You are on page 1of 3

I.

Đọc hiểu 3,0 điểm


Cho văn bản sau:
Đường
Tôi vừa đến Ngã Tư thì
xuất hiện một người khoác áo choàng xanh,
trông như một nhà Ảo thuật,
tự xưng là Người chỉ đường,
tôi hỏi, có biết tôi đi đâu không?
điều đó không quan trọng, y nói,
con đường tự khắc dẫn ta đi
đến một nơi nào đó
theo Ma thuật ở trong mi.
(Chùm truyện rất ngắn của Nhật Chiêu)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.
- Truyện siêu ngắn.
Câu 2. Theo đoạn trích, nhân vật tôi khi vừa đến Ngã Tư thì gặp điều gì?
- Người khoác áo choàng xanh/ người chỉ đường.
Câu 3. Em hiểu thế nào về những câu sau:
tôi hỏi, có biết tôi đi đâu không?
điều đó không quan trọng, y nói,
con đường tự khắc dẫn ta đi
đến một nơi nào đó
theo Ma thuật ở trong mi.
con đường ở đây không phải là một con đường hữu hình mà nó là con đường do chúng ta tạo
nên. Ta muốn gì, ta làm gì đó sẽ là con đường mà chúng ta bước đi.
- Tự tạo ra con đường cho bản thân
Câu 4. Bài học mà em rút ra được từ văn bản trên là gì? Lý giải?
- Ước mơ
- Phương hướng
II. Làm Văn
Câu 1: Viết đoạn văn 200 trình bày suy nghĩ của anh chị về việc cần làm để thể hiện trách
nhiệm với ước mơ của bản thân
- Một số trích dẫn về ước mơ:
+ Người nghèo nhất trong tất cả những người không có một xu dính túi là người không có
ước mơ
+ Người ta không bao giờ có thể ngừng ước mơ. Ước mơ là nguồn dinh dưỡng cho tâm
hồn cũng giống như thức ăn là nguồn dinh dưỡng của cơ thể.
+ Hãy cứ vươn lên bầu trời dù cho ta không hái được vì sao sáng nhất nhưng ít nhất bạn
cũng đã dừng ở giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ của mình.
+ Thử một lần làm hết sức mình để đến chết cũng không hối hận.
+ Giới hạn tầm nhìn không giới hạn con đường mà chúng ta đi.
+ Cái gì khiến người ta trẻ? Không phải tuổi tác, không phải sức vóc mà là khát vọng.
- Giải thích: Ước mơ là dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được, là động lực
để vạch ra phương hướng đường đi để đạt được thành công, bước tới đích đến cuối cùng.
- Ý nghĩa: khi có ước mơ là lúc con người ta biết mình cần gì, muốn gì và bắt đầu nên làm gì
để thực hiện ước mơ trở thành sự thật. ước mơ ấy còn giúp con người ta càng nỗ lực, cô
gắng và phấn đấu với mục tiêu mà đã được định ra.
- Trách nhiệm:
+ Dám nghĩ dám làm
+ Ngọn đuốc soi sáng cho lý tưởng sống => kiên trì bền bỉ
+ Theo đuổi đến cùng, đứng lên sau thất bại
+ Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, luôn học hỏi trau dồi để bản thân trở thành con người
có ích cho đất nước cho xã hội.
- Phản đề: Sống không ước mơ, hoài bão; sống mà gặp khó khăn chán nản từ bỏ hay k dám
theo đuổi ước mơ. Họ như loài công trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết
đâu là ánh sáng
- Dẫn chứng:
+ Bé: muốn làm công an bác sĩ cố gắng học giỏi, lớn dần lên thì đỗ trường A trường B
+ Trong những ngày cuối đời của mình, nhà vật lý học đại tài Albertb Einstein đã cố gắng
ghi lại một công thức mà ông gọi nó là “phương trình hạnh phúc”. Công thức đó được biểu
diễn như sau: “Phương trình hạnh phúc = Dùng tâm trí để mở + dùng tất cả sức lực để theo
đuổi ước mơ đó.”
+ Walt Disney ban đầu bị các nhà xuất bản từ chối vì cho rằng ông thiếu khả năng vẽ.
Nhưng ông không bỏ cuộc mà tự lập công ty với anh trai, mượn gara xe làm xưởng phim,
vay tiền làm vốn sản xuất… Cuối cùng thì tên ông trở thành hãng phim hoạt hình lớn nhất,
nổi tiếng nhất thế giới…
+ Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn
bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của
Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao
đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước
mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là
giới trẻ
=> liên hệ bản thân, kết đoạn
Câu 2: (Đoạn trong SGK từ Lúc ấy, A Sử ở đâu về……đau dứt từng mảnh thịt)
Cảm nhận của em về đoạn trích sau, từ đó, liên hệ tới hành động của Mị ở phần kết thúc
truyện để làm rõ giá trị nhân đạo mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi tới người đọc:

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai
vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn
muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa
đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi.
Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra,
bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai
tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử
quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A
Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn,
Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu,
quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...”.
Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ
còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức
nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người
yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại đau nhức. Lúc
lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh.
Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không
nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh
đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà
khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay là họ cũng đang phải trói như Mị. Mị không
thể biết. Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi
theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà
thống lí Pá Tra có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ
chết rồi. Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp
chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài

You might also like