You are on page 1of 25

ĐỀ ĐỌC HIỂU 1 Phương Duyên

TRUYỆN THƠ
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tóm tắt: Then (chúa tể trên trời) sinh hạ được một cô con gái xinh đẹp và thông minh, tên là Cong
Péng. Vì trên trời không ai xứng làm chồng nàng, nên Then cho nàng đầu thai xuống hạ giới, hẹn ba
mươi năm sau sẽ cho trở về trời. Cong Péng đầu thai vào hai người con gái xinh đẹp dưới trần, sinh ra
chàng Khun Lú và nàng Ủa. Hai người lớn lên và đem lòng yêu nhau, nhưng bị hai bên gia đình ngăn
cấm. Chàng Khun Lú bị ép lấy vợ, nàng Ủa cũng bị ép lấy chồng. Cuối cùng, họ tìm đến cái chết để
được mãi mãi bên nhau. […]
- “Đôi ta xuống cùng một lối Chàng Lú khóc héo tim vàng người:
Quấn theo nhau từ mẹ hoài thai - “Em yêu ơi, bạn tình chung anh hỡi!
Đôi lứa hẹn thương từ trong địu, trên nôi Trộm nghĩ từ nhỏ dại ấu thơ,
Bảo trời giúp ta nên chồng nên vợ, sao trời Đôi ta hai lòng như một,
chẳng giúp? Sao bỗng lìa nhau chết uổng bơ vơ?
Bảo mẹ cha nuôi dưỡng thương ta, Nghĩ đến điều này anh lại càng cùng đường
Sao gả em cho người đất lạ, tắc lối,
Không cho đôi trẻ chung nhà, Tưởng đâu như một giấc ngủ mơ!
Sao ép buộc em yêu đến chết? Đau đớn nhỉ, chỉ gặp được em yêu khi chết!
Nhớ lấy, em ơi, nhớ lấy! Em thiêng quý, Ủa yêu anh ạ!
Mẹ chẳng một em nhờ cậy Anh phải theo em lên trời
Sống nổi ư? Thà chết cho rồi! Không thể nuốt trôi cay đắng
Em lên trời, ngóng anh em đợi Không thể cho thiên hạ người cười”.
Em yêu ơi, vợ quý anh ơi! Khấn nàng xong, quay gót,
Đừng nghe lời ma xui quên bạn Khun Lú trở lại bản nhà.
Đừng vui vầy theo trai tạo mường trời Chàng trở về nhà lệ đổ như lũ sa,
Đôi ta đã nguyện thề chung thủy Phờ phạc đi vì phiền muộn,
Anh khóc đưa em lên trời chờ nhau. Nhìn trời cao mây trắng xếp tầng,
Nhớ thương anh, em đợi Tết năm sau Nỗi chàng buồn thương dằng dặc khôn cùng!
Anh luyến tiếc chi đâu, cõi đời sầu thảm”. […]
ĐỀ ĐỌC HIỂU 2 Phương Duyên

(Trích Chàng Lú – Nàng Ủa, truyện thơ dân tộc Thái, Mạc Phi dịch,
in trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ – Sử thi,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, Tr.991-992)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
Câu 3. Những câu thơ nào là lời thề hẹn của chàng Khun Lú nói với nàng Ủa? (0,5 điểm)
Câu 4. Tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 5. Qua đoạn trích, anh/ chị có nhận xét gì về tình yêu của nàng Khun Lú đối với nàng Ủa? (0,5 điểm)
Câu 6. Phân tích ngắn gọn tâm trạng của chàng Khun Lú ở đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 7. Theo anh/ chị, qua câu chuyện tình yêu của chàng Khun Lú và nàng Ủa, tác giả dân gian
muốn gửi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm)
Câu 8. Cái kết của truyện thơ “Khun Lú – Nàng Ủa” có khác với cái kết của truyện thơ “Tiễn dặn
người yêu” (đã được học trong chương trình Ngữ văn 11)? Anh/ chị thích cái kết nào hơn? Lí giải vì
sao? (Viết khoảng 10 dòng). (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 3 Phương Duyên

ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tóm tắt: Nàng Ờm và chàng Bồng Hương quê ở đất Cành Nanh, làng Cà Da, mường Kỳ Ống, là
bạn bè từ thuở nhỏ, lớn lên, yêu nhau và mong được kết đôi vợ chồng. Nhưng do cha mẹ nàng Ờm
ngăn trở, cấm đoán nghiệt ngã, họ đã rủ nhau lên núi Làn Ai, ăn lá ngón để kết liễu đời mình. Trở thành
vợ chồng ở thế giới bên kia, linh hồn họ vẫn quẩn quanh trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện của mình
cho những người còn sống rút ra bài học, mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải
chịu số phận bất hạnh như họ.
Em nói với bố cùng mẹ: Bố có nướng chín trâu
- “Vì con muốn cùng chàng Bồng Hương nên Mẹ có giết mười bò
cửa Con cũng không sống lại được!” […]
Nhưng bố chẳng cho nên cửa - “Không, không bố ạ!
Con muốn cho nên nhà Không, không mẹ à!
Nhưng mẹ không cho nên nhà Con không biến nên chim
Con phải ăn lá ngón cho nó hại thân Để cho nhà lang bắn
Con phải thắt cổ cho nó hại người Con không biến nên rắn
Cửa nhà không nên vì bố mẹ già Cho người ta đập đầu
Bố mẹ còn đem xác con về làm ma! Con không biến nên sâu
Không, không bố ạ! Để cho người ta ghét bỏ
Không, không mẹ ạ! Con càng không biến nên kiến xanh kiến đỏ
Bố mẹ đem con về làm chi cho thối Về ăn cơm tháng chín tháng mười
Để con nằm lại ở chốn rừng xanh Con biến lên núi Làn Ai
Cho xa em xa anh Cho chuyện của con kéo dài
Cho xa mường xa bản Chín đời sau cho bố mẹ làng còn nghe
Đằng trước, xin bố đắp cho con một chà lá nánh Mười đời sau cho chuyện nên về
Đằng sau, xin mẹ đắp cho con một cành lá vo Cho bản làng nghe, cho đời sau biết”.
(Trích Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, truyện thơ dân tộc Mường,
Hoàng Anh Nhân sưu tầm và biên dịch, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 41,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.991-992)
ĐỀ ĐỌC HIỂU 4 Phương Duyên

