You are on page 1of 13

VĂN HỌC - NHÓM 3

A. Phần 1: Tác phầm văn học dân gian dị bản

Tác phẩm dị bản:

1- Tấm Cám (có nhiều cái kết khác nhau)

Tấm đáp:

- Có muốn trắng, để chị bày cách cho.

Cám hí hửng bằng lòng ngay.

Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và xuống ngồi ở dưới rồi
họi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo.

Nghe tin Cám chết, mụ dì ghẻ uất lên, ngã vật xuống đất chết theo con.

(Theo Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Chu uân Diên – Lê Chí Quế, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 1996)

Dị bản:

Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi.

Một hôm, Cám hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước
sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ
gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết

( Theo Nguyễn Đồng Chi, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội,1975)
 Hình thức dị bản : Thay đổi từ ngữ , câu, đoạn.

2- Đèo nào cao cho bằng đèo Cây Cốc

Dốc nào cao cho bằng dốc Xuân Đài

Anh thương em thương huỷ thương hoài

Dù em có chốc, có sài, anh vẫn thương

Dị bản

Đèo nào cao cho bằng đèo Cây Cốc

Dốc nào cao cho bằng dốc Xuân Đài

Anh thương em thương huỷ thương hoài

Dù em có ghẻ, có lở, có chốc, có sài, anh vẫn thương

 Hình thức: Thêm từ ngữ

3- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biết như tranh hoạ đồ

Dị bản:

Đường vô xứ Huế rành rành

Non xanh nước biết như tranh hoạ đồ

 Hình thức dị bản: Thay đổi địa danh, thay đổi từ ngữ

4 -Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua.

Dị bản:

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo


Ngũ lục sông cũng lội, thất bát thập cửu đèo cũng qua.

 Hình thức dị bản: Thêm từ ngữ

5 - Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Dị bản

Râu tôm nấu với ruột bù, chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.

 Hình thức dị bản : Thay đổi từ ngữ

6 - Cô kia cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Sang đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này: Có lấy anh chăng?

Dị bản:

Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn ăn sung chín thì lồng sang đây

Sang đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này: Có lấy anh chăng?

 Hình thức dị bản : Thay đổi từ ngữ

7- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

Tay cầm bầu rượu, nắm nem


Mảng vui quên hết lời em dặn dò

Bài ca dao này đã trọn vẹn về ý nghĩa, song vẫn có dị bản được ghi tiếp:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

Tay cầm bầu rượu, nắm nem

Mảng vui quên hết lời em dặn dò

Gánh vàng đi đổ sông Ngô

Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương

 Hình thức dị bản: Thêm câu

8- Một con lợn béo, một vò rượu tăm.

Giúp em đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.

Giúp em quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.

Dị bản

Ba con lợn béo, một vò rượu tăm.

Giúp cho đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.

Giúp cho quan tám tiền cheo,


Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.

 Hình thức dị bản: Thay đổi từ ngữ

9- Bao phen quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm

Cũng có dị bản:

