You are on page 1of 2

DỰA VÀO TÁC PHẨM THƠ – KỂ CHUYỆN

HÓA THÂN NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CHUYỆN BẾP LỬA

(Cách 1)

Mấy ngày nay trời đã vào đông, lớp tuyết dưới mặt đất bắt đầu dày lên, bông
tuyết lóng lánh bay tứ phía trông thật đẹp, nhưng lạnh quá! Ngồi co ro bên lò sưởi rộng,
tôi nhớ lại mùa đông ở Việt Nam và bếp lửa nho nhỏ của bà nội. Bỗng các dòng hồi
tưởng bắt đầu hiện lên, đưa tôi về những năm tháng sống cùng bà…

Tôi còn nhớ như in những hình ảnh của bà. Bà tôi đã ngoài 80 tuổi, mái tóc bạc
trắng vì cả đời lận đận. Cuộc đời bà vất vả lắm, từ lúc tôi có ý thức quan sát, nhìn
ngắm xung quanh, tôi chưa bao giờ thấy bà ngưng tay làm việc. từ khi gà chưa gáy,
mùi khói hăng hắc của cái bếp lửa bà nhen đã bắt đầu tỏa ra để làm đồ ăn sáng cho
gia đình. Nào có cao lương mĩ vị gì đâu., có khi chỉ là mấy củ khoai, củ sắn bé xíu, gầy
guộc. có khi là nồi cháo …. Cái mùi khói rơm rạ ấy đã đi theo tôi suốt cả tuổi thơ, trở
thành nỗi ám ảnh cho đến bây giờ. Tôi ngây thơ hỏi bà tại sao bếp lại ra nhiều khói đến
vậy, bà hiền từ nói:

- Cháu à, mấy ngày nay đâu có kiếm được củi đâu, bà phải đi nhặt rạ ngoài đồng để
đun, cháu chịu khó một xíu nhé…sắp có cháo ăn rồi ….

Tôi sung sướng chờ đợi món cháo của bà, nhưng khi cháo chin, bà múc cho một bát,
cầm thìa múc miếng cháo bỏ vào miệng …. Chợt nhổ ra … đắng nghét … thì ra đó là
cháo cám.

Lớn hơn một chút tôi mới hiểu đó là năm 1945, nạn đói xảy ra với cả nước, bố tôi đi
đánh xe mà ngựa không có cỏ để ăn, thân nó gày khô rạc, lê từng bước nặng nề cùng
bố đi suốt cả ngày chẳng kiếm được đồng nào, còn phải chở không công những con
người đói đang thoi thóp. Gia đình tôi vượt qua cái giai đoạn đó là nhờ công tần tảo của
bà, với những bữa ăn với rau dại bà nhặt, con ốc ngoài ao, lá lầu ngoài vườn, nơi bờ
ruộng … cái gì ăn được bỏ vào mồm là bà mang về tất….

Rồi thời gian sau, chiến tranh nổ ra. Bố tôi đi bộ đội lên chiến khu, mẹ tôi bận công tác
liên miên…. Tôi ở với bà suốt 8 năm, nhiều hôm cùng bà ngồi bên bếp lửa, nhìn ngọn
lửa vàng rực bập bùng cháy dưới nồi, chờ cơm chín , cản giác thật bình yên.

Niềm vui của tôi trong thời gian khó khăn đó là những câu chuyện kể của bà. Bà kể đủ
thứ chuyện, từ chuyện cổ tích, truyện dân gian đến cả chuyện ngày xưa của bà nữa…
thời bà còn trẻ, bà sống ở Huế… câu chuyện của bà làm tôi tưởng tượng bao điều về
mảnh đất bên dòng sông Hương ấy….. Trong căn bếp đầy mùi khói, tôi đã được bà dạy
khôn lớn: Từ những công việc nhà, việc chăm lo các em… đến việc học. Bà dặn:

- Cháu phải cố học tốt để sau này tự lập, phải thành người có ích nghe chưa ?