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Căn cứ vào đâu để anh/ chị xác
định điều đó? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng lời độc thoại hay đối thoại? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 4. Nàng Ờm thể hiện thái độ gì đối với bố mẹ của mình qua đoạn thơ: (0,5 điểm)
Vì con muốn cùng chàng Bồng Hương nên cửa
Nhưng bố chẳng cho nên cửa
Con muốn cho nên nhà
Nhưng mẹ không cho nên nhà
Con phải ăn lá ngón cho nó hại thân
Con phải thắt cổ cho nó hại người
Cửa nhà không nên vì bố mẹ già
Bố mẹ còn đem xác con về làm ma!
Câu 5. Chỉ ra tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau: (0,5 điểm)
Con biến lên núi Làn Ai
Cho chuyện của con kéo dài
Chín đời sau cho bố mẹ làng còn nghe
Mười đời sau cho chuyện nên về
Cho bản làng nghe, cho đời sau biết.
Câu 6. Nêu chủ đề của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với hành động tìm đến cái chết của nàng Ờm ở đoạn trích trên không?
Lý giải vì sao? (1,0 điểm)
Câu 8. Giả sử anh/ chị là những bậc làm cha làm mẹ, anh/ chị sẽ ứng xử như thế nào đối với tình
yêu đôi lứa của con mình? (Viết khoảng 5 – 7 dòng). (1,5 điểm)
..........................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 5 Phương Duyên

ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tóm tắt: Thị Kính – con gái nhà nghèo, lấy chồng là Thiện Sỹ, con nhà phú ông. Một đêm, Thiện
Sỹ ngồi đọc sách mệt mỏi nên ngủ thiếp đi, Thị Kính thấy dưới cằm chồng có sợi râu mọc ngược, cho
là điềm gở nên cầm dao định cắt đi. Thiện Sỹ giật mình tỉnh dậy, cho là vợ định hại mình nên hô hoán
lên. Bố mẹ Thiện Sỹ không nghe lời phân giải của Thị Kính, đuổi nàng về nhà bố mẹ đẻ. Đau buồn,
Thị Kính toan tự vẫn nhưng thương cha mẹ già, nàng cải trang thành nam nhân, đổi tên là Kính Tâm
và tìm lên chùa quy y.
Đoạn trích sau đây nói về tâm trạng của Thị Kính sau khi mắc phải nỗi oan giết chồng, đã tìm đến
quy y cửa Phật.
Nàng từ dở bước vu quy, Buồng trong giọt ngọc đầm đầm,
Nhân duyên thôi có nghĩ gì như ai. Mùi ăn không nhớ giấc nằm chẳng ngon.
Đã oan vì chiếc tăng hài, Sực cười sự nhỏ cỏn con,
Mặt nào mà lại đi hai lần đò. Bằng lông mà nảy ra cồn Thái Sơn.
Trách người sao nỡ dày vò, Vì chi chút phận hồng nhan,
Để cho Tiểu Ngọc1 giận no đến già. Cành hoa nở muộn thì tàn mà thôi.
Nhạn hàng phỏng có đôi ba, Xót thay tóc bạc da mồi,
Thà rằng nhắm mắt hơn là buồn tênh2. Vì ai nên nỗi đứng ngồi chẳng khuây.
Tội vì phận liễu một cành, Dày vò chút phận thơ ngây,
Liều đi thì để mối tình cậy ai. Sự vui chưa thấy thấy ngay sự phiền.
Phòng riêng vò võ hôm mai, Lấy chi báo đức sinh thành,
Trông ngày đằng đẵng lại dài hơn năm. Dễ đem má phấn mà đền trời xanh.

(Trích Quan Âm Thị Kính, truyện thơ Nôm khuyết danh,


in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.397-398)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích? (0,5 điểm)

1
Tiểu Ngọc: con gái vua Ngô Phù Sai suốt đời không kết duyên cùng ai.
2
Câu này ý nói thà chết đi còn hơn sống buồn phiền
ĐỀ ĐỌC HIỂU 6 Phương Duyên

Câu 2. Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
Câu 3. Đoạn trích sử dụng điểm nhìn của người kể chuyện hay của nhân vật? (0,5 điểm)
Câu 4. Trong dòng suy nghĩ của mình, Thị Kính nghĩ tới những ai? Chỉ ra một số câu thơ nói về
những đối tượng đó? (0,5 điểm)
Câu 5. Dựa vào phần tóm tắt và nội dung đoạn trích, anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: (0,5
điểm)
Tội vì phận liễu một cành,
Liều đi thì để mối tình cậy ai.
Câu 6. Anh/ chị có nhận xét gì về con người của Thị Kính được thể hiện qua đoạn trích trên? (1,0
điểm)
Câu 7. Phân tích tác dụng của việc kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 8. Từ nội dung đoạn trích trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 7 Phương Duyên

