You are on page 1of 4

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4

I. Xác định các loại phát ngôn được in nghiêng trong đoạn văn
1. (1) Cô sung sướng cười thật tươi. (2) Chiếc răng khểnh làm cho nụ cười của cô
đẹp hơn. HN
2. (1) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều đến dự lễ
khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. (2) Bằng hành động đó, họ muốn cam
kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
HN
3. (1) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có tiền ăn ư? (2) Cuộc
đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. NTT
4. (1) Hỡi ơi lão Hạc! (2) Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...
Một người như thế ấy…. (3) Một người như thế ấy…! NTT
5. Mùa trăng về trên núi cao là mùa người bản vui lắm. (2) Người già nhìn trăng
sáng trong bụng thư thái, yên bình. TN

II. Xác định phép liên kết được dùng trong các phát ngôn sau

1.Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu. Từng giờ, mẹ thầm hỏi con đang
làm gì. LẶP CẤU TRÚC NP

2. Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái niệm gọi lên những tình
cảm tốt đẹp. ĐỐI, LẶP NGỮ PHÁP

3. Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.
Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ. LIÊN TƯỞNG, LẶP TỪ VỰNG

4. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. LẶP TỪ
VỰNG, NỐI LỎNG

1
5. Người ta chỉ nói khẽ những điều nói dối, những câu ân ái thôi. Chứ những lời
nói thực, phũ phàng thì việc gì phải nói khẽ. NỐI LỎNG, ĐỐI

6. Ăn ở với nhau được đứa con lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con
lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình. THẾ ĐỒNG NGHĨA, TUYẾN TÍNH

7. Để nó sống. Vì nó chưa chết. LẶP, ĐỐI, NỐI LỎNG

8. Trời cuối thu lành lạnh. Nắng đã vàng hoe trên sân trường nhưng vẫn không bớt
rét. LIÊN TƯỞNG

9. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. LIÊN TƯỞNG

10. Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và
thương nhau lạ lùng. LIÊN TƯỞNG

11. Trũi vẫn nằm duỗi như chết. Tôi phải nghe và đập vào ngực xem còn sống
không. Vẫn còn. ĐỐI, TỈNH LƯỢC

12. Đằng cuối làng có tiếng reo hò. Đó là tiếng cười, tiếng hát. Có lẽ của dân làng.
THẾ ĐẠI TỪ, NỐI CHẶT, LẶP

13. Cỏ may bên bờ đường đi đã tàn. Người trong làng ra đồng gặt lúa. Trên mênh
mông chỉ còn trơ lại những gốc rạ khô. Thế là, mùa rét đã tới. LIÊN TƯỞNG, NỐI
LỎNG.

III. Cho đoạn văn


(1) Lát sau, vào buổi làm việc chiều. (2) Trạng thái tinh thần vui vẻ của bà trưởng
phòng kéo dài gần hết buổi làm. (3) Sắp hết giờ. (4) Phượng đi đến bàn bà:
- (5) Báo cáo chị, em có chút việc riêng, em muốn xin nghỉ sớm.

2
Câu 1: Xác định các loại phát ngôn trong đoạn văn.
Câu 2: Xác định các phép liên kết có trong đoạn văn.
IV. Cho đoạn văn
(1) Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. (2) Thế giới hoang vu,
lạnh cóng vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị muôn đời. (3) Vì thế, máu – tình yêu và sự
sống là sự thật không thể tách rời. (4) Và ai đó có thể khẳng định rằng: ta và
những người thân yêu của ta trong suốt cuộc đời không cần tiếp máu.
(5) Từ ngàn xưa, con người đã coi máu là biểu tượng của tình yêu và sự sống, bởi
máu có khả năng phục hồi một cơ thể đã bị kiệt quệ vì mất máu quá nhiều, máu có
thể đem lại sức mạnh và tuổi xuân cho những người già, máu sẽ đưa trẻ thơ lớn lên
cả thể xác, trí tuệ lẫn tâm hồn….
(6) Và ngày nay, hiến máu để chuyền máu cứu sống mạng người đã trở thành việc
thường xuyên trong đời sống xã hội của con người.
Câu hỏi: Tìm các lỗi về chính tả, từ vựng, câu; lỗi về liên kết câu (liên kết chủ đề,
liên kết lô-gic, liên kết hình thức) trong đoạn văn.
- Lỗi chính tả: chuyền máu
- Lỗi từ vựng, dùng sai nghĩa của từ “sự thật”: máu – tình yêu và sự sống là sự thật
không thể tách rời.
Sửa: máu – tình yêu và sự sống là những thứ không thể tách rời.
Máu sẽ đưa trẻ thơ lớn lên – phải viết là: máu sẽ làm trẻ thơ lớn lên
- Lỗi ngữ pháp: ai đó có thể khẳng định – câu có ý nghĩa khẳng định thì phải viết:
ai có thể khẳng định – câu có ý nghĩa phủ định
- Lỗi về liên kết:
+ Lỗi về liên kết chủ đề: câu thứ 4 trình bày một ý không ăn nhập với 3 câu trước.
+ Lỗi về liên kết lo-gic: Cau 5 lẽ ra phải mở đầu đoạn, câu 6 cần đứng liền ngay
sau câu thứ 4. Quan hệ nhân quả giữa câu 1 và 2 với câu 3 là thiếu căn cứ. Từ các

3
câu 1 và 2 , chỉ có thể rút ra KL là máu và sự sống găn bó chặt chẽ với nhau, chứ
ko thể KL là máu và tình yêu có quan hệ khăng khít ntn.
+ Lỗi về liên kết hình thức: câu thứ 4 cũng như câu thứ 6 ko có quan hệ gì về nội
dung với các câu đứng trc chúng, do đó ko thể dùng từ và để nối chúng với các câu
đứng trước.

You might also like