You are on page 1of 23

Vấn đề 1

NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


1. Các quan điểm trước Mác về nguồn gốc của nhà nước
www.htu.edu.vn

* Thuyết thần học:


- Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội;
- Nhà nước do Thượng đế sáng tạo ra;
- Quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu, sự phục
tùng quyền lực ấy là tất yếu.
=> Nhận xét?
www.htu.edu.vn

 Thuyết gia trưởng


- Nhà nước là kết quả của phát triển gia đình, là
hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con
người;
- Quyền lực nhà nước giống như quyền gia
trưởng;
- Nhà nước có trong mọi xã hội.
=> Nhận xét?
www.htu.edu.vn

 Thuyết khế ước: Jean Bodin (1530 - 1596),


Thomas Hobben (1588 - 1679), John Locke (1632 -
1704), S. L. Monteskioues (1689 - 1775), Điđơrô
(1713 - 1784), Rutxô (1712 - 1778)…
- Nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp
đồng) được ký kết trước hết giữa những con người
sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước;
- Nhà nước phản ánh lợi ích của tất cả các thành
viên trong xã hội.
=> Nhận xét?
www.htu.edu.vn

 Thuyết bạo lực: Gumplôvich, E. Đuyrinh…


- Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo
lực của thị tộc này đối với thị tộc khác;
- Thị tộc chiến thắng “nghĩ ra” một hệ thống cơ
quan đặc biệt để nô dịch kẻ chiến bại.
=> Nhận xét?
www.htu.edu.vn

 Thuyết tâm lý: Petơrazitki, Phơreder…


- Nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con
người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các
thủ lĩnh, giáo sỹ..
- Nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ
mạng lãnh đạo xã hội.
=> Nhận xét?
NHẬN XÉT CHUNG
www.htu.edu.vn

Các quan điểm trên hoặc do nhận thức


còn hạn chế hoặc do bị chi phối bởi lợi ích
giai cấp nên đã cố tình giải thích sai những
nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước, nhằm
che giấu bản chất của sự vận động dẫn đến
sản phẩm tất yếu là nhà nước. Đa số họ đều
cho rằng nhà nước không thuộc một giai
cấp nào trong xã hội, nhà nước tồn tại trong
mọi chế độ xã hội, nhà nước là của tất cả
mọi người và xã hội văn minh cần có nhà
nước.
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về sự ra đời
của nhà nước
www.htu.edu.vn

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -


Lênin đã chỉ ra rằng: nhà nước không phải là
hiện tượng bất biến vĩnh cửu. Nhà nước là
một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh,
phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực
lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều
kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất
hiện khi xã hội phát triển đến một trình độ
nhất định và tiêu vong khi những điều kiện
tồn tại của nó mất đi.
2.1. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ và tổ
chức thị tộc, bộ lạc
www.htu.edu.vn

 Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thuỷ


đựơc đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư
liệu sản xuất và sản phẩm lao động:
- Trình độ hết sức thấp kém của lực lượng sản
xuất;
- Mọi người đều bình đẳng trong lao động và
hưởng thụ;
- Nguyên tắc phân phối đặc trưng là bình quân.
www.htu.edu.vn

 Cơ sở xã hội được đặc trưng bởi chế độ thị tộc:


- Tổ chức theo nguyên tắc huyết thống;
- Mọi người đều tự do, bình đẳng;
- Đã có sự phân công lao động nhưng mới chỉ là
phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn
bà, giữa người già và trẻ nhỏ;
www.htu.edu.vn

 Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là


quyền lực của toàn xã hội và phục vụ lợi ích của cả
cộng đồng:
 Hội đồng thị tộc;
 Các bào tộc;
 Bộ lạc.
Quy tắc xử sự:
www.htu.edu.vn

 Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có pháp


luật;
 Quy tắc xử sự là các tập quán, các thói quen kinh
nghiệm được hình thành trong quá trình sống
chung, lao động chung, các tín điều tôn giáo…;
 Không có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền và
nghĩa vụ;
 Được mọi thành viên trong cộng đồng tuân theo
một cách tự giác.
2.2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc, bộ lạc và sự
xuất hiện của nhà nước
www.htu.edu.vn

