You are on page 1of 35

1

CÂU HỎI ÔN HỌC PHẦN I


BÀI 1 (6 CÂU) ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG- AN NINH
1. Đối tượng nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh là gì?
A. Đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng-an ninh và kỹ năng quân sự cần thiết.
B. Quan điểm đường lối quân sự của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
C. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác quốc phòng – an ninh.
D. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội.
2. Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự gồm vấn đề gì?
A. Học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân.
C. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Câu A, B, C đúng.
3. Nghiên cứu về nhiệm vụ, nội dung công tác QP – AN của Đảng hiện nay gồm những vấn đề gì?
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng – an ninh, lực lượng chiến tranh.
B. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
D. Xây dựng tiềm lực và thế trận chiến tranh nhân dân.
4. Giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học bao gồm những kiến thức khoa học nào?
A. Xã hội nhân văn khoa học cơ bản và kỹ thuật quân sự
B. Xã hội nhân văn, khoa học công nghệ và khoa học quân sự.
C. Xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự.
D. Xã hội nhân văn và kỹ thuật công nghệ.
5. Thực hiện tốt Giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên là góp phần gì?
A. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
B. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Đào tạo cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật và tình yêu quê hương đất nước.
D. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia BVTQ.
6. Dựa trên cơ sở nào Đảng ta đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền QP toàn dân?
A. Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc qua mấy ngàn năm lịch sử.
B. Học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và BVTQ.
C. Học thuyết Mác – Lê nin và truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta.
D. Học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh giải phóng dân tộc và BVTQ.

BÀI 2 ( 44 CÂU) QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Theo quan điểm của CN Mác-Lê nin chiến tranh là gi?
A. Chiến tranh là một hiên tượng chính trị xã hội có tính lịch sử.
B. Chiến tranh là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên
C. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn
D. Chiến tranh là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội.
2 . Nguồn gốc chiến tranh theo quan điểm của CN Mác-Lê nin là thế nào?
A. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện chế độ loài người, xuất hiện chế độ tư hữu
B. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
C. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của xã hội loài người.
D. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.
3. Theo quan điểm của CN Mác-Lê nin thì bản chất của chiến tranh là gì?
A. Là sự tiếp tục mục tiêu kinh tế bằng bạo lực
B. Là thủ đoạn để đạt được chính trị của một giai cấp.
C. Là sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực.
D. Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp.
4. HCM khẳng định mục đích cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân pháp là gì?
2

A. Là cướp nước bóc lột các dân tộc thuộc địa


B. Mong ăn cướp nước ta, bắt dân ta làm nô lệ.
C. Là thống trị các dân tộc thuộc địa.
D. Là đặt ách thống trị áp bức bóc lột các dân tộc Việt Nam.
5. Chủ tịch HCM xác định thái độ của chúng ta đối với chiến tranh là gì?
A. Là phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
B. Ủng hộ các cuộc chiến tranh chính nghĩa chống áp bức, nô dịch.
C.Phản đối các cuộc chiến tranh phản cách mạng.
D. Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa..
6. Theo quan điểm của CN Mác-Lê nin về quan hệ giữa chiến tranh với chính trị như thế nào?
A. Chính trị là con đường, là phương tiện của chiến tranh
B. Chính trị là một bộ phận, một thời đoạn của chiến tranh.
C. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh.
D. Chính trị không thể sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cho giai cấp.
7. HCM đã chỉ rõ cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp nhằm mục đích gi?
A. Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc.
B. Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân, đế quốc.
C. Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của chế độ XHCN.
D. Bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất dất nước.
8. Vì sao HCM khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để giành lấy chính quyền và bảo vệ chính
quyền?
A. Phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
B. Bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc là dàn áp, bóc lột.
C. Bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc là hiếu chiến và xâm lược .
D. Kẻ thù dùng bạo lực để đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
9. Theo HCM Vì sao nhất thiết phải dùng bạo lực cách mạng?
A. Để lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới XHCN.
B. Để xây dựng chế độ mới tự do, ấm no, hạnh phúc.
C. Để giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.
D. Để lật đổ chế độ cũ xây dựng chính quyền.
10. Nguồn gốc ra đời của quân đội theo quan điểm của CN Mác-Lê nin?
A. Từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong xã hội .
B. Từ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản và sự xuất hiện giai cấp đối kháng.
C. Tù bản chất hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
D. Do nhà nước tổ chức ra quân đội.
11. Theo quan điểm của CN Mác-Lê nin thì quân đội mang bản chất của giai cấp nào?
A. Mang bản chất của giai cấp đã rèn luyện, đào tạo, nuôi dữơng và sử dụng nó.
B. Mang bản chất của nhân dân lao động, của các tầng lớp giai cấp trong xã hội.
C. Mang bản chất của giai cấp sử dụng quân đội .
D. Mang bản chất của giai cấp, của nhà nước đã tổ chức nuôi dữơng và sử dụng nó .
12. Nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu mới của Lê nin là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội.
B. Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.
C. Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định xây dựng quân đội.
D. Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân và nhân dân lao động .
13. Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lê nin là gì?
A. Trung thành với mục đích lý tưởng cộng sản.
B. Trung thành với Chủ nghĩa quốc tế vô sản.
C. Trung thành tuyệt đối với giai cấp vô sản.
D. Trung thành với nhà nước của giai cấp công nông
14. Lê nin xác định rõ nguyên tắc đoàn kết quân dân trong xây dựng quân đội kiểu mới là gì?
A. Sự đoàn kết gắn bó nhất trí với nhân dân lao động.
B. Sự nhất trí quân dân và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
3

C. Sự đoàn kết thống nhất giữa quân đội với nhân dân.
D. Sự nhất trí quân dân và các lực lượng vũ trang.
15. Một trong những nguyên tắc cơ bản xây dựng Hồng quân của Lê nin là gì?
A. Xây dựng quân đội có kỷ luật, có tính chiến đấu cao.
B. Xây dựng quân đội chính quy.
C. Xây dựng quân đội hiện đại.
D. Xây dựng quân đội hùng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
16. Chủ tịch HCM khẳng định sự ra đời của quân đội ta là thế nào?
A. Là một tất yếu có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt nam.
B. Là một hiện tượng ngầu nhiên trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ở Việt nam.
C. Là sự kế thừa trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
D. Là một hiện tượng tự phát do đòi hỏi của chiến tranh cách mạng.
17. Bản chất giai cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng HCM là gì?
A. Mang bản chất nông dân.
B. Mang bản chất giai câp công – nông do Đảng lãnh đạo.
C. Mang bản chất giai cấp công nhân.
D. Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam.
18. Trong các nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lê nin thì nguyên tắc nào quan trọng nhất?
A. Đảng cộng sản lãnh đạo Hồng quân tăng cường bản chất giai cấp công nhân.
B. Đoàn kết thống nhất giữa quân đội với nhân dân.
C. Xây dựng quân đội chính quy, không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
D. Phát triển hài hòa các quân binh chủng sẵn sàng chiến đấu.
19. Quân đội mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời có tính gì?
A. Tính quần chúng sâu sắc.
B. Tính phong phú đa dạng.
C. Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc.
D. Tính phổ biến rộng rãi.
20. Chủ tịch HCM kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 19.12.1946.
B. Ngày 19.12.1944.
C. Ngày 19.5.1946.
D. Ngày 19.12.1945.
21 Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng:
A. Chiến đấu sẵn sàng chiến đấu.
B. Chiến đấu , lao động sản xuất, tuyên
truyền. C. Chiến đấu , công tác , lao động sản
xuất.
D. Chiến đấu và tham gia giữ gìn hòa bình khu vực.
22. Một trong hai nhiệm vụ chính của quân đội ta mà Hồ Chí Minh khẳng định là gì?
A. Tiến hành phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cho nhân dân.
B.Giúp nhân dân xây dựng, phát triển kinh tế góp phần cải thiện đời sống.
C. Thiết thực tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Làm nòng cốt phát triển kinh tế tại nơi đóng quân.
23. Trong xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội Hồ Chí Minh quan tâm gì?
A. Rất quan tâm đến công tác tổ chức và rèn luyện bản lĩnh chính trị cho quân đội.
B. Rất quan tâm đến công tác tư tưởng , tổ chức và rèn luyện tính kỷ luật sẵn sàng chiến đấu
C. Rất quan tâm đến rèn luyện đạo đức, trình độ chuyên môn kỹ chiến thuật .
D. Rất quan tâm đến giáo dục, nuôi dưỡng các phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị .
24. Một trong 4 nội dung về lý luận bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lê nin là gì?
A. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ thường xuyên.
B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan.
C. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là cấp thiêt trước mắt .
D. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ thường xuyên của toàn dân.
4

25. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin để bảo vệ Tổ quốc XHCN phải làm gì?
A. Tăng cường quân thường trực gắn với phát triển kinh tế- xã hội.
B. Tăng cường thế trận gắn với thực hiện chính sách đãi ngộ.
C. Tăng cương tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế xã hội.
D. Tăng cường tiểm lực an ninh gắn với hợp tác quốc tế.
26. Một trong những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lê nin về bảo vệ Tổ quốc XHCN ?
A. Quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
B. Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
C. Lực lượng vũ trang lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
D. Nhà nước lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
27. Vai trò lãnh đạo trong bảo vệ Tổ quốc XHCN thuộc về tổ chức nào?
A. Các đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội.
B. Quần chúng nhân dân.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Hệ thống chính trị.
28. Chủ tịch HCM xác định nghĩa vụ trách nhiệm công dân bảo vệ Tổ quốc là gi?
A. Là nghĩa vụ số một, là trách nhiệm đầu tiên của mọi công dân.
B. Là sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
C. Là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mọi công dân.
D. Là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam.
29. Sức mạnh trong bảo vệ Tổ quốc theo tư tưởng HCM là gi?
A. Là sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh quốc phòng, an ninh nhân dân.
B. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
C. Là sức mạnh của toàn dân, của các cấp các ngành, các đoàn thể xã hội.
D. Là sức mạnh nền quốc phòng toàn dân do nhiều yếu tố, nhân tố tạo thành.
30. Chủ tịch HCM xác định vai trò của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN như thế nào?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam là người đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam là người kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên bảo vệ đất nước.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
31.Theo quan điểm của CN Mác-Lê nin chiến tranh là một bộ phận của chính trị, là kết quả phản ánh cái
gi?
A. Bản chất giai cấp của xã hôi.
B. Hiện thực khách quan của xã hội.
C. Những cố gắng cao nhất của chính trị.
D. Tất cả đều đúng.
32. Theo quan điểm của CN Mác-Lê nin chính trị là sự phản ánh tập trung cái gi?
A. Kinh tế.
B. Xã hội.
C.Quốc phòng.
D. Tất cả đều đúng.
33. Bạo lực cách mạng theo tư tưởng HCM được tạo bởi như thế nào?
A.Sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng quốc phòng.
C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh kinh tế
D. Tất cả đều đúng.
34.Trong những điều kiện xác định yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân
đội?
A. Quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế.
B. Chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật.
C. Chính trị tinh thần.
D. Trình độ huấn luyện và thể lực.
35. Theo tư tưởng HCM bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN là thế nào?
A. Quy luật lịch sử.
5

B. Tất yếu khách quan.


C. Nhiệm vụ chiến lược.
D. Cả a và b.
36. Theo tư tưởng HCM mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
B. Độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
C. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
D. Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
37. Theo tư tưởng HCM sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc là như thế nào?
A. Cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại.
B. Chính trị tinh thần kết hợp với sức mạnh vật chất.
C. Kinh tế, xã hội kết hợp với quốc phòng toàn dân
D. Toàn dân kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
38. Mối quan hệ giữ chiến tranh với chính trị theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin là thế nào?
A. Chính trị là con đường, là phương tiện của chiến tranh.
B. Chính trị là một thời đoạn, một bộ phận của chiến tranh.
C. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình, kết cục của chiến tranh.
D. Chính trị không thể sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ cho giai cấp.
39. Sức mạnh chiến đấu của quân đội ta theo tư tưởng HCM là gì?
A. Là sức mạnh của yếu tố con người và vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
B. Là sức mạnh của cả dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
C. Là sức mạnh tổng hợp trong đó yếu tố con người, chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định.
D. Là sức mạnh do nhiều yếu tố tạo thành, trong đó yếu tố quân sự, an ninh giữ vai trò quyết định.
40. Vì sao nói chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tinh lich sử?
A. Vì chiến tranh là một hành vi bạo lực để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình.
B. Vì chiến tranh chỉ gắn với điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.
C. Vì chiến tranh là sự huy động sức mạnh tột cùng của các bên tham chiến.
D. Vì chiến tranh là được thể hiện dưới một công cụ đặc biệt là bao lực vũ trang.
41. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin bảo vệ Tổ quốc là một tất yếu khách quan vì sao?
A. Xuất phát từ âm mưu từ âm mưu cua kẻ thù và thực tiễn cách mạng thế giới.
B. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai câp công nhân.
C. Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế
quốc. D. Tất cả đều đúng.
42. Chọn câu sai trong các phat biểu sau về quan hệ giữa chính trị và chiến tranh?
A. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến trang.
B. Chiến tranh chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chính trị.
C. Chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực và tiêu cực.
D. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội.
43. Dựa trên cơ sở nào HCM đã xác định tính chất xã hội của chiến tranh?
A. Giai cấp lãnh đạo tiến hành chiến tranh.
B. Chế độ xã hội tiến hành chiến
tranh. C. Mục đích chính trị của chiến
tranh.
D. Bản chất xã hội của chiến tranh.
44. Yếu tố nào có vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội?
A. Khoa học công
nghệ. B. Chính trị tinh
thần.
C. Biên chế, tổ chức.
D. Trang bị kỹ thuật quân sự.

BÀI 3 ( 37 CÂU). XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN
1. Đảng ta khẳng định vị trí của nền quốc phong toàn dân, an ninh nhân dân như thế nào?
A. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ quan trọng.
6

B. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ chủ yếu quan trọng hang đầu.
C. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ.
D. Luôn luôn coi trọng QP-AN, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
2. Một trong những đặc trưng của nền QPTD, ANND là gì?
A. Nền quốc phòng – an ninh của dân, do dân, vì dân.
B. A.Nền quốc phòng – an ninh mang tính giai cấp nhân dân sâu sắc.
C. A.Nền quốc phòng – an ninh bảo vệ quyền lợi nhân dân.
D. A.Nền quốc phòng – an ninh do nhân dân xây dựng, mang tính nhân dân sâu sắc .
3. Sức mạnh của của nền QPTD, ANND ở nước ta là thế nào?
A. Sức mạnh do các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Sức mạnh tổng hợp do thiên thời địa lợi nhân hòa tạo ra.
C. Sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân tạo
ra. D. Sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành.
4. Nền QPTD, ANND có đặc trưng gì?
A. Chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.
B. Đó là nền quốc phòng, an ninh của dân, do dân , vì dân.
C. Nền quốc phòng, an ninh do các bộ ngành xây dựng .
D. Cả A và B đều đúng.
5. Dựa trên cơ sở nào xác định tính chất toàn dân của nền quốc phòng toàn dân?
A. Từ bài học kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Từ truyền thống dân tộc ta trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
C. Từ truyền thống dân tộc ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
D. Từ truyền thống của cha ông ta trong chiến đấu chống thực dân xâm lược.
6. Tính toàn diện của nền quốc phòng, an ninh nhân dân dược thể hiện như thế nào?
A. Xây dựng nền QP, AN bằng sức mạnh của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương .
B. Xây dựng nền QP, AN bằng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các đoàn thể .
C. Xây dựng nền QP, AN bằng sức mạnh quân sự to lớn, kinh tế phát triển vững mạnh.
D. Xây dựng nền QP, AN bằng sức mạnh của nền kinh tế, quân sự, an ninh.
7. Một trong những mục đích xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh là gì?
A. Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Tạo ra những cơ sở vật chất nâng cao mức sống cho lực lượng vũ trang.
C. Tạo ra tiềm lực quân sự để phong thủ đất nước.
D. Tạo ra môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
8. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt nam hiện nay là gì?
A. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng.
B. Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
C. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
D. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh nhân dân.
9. Vị trí mối quân hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược hiện nay như thế nào?
A. Chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Quan hệ khăng khít, tác động qua lại tạo điều kiện cho nhau, nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế là
hàng đầu.
C. Quan hệ đan chen tác động qua lại lẫn nhau, nhiệm vụ xây dựng CNXH hội là quyết định.
D. Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng CNXH cần củng cố và xây dựng LLVT hùng mạnh
để bảo vệ Tổ quốc .
10. Tiềm lực quốc phòng, an ninh là gì?
A. Khả năng vật chất, tinh thần của LLVT nhân dân.
B. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để bảo vệ Tổ quốc.
C. Khả năng cung cấp cơ sở vật chất và trình độ kho học công nghệ của đất nước.
D. Khả năng huy động sức người, sức của để bảo vệ Tổ quốc.
11. Biểu hiện của tiềm lực chính trị tinh thần là gì?
A. Trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng của nhân dân và lực lượng vũ trang.
B. Là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh QP, AN nhân dân.
7

