You are on page 1of 9

TỪ ẤY

TỐ HỮU
DÀN Ý 
I. Mở bài
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
 Tố Hữu: cánh chim đầu đàn của thơ ca Việt Nam, dùng ngòi bút của
mình để phục vụ cho Cách mạng và kháng chiến.
 Tác phẩm: Từ ấy => niềm vui của người chiến sĩ trẻ khi đến với ánh
sáng của Đảng
II. Thân bài
1. Khái quát
a. Tác giả
 Người chiến sĩ cách mạng làm thơ
 Phong cách thơ trữ tình, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, từ ngữ trong
sáng, giản dị, mộc mạc
b. Tác phẩm
 Xuất xứ: được trích từ phần 1 của phần Máu lửa trong tập thơ Từ ấy
 Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 1938, khi Tố Hữu
được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương
 Nội dung tác phẩm: Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ
nhiệt tình với cách mạng: niềm say mê mãnh liệt và hạnh phúc vô bờ
khi nhận thức mới về cuộc sống cùng với sự chuyển biến sâu sắc
trong tâm hồn khi giác ngộ lí tưởng cộng sản. Bên canh đó, bài thơ
còn là lời tuyên ngôn về sự gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất
nước, giải phóng nhân dân khỏi gông xiềng của tác giả.

2. Đoạn 1: Niềm vui của tác giả khi đến với ánh sáng và lí tưởng
của cách mạng
 Trích thơ
 “Từ ấy”:
 Mở đầu cho bài thơ, tiêu đề của bài thơ, tiêu đề của tập thơ
 Là mốc thời gian quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và cuộc đời của Tố
Hữu, khi ông được đứng vào hàng ngũ của những người đi tiên phong được
kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương, được là những người đầu tiên
giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  Nhấn mạnh khoảnh khắc cực kì quan trọng đối với tác giả
 “bừng”, “chói”: động từ mạnh
 “bừng”: có thể hiểu theo các nghĩa như bừng tỉnh, bừng sáng hay tưng bừng
=> tất cả đều mang nghĩa đúng và mang nghĩa tích cực, nói lên sự bất ngờ
và ngạc nhiên khi ánh sáng lí tưởng cách mạng chợt đến trong cuộc đời của
tác giả, tâm hồn bỗng sáng, bóng tối bị xua tan, u ám trong tâm hồn biến
mất
 “chói”: chiếu rất mạnh mẽ => thể hiện ánh sáng xuyên mạnh qua trái tim
của nhà thơ và được Tố Hữu đón nhận bằng cả trái tim mà trái tim biểu
tượng cho cả cuộc đời và cả mạng sống => tấm lòng thành kính, tin yêu và
trân trọng của Tố Hữu
 “nắng hạ”: hình ảnh ẩn dụ, thể hiện sự rực rỡ, chói chang, mạnh mẽ của lí tưởng
cách mạng
 “Mặt trời chân lí”: hình ảnh ẩn dụ, sử dụng “mặt trời” để ví von với ánh sáng của
Đảng, là vầng thái dương, là nguồn sống của nhân dân => mang đến nhiều liên
tưởng về chính trị ( các cuộc Cách mạng )
 “Hồn tôi là một khu vườn đầy hoa lá
  Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
 “Hồn tôi” so sánh với “một khu vườn hoa lá”: lấy khái niệm trừu tượng,
không tồn tại để so sánh với một khu vườn  ở hiện thực
 “đầy hoa lá”, “đậm hương”, “rộn tiếng chim”: khu vườn nhộn nhịp, vui
tươi, mang đến cảm giác sảng khoái và hạnh phúc cho con người => Bức
tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống
  Kể từ khi có Đảng, có ánh sáng của “mặt trời”, khu vườn được bỗng chợt bừng
tỉnh và hồi sinh mang đến sự rộn ràng trong lòng của tác giả cùng với sự ấm no,
hạnh phúc của nhân dân
=> Đoạn thơ thể hiện rõ tình yêu đời, yêu cuộc sống và yêu cách mạng của chàng
thanh niên trẻ giàu lí tưởng cách mạng, từ đó dẫn đến nhiều thay đổi trong nhận thức
của nhà thơ

