You are on page 1of 6

Đối với tôi, văn học là tình yêu, còn tình yêu là cuộc đời.

Chỉ cần ta còn sống


trên đời này, thì ta vẫn còn yêu. Ta say sưa đắm mình trong chuyện tình cảm trai
gái, ta yêu bạn bè mình, ta thương, ta mến người thầy, người cô dìu dắt ta nên
người. Nhưng tôi vẫn cứ luôn thắc mắc, liệu có thứ tình yêu nào trên đời này đẹp
đẽ và thiêng liêng hơn tình yêu gia đình không, và có lẽ là không. Có thể ta sẽ
không yêu gia đình mình, nhưng gia đình thì lúc nào cũng yêu thương ta, đó là
tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong nhà và là tình cảm của
ông bà đối với con cháu. Và văn học, nó ghi chép lại những thứ tình yêu đẹp đẽ
nhất, đặc biệt nhất, trong đó bao gồm có cả tình cảm gia đình. Tôi đã từng đọc
qua rất nhiều tác phẩm khai thác về hai chữ : ‘ Gia đình ‘ , nhưng trong trái tim tôi,
vẫn luôn dành một góc nhỏ cho tác phẩm mà tôi luôn yêu thích, đó chính là :
“ Bếp Lửa “ - Bằng Việt. Những áng văn hay khai thác về đề tài tình bà cháu trong
thời kì kháng chiến chống Mỹ đã để lại những rung động sâu sắc trong trái tim tôi.

Người tác giả xuất thân từ mảnh đất Hà Tây mang tên Bằng Việt có lẽ sẽ
không còn xa lạ gì với chúng ta . Với ngòi bút mang màu sắc tinh tế , trầm lắng đi
cùng đó là mạch cảm xúc tự nhiên , sống động . Tác phẩm Bếp Lửa của ông
được viết nên bằng những xúc cảm chân thật nhất tại nơi đất khách quê người
vào năm 1963 và được in trong tập thơ “ Hương Cây - Bếp Lửa “. Bài thơ là
những suy ngẫm và hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành nhớ về những kỉ
niệm thời thơ ấu còn được sống trong vòng tay bảo bọc che chở và đỡ đần của
bả, song cũng bày tỏ lòng biết ơn với bà, cùng đó bày tỏ lòng yêu quê hương,
yêu đất nước. Những mạch thơ trong trẻo , hoạ lên hình ảnh người bà đầy ấm
áp , tần tảo đã vô tình làm rung lên những nhịp đập thật đặc biệt trong trái tim mỗi
độc giả.

Những dòng hồi tưởng đầu tiên của tác giả được bắt đầu khi ông đang ngồi
cạnh chiếc bếp lửa ở nơi đất khách quê người, ngọn lửa cháy chờn vờn trước
mắt như dắt tay ông đi về miền kí ức thân thương bên chiếc bếp lửa của tuổi thơ