C. Ý chí quyết tâm của nhân dân và các lực lượng vũ trang.
D. Trình độ nhận thức, lòng yêu nước của nhân dân và các LLVT.
12. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân là gì?
A. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng và củng cố các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội.
C. Xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng, an ninh.
D. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
13. Nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân gồm những lực lượng nào?
A. Lực lượng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. Lực lượng toàn dân và dân quân tự vệ .
D. Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng lãnh đạo.
14. Trong củng cố xây dựng Nền quốc phòng, an ninh nhân dân lực lượng nào là nòng cốt?
A. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. Quần chúng nhân dân lao động và an ninh nhân dân.
C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
D. Lực lượng quân đội, công an và an ninh nhân dân.
15. Xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh là xây dựng cái gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Xây dựng thế trận quốc phòng và thế trận an ninh nhân dân.
D. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh bảo vệ Tổ quốc.
16. Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền QPTD là gì?
A. Xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại.
B. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
C. Xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển lấy công nghiệp nặng làm then chốt.
D. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh vững mạnh.
17. Tiềm lực QP-AN được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhưng cần tập trung cái gì?
A. Tiềm lực chính trị tinh thần; khoa học và công nghệ.
B. Tiềm lực kinh tế; quân sự an ninh.
C. Tiềm lực công nghiệp quốc phòng, khoa học quân sự.
D. Cả A và B.
18. Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền QPTD cần đặc biệt quan tâm nội dung gì?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Phát triển toàn diện tất cả các ngành các lĩnh vực kinh tế.
C. Không ngừng cải thiện đời sống vất chất, tinh thần cho các lực lượng vũ trang.
D. Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến.
19. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là tạo nên
cái gì?
A. Tạo nên khả năng về vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại để phòng thủ đất nước.
B. Tạo nên khả năng về khoa học, công nghệ của quốc gia có thể khai thác phục vụ quốc phòng, an ninh.
C. Tạo nên khả năng huy động đội ngũ cán bộ của quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh .
D. Tạo nên khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào QP - AN.
20. Tiềm lực chính trị tinh thần là gì trong nội dung xây dựng nền QP-AN?
A. Là khả năng về chính trị, tinh thần của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
B. Là khả năng về chính trị, tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân.
C. Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ
QP-AN.
D. Là khả năng về chính trị, tinh thần tiềm ẩn của nhân dân chưa được huy động để thực hiện nhiệm vụ
QP-AN.
21. Một trong các nội dung xây dựng nền QPTD, ANND là gì ?
A. Xây dựng thế trận QPTD và chiến tranh nhân dân.
B. Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân.
C. Xây dựng thế bố trí lực lượng quốc phòng toàn dân.
8

D. Xây dựng thế trận quốc phòng hiện đại của các quân binh chủng.
22. Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Kết hợp chăt chẽ xây dựng thế trân quốc phòng và chiến tranh nhân dân.
B. Kết hợp chăt chẽ giữ chống thù trong và diệt giặc ngoài.
C. Kết hợp chăt chẽ xây dựng thế trận an ninh nhân dân với thế trận chiến tranh nhân dân.
D. Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tăng cường vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang.
23. Một trong những quan điểm xây dựng nền QPTD, ANND được rút ra từ thực tiễn đấu tranh cách
mạng là gì?
A. Quan điểm phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế.
B. Quan điểm tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế .
C. Quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp.
D. Quan điểm dựa vào nền kinh tê thị trường định hướng XHCN .
24. Một trong những nội dung xây dựng thế trận QPTD, ANND là gì?
A. Tổ chức phòng thủ dân sự kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các công trình QP – AN
B. Tổ chức phòng thủ dân sự kết hợp các công trình dân dụng bảo đảm an toàn cho người và trang thiết
bị.
C. Tổ chức phòng thủ dân sự, xây dựng các công trình ẩn nấp chủ động tiến công tiêu diệt địch.
D. Tổ chức phòng thủ dân sự bảo đảm an toàn cho người và của cải vật chất.
25. Một trong những nội dung xây dựng thế trận QPTD, ANND là gì?
A. Phân vùng chiến lược về quốc phòng – an ninh với vùng kinh tế.
B. Phân vùng chiến lược về quốc phòng – an ninh kết hợp với quy hoạch dân cư .
C. Phân vùng chiến lược về quốc phòng – an ninh kết hợp xây dựng các phương án phòng thủ.
D. Phân vùng chiến lược về quốc phòng – an ninh kết hợp với bảo toàn lực lượng.
26. Một trong những nội dung về tăng cường giáo dục quốc phòng – an ninh là gì?
A. Giáo dục về âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc.
B. Giáo dục về âm mưu, bản chất hiếu chiến xâm lược của kẻ thù đối với dân tộc ta.
C. Giáo dục về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược.
D. Giáo dục để mọi người nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng.
27. Biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND là gì?
A. Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng – an ninh.
B. Thường xuyên củng cố quốc phòng và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
C. Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
D. Thường xuyên chăm lo xây dựng nhân dân vững mạnh.
28. Xây dựng thế trận QPTD, ANND có quan điểm nào rút ra từ thực tiễn lịch sử của đất nước?
A. Quan điểm tìm sự hỗ trợ đầu tư từ nước ngoài.
B. Quan điểm độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
C. Quan điểm mở rộng tự do hóa nền kinh tế thị trường.
D. Quan điểm tư nhân hóa nền kinh tế đất nước.
29. Một trong những quan điểm QPTD, ANND là gì?
A. Tự lực tự cường và kết hợp với yếu tố nước ngoài.
B. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường.
C. Dựa vào nhân dân và sức mạnh truyền thông.
D. Tự lực cánh sinh kết hợp với sức mạnh quốc phòng.
30. Nội dung giáo dục QP-AN phải toàn diện nhưng phải coi trọng?
A. Giáo dục đường lối, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước.
B. Giáo dục tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
C. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Giáo dục tình hình nhiệm vụ quân sự an ninh nhân dân.
31. Một trong những biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND là gì?
A. Thường xuyên thực hiện giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân.
B. Thường xuyên thực hiện giáo dục nghĩa vụ công dân.
C. Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng – an ninh.
D. Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chiến lược của đất nước.
9

32. Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND là gì?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
C. Xây dựng lực lượng công an, quân đội vững mạnh.
D. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh .
33. Tiềm lực kinh tế trong xây dựng nền QPTD, ANND là gì?
A. Khả năng về tiềm lực kinh tế, tài chính của đất nước để phục vụ nhiệm vụ QP, AN.
B. Khả năng về khoa học kỹ thuật để phục vụ nhiệm vụ QP, AN.
C. Khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác để phục vụ cho QP, AN.
D. Cả A VÀ B.
34. Nền QPTD, ANND chỉ có mục đích duy nhất là gì?
A. Tự vệ chính đáng.
B. Sẵn sàng chiến đấu.
C. Xây dựng vững mạnh.
D. Chính quy hiện đại.
35. Một trong những đặc trưng của nền QPTD, ANND là gì?
A. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.
B. Nền QPTD gắn chặt với sự phát triển kinh tê, chính trị .
C. Nền QPTD gắn chặt với chế độ chính trị - xã hội .
D. Tất cả đều đúng .
36. Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh.
B. Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.
C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bảo đảm số lượng.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
37. Biện pháp “Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh” trong xây dựng nền QPTD,
ANND có tác động gì?
A. Tác động tích cực đến nhận thức của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của các thế lực thù
địch. C. Tác động mạnh mẽ đến ý chi, tinh thần trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân.
D. Tác động trực tiếp đến trình độ nhận thức của toàn dân về quốc phòng.

BÀI 4 (38 câu). CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN
1. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là?
A. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa ly khai.
B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
C. Các thế lực phản cách mạng trong và ngoài nước.
D. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế .
2. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta khó khăn cơ bản của địch là gì?
A. Phải đương đầu với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
B. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án.
C. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình thời tiết phức tạp.
D. Tất cả đều đúng.
3. Điểm yếu cơ bản của kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược là gì?
A. Không biết được đặc điểm địa hình của ta.
B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị nhân loại phản đối.
C. Phát huy được hiệu quả của số ít vũ khí trang bị.
D. Là quá trình sử dụng.
4. Chiến tranh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Là quá trình sử dụng sức mạnh của toàn dân tộc đánh bại kẻ thù xâm lược.
B. Là quá trình huy đông sức mạnh tổng hợp của đất nước nhằm đánh bại mọi kẻ thù xâm
lược. C. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ
của kẻ thù.
10