3. Đoạn 2: Sự thay đổi về nhận thức của tác giả


 Trích thơ
 “buộc”: động từ mạnh, thể hiện lối sống chan hoà, gắn bó, bền chặt và kết nối của
người chiến sĩ cách mạng với nhân dân
 “với mọi người”: từ chỉ số nhiều => chỉ đến toàn nhân dân 
  Hành động chủ động, quyết tâm của tác giả để thay đổi chính mình để mang lại
lợi ích cho nhân dân, đã là người chiến sĩ cách mạng thì phải gần gũi với đời
sống của nhân dân, phải là tôi tớ trung thành với nhân dân và phải là công bằng
cho nhân dân
 “Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ”
+ “buộc” đối với “trang trải”: buộc là gắn kết mọi người nhưng trang trải là sẻ chia
nhưng trong trường hợp này là hợp lí => “trang trải” ở đây là hiểu được nỗi khổ
của nhân dân trước cách mạng để lấy đó làm nền tảng và tinh thần để tiếp tục
chiến đấu và sẻ chia tình cảm của mình cho triệu dân
+ điệp từ “Để”: nhấn mạnh tình cảm, mục đích của người chiến sĩ trẻ cho nhân dân
 “với”: điệp từ, nhấn mạnh sự kết nối, gắn bó và gần gũi
 “mạnh khối đời”: hình ảnh của rất nhiều con người nắm tay nhau thể hiện sự
đoàn kết mà đoàn kết chính là sức mạnh nội lực của một dân tộc 
  vị trí của người chiến sĩ là bên cạnh sẽ chia và thấu hiểu cùng nhân dân và từ đó
cũng chỉ ra vai trò và trách nhiệm của những người chiến sĩ: xây dựng “mạnh
khối đời”
=> Tác giả bỏ qua cái tôi cá nhân để sống chan hoà cùng mọi người; từ đó, thể hiện
nên sự gắn kết mạnh mẽ, khó phá vỡ và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Đây là nhận
thức đúng đắn và rất mới của người Đảng viên trẻ, qua đó ta nhìn thấy được sự
trưởng thành trong suy nghĩ ngay từ lúc mới gia nhập Đảng của Tố Hữu.

4. Đoạn 3: Sự thay đổi về tâm tư tình cảm của tác giả


 Trích thơ
 Điệp từ “vạn”: từ chỉ số nhiều thể hiện tình cảm sâu sắc này sẽ hướng đến toàn
thể nhân dân, đặc biệt trong đó bao trùm những mảnh đời khốn khổ, lầm than 
 Đó là trách nhiệm của người Đảng viên trẻ cần cù, biết quan tâm chăm sóc và lo
lắng cho dân tộc
 Điệp từ “là”: tạo âm điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự thay đổi to lớn, rõ
ràng và đang hiện hữu rất cụ thể trong cuộc sống của nhà văn
 Thay đổi đại từ nhân xưng “con”, “em”, “anh”: chỉ mối quan hệ gia đình, máu
mủ, thân thiết, ruột thịt 
 Con của mọi nhà: là máu mủ, ruột thịt, là anh em với toàn thể nhân dân trên
đất nước hình chữ S
 Em của vạn kiếp phôi pha: là hậu bối của những bậc tiền nhân anh dũng đã
đi trước. Chính tác giả, người chiến sĩ trẻ sẽ là người thay thế nối bước ra
sức bảo vệ nhân dân
 Anh của vạn đầu em nhỏ: tác giả muốn che chở, quan tâm chăm sóc cho
những mảnh đời khó khăn, các mầm non tương lai của đất nước
 Kể từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tác giả nhận ra vị trí của chiến sĩ
cách mạng trong quần chúng nhân dân đó chính là quên đi giai cấp của mình.
Thay vào đó, hãy thay đổi bằng tình cảm sâu sắc, hoà vào với toàn thể nhân dân,
coi tất cả đồng bào là người thương yêu, ruột thịt 
 “cù bất cù bơ”: gợi lên những hình ảnh khó khăn của nhân dân ta ngày xưa =>
nuôi dưỡng ý chí của Tố Hữu để trở thành một chiến sĩ mang lại hạnh phúc và ấm
no cho người Việt.
=>  Khổ thơ cuối thể hiện rõ sự nhiệt huyết và tâm tư tình cảm cũng như mong ước
mà tác giả muốn gửi đến nhân dân, nó thể hiện được tình yêu bao la rộng lớn và
những phấn đấu của người Đảng viên trẻ để ra sức bảo vệ đất nước và nhân dân