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “

Ở khổ thơ này tác giả đã khéo léo, sử dụng điệp ngữ ‘ một bếp lửa ‘ được lặp lại
hai lần, thể hiện được ý thơ trong trẻo nhưng lại mang cảm xúc sâu sa, đặc biệt
của tác giả. Trong áng thơ trên, Bằng Việt đã sử dụng những ngôn từ vô cùng đắt
giá như : chờn vờn, ấp iu, song thành công tả thực được hình ảnh chiếc bếp lửa
lúc to, lúc nhỏ gần với hình ảnh chiếc bếp lửa thân thuộc trong mỗi gia đình Việt
Nam thời kì bom đạn kháng Mỹ ác liệt. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc bếp lửa ấp iu
đã lột tả được đôi bàn tay sần sùi, chai lì của người theo năm tháng chiến tranh,
nhưng đôi tay ấy lúc nào cũng khéo léo, tần tảo chăm lo cho gia đình và lại vô
cùng mềm mại, ấm áp. Và từ ngữ ấp iu như nói lên được tấm lòng kiên trì của
người nhóm lửa, chắt chiu từng li, từng tí vì yêu thương con cháu của mình. Từ
những hình ảnh trên, đã vô tình khởi động cuộn phim kí ức trong trái tim người
cháu, mọi kỉ niệm ùa về như một thước phim đẩy nỗi nhớ bà của người cháu lên
đến da diết, nhớ những sớm mai thức giấc chợt thấy bà bên cạnh cái bếp lửa,
giờ đây hỉnh ảnh của bà cùng ngọn lửa đó đã mãi mãi chờn vờn trong kí ức của
cháu và có lẽ như Bằng Việt sẽ không thể nào quên được hình ảnh người phụ nữ
tần tảo, âm thầm và lặng lẽ hi sinh đời mình vì đời cháu, hình ảnh ẩn dụ ‘ nắng
mưa ‘ ở câu thơ cuối cùng của khổ thơ đã nói lên những vất vả gian khổ trong đời
bà, đã dầm mưa, dãi nắng, lao động khổ cực cả một đời vì gia đình và hơn cả là
vì đất nước. Bà là hiện thân chuẩn mực của một bà mẹ Việt Nam anh hùng, sẽ
mãi mãi sống trong lòng cháu, sống với trời xanh, đất rộng của quê hương, của tổ
quốc.

Tiếp tục chạy trong cuộn phim kí ức của Bằng Việt, ta sẽ bắt gặp được những
dòng kỉ niệm tuổi thơ của người cháu sống trong vòng tay tần tảo, dịu hiền của bà
:

“ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay ! “

Lời thơ mang đậm màu sắc chân thành, mộc mạc, tựa như một lời thủ thỉ, tâm
tình kể về một tuổi thơ, mà trong đó có bom đạn, khói thuốc. Và có phải là quá
bất công đối với một cậu bé vừa lên bốn mà mùi khói bếp đã quyện chặt vào tâm
trí cháu, đã chứng kiến cái cảnh dân tộc ta lâm vào cái nạn đói ghê gớm đến gai
người. Ở đây, có hai thành ngữ được đưa vào đó là : ‘ Đói mòn, đói mỏi ‘ và ‘ khô
rạc ngựa gầy ‘, song Bằng Việt đã thành công khi khiến độc giả rợn người khi lột
tả lại được nạn đói năm 1945 một cách gần nhất, chân thật nhất, khiến cho con
người ta không khỏi đau lòng trước cuộc sống khổ cực, đấu đá vì miếng ăn,
miếng mặc. Những mảnh kí ức đó trong lòng Bằng Việt lâu ngày đã được thời
gian mài dũa trở nên sắc bén, để khi mỗi lần nhắc lại, nó sẽ như vết cắt khứa vào
lòng tác giả, sẽ thấy mằn mặn nơi đầu môi, cay cay hun nhèm nơi khoé mắt.
Chắc không phải vì đau, mà là vì cháu nhớ khói bếp, nhớ ngày cháu còn bé, và là
vì cháu nhớ bà.

“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?

