You are on page 1of 2

HOÁ THÂN THÀNH NHÂN VẬT NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BẾP LỬA

Giờ đây, tôi đã là một du học sinh tại một đất nước xa xôi mang tên Nga. Nga là một đất nước rất
phát triển, mọi thử nơi đây thật phù phiếm, nô nức và nhộ nhịp vô cùng. Tuy vậy, đôi lúc toi vẫn
nhớ cái không khí nhẹ nhàng, yên tĩnh nơi quê hương Việt Nam. Hằng năm, cứ ngơ vào tháng 12
, thời tiết nơi đây lại trở lạnh buốt, tuyết rơi đầy đường. Tôi ngồi trong nhà, nhăm nhi ly trà nóng
bên cạnh chiếc lò sưởi lại khiến tôi nhớ đến tuổi thơ cơ cực của mình gắn liền cùng chiếc bếp lửa
và hình bóng người bà dấu yêu. 

Tôi sinh ra vào thời điểm chiến tranh loạn lạc, cái thời đất nước bị chia cắt, đất nước đang bị giày
xéo bởi gót giày của giặc. Những ngày tháng vô cùng khốn khó, ngột ngạt. Tôi còn nhớ như in
cái hình ảnh bà nhóm lửa khi trời chỉ vừa tờ mờ sáng. Dáng người gầy gò của bà lụm cụm nhặt
từng nhánh củi bỏ vào bếp, đôi bàn tay gầy guộc của bà ấp iu, che chở cho ngọn lửa bùng cháy
để luộc khoai, luộc sắn, nấu nước cho gia đình. 

Thật khó để tôi có thể quên được hình ảnh người bà của mình. Dù trời nắng hay mưa, dù hoàn
cảnh có khó khăn đến đâu, bà tôi vẫn rất ân cần, yêu thương và dạy dỗ, quan tâm tôi hết mực. 
Giang nhà khi có bà lúc nào cũng tràn ngập mùi khói, dường như mùi khói dần trở thành muì
hương quen thuộc của tôi, nó dân tôi đến ký ức về nhưngx ngày còn bên bà. Khói bếp ngày ngày
bà nhen, khói bếp của căn bếp nghèo, củi ướt lèm nhèm mắt tôi. Dường như giờ đây những
luồng khói bếp ấy vẫn còn thoang thoảng nơi đây, nó chưa từng rời bỏ tôi. Năm tôi lên bốn tuổi.
Đó là năm nạn đói xảy ra, cả đất nước rơi vào trạng thái đói mòn đói mỏi, không thể kiếm lấy
miếng ăn khiến hơn hai triệu người dân chết đói. Bố tôi lúc ấy ngày đêm phải đi đánh xe vất vả,
khô rạc ngực gầy khắp những con phố chỉ mong nuôi được vài bữa cơm cho gia đình nhỏ. Cái
thời kì đen tối và khổ cực ấy, giờ nhớ lại sống mũi vẫn còn cay, cay vì mùi khói, cay vì một ký
ức bi thương, đói khổ. 

Tám năm ròng,tôi cùng bà nhóm bếp. Ba mẹ công tác xa không về, thời gian ấy bà là người thân
duy nhất bên cạnh tôi, tôi cùng bà nhóm lửa, tôi lớn khôn từng ngày trong vòng tay của bà. Bà
dạy tôi làm, dạy tôi học, bà chăm sóc tôi từng ngày. Một phần thành công của tôi hôm nay cũng
nhờ bà mà ra, bao nhiêu lần bà giúp tôi học bài, giải bài tập, bà dạy tôi các kỹ năng và cách sống
mà không ai có thể dạy cho tôi ngoài bà. Mùa hè năm ấy, tôi vẫn còn nhớ như in tiếng tu hú vang
khắp những cánh đồng, tiếng tu hú thật tha thiết khiến tôi cảm thấy thật yên bình. Tiếng tu hú
khơi dạy trong tôi nhiều hoài niệm, niềm nhớ nhung khôn siết. Bà kể rất nhiều cho tôi về những
ngày còn ở Huế. Giọng nói ấm áp, truyền cảm của bà luôn chạm vào trái tim tôi, cho tôi hiểu sâu
sắc hơn về câu chuyện của bà, sự thương cảm và dạy cho tôi bài học được rằng phải yêu thương
người khác hơn. Ấy thế mà mỗi khi mùa hè qua đi, tôi lại cảm thấy nơi đây thật trống rỗng, tôi
thầm trách bày tu hú sao chỉ kêu rồi bay đi chứ không ở lại cùng bà và tôi. 