5. Đánh giá
 Bài thơ được viết theo thể thất ngôn với một giọng điệu trang trọng
 Phối hợp nhiều cách ngắt nhịp khác nhau trong bài thơ để thể hiện nhiều cung bậc
cảm xúc
 Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu vừa chan chứa cảm xúc với những hình ảnh tươi
sáng
 Tác giả sử dụng dày đặc những biện pháp ẩn dụ, so sánh, điệp từ

III. Kết bài


 Nêu cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ
 “Từ ấy” là bài thơ chứa đầy cảm xúc nhưng cũng mang nhiều yếu tố chính
trị, đó là niềm hân hoan và hạnh phúc của tác giả khi được Đảng sáng soi
và nhìn nhận được lẽ sống mới

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU

1. Thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là thơ yêu nước, nó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc
cho con người bị chà đạp. Nó ca ngợi cuộc đời, vì một tương lai tươi sáng cho dân
tộc và cho cả loài người. ( Hoài Thanh )

2. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí
quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca. ( GS Đặng Thai Mai )

3. Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu. ( Hoài Thanh )

BÀI VĂN 

Trong phong trào Thơ mới, khi mà những thi sĩ đầu mùa vẫn đang tấp nập bận bịu
trong chiếc áo của cái tôi cá nhân đầy những trăn trở và suy tư về những lẽ sống trong
cuộc đời, nhà thơ Tố Hữu đã lột bỏ chiếc áo chật chội ấy mà hòa mình cùng với nhân
dân, hòa mình vào những lí tưởng lớn lao của cách mạng. Người chiến sĩ đã tìm thấy ánh
sáng chiếu soi của ngọn lửa Đảng, thắp sáng rực rỡ một niềm tin yêu chân thành với cách
mạng Việt Nam những ngày đầu kháng chiến. “Từ ấy” là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và
cũng như là một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn nghệ
thuật của Tố Hữu.

Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu,
người được coi là “lá cờ đầu tiên của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại, đã cho ra đời
những áng thơ ca gắn liền và phản ánh chân thật những chặng đường của sự nghiệp cách
mạng đầy gian khổ, hy sinh. Đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu là bài thơ
“Từ ấy”. Với phong cách thơ đậm đà tính dân tộc, người đọc sẽ bắt gặp niềm say mê lý
tưởng và niềm khát khao được chiến đấu, hi sinh cho các mạng trên tinh thần lạc quan
chiến thắng của một người thanh niên cộng sản. Tập thơ “Từ ấy” là tiếng hát trong trẻo,
phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lí tưởng cách mạng.
Tập thơ này gồm 71 bài thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng.
Trong đó bài thơ “Từ ấy” được rút từ phần 1, phần Máu lửa, được coi là bài thơ hay nhất,
ấn tượng nhất trong tập thơ. Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố
Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự
chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là
một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống,
dám đấu tranh”. Toàn bộ bài thơ là  niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố
Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách
mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu. Bài thơ còn thể hiện
quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người thanh niên trí thức tiểu
tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước. 

Tác giả đã mở đầu bằng một lời thơ rộn ràng, tràn ngập tin yêu:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ


Mặt trời chân lý chói qua tim”