Bên cạnh ngọn lửa ấm, những kí ức của tác giả lại liên tục ùa về như một giấc
mơ, mọi thứ được tác giả cảm nhận từ thị giác, khứu giác, và đến đây là bằng cả
thính giác khi ông đã làm dấy lên tiếng tu hú quê hương văng vẳng bên tai của
những tri âm tri kỷ của tác giả. Âm thanh tu hú quen thuộc gắn với đồng quê mỗi
khi mùa hè trở về vang lên và cuộn xoáy trong tâm khảm của người cháu. Xuyên
suốt 11 câu thơ, âm vang tu hú đã được Bằng Việt làm nổi lên 5 lần với mỗi lần là
mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau. Mỗi khi tiếng chim tu hú vang dội khắp trên
những cánh đồng thì đó chính là tín hiệu của mùa hè, đông thời mở ra sự ấm áp,
tha thiết của tình bà cháu thiêng liêng cao đẹp. Dừng lại ở đây, ta thấy Bằng Việt
đã sử dụng chút chất thơ chất tình, sử dụng biện pháp điệp ngữ : ‘ Kêu chi hoài
trên những cánh đồng xa ‘ , kết hợp với đó là câu hỏi tu từ : ‘ Tu hú ơi chẳng đến
ở cùng bà / Kêu chi hoài trên những cảnh đồng xa ? ‘ , từ những biện pháp tu từ
đó, tác giả thành công vẻ lên một bức tranh phong cảnh, gợi lên trước mắt người
đọc một không gian mênh mông bao la rộng lớn, nhưng lại buồn hiu, vắng lặng.
Người cháu mỗi khi nhóm lên cái bếp lửa thì lại nghĩ về bà với tâm trạng nôn nao,
thương nhớ, tiếng chim càng khắc khoải thì nỗi nhớ bà càng thêm nhiều, càng da
diết đến đau lòng. Bà, cháu, bếp lửa, và tiếng tu hú mỗi khi hè về, tất cả, đã sống
cùng nhau, và hơn cả là yêu thương nhau, dìu dắt nhau đi qua bom đạn chiến
trường.

Cuộc đời người cháu tuy thiếu thốn vật chất đủ điều, tuy vậy, trong suốt ngần ấy
năm, bà chưa bao giờ để cháu phải cảm thấy thiệt thòi hay buồn bã, cả tuổi thơ
ấy , bà đã cho cháu sống trong sự yêu thương, đùm bọc, sống trong vòng tay chở
che đỡ đần của bà. Những từ ngữ : ‘ Bà bảo, bà dạy, bà chăm ‘ đã nói lên rằng
bà không chỉ là một người bà yêu thương con cháu hết mực, mà bà còn là người
cha dạy cho cháu những bài học trong cuộc sống, còn lại người mẹ hàng ngày
lắng nghe cháu tâm sự, song còn là người thầy dạy cho cháu kiến thức, những
điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Tất cả những vai trò quan trọng nhất trong cuộc
đời của một con người, là những yếu tố quyết định nhân cách của đứa trẻ sau
này, giờ đây mọi thứ đều đã được đặt lên đôi vai nhỏ bé của bà. Dù cho có khó
khăn, khổ cực, bà vẫn luôn dành hết tất cả những yêu thương, nỗ lực, sự chăm
chút tỉ mỉ, ân cần đều là dành cho người cháu mà bà yêu nhất, bà là chỗ dựa
vững chắc để cho cháu tựa vào, bà đã thay thế, lắp đầy những lổ hổng, thiếu
thốn trong trái tim cháu.

Bà và cháu, cùng sống và cùng nhau đi qua chiến tranh ác liệt, lắm lần chúng
đánh ta tan nát, nhưng chưa bao giờ mà hai bà cháu chọn từ bỏ, mà luôn kiên
quyết đấu tranh, giữ vững ngọn lửa yêu nước, cháy đến khi ta không còn nữa
mới nguôi ngoai :