VĂN BẢN THÔNG TIN


ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
CÁI BÁT
Vào thời hồng hoang, con người chụm hai bàn tay lại vục nước suối uống, lâu dần người ta nghĩ ra
cái bát nặn bằng đất có thể tích như hai lòng bàn tay. […]
Trước Công nguyên, xuất hiện nhiều chiếc bát tước, miệng loe, lòng nông, có chân cao như một cái
chuôi để cầm, phát triển đến thế kỉ 6-7 sau Công nguyên. Loại bát tước này có nhiều cỡ từ nhỏ đến to,
loại nhỏ thì đôi cái phần trên có dạng bán cầu, loại to thì có đường kính tới 35cm, dáng vẻ trịnh trọng
nên thường dùng trong nghi lễ tôn giáo. Khoảng thời gian từ thế kỉ 2 trước Công nguyên đến thế kỉ 9
sau Công nguyên, một loại bát thuyền được dùng nhiều trong dân gian. Bát có dạng như chiếc thuyền
thúng, có hai cạnh hai bên để cầm, như một lòng bàn tay, lòng bát nông, dùng để uống rượu, uống
nước hơn là để ăn. Có lúc bát được làm bằng gỗ nhẹ, nom rất xinh xắn. Đến thời Lý, thế kỉ 11-12, bát
ẩm thực quả là một khoa tạo dáng cầu kì. Phổ cập là các loại bát men ngọc miệng loe, đường kính tới
20cm, thót đáy, vành bấm những điểm lõm làm cho miệng bát uốn lượn như cái lá sen, thành bát khía
những vệt dài từ miệng xuống thành những cánh hoa sen, hoa súng. Bên cạnh đó là những bát men đen
có in dấu chân chim làm hoa văn ngẫu nhiên, như con chim đi qua lòng chiếc bát. Có lẽ con người sử
dụng những chiếc bát đó phải nho nhã thanh lịch lắm, cử chỉ khoan thai tinh thần sáng láng, ăn cơm
mà như ngắm một bức tranh. Thế kỉ 13-14, thẩm mĩ thay đổi hẳn. Chiếc bát Trần chân cao xuất hiện,
phần trên nở giống như quả hồng, phần dưới chân cao từ 5 đến 10cm, có lẽ khi ăn phải bưng bằng hai
tay, biểu hiện của vẻ đẹp sức mạnh. […] Chiếc bát đàn lòng nông, men vàng khè ở miệng cho thấy
bước thụt lùi của đời sống và thẩm mĩ thế kỉ 18. Người ta có lẽ cốt ăn qua loa cho xong bữa rau dưa,
và sống cho qua ngày. Thời bao cấp, bát ăn cơm vốn không đẹp, nhưng lại quý hiếm vì hoàn toàn
không mua được, trừ khi công đoàn phân phối; có hai loại: bát sứ Hải Dương men hơi bóng in hoa
văn đỏ, bát gốm Bát Tràng khi thì có viền hoa văn xanh, khi thì không, thành mỏng, dễ vỡ, do tiết kiệm
đất mà kĩ nghệ cao. Kẻ lóng ngóng đánh vỡ bát, người già thì bị lườm nguýt, trẻ con thì bị xơi vài cái
tát. Những bát xưa cũng có nhưng bị bán dần thành đồ quý hiếm.
(Phan Cẩm Thượng, in trong Văn minh vật chất của người Việt,
NXB Thế giới, TP.HCM, 1998)
ĐỀ ĐỌC HIỂU 8 Phương Duyên

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Các thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả? (0,5 điểm)
Câu 5. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
Câu 6. Phân tích mối liên hệ giữa các thông tin trong văn bản và vai trò của chúng trong việc thể
hiện thông tin chính? (1,0 điểm)
Câu 7. Theo anh/ chị, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hình dạng của chiếc bát qua từng thời
kì? (1,0 điểm)
Câu 8. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về tác động của đời sống vật chất đối với đời sống
tinh thần của con người? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 9 Phương Duyên

ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“SỨ GIẢ” ĐƯA CÂY BÈO, CÂY CÓI VIỆT NAM RA THẾ GIỚI
Đến thăm xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhiều người không khỏi ngạc nhiên
khi được tận mắt chứng kiến sự sáng tạo của những người nghệ nhân, những người phụ nữ làng nghề
nơi đây. Từ những vật liệu dân dã, mộc mạc của làng quê như cói, bèo tây (lục bình), mây, tre… qua
bàn tay của các bà, các chị đã trở thành những món đồ dùng có tính ứng dụng cao, những sản phẩm
thủ công mỹ nghệ được người tiêu dùng yêu thích. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, những mặt
hàng mỹ nghệ từ cây bèo, cây cói của vùng bãi ngang ven biển do người dân Kim Sơn làm ra đã chinh
phục được nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản… vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao và
thân thiện với môi trường. Nghề đan lát thủ công mỹ nghệ bèo tây đã giải quyết nhu cầu việc làm cho
người dân, không chỉ tăng thêm thu nhập, giúp bà con Kim Sơn giảm nghèo bền vững mà đời sống
ngày càng khấm khá hơn. Dù nghề truyền thống đang thu hút chủ yếu là lao động nữ cao tuổi tại đại
phương, nhưng những người nghệ nhân như bà Vũ Thị Mỹ vẫn luôn lạc quan, bởi bà tin tưởng vào sức
sống của nghề quê hương. Bà tâm sự: “Thế hệ trẻ, trong đó có con cháu chúng tôi ngày nay thích đi
làm việc ở công ti hơn. Nhưng tôi tin rằng, khi đã bay nhảy thỏa sức, ở tuổi về hưu, thì các con, các
cháu lại tiếp tục nối nghiệp chúng tôi, quay về làm nghề truyền thống. Chúng cũng như chúng tôi, nghề
đã ngấm vào máu từ tấm bé thì sẽ không sợ bị mất nghề.”
Từ lũy tre làng, những món đồ thủ công mỹ nghệ này đã mở ra hướng đi mới cho làng nghề,
giúp giữ nghề đan truyền thống của Kim Sơn, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động, đặc biệt là
phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại địa phương. Họ chính là những “sứ giả” đưa hồn quê Việt vươn ra thế
giới.
(Trích từ trang web Cơ quan trung ương của Hội Phụ nữ Việt Nam, ngày 17/5/2023,
https://phunuvietnam.vn/su-gia-dua-cay-beo-cay-coi-viet-nam-ra-the gioi)

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy xác định nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả, ai là “sứ giả” đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới? (0,5 điểm)
ĐỀ ĐỌC HIỂU 10 Phương Duyên

Câu 4. Lời của bà Vũ Thị Mỹ trong văn bản trên được trích dẫn theo cách nào? Điều đó mang lại
tác dụng gì? (0,5 điểm)
Câu 5. Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản. (0,75 điểm)
Câu 6. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào trong văn bản trên? (0,75 điểm)
Câu 7: Hãy chỉ ra một yếu tố biểu cảm và một yếu tố miêu tả trong văn bản. Việc kết hợp hai yếu
tố đó mang lại hiệu quả gì cho văn bản. (1,0 điểm)
Câu 8: Em có đồng ý với quan điểm của tác giả khi cho rằng “Họ chính là những “sứ giả” đưa hồn
quê Việt vươn ra thế giới” không? Vì sao? (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 11 Phương Duyên

ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
ĐẶC SẮC LỄ HỘI THỔI TAI CỦA ĐỒNG BÀO BA NA
Nghi lễ vòng đời đầu tiên…
Đối với đồng bào Ba Na, lễ thổi tai là nghi lễ rất quan trọng cho một người mới sinh trong gia đình,
vừa là niềm vui, vừa là trách nhiệm, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con
trẻ lớn lên.
Người Ba Na quan niệm rằng trong những giai đoạn nhất định của đời người hay vòng cây cối, cá
nhân, cộng đồng, vật nuôi sẽ chịu tác động của những vị thần linh khác nhau. Từ khi sinh ra đến lúc
về thế giới ông bà, người Ba Na phải trải qua ít nhất hai, ba lễ cúng sức khoẻ. Lễ thổi tai được thực
hiện đầu tiên trong các nghi lễ vòng đời của người Ba Na. Tổ chức lễ thổi tai để chúc phước, đặt tên
cho em bé mới sinh và tạ ơn các thần linh, cầu cho đứa trẻ khoẻ mạnh, khôn ngoan, trở thành con
người tốt của gia đình và cộng đồng.
Tùy theo điều kiện kinh tế mà gia đình chọn thời điểm tổ chức lễ thổi tai cho em bé và quy mô lớn
hay nhỏ. Có nơi thì tổ chức lễ khi em bé sinh được một tuần, hoặc khi em bé đã rụng rốn, và đặt tên
cho bé. Nếu điều kiện khó khăn, đến khi em bé biết bò, thậm chí biết đi, gia đình mới làm lễ thổi tai,
đặt tên.
Để tiến hành nghi lễ cúng thổi tai cho em bé, gia đình chuẩn bị một con gà, ghè rượu cần; con trai
thì gà trống, con gái thì gà mái. Cây nêu, mẹt, bầu đựng nước, dao, ống nứa thổi tai, bông vải, bát
đồng, cuộn chỉ ô… Con gà sau khi mổ thịt, chọn ra một vài miếng gan, thịt, lòng, tiết… bỏ vào cái rổ
nhỏ, lót lá cây sạch, rượu thì rót vào bát đồng để tiến hành lễ thổi tai. Bà đỡ, thầy cúng đến chúc
phước, cầu mong sự may mắn; cúng thần hộ mệnh bảo vệ trẻ sơ sinh. Người ta không quên gọi các
yang tổ tiên, ông bà; yang Đông yang Tây, yang rừng rú, suối sông; yang sinh đẻ, bảo vệ loài người…
Khi cúng, người ta mang em bé sơ sinh ra bồng bế, vỗ nhẹ vào ngực, vào lưng em và thổi tượng trưng
vào tai.
… Nét đẹp văn hóa của đồng bào Ba Na
Thầy cúng Đinh Girang (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện K’bang, Gia Lai) đọc bài khấn: “Hỡi các
yang (thần linh), này đây chúng ta dâng các thần bằng rượu ngọt, rượu chua, thịt heo gà, muốn tiến
hành thổi tai cho nó, mong rằng các yang che chở, bao bọc, nuôi nấng, dìu dắt nó. Chúng ta cột ghè
ĐỀ ĐỌC HIỂU 12 Phương Duyên

rượu ba, rượu năm để dâng cho thần đỡ đẻ, thần trông nom trẻ, mong sau này cả nhà đi rẫy lên nương,
mẹ nó chẻ củi, lấy nước không có gì vướng mắc trắc trở; cầu cho em bé sống khoẻ mạnh đến thọ. Nó
lớn lên được cha nhờ gánh nước, mẹ nhờ nương rẫy; người nó được khoẻ mạnh, uống rượu, vui chơi
với mọi người không bị rượu đè, ma xui làm việc xấu. Nó sống khỏe mạnh cứng cáp, con gái lớn vùn
vụt như măng lên, con trai khỏe như cọp không tóp không khô lại. Này đây, các loại rượu ngon, thịt
thơm dâng cho các yang để sau này, ra sông, xuống suối, vào rừng lên núi; dù trời lạnh hay nóng, mưa
hay nắng luôn luôn được các yang che chở cho nó suốt cuộc đời...”.
Khấn xong, thầy cúng Đinh Girang xoa nhẹ vào đầu, vào ngực, vào lưng, tay chân em bé, và thổi
tượng trưng vào tai bé. Thực hiện xong nghi lễ, thầy cúng mời bà đỡ uống trước, sau đến cha mẹ em
bé, rồi đến bà con họ hàng, thôn, làng cùng uống vui với gia đình ca hát.
Sau phần nghi thức tại không gian nhà sàn truyền thống là phần hội với sự giao lưu của đồng bào
dân tộc Ba Na cùng đồng bào các dân tộc và du khách cùng uống rượu chung vui, ca hát, hòa tấu nhạc
cụ dân tộc và cầu chúc em bé sẽ luôn khỏe mạnh, khôn ngoan, lanh lợi, trở thành người có ích cho xã
hội.
(Theo Danvan.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định đề tài của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản trên được tác giả chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả? (0,5 điểm)
Câu 5. Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của mỗi phần? (0,5 điểm)
Câu 6. Theo anh/ chị, văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng
tỏ như thế nào? Tác giả thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nói tới trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 7. Nội dung văn bản đã mang lại cho anh/ chị những thông tin và nhận thức bổ ích gì? (1,0
điểm)
Câu 8. Theo anh/ chị, trong thời đại ngày nay, chúng ta có nên duy trì những tập tục xưa cũ không?
Lí giải vì sao? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 13 Phương Duyên

ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
HÁT, KỂ SỬ THI – NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN
Vùng đất Tây Nguyên, nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như M’nông, Ê Đê, Ba Na, Ja Rai… được
biết đến với những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô cùng quý giá của không gian văn hóa cồng
chiêng, của rượu cần, của đàn T’rưng… và đặc biệt là sử thi. Sử thi Tây Nguyên là sản phẩm đích thực
của nền văn minh nương rẫy, đó là những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn
được diễn tả hoặc minh họa bằng động tác, hành động.
Trường ca Đam San (Khan Dam San) của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk là một tác phẩm rất phổ biến
trong cộng đồng người Ê Đê, kể về người anh hùng Đam San trong cuộc đấu tranh chống lại luật tục.
Để trở thành tù trưởng, Đam San theo tục nối dây phải kết hôn với hai chị em là H’Nhi và H’Bhi và
buộc phải từ bỏ người yêu là H’Bia Điêt Klưt. Không cam chịu ép mình theo luật tục, chàng đã lên trời
khiếu kiện, nghĩ ra những thử thách để thoát khỏi cuộc hôn nhân theo nghĩa vụ này, kể cả việc muốn
bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ (đi ngược lại tập quán mẫu hệ của người Ê Đê). Trong trường ca này,
nhiều tập tục, sinh hoạt của xã hội Ê Đê cổ như tập quán ở, hôn nhân, lễ cưới, tập quán làm rẫy, săn
bắt được tái hiện lại rất sinh động.
Trường ca Đam Di (Khan Dam Di) của người Ê Đê ở Đắk Lắk do các nhà nghiên cứu Y Yung, Y
Đưp và Ngọc Anh sưu tầm là câu chuyện giàu chất trữ tình, thể hiện tình yêu trai gái bằng nhiều ngôn
ngữ và hình ảnh đẹp, đồng thời phản ánh tập tục hôn nhân và xã hội Ê Đê xưa...
Ot N’ trong “Cây nêu thần” của người M’nông ở Đắk Lắk do nhà nghiên cứu Điểu Kâu và Tấn
Vịnh sưu tầm là câu chuyện miêu tả những sự liên quan đến các lễ hội có ăn trâu, là một tác phẩm sử
thi phản chiếu nhiều nét văn hóa, lễ hội, phong tục của người M’nông…
[…]
Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có
tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4 - 5 ngày, đêm tùy theo
trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua
hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân. Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là "báu vật sống" của
dân tộc, họ là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, họ cũng là diễn
ĐỀ ĐỌC HIỂU 14 Phương Duyên