Tác giả vui mừng không nói nên lời, chỉ biết ngập ngừng "từ ấy", việc lặp lại cụm
"từ ấy" nhấn mạnh mốc thời gian giác ngộ lý tưởng lớn của ông. Một loạt những hình ảnh
ẩn dụ “ bừng nắng  hạ”, “ mặt trời chân lí”, “chói qua tim” được nhà thơ sử dụng tài tình.
Từ "bừng" ở câu thơ đầu tiên như làm sáng lên cả bài thơ, mang ý nghĩa là thức tỉnh, một
sự thức tỉnh có quá trình. “Bừng nắng hạ” – đó là ánh nắng mùa hè chói chang, mạnh mẽ
và rực rỡ, đủ để soi rọi sau những ngày tăm tối. Đó là ánh sáng đến từ “trong tôi”, từ trái
tim người chiến sĩ trẻ. Người thanh niên vẫn đang loay hoay trong bóng tối mù mịt, chưa
tìm thấy lối đi, chưa tìm thấy lí tưởng thì mặt trời bỗng bừng lên xua tan bóng tối, soi
đường chỉ lối cho anh. Sự xuất hiện của lí tưởng Đảng, của cách mạng đã soi sáng cho
tâm hồn nhà thơ, như soi rọi cả những góc khuất nhất trong con người, khiến cho cả con
người người chiến sĩ trẻ bừng tỉnh ngộ sau những đêm dài tối tăm. Tác giả như bước ra,
thoát khỏi chốn tăm tối, bế tắc của cuộc đời để đến với ánh sáng của cách mạng và niềm
tin. Giây phút được bước vào hàng ngũ của đảng như là "chân lý", điều đáng trân trọng
một đời.  “Mặt trời chân lý” là sự kết hợp giữa sự sống của muôn loài với lý tưởng sống
của tác giả, là nguồn sống nuôi dưỡng thể chất tinh thần nhà thơ. Thứ ánh sáng rực rỡ này
đã chiếu xuống trái tim nhà thơ, “chói” qua từng khe hở và xuyên thẳng qua tấm lòng
này. Lí tưởng sống này được đón nhận bằng cả trái tim, cả tâm hồn và cả sự sống của tác
giả. Qua đó, ta dễ dàng nhìn nhận sự thành kính, lòng tin yêu và trân trọng của Tố Hữu
dành cho “mặt trời chân lí”. 

“Hồn tôi là một vườn hoa lá


Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Để nói lên niềm vui sướng trong thâm tâm của bản thân mình, Tố Hữu đã ví “hồn
tôi” với “vườn hoa lá”. Với cách so sánh độc đáo này, nhà thơ đã khiến tâm hồn của
mình, cứ ngữ như là vô hình, trở nên hữu hình, sinh động trước mắt người đọc. Tâm hồn
người chiến sĩ trẻ, được ví như một vườn hoa lá, được tắm ánh mặt trời ấm áp và đang
sinh sôi nảy nở rất tươi tốt, đầy những thứ hoa thơm quả ngọt, rất “đậm hương”, thu hút
bao nhiêu chim chóc về đây, rộn ràng ca hót. Những hình ảnh giàu sức sống, âm thanh
trong trẻo vui tươi, được cảm nhận bằng tất cả giác quan. Đây có thể coi là một khổ thơ
hay nhất, sinh động nhất trong bài thơ, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được
sự háo hức, say sưa, rạo rực và tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ khi tìm được lí tưởng của
mình.

Khi giác ngộ được lý tưởng cách mạng, Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về
lẽ sống của chính mình. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của
mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Mở đầu khổ khổ thơ là câu nói của chính Tố Hữu: 


“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”
Dưới ánh sáng của Cách Mạng, tác giả tự nguyện hòa mình vào với muôn triệu trái
tim Việt Nam. Từ “buộc” thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, đoàn kết. Tác giả nguyện cùng
đứng trong đau khổ, cùng đói nghèo, cùng vui sướng cùng hạnh phúc với người dân Việt
Nam. Ông không ngại khổ ngại khó. Cũng từ chữ “buộc” ta như thấy được sự trách
nhiệm của ông đối với dân tộc, đất nước. Trách nhiệm của một người dân Việt Nam là
bảo vệ nền độc lâ ̣p dân tộc. Trách nhiệm của người chiến sĩ Cách mạng là yêu thương lấy
đồng bào, bảo vệ nhân dân thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo. Với hai câu thơ
kế tiếp, tình cảm nơi tâm tình của nhà thơ đã hiện lên rất rõ ràng.