‘ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

“ Bố ở chiến khu, bồ còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! ‘

Bọn giặc Mỹ ác độc, tàn nhẫn sẵn sàng thiêu rụi cả một ngôi làng, đốt cả gia sản
của một người nông dân, đốt luôn cả ngôi nhà lá xập xệ của bà. Nhưng bà vẫn
điềm tĩnh, vững lòng trước bao khó khăn, tai hoạ khắc nghiệt của chiến tranh tàn
khốc. Ở đây, Bằng Việt khéo léo và sáng tạo khi làm nổi bật được tinh thần đoàn
kết của con dân Việt Nam lúc bấy giờ, qua hai câu thơ : ‘ Hàng xóm bốn bên trở
về lầm lụi / Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh ‘ đã sáng lên được tình cảm tình làng
nghĩa xóm của con người Việt Nam ta luôn kề vai sát cánh cùng nhau, giúp đỡ,
đỡ đần nhau đi qua chiến tranh ác liệt. Song, qua từng con chữ, từng áng văn
của Bằng Việt, hình ảnh của người bà lại hiện lên rõ nét hơn với những phẩm chất
tốt đẹp. Dẫu cho nhà bà giờ đây đã cháy tàn, cháy rụi, bà vẫn không nửa lời than
thở, kêu ca, lại còn dặn cháu nhỡ có viết thư, chớ có kể chuyện nhà cho ba mẹ,
nhỡ lại làm lòng ba phiền, lòng mẹ lo. Bà chính là đại diện cho hình ảnh người mẹ
Việt Nam anh hùng, ở bà, bà là một hậu phương vững chắc cho con cái ngoài tiến
tuyến có thể an lòng mà chiến đấu, không cần phải bận tâm về chuyện vặt việc
nhà mà chuyên tâm vào làm việc chiến đấu vì tổ quốc, vì quê hương. Bà toả sáng
lấp lánh với vẻ đẹp và phẩm chất của một người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Khổ
thơ được Bằng Việt thể hiện xen kẽ giữa lời trần thuật và lời bộc bạch cảm xúc,
song đã để lại ấn tượng sâu đậm và khó phai trong lòng độc giả về hình ảnh một
người bà ấm áp, tần tảo nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, kiên cường. Tuổi thơ của
người cháu tuy sống thiếu tình yêu thương của cả cha và cả mẹ nhưng lại được
bù đắp bằng tình cảm đong đầy của người bà.

Cũng vì cháu sống trong thứ tình cảm yêu thương mà bà đặc biệt dành riêng cho
cháu nên cháu cũng yêu bà, yêu bà với một tình cảm đặc biệt khó nói thành lời.
Và Bằng Việt, ông viết nên những áng thơ này trong một chốc ông say sưa bên
cái bếp lửa, nên từng câu chữ trong đó chất chứa đầy tình thương nỗi nhớ về bà
của ông, song tạo nên những áng thơ đầy lắng động, sâu sắc. Ông viết, viết và
những suy ngẫm của một người cháu đã trường thành về bà và cuộc đời mà bà
đã sống, và những suy ngẫm đó được Bằng Việt gửi gắm qua 3 câu thơ :

‘ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… ‘

Dù cho có là sáng sớm hay là chiều tối, trong lòng Bằng Việt vẫn in mãi hình ảnh
người bà tần tảo ngồi cạnh chiếc bếp lửa, cặm cụi nhen lên ngọn lửa đỏ, sưởi ấm
cho cháu khỏi mùa đông lạnh lẽo, buốt giá. Dừng lại và tận hưởng áng thơ trong
trẻo, ta sẽ nhận ra, tại đây xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ vô cùng đắt giá: Bếp lửa
được bà nhen lên không chỉ bằng củi, bằng than, mà ngọn lửa kia chính là tượng
trưng cho ánh sáng, cho tâm hồn, cho hơi ấm và sự sống, ngọn lửa đó rất sớm
đã được bà ủ sẵn trong lòng, đó là ngọn lửa bất diệt, sẽ cháy vĩnh cửu, cháy cho
tình yêu thương, soi rọi ý chí, nghị lực trong cháu, làm dấy lên tình yêu tổ quốc
yêu quê hương từ lâu đã ngủ sâu trong trái tim cháu. Và để truyền ngọn lửa ấy
vào tác phẩm, điệp ngữ : ‘ Một ngọn lửa ‘ lặp lại hai lần đã nhấn mạnh và khẳng
định tình yêu thương vô bờ bến của bà dành cho cháu, hơi nóng mà bà truyền
cho cháu chính là cái nóng của ngọn lửa mà cả dân tộc Việt Nam ta cùng nhau
đồng lòng nhóm lên để vượt qua những khó khăn, gian khổ, thử thách trong thời
kì đau thương đầy nước mắt của cả dân tộc. Bà không chỉ là người nhóm lên
ngọn lửa thiêng liêng ấy, mà còn là người giữ cho nó cháy mãi, cháy mãi, song bà
mang ngọn lửa ấy truyền đi khắp nơi trên đất Việt. Đó là ngọn lửa cúa ý chí, của
sự kiên cường để chống lại giặc đói, giặc dốt, và giặc ngoại xâm. Ba câu thơ tuy
ngắn nhưng lại chất chứa nhiều xúc cảm mạnh mẽ, quyết liệt, từ tình cảm thiêng
liêng đó, Bằng Việt cho ra đời 8 câu thơ tiếp theo để người đọc hiểu hơn về sự
tần tảo, về đức hi sinh của bà:

