You are on page 1of 9

Tuần: Ngày soạn: ..../...../..............

Tiết: Ngày dạy: .... – ..../..............

BÀI : Kịch bản Chèo Tuồng

Đọc hiểu văn bản


THỊ MẦU LÊN CHÙA
-Trích chèo “Quan âm Thị Kính”-
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, học sinh:
1. Kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ bản về chèo cổ, thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc trong việc
thể hiện nhân vật Thị Mầu vừa lẳng lơ vừa rất táo bạo, dám thể hiện khát vọng của mình
trong tình yêu. Từ đó, hiểu được bi kịch của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong
kiến.
2. Năng lực
- Nhận biết và phân tích được một tác phẩm, tríc đoạn chèo.
- Biết thuyết trình về một vấn đề, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói về một vấn đề;
- Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để
bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề trên tinh thần tôn trọng người đối
thoại.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được
một số giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học.
3. Phẩm chất:
- Đồng cảm với khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.
- Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.
- Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: HS tích cực, chủ động trong học tập
để vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Bài học góp phần hình thành tính cách tự tin khi trình bày kiến thức về văn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- KHBD, SGK, SGV
- Phiếu soạn bài (phụ lục 1)
- PHT
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, video

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
- Tạo không khí cho tiết học, gợi sự hứng thú, tò mò của học sinh;
- Giới thiệu, dẫn dắt vào bài Thị Mầu lên chùa
b) Nội dung: Chiếu một đoạn video hài hước.
Tổ chức trò chơi hỏi nhanh, đáp nhanh
GV cho học sinh xem mình minh họa tác phẩm và đặt câu hỏi và học sinh trả lời, từ đó dẫn
đến nội dung bài học.
Câu 1: Hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng tới tác phẩm nào?
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Suy nghĩ, nhận thức của
- GV chiếu video của học sinh.
- GV tổ chức trò chơi cho học sinh hỏi nhanh, đáp nhanh
+ GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp
HS giải quyết vấn đề.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS huy động kiến thức để trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời nhanh
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV chiếu đáp án
+ GV nhận xét về kiến thức, thái độ của học sinh: Hướng học
sinh đến sự lịch sự, tự tin, nhanh tay nhanh mắt, tương tác tốt
với người nghe.
* GV giới thiệu bài mới: Trình chiếu tên bài học
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
a. Mục tiêu:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản về chèo cổ, thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc trong việc
thể hiện nhân vật Thị Mầu vừa lẳng lơ vừa rất táo bạo, dám thể hiện khát vọng của mình
trong tình yêu. Từ đó, hiểu được bi kịch của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong
kiến.
+ Hình thành các kĩ năng cần đạt được sau khi học
b. Nội dung:
+ GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bài học.
+ GV chia lớp thành 06 nhóm. Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận
vấn đề. HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. TÌM HIỂU CHUNG
GV chia 06 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ. Cụ 1. Vở chèo“Quan âm Thị Kính”
thể như sau: -Tóm tắt vở chèo: Thiện Sĩ, con của
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm. Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng
B1. GV giao nhiệm vụ: Thị Kính, con gái cùa Mãng Ông.
Nhóm 1: Giới thiệu chung về vở chèo “Quan âm Một đêm. Thị Kính ngồi khâu, chồng
Thị Kính” và đoạn trích. đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh,
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời. Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ngược nên cầm dao toan xén đi.
B4. GV Kết luận, nhận định Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên,
cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng
có ý định giết chồng và đuổi Thị
Kính về nhà bố đẻ. Thị Kính giả trai,
vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt
pháp danh là Kính Tâm. Thị Mẩu,
con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn
Kính Tâm nhưng không được. Thị
Mầu có thai với Nô - người ở nhà
phú ông. Bị làng bắt vạ, Thị đổ cho
Tiểu Kính. Kính Tâm bị đuổi ra tam
quan. Thị Mầu dem con bỏ cho Kính
Tâm. Tiểu Kính hằng ngày đi xin
sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba
năm, Tiểu Kinh để lại thư kể rõ sự
tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người
lập đàn giải oan cho Kính Tâm để
nàng được siêu thoát.
2. Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”
a. Nội dung chính:
Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu
lên chùa để tán tỉnh, trêu đùa với
Tiểu Kính. Tuy Nhiên Tiểu Kính vẫn
không quan tâm và giữ khoảng cách
với Thị Mầu
b. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu... có ai như mày
không: Thị Mầu lên chùa
- Phần 2: (Còn lại): Nhân vật Thị
Kính.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT


a. Mục tiêu:
- Chỉ ra được đặc điểm truyện đồng thoại trong văn bản (nội dung, nghệ thuật)
- Đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại
b. Nội dung: Hs làm phiếu học tập, GV tổ chức các hoạt động trao đổi, thảo luận để tìm hiểu về
“bài học đường đời đầu tiên” của Dế Mèn
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
II. ĐỌC, TÌM HIỂU VĂN BẢN II. ĐỌC, TÌM HIỂU VĂN BẢN
Hướng dẫn HS tìm hiểu về 1. Các yếu tố nghệ thuật chèo trong đoạn trích
nghệ thuật chèo trong đoạn - Nhân vât: Thị Mầu cũng giống Xúy Vân là kiểu nhân
trích vật tiêu biểu của chèo, thường là một người bình thường
B1. GV giao nhiệm vụ: không xa lạ với đời sống lao động của nhân dân.
Nhóm 2: Nhận xét về kiểu nhân - Xưng danh: Đoạn xưng danh của Thị Mầu đã thể hiện
vật, cách xưng danh đặc trưng những đặc trưng của sân khấu chèo.
của sân khấu chèo và sự tương - Sự tương tác giữa người xem và người diễn:
tác của nhân vật Thị Mầu với Thị Mầu xưng với mọi người là “em”, gọi người khác là
người xem thể hiện trong đoạn chị em và gọi Thị Kính là thầy tiểu.
trích? - Tiếng đế:
Tiếng đế Lời đáp của Thị Mầu
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả - Ai lại đi khen chú - Đẹp thì người ta khen chứ
lời. tiểu thế, cô Mầu ơi! sao!
B3: HS báo cáo kết quả thực - Có ai như mày - [...] chỉ có mình tao là chín
hiện nhiệm vụ không? chắn nhất đấy.
B4. GV Kết luận, nhận định
. - Dơ lắm! Mầu ơi! - Kệ tao.
- Sao lẳng lơ thế, cô - Lẳng lơ đây cũng chẳng
Mầu ơi! mòn / Chính chuyên cũng
chẳng sơn son để thờ!
-> Sự tương tác của thị Mầu với người xem giúp nhân vật
Thị Mầu bộc lộ suy nghĩ, tính cách. Ngoài ra, tiếng đế
còn là sự gợi dẫn của tác giả dân gian, giúp người đọc,
người xem hiểu rõ về nhân vật Thị Mầu.
- Những chỉ dẫn sân khấu như: Thị Mầu: ra nói; đế; hát;
xưng danh, nắm tay Tiểu Kính -> Giúp cho tác phẩm trở
nên sinh động, hấp dẫn, người đọc có thể hình dung về
nhân vật và diễn biến, tình tiets trong tác phẩm.

Hướng dẫn HS tìm hiểu về 2. Nhân vật Thị Mầu


nhân vật Thị Mầu. - Nếu như chèo có 5 kiểu nhân vật là Kép, Đào, Lão, Mụ,
B1. GV giao nhiệm vụ: Hề thì Thị Màu thuộc kiểu nhân nhân Đào mà cụ thể hơn
Nhóm 3: Tìm những chi tiết thể là Đào lệch- nv vật mang trong mình sự táo bạo, phá
hiện lời nói, suy nghĩ, hành cách, ngang nhiên đối mặt với những lễ giáo phong kiến
động của nhân vật Thị Mầu. hà khắc >< Thị Kính Đào thương- nv mang trong mình
những phẩm chất cao đẹp
B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả a. Thị Mầu tự giới thiệu bản thân:
lời. Tôi Thị Mầu con gái phú ông
B3: HS báo cáo kết quả thực Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng
hiện nhiệm vụ ….
Tên em ấy à?
B4. GV Kết luận, nhận định:
Là Thị Mầu, con gái phú ông
Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!
=> Thị Màu đã đề cập tới những thông tin: Tuổi, gia thế và thể
hiện ý thức về con người mình (hiếu thuận, chưa chồng)
=> Đặc biệt, một số thông tin như: tên, con gái phú ông, chưa
chồng được nhấn mạnh
=>> Điều này thể hiện Thị Màu muốn khẳng định và nhấn
mạnh những thông tin ấy để tạo ấn tượng với người đang đối
thoại đó là thầy Tiểu kính.
b. Thị Mầu trực tiếp bày tỏ tình cảm với thầy tiểu
Sau khi tự giới thiệu về bản thân mình, Thị Mầu trực tiếp bày
tỏ tình cảm với thầy tiểu, qua đoạn này chúng ta cso thể tháy
rõ con người của Thị Màu
*Về ngôn ngữ:
- Khen thầy tiểu “đẹp như sao băng”, “cổ cao ba ngấn, lông
mày nét ngang”.
- Trêu tục trêu ghẹo thầy tiểu, liên tục gọi thầy tiểu ơi:
+ Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở đi rình của
chua… => Qua h/a so sánh này, chúng ta có thể thấy rõ sư
khao khát Thị Mầu dành cho thầy tiểu.
+ Rủ tiểu ăn trầu, đề nghị đánh mõ thay tiểu => lời nói này
của Thị Mầu cho chúng ta thấy được thị Màu mong muốn
được gần gũi, được kết giao với thầy tiểu.
+ Bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm về tình duyên, hôn nhân:
Trong những lời trêu ghẹo thầy tiểu, Thị Mầu không chỉ bày
tỏ tình cảm với thầy mà còn bày tỏ cả những suy nghĩ, quan
điểm về tình yêu và hôn nhân:
 Phải duyên thời lấy chớ nghe họ hàng. => Khẳng định
TM muốn chủ động định đoạt tình êu, hôn nhân, gạt bỏ
đi quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy trong xh
phong kiến.
 Thị tiếp tục khẳng định Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy
nhau => Lời nói này cho ta thấy được sự thủy chung
dành cho người mình thực sự yêu của TM
 Em xinh em đứng một mình chẳng xinh => biến đổi
câu ca dao gốc để phù hợp với suy nghĩ và hòa cảnh
của mình, muốn thể hiện mình rất khát khao chuyện
lứa đôi, không muốn lẻ loi đơn độc, cảm thấy mình
không được đẹp khi không có ai kế bên.