D. Là quá trình sử dụng .


5. Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta là gì?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh kết hợp tiến công từ bên ngoài và bạo loạn lật đổ từ bên trong.
B. Bao vây, phong tỏa, cấm vận, dùng hỏa lực đánh bất ngờ, đánh từ xa không trực tiếp.
C. Dùng vũ khí công nghệ cao đánh từ xa không trực tiếp tiếp xúc là chủ yếu.
D. Dùng vũ khí công nghệ cao đánh từ xa, kết hợp vận động, lôi kéo các đồng minh hỗ trợ .
6. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kẻ thù có điểm mạnh gì?
A. Có ưu thế tuyệt đối về quân sự, kinh tế, khoa học quân sự.
B. Tiềm lực mạnh được sự giúp sức của nhiều nước đồng minh.
C. Được huấn luyện cơ bản, trang bị vũ khí kỹ thuật hiện đại.
D. Có nhiều kinh nghiệm về chiến tranh xâm lược.
7. Điểm mạnh cơ bản của địch khi tiến hành xâm lược nước ta là gì?
A. Vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự tương đối hiện đại.
B. Tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ rất lớn.
C. Có lực lượng đồng minh tham gia vũ khí hiện đại.
D. Có thể câu kết với bọ phản động trong nước chống phá.
8. Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Là cuộc chiến tranh toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
B. Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C. Là cuộc chiến tranh toàn diện, lấy lực lượng quân sự, an ninh là quyết định.
D. Là cuộc chiến tranh cách mạng chống các thế lực phản cách mạng.
9. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta có mất tính chất?
A. Có 6 tính chất.
B. Có 5 tính chất.
C. Có 4 tính chất.
D. Có 3 tính chất.
10. Tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Là cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa.
B. Là cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng.
D. Là cuộc chiến tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
11. Tính hiện đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được biểu hiện ở chỗ nào?
A. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để tiến hành chiến tranh.
B. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để đánh bại kẻ thù có vũ khí hiện đại hơn.
C. Hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.
D. Kết hợp vũ khí tương đối hiện đại với hiện đại để tiến hành chiến tranh.
12. Cơ sở nào để nhận biết tính chất của cuộc chiến tranh?
A. Hình thức tiến hành chiến
tranh. B. Mục đích của chiến tranh.
C. Phương thức tiến hành chiến tranh.
D. Phương châm tiến hành chiến tranh.
13. Quan điểm thực hiện toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa gi?
A. Là điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.
B. Là điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người và vũ khí trong chiến tranh.
C. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh.
D. Là điều kiện để thực hiện đánh giặc rộng khắp.
14. Có mấy quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Có 5 quan điểm.
B. Có 4 quan điểm.
C. Có 6 quan điểm.
D. Có 7 quan điểm.
15. Trong 4 mặt trận sau mặt trận nào có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh?
11

A. Mặt trận kinh tế.


B. Mặt trận quân sự.
C. Mặt trận ngoại giao.
D. Mặt trận chính trị.
16. Theo quan điểm của Đảng ta, yếu tố nào quyết định thắng lợi trên chiến trường?
A. Vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
B. Vũ khí hiện đại, nghệ thuật tác chiến cao.
C. Con người và vũ khí, con người là quyết định.
D. Vũ khí hiện đại và người chỉ huy giỏi.
17. Một trong những quan điểm của Đảng ta về chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Chuẩn bị mọi mặt ở các bô, các ngành, các quân binh chủng để đánh lâu dài.
B. Chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế, quân sự để đánh lâu dài.
C. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước, cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài.
D. Chuẩn bị trên tất cả khu vực phòng thủ để đủ sức đánh lâu dài.
18. Tại sao phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài?
A. Nhân dân ta kinh tế còn yếu nên phải chuẩn bị mọi mặt.
B. Kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta nhiều lần.
C. Kẻ thù có trang bị vũ khí hiện đại tối tân, áp đảo đánh từ xa.
D. Kẻ thù có sức mạnh quân sự để mở rộng không gian chiến tranh.
19. Phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất vì một trong những lý do sau ?
A. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, kẻ thù sử dụng vũ khí, trang bị hiện đại.
B. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, tổn thất về người và vũ khí rất lớn.
C. Cuộc chiến tranh sẽ mở rộng, không phân biệt tiền tuyến, hậu phương.
D. Cuộc chiến tranh kẻ thù sử dụng một lượng bom đạn rất lớn để tàn phá.
20. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải kết hợp chặt chẽ như thế nào?
A. Chống quân xâm lược với chống bọ khủng bố.
B. Chống địch tiến công từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong.
C. Chống bạo loạn lật đổ với trấn áp bọn phản động trong nước.
D. Chống bạo loạn lật đổ với các hoạt động phá hoại khác.
21. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm?
A. Tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp bao gồm cả nội lực và ngoại lực.
C. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.
D. Tranh thủ sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
22. Tại sao phải thực hiện toàn dân đánh giặc, lực lượng vũ trang làm nòng cốt?
A. Đây là điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp.
B. Đây là cuộc chiến tranh bảo vệ nhân dân.
C. Đây là cuộc chiến tranh của dân, do dân, vì dân.
D. Tất cả đều đúng.
23. Tiến hành chiến tranh nhân dân với tinh thần tự lực tự cường nhưng phải?
A. Cần sự giúp đỡ của bạn bè và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
B. Cần phát huy nội lực của đất nước, không cần sự giúp đỡ của các nước.
C. Chỉ cần một số nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ nhân dân ta cả về tinh thần.
D. Chỉ cần huy động mọi tiềm năng sẵn có của đất nước.
24. Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Tổ chức các lực lượng đánh giặc.
B. Tổ chức thế trận đánh giặc.
C. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.
D. Tổ chức thế trận phòng thủ của chiến tranh .
25. Thế trận chiến tranh nhân dân là gì?
A. Sự tổ chức, bố trí lực lượng, thế trận để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.
B. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng vũ trang nhân dân để đánh giặc giữ nước.
12

C. Sự tổ chức, bố trí lực lượng vũ trang nhân dân để phòng thủ đất nước
D. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến trường.
26. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận chiên tranh nhân dân được bố trí như thế nào?
A. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở khu vực chủ yếu.
B. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm.
C. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.
D. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các địa bàn trọng điểm.
27. Lực lượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc bao gồm?
A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. Lực lượng toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thư quân làm nòng cốt.
C. Lực lượng vũ trang ba thư quân kết hợp với các lực lượng vũ trang khác.
D. Là sự phối hợp các lực lượng.
28. Ta phải làm gì để chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào và bạo loạn lật đổ từ bên trong?
A. Phải vừa đấu tranh quân sự trên chiến trường vừa trấn áp địch ở hậu phương.
B. Phải kịp thời trấn áp mọi âm mưu, hành động phá hoại của địch ở hậu phương.
C. Phải có kế hoạch, phương án chiến đấu và được quán triệt tới mọi người.
D. Phải biết tiến công địch cả bên trong lẫn bên ngoài.
29. Một trong những âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta là gì?
A. Tiến công hỏa lực với mật độ cao kết hợp với các phần tử phản động trong nước.
B. Tiến công quân sự với quân số đông kết hợp với các đánh nhanh, thắng nhanh.
C. Gây bạo loạn lật đổ với quy mô lớn.
D. Kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với bạo loạn lật đổ từ bên trong.
30. Một trong những âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta là gì?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Đánh chắc, tiến chắc.
C. Đánh lâu dài.
D. Tiến công từng bước.
31. Lực lượng toàn dân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc tổ chức thành những lực lượng gì?
A. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. Lực lượng quân đội nhân dân và dân quân tự vệ.
C. Lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự.
D. Lực lượng chiến đấu và lực lượng sản xuất.
32. Sự khác biệt của chiến tranh nhân dân hiện nay so với trước đây như thế nào?
A. Vũ khí trang bị hiện đại hơn.
B. Chủ yếu là chống khủng bố.
C. Diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Chiến tranh diễn ra nhưng không có tiếng súng.
33. Mục đích của chiến tranh nhân dân Việt Nam là gì?
A. Bảo vệ vững chăc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
B. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
C. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Tất cả đều đúng.
34. Đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Diễn ra khẩn trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu.
B. Diễn ra với tính chất phức tạp kéo dài trong suốt quá trình.
C. Diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi cho chúng ta.
D. Diễn ra trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn.
35. Quan điểm nào mang tính chủ đạo xuyên suốt quá trình tiến hành chiến tranh nhân dân?
A. Kết hợp vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
B. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với chính trị, ngoại giao.
C. Toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
D. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước để đánh lâu dài.
13

36. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nhằm mục đích gì?
A. Giữ vững ổn định đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
B. Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa binh, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
C. Giữ vững ổn định chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng,
an ninh.
D. Giữ vững ổn định chính trị xã hội cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
37. Ngày 19.12.1946 Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện nội dung nào trong
nghệ thuật chiến lược?
A. Đánh giá đúng kẻ thù.
B. Phương châm tiến hành chiến tranh.
C. Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.
D. Xác định đúng đối tượng tác chiến.
38. Lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân của Việt Nam gồm?
A. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.
B. Bộ đội thường trực, lực lượng dự vị, dân quân tự vệ.
C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
D. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng.

