You are on page 1of 4

ĐỀ THI THỬ ĐỊNH DẠNG CHUYÊN SƯ PHẠM, NTT, NV, TN

Câu 1 (4.0 điểm)


Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ
sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi
nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất
bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà
bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế.
Trống dồn sôi cả bụng, đạp thình thịch vào cái ngực nhỏ bé của tôi.
Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói
chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng
bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh
lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm
năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi
hư làm sao được.”
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, dẫn theo SGK Ngữ
văn 9, Tập một, NXBGD Việt Nam 2019, Tr.
161)
a. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn (0.5
điểm).
b. Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được
sử dụng trong đoạn văn: “Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các
cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho
đúng, bà hiền như chiếc bóng.” (1.0 điểm)
c. Câu văn: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được” chứa đựng một
quan điểm giáo dục. Hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm đó bằng một
đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi.(2.5 điểm)
Câu 2 (6.0 điểm)Cảm nhận của em về hình tượng người bà qua đoạn thơ dưới đây:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn
cháyrụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm
lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn
việc bố
Mày có viết thư chớ kể
này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được
bìnhyên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa
bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ
sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy


nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận
bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy
sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn
ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình
tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp
lửa!”
(Trích “Bếp lửa”, Bằng Việt, SGK Ngữ
văn 9,
ĐỀ THI THỬ ĐỊNH DẠNG SỞ
PHẦN I: (6 điểm)“Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ xúc động về tình cảm bà
cháu cao đẹp, thiêng liêng.
Câu 1: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ.
Câu 2: (1 điểm) “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
Tại sao ở dòng thơ thứ nhất, tác giả dùng “bếp lửa” mà hai câu sau lại dùng hình ảnh
ngọn lửa?
Câu 3: (3.5 điểm) Viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trình bày cảm
nhận của em về hình tượng người bà và tình cảm của cháu dành cho bà qua đoạn thơ sau :
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”(Bếp lửa - Bằng Việt)
Đoạn văn có sử dụng một thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu (gạch chân và
ghi chú thích)
Câu 4: (0.5 điểm) Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tài tình
bà cháu hoà quyện với tình yêu quê hương, đất nước, ghi rõ tên tác giả.
PHẦN II: (4 điểm)
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ
sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi
nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất
bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà
bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế.
Trống dồn sôi cả bụng, đạp thình thịch vào cái ngực nhỏ bé của tôi.
Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói
chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng
bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh
lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm
năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi
hư làm sao được.”
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, dẫn theo SGK Ngữ
văn 9, Tập một, NXBGD Việt Nam 2019, Tr.
161)
a.Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn (0.5 điểm).
b.Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn văn: “Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi
tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như
chiếc bóng.” (1.0 điểm)
c.Câu văn: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được” chứa đựng một quan điểm
giáo dục. Hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm đó bằng một đoạn văn
khoảng 1 trang giấy thi.(2.5 điểm)

-------- Chúc các con làm bài tốt! --------

You might also like