viên tài năng, có thể diễn giọng nữ, giọng nam, giọng con quỷ, giọng thần tiên… đồng thời là người
bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện…
Theo bà Linh Nga Niê Kdam, để sử thi có thể sống mãi trong cộng đồng Tây Nguyên khi các nghệ
nhân hát kể vắng bóng dần mà không có người kế tục, các nhà nghiên cứu, quản lý nên có chương
trình đưa băng, đĩa ghi âm các nghệ nhân hát kể sử thi để trong các nhà dài của cộng đồng các dân
tộc Tây Nguyên. Và khi tiếng hát kể sử thi vang lên hàng ngày trong nhà dài, nó sẽ từng bước ăn sâu
vào tâm trí mọi người, và từ đó, sử thi mới có cơ hội tồn tại và sống lại trong đời sống của cộng đồng
người dân tộc Tây Nguyên.
(Theo Phương Hà, baotintuc.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra hai phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Xác định vị trí của từng phần (từ đâu đến
đâu)? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/ chị có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 5. Nêu mục đích, thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 6. Văn bản có những thông tin chính nào? Những thông tin đó có vai trò như thế nào trong việc
làm rõ vấn đề mà tác giả muốn đề cập? (1,0 điểm)
Câu 7. Thông điệp gì từ đoạn trích gây ấn tượng nhất với anh/ chị? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 8. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống? (Viết khoảng 8 – 10 dòng) (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 15 Phương Duyên

ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
LỊCH SỬ GIẢI NOBEL: QUY TRÌNH VÀ GIẢI THƯỞNG
Nobel là hệ thống giải thưởng được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu
lớn lao phục vụ cho lợi ích của nhân loại, theo ý nguyện của nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel.
Lịch sử Giải Nobel
Alfred Nobel là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó
đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cả cuộc đời cống hiến cho khoa học, Alfred Nobel đã đạt
tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có. Sau khi qua đời vào năm 1896, Alfred Nobel đã để lại một bản
di chúc gây kinh ngạc và khó hiểu cho mọi người khi ông chỉ dành một phần nhỏ gia tài của mình cho
bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng". Phần tài sản còn lại của ông đã được
đem bán thành tiền mặt, tương đương với 70 triệu krona Thụy Điển lúc đó, để gửi ngân hàng. Số tiền
lãi hàng năm sẽ trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho
nhân loại” trên các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học (hoặc Y học), Văn chương, và Hòa bình. Trong
các giải thưởng Nobel thì Giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học hoàng
gia Thụy Điển quyết định; Giải Sinh học / Y học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska quyết định; và
Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.
Quy trình bầu chọn giải Nobel
Vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên
gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia
trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc Y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học
và các viện nghiên cứu. Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ
sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250-350 người lọt vào vòng
tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban
Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên đa số phiếu bầu. Tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban
Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này
được các thành viên hội đồng cùng ký tên. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến
lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác.
Thực tế, không phải lúc nào đơn vị trao giải cũng làm theo sự tiến cử của Ủy ban này. Vào đầu tháng
ĐỀ ĐỌC HIỂU 16 Phương Duyên

10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố tên người
đạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Hằng năm, trước
ngày 15/11, Ban tổ chức sẽ phải công bố danh sách những người được nhận phần thưởng cao quý này.
Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng giải được giữ kín
trong 50 năm.
Giá trị giải thưởng
Chủ nhân của giải Nobel sẽ được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền
mặt. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel. Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền
thưởng cho các hạng mục giải Nobel thêm 1 triệu krona Thụy Điển (khoảng 120 nghìn USD) so với
mùa giải đó trước, lên 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Đây là lần điều chỉnh giá trị tiền thưởng
đầu tiên kể từ năm 2012 khi Quỹ Nobel quyết định giảm giá trị tiền thưởng 20% mỗi hạng mục, trong
bối cảnh phải cân đối ngân sách trong dài hạn. Năm 2020, Hiệp hội Nobel đã quyết định tăng thêm 1
triệu krona (khoảng 110 nghìn USD) so với năm trước đó, đưa con số tiền thưởng của giải Nobel lên
thành 10 triệu krona. Mới đây nhất, ngày 15/9/2023, Quỹ Nobel thông báo tiếp tục tăng 1 triệu krona.
Như vậy, người vinh dự nhận giải Nobel năm nay sẽ được trao phần thưởng bằng tiền mặt có tổng trị
giá 11 triệu krona (tương đương 986 nghìn USD).
Đến nay, dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách xét giải, nhưng phần lớn những người được
nhận giải thưởng Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Cùng với giải, tấm lòng
cao thượng và nhân đạo của người lập ra nó, Alfred Nobel, vẫn mãi được nhân loại ghi nhận.
(Theo Thông tấn xã Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản trên có mấy thông tin chính? Đó là những thông tin nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả? (0,5 điểm)
Câu 5. Phân tích vai trò của đoạn sa-pô và các dòng in đậm trong việc thể hiện nội dung của văn
bản? (0,5 điểm)
Câu 6. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? Tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với
người sáng lập ra giải thưởng Nobel? (1,0 điểm)
Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với cách làm của Alfred Nobel: chỉ dành một phần nhỏ gia tài của
mình cho bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng" không? Lí giải vì sao? (1,0 điểm)
ĐỀ ĐỌC HIỂU 17 Phương Duyên

Câu 8. Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết phải có lòng cao thượng
trong cuộc sống? (Viết khoảng 8 – 10 dòng) (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 18 Phương Duyên