BÀI 5. (36 câu) XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
1. Lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân.
B. Là các tổ chức vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Là các tổ chức bán vũ trang của Công an nhân dân Việt Nam.
D. Là quân đội nhân dân và công an nhân dân.
2. Lực lượng vũ trang nhân trong bảo vệ Tổ quốc có vị trí như thế nào?
A. Là lực lượng xung kích trong các hoạt động quân sự, an ninh.
B. Là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
C. Là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Là lực lượng nòng cốt, quyết định của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Có mấy đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân?
A. Có 3 đặc điểm.
B. Có 4 đặc điểm.
C. Có 5 đặc điểm.
D. Có 6 đặc điểm.
4. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay là gì?
A. Phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Phát triển kinh tế xã hội gắn với củng cố nền quốc phòng, an ninh nhân dân.
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn.
D. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
5. Đặc điểm nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình xây dựng lực lượng vũ trang?
A. Cả nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, kẻ thù ra sức chống phá ta quyết liệt.
B. Tình hình thế giới thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định.
C. Lực lượng lực lượng vũ trang nhân dân ta đã có bước trưởng thành lớn mạnh cả về bản lĩnh chính trị.
D. Sự nghiệp đổi mới đạt được nhiều thành tựu to lớn đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa.
6. Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc gi?
A. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện.
B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt .
C. Tuyệt đối, toàn diện, lãnh đạo chính trị là quyết định .
D. Tuyệt đối, toàn diện trên mọi lĩnh vực .
7. Hiện nay xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có thuận lợi cơ bản gi?
A. Tiềm lực và vị thế của đất nước được tăng cường, Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng.
B. Kinh tế ngày càng phát triển, quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh, chính trị ổn định.
14

C. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, quân đội và công an ngày càng lớn mạnh.
D. Nhà nước đã và đang đầu tư mạnh cho quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân..
8. Một trong những quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gi?
A. Phát huy nội lực kết hợp với sức mạnh thời đại.
B. Độc lập tự chủ để phát triển lực lượng vũ trang nhân
dân. C. Tự lực, tự cường xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân.
D. Phát huy truyền thống dân tộc để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
9. Cơ quan nào quản lý lực lượng vũ trang nhân dân?
A. Quân đội, công an nhân dân.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nhĩa Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Chính quyền địa phương các cấp.
10. Một trong những quan điểm trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gi?
A. Xây dựng LLVTND lấy chất lượng là trọng tâm, lấy chính trị làm chủ yếu.
B. Xây dựng LLVTND lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.
C. Xây dựng LLVTND toàn diện, cả về số lượng và chất lượng .
D. Xây dựng LLVTND toàn diện, tập trung hiện đại vũ khí trang bị cho quân đội .
11. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang trên những lĩnh vực nào?
A. Tất cả các lĩnh vực.
B. Trên lĩnh vực chính trị.
C. Trên lĩnh vực tổ chức.
D. Trên lính vực chiến đấu.
12. Tại sao phải tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang?
A. Bảo đảm cho LLVT luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
B. Bảo đảm cho LLVT luôn luôn có tinh thần cảnh giác cách mạng trước thủ đoạn của kẻ
thù. C. Bảo đảm cho LLVT có bản chất cách mạng, có mục tiêu, phương hướng chiến đấu
đúng đắn.
D. Bảo đảm cho LLVT được huấn luyện và rèn luyện tốt mọi lúc mọi nơi sẵn sàng chiến đấu.
13. Phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay là gì?
A. Xây dựng rộng khắp.
B. Chú trọng cả số lượng và chất lượng.
C. Có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo tốt.
D. Câu A, B, C đều đúng.
14. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay có thuận lợi cơ bản gì?
A. Nước ta có vị thế trên thế giới, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ngày càng phát triển.
B. Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiềm lực, vị thế của nước ta được tăng cường.
C. Quân đội, công an ngày càng phát triển lớn mạnh, hiện đại.
D. Nhà nước quan tâm đầu tư rất mạnh cho quốc phòng và an ninh.
15. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phải tự lực tự cường vì sao?
A. Để tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Để giữ vững tính độc lập tự chủ, không bị chi phối ràng buộc.
C. Để nhằm khai thác sức mạnh quân sự vốn có của ta.
D. Tất cả các câu đều đúng.
16. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang theo nguyên tắc nảo?
A. Lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
B. Hệ thống lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.
C. Đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo.
D. Tập trung dân chủ, phân công cá nhân phụ trách.
17. Quan điểm, nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang?
A. Tự lực tự cường xây dựng lực lượng vũ trang.
B. Xây dựng LLVT lấy chất lượng là chính, lấy chính trị làm cơ sở. C.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Bảo đảm cho LLVT luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu..
15

18. Xây dựng quân đội hiện đại nhằm mục đích gì?
A. Bảo đảm khả năng cơ động cho lực lượng vũ trang.
B. Nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội.
C. Bảo đảm cho lực lượng vũ trang giành thắng lợi.
D. Bảo đảm cho quân đội hoàn thành nhiệm vụ.
19. Xây dựng LLVTND phải bảo đảm luôn sẵn sàng chiến đấu vi?
A. Đó là nhiệm vụ chủ yếu, cơ bản của lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Ngày nay kẻ địch đang luôn tìm cách phá hoại cuộc sống của nhân dân ta.
C. Đó là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Đó là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
20. Một trong những phương hướng xây dựng lực lượng VTND là gi?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân theo hướng vững mạnh, đáp ứng linh hoạt tình hình mới.
B. Xây dựng quân đội, công an nhân dân theo hướng chính quy, thống nhất, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại. C. Xây dựng quân đội công an nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại.
D. Xây dựng quân đội nhân dân theo hướng chính quy, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao.
21. Phương hướng xây dựng quân đội nhân dân hiện nay là gì?
A. Xây dựng QĐND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
B. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, thống nhất, từng bước hiện đại .
C. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại .
D. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, hiện đại, có tinh thần quốc tế vô sản .
22. Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải như thế nào?
A. Có số lượng đông, chất lượng cao, sẵn sàng động viên khi có chiến tranh xâm lược.
B. Hùng hậu, huấn luyện và quản lý tốt, đảm bảo khi cần động viên nhanh theo kế hoạch.
C. Luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng động viên nhanh chóng theo kế hoạch.
D. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng thường trực và dân quân tự vệ.
23. Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng LLVT nhân dân là gì?
A. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí cho lực lượng vũ trang.
B. Từng bước trang bị vũ khí hiện đại cho lực lượng vũ trang.
C. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang.
D. Từng bước đổi mới bổ sung đầy đủ vũ khí hiện đại cho lực lượng vũ trang.
24. Một biểu hiện về sự lãnh đạo theo nguyên tắc “Tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt” của Đảng đối với
LLVT là gì?
A. Đảng không chia quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ tổ chức, giai cấp nào trong thời bình.
B. Đảng chia quyền lãnh đạo LLVT cho giai cấp khác khi đất nước có khó khăn.
C. Đảng không nhường hoặc chia sẻ quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ, giai cấp, tổ chức lực lượng nào.
D. Đảng không chia quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ tổ chức, giai cấp nào.
25. Trong đầu tư cho QP-AN, xây dựng LLVT nhân dân hiện nay còn mâu thuẫn chủ yếu nào?
A. Nhu cầu về trang bị vũ khí hiện đại với khả năng kỹ thuật công nghệ.
B. Nhu cầu về tăng cường chất lượng huấn luyện với khả năng cơ sở vật chất.
C. Nhu cầu đầu tư cho quốc phòng, an ninh, xây dựng LLVT với khả năng của nền kinh tế.
D. Nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ với khả năng đào tạo huấn luyện.
26. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm tổ chức nào?
A. Quân đội, công an, lực lượng dự bị động viên.
B. Quân đội, công an, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ.
C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
D. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.
27. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sức mạnh của lực lượng vũ trang?
A. Chính trị, tinh thần.
B. Kinh tế.
C. Vũ khí, tang bị.
D. Chỉ huy, tác chiến.
28. Xây dựng quân đội, công an phải tinh nhuệ trên các lĩnh vực gì?
16

