You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN 1

I. Đọc hiểu (6,0 điểm)


Đọc văn bản sau :
Người anh hùng vĩ đại của thành A-ten là Tê-dê, chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự
nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”
Chàng là con của vua Ê-giê tại A-ten. Tuy nhiên thuở nhỏ chàng sống nơi quê mẹ, trong một
thành phố phía nam Hy Lạp. Ê-giê quay trở về Hy Lạp lúc Tê-dê chưa sinh ra, nhưng trước khi đi
ông có đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong một cái hố và lấp lại bằng một tảng đá lớn.
Ông làm việc này với sự chứng kiến của vợ và dặn rằng khi nào đứa con trai – nếu nàng sinh ra con
trai – của họ lớn lên đủ mạnh để lăn hòn đá này đi và lấy những thứ cất bên dưới thì hãy cho nó
đến A-ten nhận cha.
Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối
cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng. Bà bèn bảo cậu rằng đã đến lúc
cậu đi tìm cha và đã có một chiếc thuyền được ông ngoại cậu dành sẵn cho cậu. Nhưng Tê-dê
không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã. Ý nghĩ của chàng là
sớm trở thành một đại anh hùng, và quá an toàn, dễ dãi không phải là cách để đạt tới điều đó.
Chàng luôn luôn mơ tưởng được như Hê-ra-cờ-lét – vị anh hùng sáng chói nhất trong các anh hùng
của người Hy Lạp, và chàng quyết định hành động sao cho sáng chói như thế. Điều này hoàn toàn
tự nhiên vì hai người là anh em họ.
Do đó, chàng khăng khăng từ chối chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chàng đã thuyết phục
chàng sử dụng, chàng bảo rằng đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ và
chàng quyết tâm đi đến A-ten bằng đường bộ. Đây là một chuyến đi dài và rất nguy hiểm vì bọn
cướp đầy đường. Tuy nhiên, chàng đã tiêu diệt sạch bọn chúng, chàng chẳng để sót một tên nào có
thể quấy nhiều khách bộ hành tương lai […]
(Theo Ê-đi Ha-min-tơn, Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, NXB Mỹ thuật, Hà Nội,
2004)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản:
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Theo văn bản, Tê-dê có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
A. Chàng là con vua Ê-giê ở A-ten
B. Chàng sống ở phía tây thành phố Hy Lạp
C. Chàng là con thần Dớt
D. Chàng sống với cha từ thuở nhỏ.
Câu 4. Vì sao Tê-dê từ chối sử dụng chiếc thuyền của mẹ và ông ngoại chuẩn bị cho mình?
A. Chàng sợ đắm thuyền trên biển, không thể đi tìm cha được
B. Chàng bảo đi bằng thuyền sẽ gặp nhiều cướp trên biển
C. Chàng bảo đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ.
D. Chàng có thể tự lo cho bản thân, không cần tới sự trợ giúp.
Câu 5. Ý nghĩa câu nói của người dân ở A –ten: “Không có việc gì mà không có Tê-dê”?
A. Biết ơn người có công với cộng đồng
B. Tôn vinh người anh hùng Tê -dê
C. Sự ngưỡng mộ đối với Tê-dê
D. Khẳng định sự nghiệp lẫy lừng của Tê-dê.
Câu 6. Câu nói của người dân ở A –ten: “Không có việc gì mà không có Tê-dê” đã thể hiện thái độ
nào với người anh hùng?
A. Sự ngưỡng mộ
B. Lòng biết ơn
C. Thái độ ngợi ca
D. Thái độ trân trọng
Câu 7. Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Đứa bé sinh ra là con trai
và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì
cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng”
A. Nhân hoá C. Ẩn dụ
B. So sánh D. Cường điệu
Trả lời câu hỏi
Câu 8. Theo em, mục đích của thử thách đầu tiên mà cha Tê-dê đặt ra cho con trai là gì?
Câu 9. Thông tin “Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn
và nhàn nhã” giúp em hiều gì về Tê-dê?
Câu 10. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của Tê -dê: “Đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn
gian nguy một cách hèn hạ”

II. VIẾT (4,0 điểm)


Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và một số đặc sắc về
hình thức nghệ thuật của tác phẩm ở phần đọc hiểu