 Phân công lao động xã hội lần thứ nhất: Chăn nuôi đã trở
thành một ngành kinh tế độc lập tách khỏi ngành trồng
trọt.
 Con người biết cách thuần dưỡng động vật;
 Xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình chuyên làm nghề
chăn nuôi.
 Sự phát triển của chăn nuôi và trồng trọt đã tạo ra nhiều
của cải hơn trước, xuất hiện mầm mống tư hữu và nhu cầu
sức lao động.
Xã hội đã phân chia thành người giàu, kẻ nghèo;
 Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng thay thế chế độ quần hôn;
sự xuất hiện của các gia đình cá thể;
 Tù binh chiến tranh bị biến thành nô lệ.
www.htu.edu.vn

 Phân công lao động xã hội lần thứ hai: Thủ công
nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
 Nô lệ trở thành 1 lực lượng xã hội với số lượng
ngày càng tăng;
 Sự phân hóa giai cấp diễn ra nhanh hơn, quyết liệt
hơn;
 Mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng;
 Nền sản xuất tách ra thành các ngành sản xuất
riêng, làm xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm.
www.htu.edu.vn

 Phân công lao động xã hội lần thứ ba: sự xuất hiện
của ngành thương nghiệp
 Là lần PCLĐXH rất quan trọng và có một ý nghĩa
quyết định;
 Tầng lớp thương nhân chiếm toàn quyền lãnh đạo
sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc
vào mình về mặt kinh tế;
 Kéo theo sự xuất hiện đồng tiền, nạn cho vay nặng
lãi, quyền tư hữu về ruộng đất…
 =>Sự bần cùng hóa của quần chúng, sự tăng nhanh
của giai cấp nô lệ và dân nghèo
www.htu.edu.vn

Sự phát triển của lực lượng sản xuất


=>Phân công lao động xã hội => của cải dư
thừa => tư hữu => giàu>< nghèo
Chiến tranh: Tù binh chiến tranh bị biến
thành nô lệ
Những người giàu có Những người
những kẻ chiến thắng >< nghèo khổ, nô lệ
trong chiến tranh
GIAI CẤP CAI TRỊ GIAI CẤP BỊ TRỊ
KẾT LUẬN
www.htu.edu.vn

 Những yếu tố mới xuất hiện làm đảo lộn đời sống
thị tộc, làm mất đi những điều kiện tiên quyết cho
sự tồn tại của chế độ thị tộc;
 Chế độ dân chủ nguyên thủy biến thành chế độ
dân chủ quý tộc;
 Xã hội mới đòi hỏi phải có một tổ chức đủ sức
mạnh để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các
giai cấp… Tổ chức đó là NHÀ NƯỚC.
Các hình thức xuất hiện nhà nước điển hình
www.htu.edu.vn

 Nhà nước Aten: nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ


sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ
xã hội thị tộc;
 Nhà nước Rô - ma: Kết quả của cuộc cách mạng
với thắng lợi của giới bình dân chống lại giới quý
tộc Rô - ma, nhưng sau một thời gian giới bình
dân và giới quý tộc hoàn toàn bị hòa tan với nhau;
 Nhà nước của người Giéc - manh: nảy sinh trực
tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn của người
khác.
www.htu.edu.vn

So với tổ chức thị tộc nhà nước có 2 đặc


trưng cơ bản:
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh
thổ;
- Nhà nước thiết lập một quyền lực
công cộng đặc biệt.
1.2. Nguồn gốc của pháp luật
www.htu.edu.vn

Những nguyên nhân làm xuất hiện nhà


nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của pháp luật. Nhà nước và
pháp luật là hai hiện tượng có cùng bản
chất gắn bó hết sức mật thiết với nhau.
Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp
luật là công cụ mà nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực của mình.
www.htu.edu.vn

 Hệ thống pháp luật của các nhà nước được hình


thành dần dần từng bước phụ thuộc vào điều kiện
và hoàn cảnh của mỗi nước. Giai cấp thống trị tìm
cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của
giai cấp mình, dần dần nâng chúng lên thành luật.
Ví dụ: Đạo luật 12 bảng của La - mã.
www.htu.edu.vn

 Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc
quyền cho giai cấp thống trị.
Ví dụ: Đạo luật Hămmurabi
Đạo luật Manu…
www.htu.edu.vn

You might also like