A. Chính trị, tư tưởng, huấn luyện.


B. Chính trị, quân sự, hậu cần.
C. Chính trị, an ninh, kỹ thuật.
D. Chính trị, tổ chức, kỹ chiến thuật.
29. Chính quy trong quân đội thể hiện ở chỗ nào?
A. Là sự thống nhất về huấn luyện tác chiến.
B. Là sự thống nhất về mọi mặt.
C. Là sự thống nhất về tổ chức, biên chế.
D. Là sự thống nhất về nghệ thuật tác chiến.
30. Một trong những biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Nâng cao huấn luyện, giáo dục, đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng, an ninh.
B. Nâng cao giáo dục chính trị, tư tưởng, phát triển khoa học công nghệ.
C. Nâng cao huấn luyện, giáo dục, phối hợp hoạt động giữa các lực lượng vũ trang.
D. Nâng cao huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học quân sự, công an.
31. Quán triệt nội dung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cho SV nhằm mục đích gì?
A. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho sinh viên, góp phần xây dựng LLVT vững mạnh.
B. Để thực hiện xây dựng nền QPTD, ANND góp phần bảo vệ Tổ quốc.
C. Để bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho SV bảo vệ Tổ quốc.
D. Để huy động mọi thành phần tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.
32. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là?
A. Các tổ chức quốc phòng, an ninh.
B. Các tổ chức quân sự, an ninh trật tự.
C. Các tổ chức vũ trang, tổ chức quân
chúng. D. Các tổ chức vũ trang và bán vũ
trang.
33. Vấn đề quan trọng nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
A. Phát triển số lượng, chất lượng đảng viên trong lực lượng vũ trang.
B. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị trong lực lượng vũ trang.
C. Giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê nin, tiuw tưởng Hồ Chí Minh.
D. Giữ vững nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang.
34. Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân khó khăn lớn của ta là gì?
A. Nền kinh tế và khoa học công nghệ của nước ta chưa phát triển.
B. Kẻ thù có vũ khí hiện đại, thủ đoạn tác chiến trên chiến trường thường xuyên thay đổi.
C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động rất lớn đến lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”
35. Thách thức lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình xây dựng LLVT nhân dân hiện nay ta là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc và kẻ thù của chúng ta ngày càng lớn mạnh.
B. Tụt hậu xa hơn về kinh tế, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức..
C. Tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật của đất nước ta còn yếu.
D. Trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội còn hạn chế.
36. Biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay ta là gì?
A. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang có phẩm chất, năng lực tốt.
B. Xây dựng đội ngũ cán bộ sĩ quan có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt.
C. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có bản lĩnh chính trị vững vàng.
D. Xây dựng cán bộ lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành, sẵn sàng chiến đấu .

BÀI 6. (34 câu) KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ
QUỐC PHÒNG – AN NINH
1. Cơ sở lý luận của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh là gi?
A. Kinh tế quyết định việc cung ứng vật chất cho QP-AN.
B. Kinh tế quyết định việc cung ứng vật chất cho QP-AN.
C. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của QP-AN.
D. Kinh tế quyết định việc cung cấp kỹ thuật, công nghệ cho QP-AN.
17

2. Kinh tế và quốc phòng – an ninh có mối quan hệ như thế nào?


A. QP-AN tạo ra cơ sở vật chất xây dựng kinh tế.
B. QP-AN tạo ra những biến động kích thích kinh tế.
C. QP-AN và kinh tế có quan hệ, tác động lẫn nhau.
D. QP-AN tạo ra quá trình sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Mục đích kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng hiện nay là gì?
A. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
C. Phát triển kinh tế, QP-AN vững mạnh bảo vệ Tổ quốc.
D. Nâng cao vị thế, tiềm lực mọi mặt của đất nước.
4. Quốc phòng là gì?
A. Là công việc của LLVT nhân dân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
B. Là công việc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại.
C. Là công việc của địa phương nhằm để huy động mọi tiểm lực đất nước bảo vệ Tổ quốc.
D. Tất cả đều đúng.
5. Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng – an ninh là gì?
A. Kinh tế quyết định nguồn gốc ra đời, sức mạnh của QP-AN.
B. Bản chất của KT-XH quyết định bản chất của QP-AN.
C. QP-AN tác động trở lại kinh tế theo hướng tích cực và tiêu
cực. D. Câu A, B, C đúng.
6. Khẳng định “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào kinh tế” là của ai ?
A. Hồ Chí Minh.
B. Ph. Ăng Ghen.
C. V.I. Lênin.
D. C.Mác.
7. “Động vi binh, tĩnh vi dân” là gì?
A. Khi đất nước hòa bình làm người lính sẵn sàng chiến đấu.
B. Khi đất nước chiến tranh làm người dân phát triển kinh tế.
C. Khi đất nước có chiến tranh hoặc bình yên đều phải làm người dân xây dựng, phát triển
kinh tế D. Khi đất nước có chiến tranh làm người lính, đất nước bình yên làm người dân
phát triển kinh tế
8. Kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh trong kháng chiến chống Pháp xâm lược Đảng ta đề ra
chủ trương gì?
A. Vừa tiến hành chiến tranh vừa củng cố tiềm lực kinh tế.
B. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
C. Vừa tăng gia sản xuất vừa củng cố quốc phòng.
D. Vừa xây dựng làng kháng chiến, vừa tăng gia lao động sản xuất.
9. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII là gì? A
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước phát triển theo hướng hiện
đại. B. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
C. Phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
D. Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công, nông nghiệp theo hướng hiện đại.
10. Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT -XH với tăng cường củng cố quốc QP-AN là gì?
A. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại.
B. Kết hợp trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hóa đất nước.
C. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
D. Kết hợp trong xác định chiến lược về văn hóa tư tưởng.
11. Kết hợp kinh tế với QP-AN trong phát triển các vùng lãnh thổ cần phải quan tâm vấn đề gì?
A. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT -XH với xây dựng lực lượng, thế trận QP – AN.
B. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT -XH với xây dựng LLVT, lực lượng quần chúng.
C. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp quốc phòng với xây dựng thế trận phòng thủ.
D. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT -XH với xây dựng các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội.
18

12. Kết hợp phát triển KT -XH với tăng cường củng cố QP – AN thì lĩnh vực nào đóng vai trò là
động lực, là nền tảng cho sự phát triển?
A. Công nghiệp và bưu chính viễn thông.
B. Khoa học công nghệ và giáo dục.
C. Giao thông vận tải.
D. Câu A, B, C đúng.
13. Kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh ở vùng núi, biên giới cần tập trung vào những nội
dung gì?
A. Tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ, có chính sách điều chỉnh dân số phù hợp.
B. Thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo.
C. Kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả trung ương và địa phương.
D. Tất cả đều đúng.
14. Một trong những nội dung kết hợp KT với QP trong giai đoạn hiện nay là gì?
A. Kết hợp KT với QP trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.
B. Kết hợp KT với QP trong phân chia các khu vực kinh tế, địa lý.
C. Kết hợp KT với QP giữa các vùng dân cư và vùng kinh tế mới .
D. Kết hợp KT với QP trong phân chia các khu vực kinh tế.
15. Một trong những nội dung kết hợp KT với QP ở các vùng kinh tế trọng đểm là gì?
A. Phát triển kinh tế phải đáp ứng nhu cầu dân sinh thời bình và nhu cầu chi viện cho thời chiến.
B. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ nhu cầu phục vụ dân sinh và nhu cầu dự trữ cơ sở vật chất.
C. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ yêu cầu phòng thủ ở từng tỉnh, thành phố.
D. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ thỏa mãn nhu cầu dân sinh và nhu cầu quân sự .
16. Kết hợp KT với QP hiện nay cả nước chia thành những vùng kinh tế trọng điểm nào?
A. Bắc bộ, Trung bộ, Miền Đông nam bộ.
B. Miền núi, đồng bằng nông thôn, đô thị thành phố.
C. Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long.
D. Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.
17.Một trong những nội dung kết hợp KT với QP ở các vùng kinh tế biển, đảo cần tập trung vấn đề gi?
A. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên, khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn
lâu dài. B. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên dân đầu tư tàu thuyền đánh
bắt xa bờ.
C. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên ngư dân thành lập các tổ chức tự vệ trên biển.
D. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để ngư dân xây dựng các trận địa phòng thủ.
18. Một trong những nội dung kết hợp KT với QP, AN trong giai đoạn hiện nay là gì?
A. Kết hợp trong nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
B. Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phòng toàn dân.
C. Kết hợp trong thực hiện xây dưng thế trận quốc phòng, an ninh.
D. Kết hợp trong thực hiện phân chia các khu vực kinh tế, quốc phòng.
19. Một trong những nội dung kết hợp KT với QP, AN trong công nghiệp là gì?
A. Phải kết hợp ngay từ khi xây dựng các khu công nghiệp.
B. Phải kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công nghiệp.
C. Phải kết hợp ngay từ khâu quy hoạch chiến lược đào tạo nhân lực của ngành công nghiệp.
D. Phải kết hợp ngay trong ý đồ chiến lược bố trí mạng lưới công nghiệp quốc phòng.
20. “Dựng nước đi đôi với giữ nước” có ý nghĩ gì đối với nước ta?
A. Là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
B. Là sự phản ánh quá trình phát triển của dân tộc ta.
C. Là quy luật phát triển để bảo vệ đất nước.
D. Là quy luật để xây dựng và phát triển đất nước.
21. Ông cha ta thực hiện kế sách “Ngụ binh, ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” để làm gì?
A. Để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất.
B. Để vừa phát triển kinh tế vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
C. Để nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời sẵn sàng chống lại kẻ thù xâm lược.
D. Vừa phát triển kinh tế vừa sẵn sàng chống lại kẻ thù xâm lược.
19

22. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong lâm nghiệp cần tập trung?
A. Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh, định cư xây dựng các cơ sở chính trị.
B. Đẩy mạnh khai thác, trồng rừng gắn với công tác định canh, định cư xây dựng các tổ chức xã hội.
C. Đẩy mạnh khai thác lâm sản, phát triển hệ thống giao thông, xây dựng các đoàn thể.
D. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo gắn với công tác luân chuyển dân cư, xây dựng cơ sở chính trị.
23. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng công trình cần chú ý gì?
A. Công trình trọng điểm, quy mô lớn phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và sẵn sàng phục vụ cho QP-
AN. B. Công trình nào cũng đều phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ cho QP-AN.
C. Công trình ở các vùng núi, biên giới phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và phục vụ cho chiến đấu.
D. Công trình trọng điểm, ở vùng kinh tế trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ .
24. Một trong những giải pháp để thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là phải tăng cường?
A.Sự lãnh đạo của Nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.
B. Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều hành của cơ quan chuyên môn.
C. Sự lãnh đạo của của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp.
D. Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân.
25. Bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh cần tập trung vào
đối tượng nào?
A. Cán bộ cấp tỉnh, bộ, ngành từ trung ương đến cơ sở, địa phương.
B. Cán bộ các cấp từ xã phường trở lên.
C. Cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.
D. Học sinh trung học phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học.
26. Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?
A. 3 vùng.
B. 4 vùng.
C. 5 vùng.
D. 6 vùng.
27. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh trong giao thông vận tải cần phải làm
gì?
A. Xây dựng các công trình giao thông hoành tráng cho thời binh.
B. Xây dựng các con đường nông thôn cho thời chiến.
C. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến.
D. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông từng giai đoạn.
28. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu ở ngành nào?
A. Giao thông vận tải; bưu chính viễn thông và công nghiệp quốc phòng.
B. Giao thông vận tải; bưu chính viễn thông và xây dựng cơ bản.
C. Giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng và vận tải dân sự.
D. Giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng, quân sự.
29. Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT-XH với với tăng cường củng cố QP-AN ở vùng
núi biên giới là gì?
A. Xây dựng các phương án bảo vệ an ninh chính chính trị, an ninh trật tự biên giới.
B. Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
C. Tổ chức tốt định canh, định cư, có chính sách phù hợp để động viên điều chỉnh dân số.
D. Xây dựng các khu kinh tế vùng biên giới kết hợp với bảo vệ an ninh chính trị.
30. Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT-XH với với tăng cường củng cố QP-AN
trong khoa học công nghệ và giáo dục là gì?
A. Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước.
B. Coi trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ của đất nước.
C. Coi trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ quân sự.
D. Cả A và B.
31. Kết hợp KT với với QP-AN trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội được thể hiện ở đâu?
A. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
B. Ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.
20

C. Ngay trong việc củng cố nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận CTND.
D. Ngay trong việc hoạch ddingj chiến lược xây dựng nền QPTD, ANND.
32. Thực chất của việc kết hợp phát triển KT với với QP-AN là gì?
A. Thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
C. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược.
D. Phát triển kinh tế, quốc phòng vững mạnh.
33. Tại sao trong quy hoạch, kế hoạc xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp cần lựa chọn quy
mô trung binh, phân tán, trải dài trên diện rộng?
A. Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ nước ta còn hạn chế.
B. Để hạn chế hậu quả tiến công hỏa lực của địch khi có chiến tranh.
C. Do nước ta còn nghèo chưa đủ trình độ xây dựng các khu công nghiệp lớn.
D. Để tận dụng tốt nguồn nhân lực tại chỗ cho xây dựng thành phố, khu công nghiệp.
34. Để thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường củng cố QP-AN, giải
pháp nào là quan trọng nhất?
A. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường củng cố QP.
B. Tăng cường hiệu lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với QP, AN.
C. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể.
D. Củng cố, kiện toàn phát huy vai trò của các cơ quan chuyên trách.

BÀI 7 (40 câu). NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM


1. Trong lịch sử vì sao nước ta luôn bị nhiều kẻ thù nhòm ngó?
A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.
B. Việt Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản.
C. Việt Nam có rừng vàng biển bạc.
D. Việt Nam có thị trường to lớn.
2. Một trong những lý do làm cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại là gi?
A. Nhà Hồ đã tích cực chủ động tiến công nhưng sai lầm trong chiến lược.
B. Nhà Hồ đã tích cực tiến công nhưng quân minh quá mạnh.
C. Nhà Hồ đã thiên về phòng thủ, dẫn đến sai lầm trong chỉ đạo chiến lược.
D. Nhà Hồ đã thiên về phòng thủ, không đề phòng, không phản công.
3. Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là gì?
A. Chuẩn bị chu đáo, chặn đánh địch từ khi mới xâm lược.
B. Chuẩn bị thế trận phòng thủ vững chắc để đánh địch.
C. Chủ động đánh địch từ xa làm cho địch bị bất ngờ lúng túng.
D. Chủ động tiến công trước, đẩy kẻ thù vào thế bị động.
4. Tư tưởng HCM có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuật quân sự Việt Nam?
A. Là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
B. Là động lực cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
C. Là kim chỉ nam cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
D. Là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
5. Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là gì?
A. Lấy nhỏ địch lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu địch mạnh.
B. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh.
C. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
D. Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
6. “Mối người dân là một chiến sĩ, mỗi làng bản là một pháo đài…” thuộc nội dung nào đánh giặc của
ông cha ta?
A. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
B. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
C. Nghệ thuật Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
D. Nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện lấy đấu tranh quân sự là chủ chốt.
21

7. Quy luật của chiến tranh là gì?


A. Đông quân thì thắng, ít quân thì thua.
B. Vũ khí hiện đại thì thắng, thô sơ thì thua.
C. Mạnh được, yếu thua.
D. Cả 2 đáp án A, B.
8. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo có mấy nội dung?
A. Có 5 nội dung.
B. Có 4 nội dung.
C. Có 3 nội dung.
D. Có 2 nội dung.
9. Đặc trưng của Nghệ thuật quân sự Việt Nam là gì?
A. Lấy kế thắng lực.
B. Lấy thế thắng lực.
C. Lấy mưu thắng
lực.
D. Lấy ý chí thắng lực.
10. Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là gì?
A. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
B. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, dân vận.
C. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại thương, dân vận.
D. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, kinh tế, thương mại, binh vận.
11. Vì sao tư tưởng tích cực chủ động tiến công được xem là sợi chỉ đỏ?
A. Xuyên suốt trong quá trình tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. Xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh.
C. Xuyên suốt trong quá trình huấn luyện và đề ra kế sách chiến tranh.
D. Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, đánh giá về kẻ thù.
12. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là gì?
A. Tích cực, chủ động tiến công.
B. Tích cực phòng ngự chờ thời cơ tiến công.
C Phòng ngự chắc chắn kết hợp tiến công.
D.Phòng ngự tạo thời cơ thuận lợi để phản công.
13. Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị được xác định là gì?
A. Là mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất.
B. Là mặt trận quyết định thắng lợi trực tiếp.
C. Là cơ sở để tạo ra sức mạnh về quân sự.
D. Là mặt trận chủ yếu để phân hóa, cô lập kẻ thù.
14. Nội dung nào là quan trọng nhất trong nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo?
A. Nghệ thuật chiến lược.
B. Chiến thuật quân sự.
C. Nghệ thuật chiến dịch.
D. Tất cả đều đúng.
15. Biện pháp “Tiên phát chế nhân” do lãnh tụ nào khởi xướng và thực hiện?
A. Lê Lợi.
B. Lê Hoàn.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Nguyễn Trãi.
16. Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam là gì?
A. Từ truyền thống đánh giặc của tổ tiên.
B. Từ nghệ thuật quân sự của các nước.
C. Từ luận điểm đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin.
D. Cả B và C.
17. Một trong những nội dung chiến lược quân sự của Đảng ta là gì?
A. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.
22