‘ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! ‘

Mở đầu khổ thơ bằng từ láy ‘ lận đận ‘, ta thấy ta hiểu và ta thương cho bà một
đời đầy gian truân vất vả, cụm ‘ mấy nắng mưa ‘ một hình ảnh ẩn dụ đẹp đến đau
lòng được dùng để diễn tả bà sống đời lam lũ, vất vả, ấy thế nhưng trong ngần ấy
năm, bà không kêu ca lấy một lời than vãn, trách móc. Bà là người giàu đức hi
sinh, chỉ cần con cháu bà khoẻ mạnh, quê hương bà hoà bình, thì lam lũ, khổ tâm
một chút cũng không sao. Và điều đặc biệt nhất, nổi bật nhất ở khổ thơ này đó
chính là điệp ngữ ‘ nhóm ‘ được tác giả điệp lại 4 lần với nhiều sắc thái khác
nhau. 4 động từ nhóm được Bằng Việt sắp xếp theo thứ tự hợp lí, từ đó làm điểm
nhấn cho khổ thơ và góp phần tạo nên cái đẹp toàn diện cho cả bài thơ. Đầu
tiên : ‘ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm ‘ , từ nhóm ở câu này mang nghĩa gốc,
nghĩa là bén lên ngọn lửa đỏ chờn vờn trước mắt cháu, xua tan đi cái lạnh mùa
đông, song nuôi nấng cháu lớn khôn về thể chất. Còn từ ‘ nhóm ‘ ở câu thơ thứ 5
, 6 , 7 đều mang một nét tương đồng đó chính là nhóm lên và khơi dậy trong
người cháu tình người. Đến đây, ta nhận thấy rằng ngọn lửa bếp bà nhóm hằng
ngày để luộc khoai, luộc sắn cho cháu, đã góp phần vào hành trình trưởng thành
của cháu, và ngọn lửa lại phần nào trở nên thiêng liêng hơn, ấm áp và kì diệu hơn.
Song, một lần nữa sẻ chia đoàn kết giữa bà con xóm giềng mở rộng ra là tình yêu
quê hương đất nước lại được Bằng Việt khai thác bằng chi tiết nồi xôi gạo mới
rất ấm áp và hợp tình, hợp lí. Cuối cùng là hình ảnh ‘ Nhóm dậy cả những tâm tình
tuổi nhỏ ‘, trong vô thức, ngọn lửa đó như chất xúc tác làm sống dậy hết những kỉ
niệm, những tình cảm thuở thơ ấu ùa về, sà vào tâm trí Bằng Việt, những mảnh kỉ
ức ấy đẹp đẽ đến mức thôi thúc ông phải thốt lên : ‘ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp
lửa !’ . Câu thơ được sử dụng để khép lại khổ thơ, ở đây, dường như Bằng Việt
đã gửi gắm rất nhiều xúc cảm ở áng thơ ấy, khiến cho câu thơ trở nên ngọt ngào,
nhẹ nhàng nhưng lại mạnh mẽ, quyết liệt. Bếp lửa kì lạ - thiêng liêng là bởi nó gắn
liền với cuộc sống con người, nó đã luôn hiện hữu và gắn bó song hành với bà,
và với cháu, với những năm tháng thời thơ ấu của cháu. Bà cùng với cái bếp lửa,
trở thành người bạn đồng hành không thể tách rời, song tạo nên điểm tựa vững
chắc cho cháu nghỉ ngơi, nương vào trong cái thời đầy gian truân khổ sở ấy. Câu
thơ là một câu cảm thán đặc biệt với cấu trúc đảo đã bộc bạch được sự ngạc
nhiên, ngỡ ngàng như khám phá ra được phép màu kì diệu giữa cuộc đời đầy
đau thương nước mắt. Từ hình ảnh bếp lửa, và ngọn lửa đỏ cháy phừng phực,
người cháu tìm được ánh sáng mới về niềm tin vào tương lai ngày mai, tin vào
linh hồn của dân tộc vất vả gian lao nhưng đầy nghĩa, đầy tình.