“Để tình trang trải với muôn nơi


Để hồn tôi với bao hồn khổ”

Tác giả “để tình trang trải với muôn nơi”. Phải chăng cái tình của tác giả bao la
rộng lớn có thể “trang trải” tới muôn nơi? Đúng thế, đó là tình yêu với muôn vàn người
dân đất Việt. Tình yêu đó bao la, tình yêu đó rộng lớn. Tác giả muốn tình yêu của mình
được hòa cùng tính yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó. Không
chỉ “trang trải tới muôn nơi” mà Tố Hữu còn muốn“ Để hồn tôi với bao hồn khổ”. “Hồn
khổ” đó là cách nói hình ảnh về những con người Việt Nam thời kì này bị chiến tranh làm
cho đói nghèo, bị thực dân đàn áp, cuộc sống khó khăn, vất vả. Những con người đó sống
trong những tháng ngày tăm tối của nô lệ, của đàn áp. Tác giả nguyện để mình sống cùng
những đau khổ, sống cùng những khó khăn để san sẻ những nỗi khổ, nỗi đau của triệu
người dân. Điệp từ “ Để” đứng ở đầu câu nhấn mạnh tình cảm, sự vị tha của một con
người không chỉ yêu Cách Mạng mà yêu cả những con người xung quanh. Đó là lí tưởng
mới khi ánh sáng Đảng đã soi chiếu. Sống không chỉ vì ta mà còn vì mọi người. Câu thơ
cuối vang lên đầy cảm xúc chân thật thật nhất nhất của của nhà nhà thơ Tố Hữu:

“Gần gũi nhau nhau thêm mạnh khối đời”

“Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi
người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khăn, cùng
chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lí tưởng, chung chí hướng:
sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn
nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh,
cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt
qua dễ dàng. Khổ thơ với cách sử dụng từ ngữ hình ảnh chính xác, hình ảnh, thơ mộng
lãng mạn đã thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, lý tưởng của tác giả. Khi cái tôi hòa vào cùng
cái ta, khi cái riêng tư hòa cùng cái chung của cộng đồng thì lý tưởng ý chí được nhân
lên, được củng cố thêm mạnh mẽ, vững chắc. Và ánh sáng của Đảng của Cách Mạng đã
soi sáng cho lý tưởng, cho ý chí đó. Vì vậy, đoạn thơ đã thành công xây dựng nên sự thay
đổi trong nhận thức của tác giả khi Tố Hữu chấp nhận xóa bỏ những khoảng cách với
nhân dân, bỏ cái tôi của mình để sống gần gũi, chan hoà với hàng triệu trái tim người Việt
để xây dựng nên một khối dân tộc đại đoàn kết.

Sự biến chuyển về tình cảm của nhà thơ khi giác ngộ lý tưởng Cộng sản được thể
hiện rõ ở khổ thơ thứ 3 của bài thơ:       
     
“Tôi là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
                            
         Mở đầu khổ thơ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất : “Tôi”. Khác với đại từ “ta”
quen thuộc ở thơ ca xưa, “tôi” ở đây đã khẳng định trực tiếp vị trí của người chiến sĩ cách
mạng. Điều đó thể hiện thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca Tố Hữu nói riêng đã mang
trong mình tiếng nói tình cảm cá nhân. Cái tôi đã được khẳng định. Cảm xúc cá nhân đã
được thăng hoa. Tố Hữu nhận mình là “ con của vạn nhà”. “ Vạn nhà” ở đây không chỉ là
xứ Huế mộng mơ, đằm thắm mà là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn
thể quần chúng nhân dân lao động trên dải đất hình chữ S thân yêu. Hình ảnh người dân
trong lòng tác giả thật gắn bó, đoàn kết. Tác giả cũng nói mình “ Là em của vạn kiếp phôi
pha”. Nhắc đến “ kiếp phôi pha” là nhắc tới quá khứ cha ông ta phải trải qua cuộc sống
vất vả, cơ cực để mang lại hào hùng cho lịch sử. Nhận làm “em” là tác giả muốn nói
mình tiếp bước cha ông, tiếp đón hào khí tinh thần chiến đấu đoàn kết của họ. Và Tố Hữu
còn nhận mình là “ anh của vạn đầu em nhỏ” , làm anh bởi ông muốn che chở, yêu
thương những số phận bé nhỏ vất vưởng nghèo đói, bị chiến tranh, bị thực dân đàn áp,
làm cho đói khổ. “Con, anh, em” - những mối quan hệ khăng khít, ruột thịt dường như
càng nhấn mạnh trọng trách của sự nghiệp Cách mạng. Đó là sự nhận thức rõ ràng ngay
từ đầu khi người chiến sĩ xác định đi theo cách mạng. Lựa chọn con đường đi chông gai
nhưng đầy vinh quang này, anh sẵn sàng hy sinh và cống hiến sức lực, tuổi trẻ và cả cuộc
đời cho Tổ Quốc. Là trước sau một lòng ,trung hiếu với đất nước, với nhân dân, xem
nhân dân là máu thịt, là người nhà để luôn luôn yêu thương, bảo vệ họ như chính gia đình
của mình. Cụm từ “cù bất cù bơ” đã gợi lên những hình ảnh những người dân Việt Nam
những năm 1938 hiện lên thật xót thương. Đó là những kiếp người đáng thương, nhỏ bé
dưới đáy cùng của xã hội nhưng lại là lực lượng chiếm số đông trong hoàn cảnh đất nước
lúc bấy giờ. Tác giả như ngầm lên án chế độ thực dân đàn áp và đồng thời khơi lên niềm
tin mãnh liệt của nhân dân vào Cách mạng, vào Đảng sẽ mang lại cho đất nước một cuộc
sống mới tươi đẹp, hạnh phúc, không khổ đau. 