Bao phen quạ nói với diều

Cù lao ông Hổ có nhiều cá tôm

 Hình thức dị bản : Thay đổi địa danh

10 - Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về

Dị bản

Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở ban sơ mới về

 Hình thức dị bản: Thay đổi từ ngữ

B. Phần 2

I. 5 tác phẩm có nội dung phê phán


1. Truyện cười
Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một
đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, tuy nhiên đi một lúc, sực nhớ
ra, trở lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?
– Ông bảo: Đồng nào cũng được!
– Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy
cháu bỏ xót chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?
– Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa khi đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi
giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con
ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.
– Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ
cha mày lên!
– Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.
>>Đây là một trong các câu truyện cười dân gian châm biếm được không ít người
xem xét thêm nhất. Câu chuyện phê phán hành động tức cười của một anh thầy đồ
“dốt đặc cán mai” mà lại cố tình giấu dốt. Tuy vậy, càng cố tình che giấu thì sự dốt
nát lại càng lộ ra. Thông qua câu truyện, người dân mong muốn phê phán chê bai
một tật xấu đối với những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta đây
tài giỏi mặc dù bản thân không biết gì.
2.Tục ngữ về giao thông
Đi xe không mũ, lãnh đủ tang thương.
Câu tục ngữ này phê phán những người không tuân thủ quy định khi tham gia giao
thông vì thế khi gặp tai nạn họ chính là người phải lãnh đủ hậu quả. Qua đó muốn
nhắn nhủ đến chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông mà nhà nước quy định đó là
đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
3.Ca dao
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay uống chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ban ngày thì muốn trời mưa
Ban đêm thì muốn cho thừa trống canh.
 Nói lên những lời phê phán đối với người chú suốt ngày chỉ ham mê rượu chè,
sống một cách lười biếng và chỉ biết nghĩ cho bản thân. Qua đó, cũng nói lên
những sự chê trách đối với một số người có lối sống rượu chè và biếng nhát trong
xã hội nói chung.
4. Nạn cờ bạc, lô đề
Chẳng lo làm việc thích chịu chơi!
Cờ bạc, ghi đề chỉ muốn xơi…
Buổi sáng gom tiền mua mệt ứ
Ban chiều xổ số muốn xìu hơi…
Vợ nhà ốm yếu nhìn teo tóp
Con cái tong teo ngó tả tơi …
Cuộc sống biếng lười nhờ may rủi
Đến khi đen đủi, đổ do trời!
Bài thơ phê phán những người nghiện cờ bạc lô đề, không làm ăn chân chính. Tệ
nạn xã hội này là một vấn đề nhức nhối đối với xã hội hiện nay. Nó gây tác hại vô
cùng ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt như: tư tưởng, sức
khỏe, kinh tế… vì thế qua bài thơ nhắc nhở chúng ta tránh xa thói hư tệ nạn này.
Xây dựng cho mình và mọi người một lối sống lành mạnh, văn minh.
5. Ca dao
Thừa tiền thì đem mà cho,
Đừng dại xem bói rước lo vào mình
Bài thơ châm biếm, phê phán lối mê tín dị đoan
Kết luận: Những tác phẩm trên có tác động sâu sắc đến cả xã hội trong tình hình
hiện nay. Đó là những lời phê phán, phản ánh chân thực những vấn đề nóng bỏng
của đời sống xã hội hiện nay. Mỗi cá nhân cần ý thức được những tác động tích
cực của vấn đề để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp và hạnh phúc.

II.5 tác phẩm có nội dung tuyên truyền


1. Truyện cười kế hoạch hóa gia đình
Hai anh bạn trò chuyện: “Có quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con, mà
sao cậu đẻ những 6 đứa?”.
 Tớ vẫn thực hiện đúng đấy chứ!
 Sao cơ?
 Vì 2 vợ trước của tớ chẳng đẻ được đứa nào cả.
 Đằng sau câu truyện cười kế hoạch hóa gia đình là những ý nghĩ sâu xa, phản
ánh về hiện thực các vấn đề liên quan tới dân số hiện nay. Hãy bỏ qua những suy
nghĩ về giới tính, hãy học cách sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn, để bảo
vệ không những cho bạn, cho người thân mà còn là bảo vệ đất nước khỏi sự thụt
lùi về kinh tế, văn hóa.

2. Vè An toàn giao thông


Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè giao thông
Ai cũng thấy lo
Tình trạng hiện nay
Giao thông phức tạp
Nếu ai tham gia
Thì phải chấp hành
Đội mũ bảo hiểm
Đừng ai ương bướng
Đùa giỡn dưới đường
Chạy xe lạng lách
Đánh võng kẹp tư
Mọi người nên nhớ
An toàn là bạn
Tai nạn là thù
Các bạn nhớ nhé
Nhớ nhé cái mà nhớ nhé.
An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi
người dân. Nhưng hiện nay, tình hình tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia
tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ
sống, thực hiện tốt an toàn giao thông .Tác phẩm như một lời nhắn nhủ tới tất cả
mọi người dân khi tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh quy định .Chỉ có
giũ gìn an toàn giao thông mới có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp .
3. Truyện cười
Vị chủ tịch huyện
Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm
bẹp trên giường.
Bác sĩ khuyên: "Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại
có tiến triển".
Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: "Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên
chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể."
Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa.
Bác sĩ thở dài: "Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã
là hay".
Quả nhiên, sau khi biết được sự thật người chồng đã phát điên.
=> Đừng sợ thất bại, hãy dũng cảm đối diện với nó, đừng để nó ngăn cản bước đi
của bạn. Cuộc đời là một hành trình, ai cũng được nếm trải nhiều trải nghiệm khác
nhau, thất bại cũng nằm trong đó.
4.Ca dao tục ngữ nạn covid 19
Anh đi anh nhớ quê nhà
Lỡ anh dương tính chết bà cả thôn.
Gió đưa cành trúc la đà
Muốn không dương tính ở nhà đừng đi.
Đố ai bắt chạch bằng đuôi
Bắt chim đầu cánh, biết người F0.
=>Câu tục ngữ như lời tuyên truyền, khuyên nhủ tới mọi người thời buổi dịch dã.
Ai ở đâu ở yên chỗ đấy. Có nhớ nhà cũng rang chờ hết dịch nhé bà con. Ai cũng có
thể F0 tốt nhất hạn chế giao tiếp, tiếp xúc gần. Nhắn nhủ tới mọi người có ý thức
chấp hành, giữ gìn cho bản thân và toàn xã hội để cùng nhau vượt qua nạn dịch.
5. Tục ngữ
Chở ẩu chở bừa, người ưa bị phạt.
Mỗi xe máy chỉ quy định được đi 2 người và kèm them một em bé với độ tuổi pháp
luật quy định, do vậy mà chúng ta không nên “chở ẩu, chở bừa” như đi 3 sẽ vi
phạm luật giao thông và bị phạt nặng
Kết luận: Những tác phẩm trên có tác động sâu sắc đến cả xã hội trong tình hình
hiện nay. Tác phẩm phản ánh đúng các vấn đề nóng bỏng của xã hội .Đó là những
lời tuyên truyền cho tất cả mọi người để chung tay làm xã hội ngày một tốt đẹp
hơn.