+ Trách thầy tiểu: Để tôi thương vụng, nhớ thầm sầu riêng =>
Trách tiểu né tránh và không hiểu lòng mình.
=> Nhận xét ngôn ngữ của Thị Mầu (t/c, thái độ, tính cách)
Thị Mầu:
- Thị Mầu say đắm, ngây ngất trước vẻ đẹp của Kính Tâm. Cô
trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình với thầy tiểu mà không hề
úp mở hay vòng vo.
- Qua những lời đưa đẩy, chọc ghẹo ấy, Thị Mầu cũng bộc lộ
những suy nghĩ về quan niệm về chuyện đôi lứa; cũng như thể
hiện khát khao hạnh phúc của bản thân mình.
* Về hành động
Để bày tỏ trực tiếp tc với thầy tiểu, Thị Mầu khong chỉ dùng
ngôn ngữ mà còn dùng cả hành động.
Thị Mầu đã có những hành động vô cùng táo bạo như:
- Nấp để rình thầy tiểu.
- Xông ra, nắm tay Tiểu Kính.
- Muốn xích lại gần thầy tiểu, cầm chổi quét thay
=> Nx: Những hành động táo bạo, không hề có một chút ngại
ngùng mà hết sức chủ động để tiếp cận, gần gũi và bộc lộ tình
cảm của mình với kính Tâm. (trong xh phong kiến, người phụ
nữ không bao giờ là người chủ động, thế nhưng trong th của
mình, TM đã lật ngược tình thế, trở thành người chủ động,
trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ và mong muốn của mình đối
với thầy tiểu.
* Thị Mầu đáp trả những lời đế:
- Đẹp người ta khen chứ sao => Vốn dĩ người tu hành cần
được tôn trọng, không trêu ghẹo kiểu khen ngợi về hình thức
sắc đẹp như vậy nhưng Mầu đáp trả như vậy để khẳng định
mình thấy đẹp thì sẽ khen, không phân biệt đối tượng.
- …. Tao là chín chắn nhất đấy. => Kiên quyết đáp trả lại
những lời dè bỉu của dân gian, thậm chí còn mỉa mai lại.
- Kệ tao
- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn
son để thờ!
=> Nx:
- Những lời đế đã thể hiện quan niệm, cách đánh giá và cách
nhìn của dân gian về nv TM, đó là những lời cười chê, phê
phán TM
- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng
chẳng sơn son để thờ!
=> KL:
Thị Mầu táo bạo, liều lĩnh, dám đi ngược lại những quan niệm
về tình cách của người phũ nữ xưa.
Việc bày tỏ tình cảm của Thị Mầu là chính đáng. Tuy nhiên,
nếu xét trong bối cảnh mà nhân vật xuất hiện và đối tượng thể
hiện tình cảm, ccsh bộc lộ tình cảm có phần chưa phù hợp.

Phiếu bài tập


Bài 1. Em hãy chỉ ra những đặc trưng của chèo cổ được thể hiện trong văn bản “Thị Mầu
lên chùa”
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

Bài 2. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật thị Mầu?
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Bài 3. Tìm và xem một số trích đoạn của vở chèo Thị Mầu lên chùa.

You might also like