ĐỀ ÔN 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc truyện ngắn sau:
Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự một cuộc thi sáng tạo
chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo
dài cả tháng trời, anh được lọt vào nhóm những người xuất sắc nhất để dự thi vòng chung kết. Rồi
anh cũng vất vả vượt qua các đối thủ trong cuộc đấu trí cuối cùng, kéo dài ba ngày liền căng thẳng
và giành được giải nhất. Phần thưởng cho anh là một món tiền khá lớn mà cuộc đời sinh viên trước
nay của anh chưng từng mơ ước tới. Sau khi rời khỏi hội trường và trốn nhanh khỏi ánh đèn
camera của báo giới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất chợt một người phụ nữ tiến đến gần anh. Bà ta
nghẹn ngào:
- Chú ơi! Chúc mừng chú, thật vinh dự cho chú khi đã đạt được giải nhất trong cuộc thi khó khăn
này. Tôi có một chuyện muốn nói với chú nhưng không biết có tiện không. Nếu chí có con nhỏ chú
mới hiểu được điều tôi sắp nói. Con của tôi đang bị ung thư nằm trong bệnh viện, nếu không có một
khoản tiền để mổ, chắc em nó không qua khỏi được! Mà tôi thì…
- Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thực sự.
Sau khi nghe người phụ nữ kể hết sự việc, anh liền rút phong bì đựng số tiền vừa được thưởng và
trao hết cho bà.
- Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi – anh nói.
- Cảm ơn chú, không biết tôi phải lấy gì để đền ơn chú đây.
Nói rồi người phụ nữ với vẻ xúc động quày quả bước ra cổng.
Vài ngày sau anh có dịp quay lại trường. Một người trông thấy liền tới hỏi:
- Có người kể với tôi rằng tối hôm trước anh có gặp một người phụ nữ sau cuộc thi và anh đã
cho bà ấy tiền để chữa bệnh cho đứa con sắp chết của bà ấy, phải không?
Người thanh niên gật đầu xác nhận.
- Vậy thì tôi phải báo với anh tin này để anh biết. Bà ta là một tay lừa đảo thật sự đấy. Bà ta
chẳng có đứa con nào bị bệnh gần chết cả. Anh cả tin quá! Anh bị lừa rồi, anh bạn ạ!
Một thoáng im lặng, anh thanh niên hỏi lại:
- Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không?
- Đúng vậy. Tôi bảo đảm với anh như thế - người đàn ông quả quyết.
- Ồ, đó là tin tốt lành nhất trong ngày mà tôi được nghe đấy – người thanh niên nói.
Đoạn anh nói thêm:
- Chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả.
(Trích từ “Hạt giống tâm hồn”, Tập 1, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong truyện là:
A. Biểu cảm
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 2. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
D. Ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của lời kể trong truyện?
A. Chỉ có lời nhân vật
B. Chỉ có lời người kể chuyện
C. Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật
D. Bao gồm cả lời người kể chuyện, lời nhân vật và lời tác giả
Câu 4. Tình tiết nào sau đây giúp chuyển hướng câu chuyện?
A. Anh sinh viên nhận được giải thưởng
B. Người phụ nữ xin anh sinh viên cứu đứa con mình
C. Anh sinh viên cho người phụ nữ tiền
D. Anh sinh viên được người khác cho biết anh đã bị lừa
Câu 5. Đáp án nào sau đây nói lên nội dung khái quát của truyện?
A. Kể về việc anh sinh viên bị lừa tiền và thái độ ứng xử của anh trước sự việc đó
B. Kể về việc anh sinh viên được giải thưởng và bị người phụ nữ lừa hết tiền
C. Kể về việc anh sinh viên giúp đỡ người phụ nữ và được một người khác cho biết rằng anh đã
bị lừa
D. Kể về việc anh sinh viên tham dự một cuộc thi sáng tạo và giành được giải thưởng
Câu 6. Chủ đề của truyện ngắn trên là:
A. Ca ngợi sự nỗ lực trong cuộc sống
B. Ca ngợi lòng trắc ẩn trong cuộc sống
C. Ca ngợi lòng cao thượng trong cuộc sống
D. Cả B và C
Câu 7. Thông qua câu chuyện trên, người kể đã gián tiếp bộc lộ thái độ gì?
A. Thể hiện thái độ phê phán hành động lừa đảo của người phụ nữ
B. Thể hiện sự khâm phục trước sự nỗ lực của anh sinh viên
C. Thể hiện sự khâm phục trước tấm lòng của anh sinh viên
D. Cả A và C
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Hãy thử đặt một nhan đề phù hợp cho truyện ngắn trên.
Câu 9. Bạn có đồng tình với thái độ của anh sinh viên sau khi anh biết mình bị lừa không? Vì
sao? Câu 10. Bạn có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện ở trên. (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)


Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật
của truyện ngắn đã cho ở phần Đọc hiểu.

You might also like