III. Tác phẩm VHDG giải trí


1. Châm ngôn :
Ngày xưa sợ vợ là sai
Bây giờ sợ vợ ta oai nhất vùng
Ngày xưa sợ vợ là khùng
Bây giờ sợ vợ anh hùng thời nay
Ngày xưa sợ vợ là đần
Bây giờ sợ vợ muôn phần vẻ vang.
Trong dân gian ta câu nói tuy là đùa vui nhưng ẩn sâu lại rất ý nghĩa; “sợ vợ” ở đây
không phải sợ hãi, lo lắng, chán ghét; mà đó chính là sự tôn trọng, thấu hiểu và yêu
thương người phụ nữ của đời mình. Vì khi nói đến tình yêu và hôn nhân của người
Việt cũng phản ánh một phần của cái gọi là tôn ti trật tự trong xã hội ngày xưa và
nay. Từ đó, bài học rút ra, đó là sự thủy chung - thời nào cũng có, thời nào cũng
cần và không bao giờ lỗi thời.

2. Truyện cười : Học hành thời Facebook

Tri ân thầy cô

Hai cô trò ngồi trò chuyện với nhau.


– Em làm bài tập chưa Tí?

Dạ em vừa mới sử dụng và post lên Facebook rồi. Em đang tag cô vào luôn rồi đấy.
Cô vào xem nhớ like và comment cho em nhé.

– Tốt lắm. Cô cũng vừa post bảng điểm của em lên Fb, cũng đang tag mẹ em rồi. Em
nhớ nhắn mẹ xem xong thích và cmt cho cô nhé!

* Nói lên sự tiện ích của Facebook trong thời đại hiện nay. Facebook đã trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Facebook giống như một bông hoa ngát hương thơm có sức hút kì lạ đối với
con người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Câu truyện đồng thời gây lên tiếng cười giải
trí đến mọi người.

3. Ca dao
Mày ơi thương lấy tao cùng
Tuy rằng khác lớp nhưng chung 1 đề
Mày cho tao chép tý đê
Kẻo mai tao rớt mặt mày bầm đen
Bài học rút ra: Người thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống thường dễ dàng vấp ngã
và làm ra nhiều việc ngốc nghếch.
4. Truyện cười
Treo biển
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!
Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng
nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"! 
Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!
Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có
mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài
hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những
cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!
Thế là nhà hàng cất nối cái biển.
Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng
những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe
người khác góp ý, nhận xét. Đó là những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không
suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
5. Truyện cười
NHẬN TIỀN LÌ XÌ: ÍT MÀ KHÔNG ÍT
Bác mừng tuổi đứa cháu lớp 1:
- Bác có một tờ 20k và tờ 50k, cháu lấy tờ nào?
- Cháu lấy tờ màu xanh ạ
- Tại sao cháu thích tờ xanh?
- Vì màu xanh là màu hy vọng Lúc này ông bác rất vui vì đứa cháu lớp 1 biết nghĩ
như vậy!
- Vậy cháu hy vọng gì?
- Cháu hy vọng bác cho cháu nốt tờ kia ạ!
- …………
Kết luận
Câu chuyện có vẻ mang màu sắc hiện đại lối giễu nhại, hài hước, bông lơn... tác
phẩm không những không giảm đi giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, mà còn dễ dàng tiếp
cận với đối tượng độc giả phổ thông. Công bằng mà nói, tất cả tác phẩm thuộc
dòng văn học giải trí đều có giá trị tiềm ẩn của nó. Như tác phẩm này lại cho người
đọc những tiếng cười chứ không cần phải thấy văn học chỉ thuần túy giải trí, chạy
theo thị hiếu của độc giả nó gắn liền với thực tế. Bài học đích thực bao giờ cũng
cũng chứa đựng giá trị nhận thức, bài học nhân sinh sâu sắc. Người ta nói khôn
thường đi với khéo.

You might also like