ĐỀ 6
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
1. Lịch sử hình thành
Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ông Nguyễn Quang Đại cùng
nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn. Với vốn ca nhạc Huế sẵn có, ông
đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử
Nam Bộ ở miền Đông do ông đứng đầu. Nhóm miền Tây (Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho) do ông Trần
Quang Quờn đứng đầu, nhóm Bạc Liêu, Rạch Giá do ông Lê Tài Khị (1862 – 1924) quê ở Bạc Liêu
đứng đầu và ông được tôn là hậu tổ nhạc Khị. (…)
2. Quá trình phát triển Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử ra đời trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta và trở thành nguồn động viên
tinh thần cho nhân dân trong cuôc chiến chống ngoại xâm, đồng thời kiên cường chống chọi với những
trào lưu nghệ thuật, âm nhạc mới du nhập từ phương Tây. Từ sau khi sân khấu cải lương “lên ngôi”
cho tới nay, Đờn ca tài tử vẫn tiếp tục con đường của mình: thích ứng với thời đại, sẵn sàng tiếp nhận
cái mới để phát triển, nhưng kiên cường gìn giữ bản sắc cố hữu của mình. Nó tồn tại song song dưới
cả hai hình thức: sinh hoạt thính phòng như thuở xưa và những hình thức trình diễn mới như trên sân
khấu, trước đông đảo công chúng hoặc tách biệt hẳn với công chúng qua phương thức thu, phát trên
các phương tiện truyền thông mới du nhập và các đĩa hát… Đờn ca tài tử không những không bị hình
thức hát mới thay thế hay làm lụi tàn mà còn tiếp tục là chổ dựa vững chắc và là nguồn hỗ trợ đắc lực
cho sự phát triển của sân khấu cải lương sau này.
3. Đặc điểm cơ bản của Đờn ca tài tử
Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân
gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20
bài gốc cho 4 điệu, gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có
tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn,
chia li).
ĐỀ ĐỌC HIỂU 19 Phương Duyên

Nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử khá phong phú. Bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò,
đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan,… Từ khoảng năm 1930 thì có
thêm đàn ghita phím lõm, violin, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo
những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh
nghiệm, sáng tạo những bài bản mới, người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật
ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến…; người Đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và
người ca là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Để tạo nên những bản đờn ca hay, cuốn hút lòng người cần có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa cả
đờn và ca. Tiếng đờn cất lên, tiếng ca vang vọng khắp sông nước như nói hộ tiếng lòng của người dân.
Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có hạnh phúc và cả sự chia ly.
(Theo imagetravel.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản trên bao gồm những thông tin chính nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 5. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
Câu 6. Phân tích mối liên hệ giữa các phần trong văn bản và vai trò của mối liên hệ đó trong việc
thể hiện nội dung của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 7. Anh/ chị rút ra được những thông tin bổ ích gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (1,0
điểm)
Câu 8. Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống
con người? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 20 Phương Duyên

BI KỊCH
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tóm tắt vở kịch: Sau khi đánh thắng giặc, trên đường trở về, Măcbet được những mụ phù thủy báo
cho biết trước là sẽ được làm vua. Từ đó lòng tham của Măcbet bắt đầu nảy nở, lại thêm bị vợ luôn xúi
giục, Măcbet ngày càng ham muốn chiếm đoạt ngai vàng. Nhân cơ hội vua Đơncan đến thăm và ngủ
đêm tại lâu đài của y, y đã hạ sát nhà vua. Con của vua Đơncan là Mancôm chạy trốn sang Anh.
Măcbet lên ngôi vua xứ Xcôtlen. Nhưng mụ phù thủy cũng tiên đoán Bancô, một võ tướng, sau này sẽ
là tổ phụ của một dòng vua. Muốn ngăn ngừa hậu họa và củng cố địa vị của mình, Măcbet đã giết nốt
cả Bancô, nhưng con trai của Bancô chạy thoát. Nắm quyền hành trong tay, càng ngày Măcbet càng
tỏ ra chuyên quyền, tàn bạo. Vì bị ám ảnh bởi tội ác và lo sợ quyền lực bị lung lay, y thẳng tay chém
giết bất cứ người nào có thái độ chống đối. Nhân dân khắp nơi căm phẫn nổi dậy chống lại y. Mancôm
được sự giúp đỡ của vua Anh đã đem quân trở về Xcôtlen. Trong một trận huyết chiến, Măcbet đã bị
chặt đầu. Trước đó ít lâu, vợ y vì sợ hãi và dằn vặt về tội ác đã phát điên và tự tử.
Đoạn trích sau đây thuộc hồi Ba, cảnh II, là đoạn đối thoại giữa Măcbet và vợ, sau khi Măcbet đã
giết vua Đơncan để cướp ngôi.
CẢNH II
(Hoàng cung)
VỢ MĂCBET: (nói một mình): - Nếu ước mong đã thành mà lòng còn chưa thỏa thì có khác gì xôi
hỏng bỏng không. Thà cam chịu số phận của kẻ mình đã ám hại còn yên thân hơn là chính tay mình
ám hại mà phải sống trong một niềm vui bất trắc.
Măcbet ra.
VỢ MĂCBET: - Kìa sao ông lại cứ lủi thủi một mình, ấp ủ những điều tưởng tượng đau buồn đen
tối? Tại sao cứ vương vấn mãi với những ý nghĩ đáng lí phải chết đi theo những kẻ gây ra những ý nghĩ
đó. Những việc không cứu vãn được nữa thì quan tâm làm gì. Việc đã xong là xong.
MĂCBET: - Chúng ta mới chỉ đánh rắn bị thương, chưa giết chết hẳn. Vết thương lành lại, rắn lại
như xưa; còn mưu toan khốn khổ của chúng ta vẫn bị nanh độc của nó đe dọa. Thà rằng vũ trụ tan vỡ,
đất trời sụp đổ, còn hơn là hằng ngày phải ăn trong kinh hoàng, đêm đêm bị ám ảnh bởi những giấc mơ
hãi hùng, thao thức quằn quại thâu đêm. Thà chết đi với kẻ đã khuất, kẻ mà để có được sự thỏa mãn
ĐỀ ĐỌC HIỂU 21 Phương Duyên