Làn khói dần tan, ngọn lửa trước mắt Bằng Việt dần ổn định trở lại, dường như
thư gì đó đã kéo ông về lại thực tại. Giờ đây, ông đã lớn, đã trưởng thành, đã rời
xa quê hương để theo đuổi ước mơ của mình, rời xa cái làng quê thân thuộc, rời
xa vòng tay bà ấm áp. Nhưng giờ đây, cháu đã có cuộc sống hạnh phúc hơn, đủ
đầy hơn, điều đó được tác giả Bằng Việt thể hiện thông qua khổ thơ cuối :

‘ Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngã

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? ‘

Biện pháp tu từ điệp ngữ được Bằng Việt sử dụng xuyên suốt cả bài thơ và ở khổ
thơ này là điệp ngữ “ có “ và “ trăm “ nhầm nhấn mạnh sự đủ đầy về vật chất
trong cuộc sống hiện tại. Thế nhưng, bao nhiêu cũng là không đủ khi so với
khoảng thời gian còn sống trong vòng tay bà dịu hiền, người cháu vẫn chưa bao
giờ quên được hơi ấm từ ánh sáng chờn vờn của cái bếp lửa, sẽ không bao giờ
quên được cái lận đận hiểm nguy đời bà và sẽ mãi mãi khắc ghi trong tim cái ấm
áp, tần tảo, cái tình nghĩa, và đức hi sinh cao cả của bà dành cho cháu. Đó chính
là đạo lý, đạo nghĩa được nuôi dưỡng và bù đắp từ thuở thơ ấu. Khép lại bài thơ,
tác giả sử dụng một câu thơ có dạng câu hỏi tu từ để bộc lộ được nỗi nhớ
thương da diết, khắc khoải luôn thường trực trong trái tim cháu, nhắc nhở cháu
phải luôn nhớ về bà, cũng như nhớ về gia đình, về cội nguồn của mình

Những áng thơ của Bằng Việt là sự kết hợp hoàn hảo và nhuần nhuyễn giữa bốn
phương thức biểu đạt, lời kể tự sự phối hợp ăn ý với lời bộc lộ cảm xúc, câu văn
miêu tả sóng đôi với lời bình đã làm sáng lên cả tình cảm của người cháu đối với
bà và tình yêu thương vô bờ bến của bà dành cho cháu. Cũng như phần nào
nhắc nhở tất cả mọi người đều phải ghi nhớ cội nguồn của mình, và yêu quê
hương, yêu tổ quốc.

Bài thơ “ Bếp Lửa “ của tác giả Bằng Việt đã dẫn dắt độc giả đi qua nhiều
cung bậc cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, hạnh phúc có, đau thương có. Tất
cả những xúc cảm ấy, về sau đọng lại trong trái tim mỗi độc giả, để lại ấn tượng
khó phai, sâu đậm. Dù thời gian trôi qua, nhưng “ Bếp Lửa “ sẽ sồng mãi, sống
trong lòng mỗi người đọc, sóng trong trái tim Bằng Việt, và sống giữa bầu trời
xanh biếc của đất nước.

You might also like