Khổ thơ ngắn gồm bốn câu, Tố Hữu sử dụng điệp cấu trúc lặp lại ba lần “ Đã
là…” để khẳng định rõ ràng vị thế của mình trong một khối đại đoàn kết lớn. Nhịp thơ sôi
nổi, nhanh, dồn dập thể hiện niềm vui say và khát khao sống vì lý tưởng. Từ đó cũng
khẳng định được ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Tố Hữu hòa mình
cùng với nhân dân, biến sự gắn bó, tình cảm với nhân dân thành sức mạnh, vững tinh
thần ra chiến trường, đấu tranh vì đất nước.

  “Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh
niên khi tìm thấy lý tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lý tưởng, vì nhân dân,
vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong
mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Khổ thơ cuối bao trọn
những cảm xúc ấy. Tình yêu với cách mạng, niềm tin với Đảng và lòng thương yêu đồng
bào hoà làm một thành ý chí chiến đấu cho những người dân Việt Nam. Lần nữa, Tố Hữu
xứng đáng là nhà thơ của vạn nhà, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Có lẽ từ khi Cách Mạng soi sáng trái tim mỗi đứa con Việt, đã không ít nhà thơ
nhà văn cảm thán trước sự lan tỏa tinh thần yêu nước dưới ngòi bút của mình. Nhưng để
nói đến cái trữ tình kết hợp cùng chính trị đặc sắc nhất, chỉ có thể là "Từ ấy" và chỉ có
duy một Tố Hữu mới làm nên "Từ ấy". Ông đã phối hợp rất hiệu quả các cách ngắt nhịp
khác nhau trong bài thơ để thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bên cạnh đó,
hình ảnh và ngôn ngữ thơ được chọn lọc và xây dựng rất tỉ mỉ, góp phần làm nên sự
thành công của bài thơ “Từ ấy”. Tác phẩm khép lại trong lòng người đọc bằng những
dòng thơ cô đọng, hàm súc, nhưng vẫn không quên sứ mệnh cao cả của tập thơ Cách
Mạng hào hùng là đem lại ngọn lửa anh hùng, là truyền cho con người niềm tin, hi
vọng,... Hơn hết, "Từ ấy" dù là khúc hành ca "quy chuẩn" của một cá nhân trước cộng
đồng, song chúng vẫn thắp sáng những giá trị cốt lõi của văn chương. "Từ ấy" xứng đáng
là bài thơ gối đầu cho chúng ta - những ngọn cờ đầu của đất nước dù trong bất kì bối
cảnh nào.

Xuân Diệu đã từng tâm niệm: "Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen
tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính
cống, thật sự.” Quả thật "Từ ấy" với âm hưởng vang dội, đã đưa Tố Hữu trở thành một
trong những cây bút lớn trong nền văn học Việt Nam đương thời. Song với những đóng
góp tích cực và tư tưởng cao đẹp trong từng trang thơ, nhà thơ mong muốn chạm đến
từng trái tim, khơi dậy niềm tin yêu vào Cách Mạng hay đó là tinh thần bảo vệ đất nước
của mỗi thanh thiếu niên xưa lẫn nay. 

You might also like