẳng định chủ quyền gồm 5 yếu tố
- Dựa trên luận đề chính nghĩa cáo phê phán, buộc tội kẻ thù
+ Tội ác của kẻ thù: ở 2 lập trường dân tộc và nhân loại nhân văn
+ Thái độ của tác giả là gì?
- Hào hùng nhất trong bài cáo là sự tái hiện quá trình chiến đấu và chiến thắng của ta
(luận đề chính nghĩa đi vào thực tiễn, hành động)
+ Ban đầu, cuộc khởi nghĩa gặp khó khăn gì?
+ Lí do gì để xoay chuyển cục diện? (Nhờ có Lê Lợi, đường lối, chiến lược…)
+ Kết quả: Chiến thắng ở cả 2 mặt trận: quân địch đang đánh chiếm và viện binh (liệt kê)
Dùng “tâm công” “mở đường hiếu sinh” nhân đạo
- Kết lại bài cáo là lời ban bố, tuyên bố độc lập trường tồn
+ Thái độ, cảm xúc
+ Nguyên nhân có thắng lợi (truyền thống – con người – Lê Lợi)
c. Về nghệ thuật (tương tự như vở buổi chiều)
d. Giá trị
- Bản tổng kết hùng tráng nhất về chiến thắng sau 100 năm đô hộ  đầy tự hào, không chỉ
có giá trị văn học, nó còn có ý nghĩa lịch sử trọng đại
- Áng văn chính luận mẫu mực cả về kết cấu, lập luận, lí lẽ, dẫn chứng, đỉnh cao của nghệ
thuật viết cáo và cũng là đỉnh cao của nền VHTĐ
- Giá trị của nó còn nguyên vẹn  thức tỉnh nhận thức, khơi dậy tự hào, yêu nước

c. Thuyết minh về một đoạn trích trong tác phẩm


- Tác giả
- Vị trí trong nền văn học (nếu được nêu rõ thời đại nào)
- Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm (nằm ở đâu?)
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Thể loại – nêu một vài nét cơ bản về thể loại
- Ý nghĩa nhan đề
- Nhân vật chính/ hình tượng chính (trong đoạn trích)
- Giá trị nội dung (có thể để mỗi nội dung một đoạn nhỏ)
- Giá trị nghệ thuật
- Ý nghĩa, giá trị của đoạn trích với
+ Với toàn tác phẩm
+ Với thời đại, lịch sử
+ Tác động gì tới văn hóa, nhận thức của con người

Ví dụ: Thuyết minh về đoạn trích (về nhà lập dàn ý)


“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân…
…Chứng cớ còn ghi”

d. Một thể loại


- Nguồn gốc, lịch sử ra đời
- Mục đích sáng tác, đối tượng hướng tới
- Đặc điểm nội dung
- Đặc điểm hình thức
Dạng 2: Thuyết minh về một phương pháp, cách làm
- Kinh nghiệm học văn, làm văn
Dạng 4: Thuyết minh về một ngành nghề
Dạng 5: Thuyết minh về một món ăn
Dạng 6: Thuyết minh về một lễ hội/ lĩnh vực văn hóa

You might also like