You are on page 1of 3

THỊ MẦU LÊN CHÙA

I.Đọc - tìm hiểu chung


1. Chèo Quan Âm Thị Kính
- Vị trí, giá trị
+ Là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
+ Mang tính biểu tượng, tạo ra sức ảnh hưởng cho các vở chèo sau này.

- Tóm tắt: Cuộc đời chịu nhiều bất hạnh của Thị Kính
+ Nỗi oan giết chồng: Thị Kính bị vu oan giết Thiện Sĩ và bị đuổi ra khỏi nhà họ
Sùng. Nàng giả trai lên chùa tu hành, mong nhờ Phật pháp vô biên giải tiền oan
nghiệp chướng.
+ Nỗi oan hoang thai: Thị Kính – Tiểu Kính Tâm bị Thị Mầu vu oan và bị đuổi ra
khỏi chùa.
+ Oan tình được giải, Thị Kính thành Quan Thế Âm bồ Tát: 3 năm liền Kính Tâm
đi xin sữa cho con của Thị Màu bỏ lại. Nàng được giải oan, hóa thành Phật bà
Quan Thế Âm Bồ Tát. Qua bức thư để lại, mọi người mới biết Kính Tâm là nữ.
2. Trích đoạn
- Nhân vật chính: Kính Tâm ( Thị Kính ) và Thị Mầu
- Vị trí : Nằm ở phần giữa vở chèo, kể về việc Thị Mầu lên chùa lẳng lơ, ve vãn,
bày tỏ tình cảm với chú tiểu Kính Tâm.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: (từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa.
+ Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính.

II. Đọc- hiểu văn bản


1. Bối cảnh
- Thời gian: mồng mười ba
- Không gian: chùa nơi Thị Kính ở.
=> Hé mở tình huống: sự ve vãn, chọc ghẹo của Thị Mầu.
2. Nhân vật Thị Mầu
a, Thị Mầu tự giới thiệu về bản thân:
Tôi Thị Mầu con gái phú ông
Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng
…….
Tên em ấy à?
Là Thị Mầu, con gái phú ông
Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!
Chưa chồng đấy nhá!
- Thị Mầu tự xưng tên tuổi, gia thế và thể hiện ý thức về con người mình
(hiếu thuận, chưa chồng).
- Các thông tin như tên, con gái phú ông, chưa chồng được lập lại hai lần.
=> Muốn khẳng định và nhấn mạnh để tạo ấn tượng với người đang đối thoại.
=> Thị Mầu là kiểu nhân vật tiêu biểu của chèo, là một người bình thường,
không xa lạ với mọi người.
b, Thị Mầu trực tiếp bày tỏ tình cảm với thầy tiểu:
* Ngôn ngữ:
- Khen thầy tiểu “đẹp như sao băng”, “cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”.
- Trêu ghẹo thầy tiểu, liên tục gọi “thầy tiểu ơi” -> Tiếng gọi ấy như buộc đối
tượng phải quan tâm đến mình, làm cho mọi lời nói
+ Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua. => Sự khao
khát dành cho thầy tiểu.
+ Rủ tiểu ăn trầu, đề nghị đánh mõ thay tiểu. => Muốn được gần gũi thầy
tiểu.
+ Bày tỏ nhữnng suy nghĩ, quan niệm về tình duyên, hôn nhân:
 Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng. => chủ động định đoạt tình
duyên, hôn nhân.
 Đôi ta chỉ quyết chờ lấy nhau => sự thuỷ chung dành cho người mình
thực sự yêu.
 Em xinh em đứng một mình chẳng xinh => khát khao chuyện lứa đôi
không muốn lẻ loi, đơn độc.
+ Trách thầy tiểu: Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng => trách tiểu né
tránh, không hiểu lòng mình.
Thị mầu ngất ngây, say mê trước vẻ đẹp của Kính Tâm. Cô trực tiếp bộc
lộ tình cảm của mình với thầy tiểu không hề gần xa hay vòng vo. Qua
những lời đưa đẩy chòng ghẹo, Thị Mầu cũng bộc lộ những suy nghĩ và
quan niệm về chuyện đôi lứa; cũng như thể hiện khát khao hạnh phúc của
bản thân mình.
* Hành động
- Nấp để rình thầy tiểu.
- Xông ra, nắm tay Tiểu Kính.
- Ý định: xích lại gần thầy tiểu, cầm chổi quét thay.
=> Hành động táo bạo, không hề ngại ngần mà hết sức chủ động để tiếp
cận, gần gũi và bộc lộ tình cảm với Kính Tâm.
c, Thị Mầu đáp trả những lời đế :
Lời đế Lời đáp trả của Thị Mầu
- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu - Đẹp thì người ta khen chứ sao!
ơi!
- Nhà mày có mấy chị em? - ….tao là chín chắn nhất đấy!
Có ai như mày không?
-Dơ lắm! Mầu ơi! - Kệ tao.
- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son
để thờ!
=> Cười chê, phê phán sự lẳng lơ => Không quan tâm đến thái độ
của Thị Mầu. của người đời, sẵn sàng đạp đổ mọi
lề luật của xã hội vì khát khao hạnh
phúc của mình.

Nhận xét: Thị Mầu táo bạo, liều lĩnh, dám đi ngược lại những quan niệm về tính
cách của người phụ nữ xưa. Việc bày tỏ tình cảm của Thị Mầu là chính đáng. Tuy
nhiên nếu xét trong bối cảnh mà nhân vật xuất hiện (trong chùa) và đối tượng nhân
vật thể hiện tình cảm (Chú tiểu), cách bộc lộ tình cảm vàhành động của nhân vật
có phần chưa phù hợp.
3. Nhân vật Thị Kính
- Xưng hô với Thị Mầu rất đúng mực: cô–tôi.
- Miệng luôn mô Phật, Nam mô A Di Đà Phật.
- Luôn giữ khoảng cách với Thị Mầu, từ chối, lẩn tránh Thị Mầu, thậm chí bỏ chạy.
- Hiểu Thị Mầu, không giễu cợt Thị Mầu: “Vì hữu ý nên thành ra hoảng mắt”.
=> Nhân vật Thị Kính mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhân ái, bao
dung, hiểu lễ nghi phép tắc. Đồng thời, Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo nguyên
tắc của người tu hành.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Sự đối lập giữa hai nhân vật Tiểu Kính và Thị Mầu giúp người đọc hiểu hơn về
những chuẩn mực đạo đức trong xã hội xưa trói buộc người phụ nữ, phần nào cảm
thông với sự nổi loạn mạnh mẽ của Thị Mầu, đồng tình với khát vọng về tình yêu
tự do của con người.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chèo điển hình qua ngôn ngữ và hành động.
- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn.
- Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo.
- Từ ngữ dân gian giản dị mộc mạc.
- Tiếng đế thể hiện quan niệm định kiến xã hội và sự đối đáp của nhân vật.

You might also like