Một đứa trẻ ngay thơ như tôi cứ ngỡ sẽ mãi yên bình như thế cho đến năm ấy. Năm ấy là năm
giặc càn quét dữ dội, chúng đốt làng cháy rụi, mái ấm của tôi và bà tàn lụi trước mắt, may thay
bà tôi sống nghĩa tình nên được hàng xóm giúp đỡ cho túp lều tranh trên đóng tro tàn. Lúc đó tôi
cảm thấy hoảng sợ đến oà khóc, tôi muốn viết thư cho bố để nói rằng tôi rất hoảng sợ và cần bố
bảo vệ bà cháu tôi. Sự sợ hãi lúc ấy đã không thể lấn át niềm tin vào cuộc chiến ccủa dân tộc. Bà
dặn tôi ninh ninh:” Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, mày có viết thư chớ kể này kể nọ , cứ bảo
nhà vẫn được bình yên!” 
HOÁ THÂN THÀNH NHÂN VẬT NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BẾP LỬA

Và khi chiến tranh qua đi, bà tôi vẫn ngày ngày giữ cho mình giữ thói quen đốt lửa. Bà giữ trong
lòng bà một ngon lửa không bao giờ ngừng cháy, một ngọn lửa tin yêu và hết lòng vì đất nước. 
Tôi thường hay suy ngẫm lại về cuộc đời của bà. Bà tôi đã sống trong sự cơ cực, tần tảo cả một
đời. Bà không bao giờ quên việc đốt lửa vào những buổi sớm, đó là công việc gắn liền với bà cả
một đời dài. Bà nhóm lửa cho hôm nay, cho ngày mai và cả cho mai sau này,… Bà lo cho tôi
từng bữa cơm, giấc ngủ. Cơm bà nấy thật đơn giản, đạm bạc nhưng nó lại chứa đựng đầy lòng
yêu thuơng và sự quan tâm vô bờ bến. Bà chính là người khơi dậy những khát vọng, những ước
mơ của tuổi thơ tôi. 

Ngọn lửa bà nhe nhóm cả một đời là một ngọn lửa rất thiên liêng và kì lạ. Là ngọn lửa kỷ niệm
nâng bước chân tôi vào đời. Những khó khăn, trắc trở, những trận bom đạn tàn bạo của giặc,
những vấp ngã, vết xướt lòng. Những thứ ấy không thể dặp tắt được ngọn lửa buất khuất, kiên
định của bà. Ngọn lửa của bà truyền cho tôi tình yêu thương, sự sống và niềm tin vô cùng mãnh
liệt.

Bà tôi là hình ảnh mẫu mực cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường và bất khuất. Vẻ đẹp tần tảo
và nhẫn nại. Bà là người luôn nhận hy sinh về mình, bà hy sinh cho cả gia đình và đất nước.
Đứng giữa những tro tàn mất mác, đau thương, bà vẫn vừng vững nhóm lửa ngày đêm. Bếp lửa ở
căn bếp nhỏ ngày ngày được bà nhe nhóm dần đã trở thành ngọn lửa trong lòng bà. 
Chợt tôi bừng tỉnh khi chợt nhận ra tôi không còn là đứa cháu bé bỏng của bà chút nào nữa. Tôi
đã khôn lớn và trưởng thành theo ước vọng của bà. Nỗi nhớ về bà khép lại trong nỗi buồn của
tôi. Sống nơi đất khách quê nhà thật nhộn nhịp và ồn ào nhưng tôi không thể ngừng nhớ về hình
ảnh của bà. Tôi nhớ, rất nhớ hơi ấm từ chiếc bếp lửa và từ bàn tay của bà. Để không phụ lòng
những thứ bà đã hy sinh để dành cho tôi, tôi càng trân trọng hơn những thứ tôi đang có. Chiếc
bếp lửa của bà mỗi khi nhắc đến như để nhắc nhở tôi về cội nguồn và  ký ức sâu đậm về một
người bà tuyệt vời. 

You might also like