tham vọng, chúng ta đã đưa tới chỗ yên nghỉ ngàn năm, còn hơn phải sống trong lo âu, khắc khoải đau
khổ liên miên. Đơncan đã xuống mồ. Thế là sau những cơn sốt hãi hùng của cuộc sống, y đã được yên
nghỉ. Phản trắc đã hoàn thành tội ác. Gươm đao, độc dược, tôi tớ bất trung, giặc ngoại xâm, không gì
còn có thể động chạm tới y được nữa!
VỢ MĂCBET: - Bình tâm lại, ông ơi! Đừng cau có, giận dữ thế. Đêm nay giữa đám đông khách dự
yến, ông phải làm sao cho tươi tỉnh vui vẻ mới được!
MĂCBET: - Tôi sẽ cố gắng, cả bà nữa cũng phải thế. Nhất là đối với Bancô. Bà nên tỏ vẻ tôn kính
y cả trong khóe mắt lẫn trong lời nói: chúng ta chưa được yên thân đâu nên phải ngọt nhạt chiều lòng
thiên hạ để giữ gìn địa vị cao sang này, phải lấy vẻ mặt làm mặt nạ che giấu lòng mình, ngụy trang
thâm tâm chúng ta đi.
VỢ MĂCBET: - Ông phải gạt bỏ những ý nghĩ ấy đi!
MĂCBET: - Này bà! Tâm trí tôi chứa đầy rắn rết độc địa. Bà biết chứ, Bancô và Flinxơ con y còn
sống sờ sờ ra đó.
VỢ MĂCBET: - Nhưng trên sổ thiên tào, mệnh chúng đâu phải là bất tử.
MĂCBET: - Yên tâm được chính là vì thế đấy. Có thể trừ chúng được. Vậy mình hãy vui lên; đêm
nay trước khi đàn dơi bay đi kiếm mồi quanh hàng hiên, trước khi theo tiếng gọi của nữ thần Hikêt3 âm
u, bọ hung cất đôi cánh cứng bóng bay vù vù rung lên nhạc điệu buồn ngủ của đêm trường thì một việc
khủng khiếp sẽ xảy ra.
VỢ MĂCBET: - Việc gì thế?
MĂCBET: - Hậu yêu quý, hãy khoan đừng nên biết vội, đợi đến lúc đó bà sẽ vỗ tay reo mừng. Màn
đêm mịt mùng, buông xuống đi thôi. Hãy bịt chặt lấy đôi mắt dịu hiền của ban ngày tội nghiệp. Hãy
vung bàn tay đẫm máu vô hình của ngươi mà xóa sạch, xé tan sợi dây oan nghiệt đã làm cho ta phải e
sợ tê tái. Trời tối dần rồi, quạ đã sải cánh bay về tổ trong rừng âm u, những vật tốt đẹp của ban ngày
chìm dần trong giấc ngủ, ác quỷ đen tối của đêm trường trỗi dậy tìm mồi. Những lời nói của tôi làm bà
ngạc nhiên lắm nhỉ; nhưng thôi cứ yên tâm nán chờ. Sự tình đã xấu chỉ có làm xấu nữa mới tốt lên
được. Nào, ta đi thôi.
Cả hai vào.
(Trích Măcbet, William Shakespeare, in trong William Shakespeare – Tuyển tập tác phẩm, NXB
Sân khấu – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2006, Tr.450-452)

3
Hikêt: Nữ thần phù thủy.
ĐỀ ĐỌC HIỂU 22 Phương Duyên

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Liệt kê những lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trên có sự xuất hiện của bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào? (0,5
điểm)
Câu 3. Dựa vào phần tóm tắt và hai câu nói của Măcbet (Bancô và Flinxơ con y còn sống sờ sờ ra
đó; một việc khủng khiếp sẽ xảy ra), hãy cho biết Măcbet đang âm mưu thực hiện điều gì? Nhằm mục
đích gì? (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 5. Dựa vào phần tóm tắt và nội dung đoạn trích, anh/ chị có nhận xét gì về tính cách nhân vật
người vợ của Măcbet? (0,5 điểm)
Câu 6. Phân tích ngắn gọn tâm trạng của nhân vật Măcbet trong đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 7. Chỉ ra hiệu ứng thanh lọc của đoạn trích? Hiệu ứng đó có tác động như thế nào đối với nhận
thức của anh/ chị? (1,0 điểm)
Câu 8. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nhận xét về ngôn ngữ kịch được sử
dụng trong đoạn trích? (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
ĐỀ ĐỌC HIỂU 23 Phương Duyên

ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Lược dẫn: Trương Ba là một người làm vườn hiền lành, nho nhã, có tài đánh cờ, vì sự bất cẩn của
Nam Tào mà phải chết. Đế Thích, một vị tiên cờ vốn thích chơi cờ với Trương Ba, đã cứu Trương Ba
sống lại bằng cách nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt mới qua đời. Khi sống lại trong hình
hài của anh hàng thịt, hồn Trương Ba lâm vào hoàn cảnh đầy bi kịch: tâm hồn thanh cao dần bị tha
hóa; vợ Trương Ba buồn bã vì thấy chồng thay đổi; cái Gái không chịu nhận Trương Ba là ông nội;
người con trai cả của Trương Ba, làm nghề lái buôn, tính tình giảo hoạt, càng lúc càng mâu thuẫn gay
gắt với bố. Đoạn trích dưới đây là màn đối thoại giữa Trương Ba với các thành viên trong gia đình,
mà chủ yếu là với người con trai.
ANH CON TRAI (từ trong buồng bước ra): - …Tôi không biết thương thầy sao? Hôm qua thầy là
thầy, hôm nay thầy ở trong thân anh hàng thịt, tôi đối với thầy vẫn thế thôi… Mà tôi nghĩ thầy đổi thân
xác thế càng hay! Thậm chí tôi còn mong được như thầy. Thử hình dung mà xem: bọn lái buôn trên
tỉnh, bọn quan nha lính tráng nó đã nhẵn mặt tôi rồi, khó giở trò gì với chúng được, bỗng dưng một
hôm nào đó từ mặt mũi tới người ngợm tôi thay đổi hoàn toàn, tôi ra bộ một anh lái buôn ngờ nghệch
mới mang hàng quý từ phương xa đến, thế nào chúng cũng mắc lỡm với tôi, tôi sẽ vét túi được cả
những thằng keo kiệt nhất!
HỒN TRƯƠNG BA: - Cả! Thầy mượn thân anh hàng thịt, không phải làm những việc như anh nói!
ANH CON TRAI: - Thế để làm gì ạ?
HỒN TRƯƠNG BA: - Để sống, để được sống!
ANH CON TRAI: - Thì làm như con nói cũng là để sống đấy thôi! Để giành giật lấy được một chỗ
sống tươm tất trong cõi đời này, bất cứ việc gì người ta cũng làm được! Cái anh hàng thịt mà thầy
mượn xác ấy, anh ta cũng như con thôi. Anh ta là người buôn bán tháo vát. Ừ mà mang thân anh ta,
giờ thầy mạnh chân khỏe tay rồi, thầy cũng không nên cắm cúi với mảnh vườn ở nhà làm gì! Hay là…
Đúng rồi, hay là thầy lên tỉnh với con, hai cha con ta sẽ… sẽ…
HỒN TRƯƠNG BA: - Sẽ đi lừa thiên hạ chứ gì?
ANH CON TRAI: - Thế nào là lừa đảo? (Lắc đầu). Tính nết thầy vẫn chẳng thay đổi gì… Tôi tưởng
bây giờ thầy nghĩ khác đi rồi cơ… Tôi nói thầy nghe nhé: đến cái thân thầy mang cũng không phải của
ĐỀ ĐỌC HIỂU 24 Phương Duyên

