You are on page 1of 2

ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA

1. Tác động của văn hóa ứng xử?


 Khái niệm văn hóa ứng xử: Văn hóa ứng xử là hệ thống các khuôn mẫu ứng xử được thể
hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với
môi trường tự nhiên, xã hội và bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa - xã hội
nhất định, để bảo tồn, phát triển cuộc sống cá nhân và cộng đồng nhằm làm cho cuộc sống
của cá nhân và cộng đồng giàu tính người hơn1
- Văn hóa ứng xử là một trong những thành tố của văn hóa => mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều
có những quy phạm ứng xử xã hội phù hợp với điều kiện văn hóa, thể hiện tính người thông
qua cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Ví dụ: phỏng vấn hoặc tìm video về văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc
- Một trong những tác động của văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng, đến xã hội thể
hiện qua hiệu ứng chức năng. Đó là sự phản ánh cách thức văn hóa hoạt động để có thể duy
trì và phát triển xã hội.
 Những hành động được điều chỉnh theo quy định của pháp luật, theo những quy phạm
pháp luật, chịu những chế định cụ thể => công dân phải tuân thủ và làm việc theo pháp
luật, nếu không tuân thủ sẽ phải chịu các chế tài.
 Các thông lệ, thói quen và các “luật bất thành văn” góp phần hình thành nên văn hóa
ứng xử, bởi quan niệm “trăm cái lý không bằng một tý cái tình” trong văn hóa Việt
Nam. Cái tình luôn có tác động mạnh và trực tiếp đến hành vi của con người. ví dụ:
dân tộc ta có truyền thống lá lành đùm lá rách, nên khi gặp trẻ em trong hoàn cảnh mồ
côi cơ nhở thì đều sẵn lòng cưu mang, giúp đỡ.
 Tác động của văn hóa ứng xử đến pháp luật
Các thông lệ, thói quen và các “luật bất thành văn” => Ý thức và hành vi ứng xử không
thượng tôn pháp luật và Sự gia tăng các hành vi bạo lực và ứng xử “luật rừng”=> ví dụ:
Lối ứng xử nặng tình nhẹ lý: bắt nguồn từ tính cộng đồng, làng xã gắn bó với nhau nên
người dân thường gắn bó, yêu thương, đùm bọc nhau
Tư duy hiểu biết còn hạn chế nên kém hiểu biết pháp luật.
Ảnh hưởng bởi tư tưởng nho giáo =>
Ảnh hưởng bởi tư tưởng phật giáo => “ ông trời có mắt” “gieo nhân nào gặt quả đấy” “ác
giả ác báo”: nên người dân không làm những việc trái pháp luật như giết người, trộm cắp
vì tin rằng sẽ có nhân quả báo ứng.

2. Văn hóa nông nghiệp?


 Nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kêt trái và
thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng
và ươc vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ
trời”, “ơn trời”…
- Tính cộng đồng: Nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến văn hóa làng xã, đó là đơn vị cộng
đồng đóng vai trò nền tảng trong tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống. Đặc trưng nổi trội
của văn hóa làng xã Việt Nam là tính gắn kết cộng đồng vô cùng bền chặt, được hình thành
trên nền tảng của hai mối quan hệ: huyết thống (Một giọt máu đào hơn ao nước lã) và láng
giềng (Bán anh em xa mua láng giềng gần).
- Lối ứng xử nặng tình nhẹ lý: Cuộc sống cộng đồng ở làng xã đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó,
yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đó là ngọn nguồn của nếp sống “trọng tình” trong truyền
thống ứng xử của người Việt, đó cũng là một nét nổi trội trong đặc trưng văn hóa truyền
thống Việt Nam. Vì quan hệ trong làng như một đại gia đình, ở đó lợi ích của một người gắn

1
Nguyễn Thanh Tuấn: Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, Nxb. Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2008,
tr. 36.
với lợi ích của cộng đồng, “phúc cùng hưởng, họa cùng chịu” nên khi có điều gì không hay
xảy ra người ta không muốn “vạch áo cho người xem lưng” để khỏi “xấu chàng hổ ai”, từ đó
đã hình thành nguyên tắc ứng xử tất yếu là phải che chắn, bảo vệ, “đóng cửa bảo nhau”, “tốt
khoe, xấu che”, kể cả việc dung túng cho lỗi lầm
- Lối sống trọng lệ hơn luật và thói quen ứng xử “phép vua thua lệ làng: người Việt sống quần
tụ trong không gian làng quê, bao quanh làng là lũy tre và cổng làng, khiến cho làng nào biết
làng ấy. Về kinh tế, mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, khép kín, có khả năng tự
túc tự cấp nên không có nhu cầu quan hệ giao thương với bên ngoài. Về tình cảm, các thành
viên trong làng đều có quan hệ họ hàng, nên quan hệ giao lưu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép
kín trong phạm vi làng. Về phong tục, mỗi làng có luật tục (lệ làng, hương ước) riêng. Về
mặt hành chính, mỗi làng có bộ máy hành chính tự quản, có vai trò và chức năng giải quyết
mọi việc trong làng. Sự độc lập về không gian địa lí, về kinh tế, về bộ máy hành chính, về
tình cảm, phong tục đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một “tiểu vương quốc”, độc lập trong
quan hệ với làng khác và tự quản trong quan hệ với quốc gia => lối sống tự trị, khép kín,
hướng nội như là một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa làng Việt.
- Tư duy tiểu nông tùy tiện, chủ quan cảm tính: Nền nông nghiệp lúa nước lạc hậu, trình độ sản
xuất thấp chính là cơ sở hình thành tư duy sản xuất nhỏ của người Việt Nam. Cuộc sống
nông nghiệp ở định cư đã đặt con người trong nhiều mối quan hệ phải ứng xử, từ tự nhiên
đến xã hội. Công việc sản xuất nông nghiệp lúa nước phụ thuộc cùng lúc vào nhiều yếu tố
tự nhiên như đất đai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu..., khiến cho người nông dân phải:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

- Tư tưởng nho giáo: Nho giáo xem đạo đức là nền tảng cho chính trị, trong đó, “Tam cương”
(quân -thần, phụ - tử, phu- phụ), “Ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) và thuyết “Chính
danh” được coi là những nguyên lý thường hằng, bất biến, là các chuẩn mực đạo đức làm cơ
sở để đánh giá hành vi xử sự của con người theo đúng vị thế xã hội của mình, và đó cũng là
nền tảng để xây dựng xã hội thái bình, trật tự và ổn định
- Tư tưởng phật giáo: Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, những giáo lí cơ bản của đạo Phật
như: “từ bi hỉ xả”, “cứu khổ cứu nạn”, “phổ độ chúng sinh”, đưa chúng sinh tới cõi cực lạc,
giải thoát chúng sinh khỏi mọi nỗi khổ, đã sớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi và đã
nhanh chóng có được chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

You might also like