Cái câu nói ấy của bà tôi nhớ mãi và bây giờ, việc tôi đang được du học đây, cũng
chính là món quà tôi tặng cho sự dạy dỗ của bà. Tôi được học, được chơi , không phải
lo nghĩ gì cũng là nhờ có bà…..
Nhớ những lúc khu vực quê tôi bình yên, tôi thường cùng đám trẻ ra những cánh
đồng để nô đùa. Thú nhất là khi cả bọn ngắm bầy bầy đàn đàn chim tu hú về làm tổ
trên những cây tu hú vào mùa chín đỏ . Tiếng chim kêu vui tai làm sao! Tôi chợt nghĩ
rằng phải chăng có con tu hú bay về ở cùng bà cháu tôi cho bà đữa hiu quạnh thì hay
biết mấy !. Ôi, bây giờ nhớ lại thấy tiếng mấy con chim non nhớ bầy kêu sao mà tha
thiết thế, làm tôi cứ thương bà một mình ở nhà….

Nhưng ngày tháng yên bình hiếm hoi ấy chẳng được bao lâu thì bọn giặc Pháp càn
vào trong làng. Khung cảnh lúc ấy thật náo loạn. Bà với tôi chỉ kịp vơ mấy bộ quần áo,
nồi niều rồi chạy. Khi giặc rút đi thì làng bây giờ đã trở thành đống hoang tàn, bao nhiêu
nhà cửa đồ đạc … cháy hết cả. Hàng xóm thương bà cháu tôi bơ vơ liền đỡ đần bà
dựng lại túp lều lợp bằng rơm rạ…. , tuy không to bằng ngôi nhà trước nhưng cũng có
chỗ ăn chỗ ngủ. Nhớ lúc đó tôi hoảng lắm. Giúp đỡ bà thì không lo, còn định viết thư
đòi bố mẹ về nữa chứ. Bà thấy vậy liền nạt:

- Mày yếu đuối thế cơ à? Bố mày ở chiến khu, bận trăm công nghìn việc mà mày còn
muốn tăng gắng nặng cho bố nữa hả? Cứ bào là nhà mình vẫn được bình yên, chớ kể
này kể nọ để bố mẹ không lo lắng.

Lúc đó tôi nghe lời bà nhưng không hiểu hết ý bà. Bây giờ ngẫm lại thấy đằng sau lời
la mắng của bà là sự lo lắng cho tiền tuyến, lời dạy của bà cũng là bài học về bản lĩnh
sống cho tôi, giúp tôi vững vàng hơn.

Sống trong những năm tháng gian khổ ấy, bà lại tiếp tục nhen cái bếp lửa thân
thương. Nhưng lúc này tôi dần cảm nhận được ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của
một niềm tin mãnh liệt. Cả đời bà đã lận đận long đong, nhưng bà vẫn truyền cho cháu
con những phẩm chất cao đẹp. Bà che chở, yêu thương bằng những điều giản dị mà
đằm thắm yêu thương; thể hiện những tình cảm cộng đồng… nhưng trên hết, đối với
tôi, bà đã cho tôi một tuổi thơ đẹp đẽ đầy những điều kì diệu, thiêng liêng, bất chấp
chiến tranh khắc nghiệt. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho suốt cuộc đời
ấu thơ của tôi, là một phần không thể thiếu trong tim tôi, cũng giống như cái bếp lửa kì
lạ của bà vậy. …

Dòng hồi tưởng của tôi bị cắt đứt bởi tiếng chuông reo. Đã đến giờ lên giảng đường
học, tôi sắp được bước vào thế giới tri thức kì diệu của nhân loại … . Vừa đi tôi vừa tự
thì thầm: Bây giờ, cho dù thế giới rộng mở, bước sang một đất nước mới với nhiều
điều hấp dẫn, cháu vẫn không thể nào quên bà và cái bếp lửa thân thương, cũng như
chính đất nước, quê hương yêu quí. …

Nhờ có bà, tôi đã học được: điều vĩ đại nhất đôi khi lại nằm trong điều giản dị nhất, và
điều đó thật đúng với bà tôi. Bà tuy là phụ nữ nông dân bình thường, chân chất mộc
mạc nhưng chính là người dạy dỗ tôi khôn lớn, nuôi nấng tôi qua năm tháng khó khăn
bằng sự tần tảo hy sinh của mình, và bà cũng là nơi neo buộc tình yêu quê hương
trong tôi. Tôi thật hạnh phúc khi có người bà như thế.

You might also like