thầy, chẳng qua thầy núp nhờ vào đó thôi… So với việc ấy, việc gian lận lừa đảo một vài món hàng
của tôi ngoài chợ nào có nghĩa lý gì!
HỒN TRƯƠNG BA: - Nhưng tôi cũng có muốn vậy đâu, có thích thú gì đâu!
ANH CON TRAI: - Thầy muốn hay không thì sự thể vẫn như vậy. Một khi đã mưu cầu được sống
với bất cứ giá nào thì cũng chẳng nên chê việc này thơm, việc kia hôi!
HỒN TRƯƠNG BA: - Thằng khốn kiếp! (Quát to) Im ngay!
VỢ TRƯƠNG BA: - Ông đừng quát lên thế nữa! Mà tiếng ông bây giờ có nhỏ nhẹ như trước đâu,
ông quát lên như sấm ấy, nghe sợ lắm!
HỒN TRƯƠNG BA: (Cáu) - Ra nói to tôi cũng không có quyền nữa sao? Cả cái tiếng của tôi cũng
không phải là của tôi nữa sao? Hả? Hả? (Lại quát to hơn. Tiếng quát như lệnh vỡ gầm lên vang động
khắp nhà. Mọi người trong nhà im thin thít. Cái Gái từ trong buồng chạy ra chăm chú nhìn hồn Trương
Ba).
ANH CON TRAI: (Nhếch mép) - Thầy cứ quát cho hả giận, cũng chẳng thay đổi được gì đâu. Chẳng
phải chỉ cái giọng, toàn bộ cái lốt thầy mang giờ cũng chả phải là của thầy. Bản thân con người thầy
đứng kia giờ đã là một cái gì… một cái gì… không ngay thật rồi!
CHỊ CON DÂU: - Nhà không được nói như thế!
VỢ TRƯƠNG BA: - Cả, mày nỡ nói như vậy sao?
ANH CON TRAI: - Tôi chỉ nói sự thật! Lạ quá, tại sao mọi người lại sợ sự thật nhỉ?
HỒN TRƯƠNG BA: - Mày bước ngay đi, bước đi với những việc làm ăn của mày, những sự thật
gớm ghiếc của mày!
ANH CON TRAI: - Gớm ghiếc? Cả nhà cứ việc khinh thị tôi. Thử hỏi nhờ ai mà thời buổi này mà
nhà ta còn được đàng hoàng tươm tất như vậy? Cả thầy nữa, giờ thầy ăn mỗi bữa 8, 9 bát cơm, rồi nào
rượu nào thịt. Tiền làm ruộng làm vườn của u mà đủ cung phụng thầy chắc? Tiền làm vườn chỉ đủ nuôi
thân ông Trương Ba chứ không đủ nuôi thân ông hàng thịt. U lo thắt ruột nhưng không dám hé răng
với thầy, chỉ còn biết trông cậy vào tôi, vào đồng tiền tôi buôn bán mang về. Thầy còn xỉ vả tôi cái gì?
Đã đến nước này thầy còn cao đạo.
HỒN TRƯƠNG BA: (Lắp bắp) - Mày… mày… (Tát mạnh anh con trai, anh con trai ngã xuống,
lồm cồm bò dậy, ôm má. Vợ Trương Ba và chị con dâu kêu lên).
ANH CON TRAI: (Nhìn máu ở bàn tay) - Ông đánh tôi? (Trừng trừng nhìn hồn Trương Ba) Bố tôi
xưa không bao giờ đánh tôi như vậy! Tôi nói thật cho ông biết: ông không phải là bố tôi, ông không
còn là bố tôi nữa!
ĐỀ ĐỌC HIỂU 25 Phương Duyên

VỢ TRƯƠNG BA: (Sợ hãi nhìn chồng) - Trời, sao ông nỡ đánh nó đau thế? Xưa ông có đánh con
bao giờ đâu, đối với ai ông cũng điềm đạm nhẹ nhàng cơ mà!
(Cái Gái tới bên bố, đỡ bố dậy, căm tức nhìn hồn Trương Ba).
ANH CON TRAI: (Chùi máu ở miệng, đột nhiên cười phá lên, gạt cái Gái ra) - Hay! Hay lắm! Thế
mới đúng! Thế mới đúng là bố! Không rụt rè nhu nhược như trước! (Thán phục) Thầy khỏe thật, đứa
nào lôi thôi, thầy sẽ choang vỡ mặt nó ra. Được, được lắm! (Cười to và bỏ đi)
CHỊ CON DÂU: - Nhà! (Chạy theo chồng)
CÁI GÁI: - Lão giết lợn! (Cũng chạy đi)
Hồn Trương Ba ngơ ngác nhìn hai bàn tay mình.
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,
in trong Lưu Quang Vũ – Tuyển tập kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội 1994)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Những câu in nghiêng trong đoạn trích có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Hành động nào của Trương Ba trong đoạn trích khiến cho mọi người trong gia đình hoảng
hốt, sợ hãi? (0,5 điểm)
Câu 4. Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 5. Xác định xung đột chính của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 6. Chỉ ra bi kịch của nhân vật Trương Ba được thể hiện qua đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của người con trai: đến cái thân thầy mang cũng không
phải của thầy, chẳng qua thầy núp nhờ vào đó thôi… So với việc ấy, việc gian lận lừa đảo một vài món
hàng của tôi ngoài chợ nào có nghĩa lý gì! không? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về triết lý nhân sinh mà
Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đoạn trích trên. (1,5 điểm)
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

You might also like