B. Xác định đúng kẻ thù, đánh giá đúng kẻ thù xâm lược.
C. Xác định đúng đối tượng, đúng đối tác.
D. Xác định đúng lực lượng và đánh giá đúng đối tác của ta.
18. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đối tượng tác chiến của quân và dân ta là?
A. Quân đội Anh, quân đội Tưởng.
B. Quân đội Nhật, quân đội Pháp.
C. Quân đội Nhật, quân đội Tưởng.
D. Quân đội Pháp xâm lược.
19. “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” muốn nói đến nội dung nào của nghệ thuật quân sự Việt
Nam từ khi có Đảng lãnh đạo?
A. Xác định đúng kẻ thù.
B. Đánh giá đúng kẻ thù.
C. Phương thức tiến hành chiến tranh.
D. Phương châm tiến hành chiến tranh.
20. Khi Mỹ xâm lược Việt Nam Đảng ta nhận định thế nào?
A. Mỹ rất giàu và rất mạnh.
B. Mỹ giàu nhưng không mạnh.
C. Mỹ không giàu nhưng rất mạnh.
D. Mỹ tuy giàu nhưng rất yếu.
21. Về chiến lược quân sự chúng ta thường mở đầu chiến tranh vào thời điểm nào?
A. Chúng ta có đủ lực lượng và vũ khí.
B. Chúng ta được quốc tế ủng hộ và giúp đỡ.
C. Chúng ta đã xây dựng được thế trận vững mạnh.
D. Chúng ta đã đáp ứng được mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử.
22. Đảng ta chỉ đạo phương châm tiến hành chiến tranh là gì?
A. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác.
B. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
C. Tự lực cánh sinh, đánh nhanh, thắng nhanh, dựa vào sức mình là chính.
D. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh thời đại là chính.
23. Nội dung trong phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân là gì?
A. Tiến công địch bằng 2 lực lượng, 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược.
B. Tiến công địch bằng 3 lực lượng, 2 mũi giáp công, 2 vùng chiến lược.
C. Tiến công địch bằng 3 lực lượng, 4 mũi giáp công, 5 vùng chiến lược.
D. Tiến công địch bằng 4 lực lượng, 3 mũi giáp công, 2 vùng chiến lược.
24. “Đánh địch bằng 3 mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận” thuộc nội dung nào?
A. Phương châm tiến hành chiến tranh.
B. Cách đánh địch trong chiến dịch quân sự.
C. Xác định cách đánh địch hiệu quả.
D. Phương thức tiến hành chiến tranh.
25. Loại hình chiến dịch cơ bản trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam là gì?
A. Chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, vận động, phục kích, tập kích.
B. Chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp.
C. Chiến dịch tiến công, phòng ngự, phục kích, tập kích.
D. Chiến dịch tiến công, phục kích, phòng không, tiến công tổng hợp.
26. Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông (1947), Chiến địch Đường 9-Nam Lào thuộc loại hình chiến
dịch nào?
A. Chiến dịch phản công.
B. Chiến dịch tiến công.
C. Chiến dịch phòng ngự.
D. Chiến dịch tổng hợp.
27. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã thay đổi phương châm tác chiến đó là gì?
A. Từ đánh lâu dài sang đánh nhanh, thắng nhanh.
23

B. Từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài.


C. Từ đánh lâu dài sang đánh chắc, tiến chắc.
D. Từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.
28. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” đây là tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975).
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
D. Chiến dịch Bình Trị Thiên (1975).
29. Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch phản công?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B. Chiến dịch Việt Bắc (1947).
C. Chiến dịch Quảng trị (1972).
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1972).
30. Mặt trận binh vận có ý nghĩa gì?
A. Làm cho kẻ địch lúng túng bị động, tiến thoái lưỡng nan.
B. Làm cho lực lượng kẻ thù thương vong, không còn khả năng tiến công.
C. Làm tan rã hàng ngũ địch, hạn chế thấp nhất tổn thất của ta.
D. Làm tan rã hàng ngũ địch, không còn khả năng tác chiến.
31. Chiến thuật thường vận dụng trong giai đầu kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là gì?
A. Phản công, phòng ngự, tập kích.
B. Tập kích, phục kích, vận động tiến công.
C. Phục kích, đánh úp.
D. Phòng ngự, phục kích, phản kích.
32. Nội dung quan trọng nhất của lý luận chiến thuật là gì?
A. Phương thức tác chiến.
B. Phương châm tác chiến.
C. Quy mô lực lượng tham gia chiến đấu.
D. Cách đánh.
33. Một trong những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự được vận dụng hiện nay là gì?
A. Tích cực phòng thủ trong thế tiến công.
B. Tích cực tiến công và phòng ngự.
C. Tích cực phòng ngự và chủ động tiến
công. D. Tích cực chủ động tiến công.
34. Một trong những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự cần quán triệt là gì?
A. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng giáo dục truyền thống.
B. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng xây dựng phát triển kinh tế.
C. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.
D. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
35. Có loại hình nào sau đây trong nghệ thuật quân sự?
A. Tiến công, tiến công tổng hợp, phản công.
B. Phòng ngự, phòng không.
C. Phản công, tiến công tổng hợp.
D. Cả A và B.
36. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là gì?
A. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
B. Chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.
C. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận.
D. Tất cả đều đúng.
37. Một trong những nội dung của chiến lược quân sự là gì?
A. Nghiên cứu kẻ thù.
B. Tìm điểm mạnh, điểm yếu của kẻ
thù. C. Đánh giá đúng kẻ thù.
24

D. Xác định cách đánh.


38. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt và diễn ra trong mấy ngày?
A. Chia làm 2 đợt và diễn ra trong 60 ngày đêm.
B. Chia làm 3 đợt và diễn ra trong 65 ngày đêm.
C. Chia làm 3 đợt và diễn ra trong 56 ngày đêm.
D. Chia làm 2 đợt và diễn ra trong 70 ngày đêm.
39. Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Hồ Chiw Minh thuộc loại hình
chiến dịch nào?
A. Chiến dịch tổng hợp.
B. Chiến dịch phòng ngự.
C. Ciến dịch tiến công.
D. Chiến dịch phản công.
40. Xác định đúng đối tượng tác chiến thuộc nội dung nào của Nghệ thuật quân sự Việt nam từ khi
có Đảng lãnh đạo?
A. Nghệ thuật chiến dịch.
B. Chiến lược quân sự.
C. Nghệ thuật chiến thuật.
D. Tất cả các khâu đều sai.

BÀI 8 ( 25 câu ) XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Câu 1: Lãnh thổ quốc gia là?
A. Phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia.
B. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất và vùng nước, vùng biển.
C. Phạm vi không gian giới hạn bởi biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ.
D. Một phần của trái đất bao gồm vùng đất và vùng trời của quốc gia.
Câu 2: Việt Nam có đường biên giới dài bao nhiêu km?
A. 4550 km
B. 4500 km
C. 5450 km
D. 4450 km
Câu 3: Lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi các bộ phận sau:
A. Vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia.
B. Vùng đất, vùng nước, nội địa và vùng nội thuỷ.
C. Vùng đất, vùng nước, vùng trời và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
D. Vùng đất, vùng lãnh hải và vùng trời.
Câu 4: Vùng nội thuỷ của lãnh thổ quốc gia:
A. Là vùng nước được giới hạn bởi một bên là bờ biển và một bên khác là lãnh hải.
B. Là vùng nước biển nằm ở phía trong của đường cơ sở.
C. Là vùng nước nằm ở bên ngoài đường cơ sở.
D. Là vùng nước được giới hạn bởi đường cơ sở và đường biên giới trên biển.
Câu 5: Việt Nam có đường bờ biển dài bao nhiêu km?
A. 3620 km
B. 2360 km
C. 3260 km
D. 3206 km
Câu 6: Vùng nước lãnh hải của lãnh thổ quốc gia:
A. Là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
C. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở vào trong.
D. Là vùng biển nằm bên ngoài vùng nội thuỷ có chiều rộng 24 hải lý.
Câu 7: Tàu thuyền của các quốc gia khác có được đi lại trong vùng lãnh hải của VN không?
A. Không được phép đi lại
25

B. Được phép đi lại tự do


C. Được phép đi lại khi chính phủ Việt Nam cho phép
D. Được phép đi lại không gây hại
Câu 8: Thế nào chủ quyền quốc gia?
A. Là quyền tối cao của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình.
B. Là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về lập pháp, hành pháp và tư pháp.
C. Là quyền thiêng liêng mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội do quốc gia quyết định.
D. Là quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia.
Câu 9: Tác dụng của đường biên giới quốc gia trên biển?
A. Phân định lãnh thổ trên biển cho tất cả các quốc gia.
B. Là ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
C. Là ranh giới phía ngoài của thềm lục địa
D. Phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau
Câu 10: Đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất nhất của một quốc gia là gì?
A. Quyền lực công cộng nhà nước
B. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
C. Chủ quyền quốc gia
D. Hoà bình, độc lập, tự chủ
Câu 11: Thế nào là chủ quyền lãnh thổ quốc gia?
A. Là quyền tối cao, tuyệt đối, riêng biệt đối với quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình.
B. Là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quyết định mọi vấn đề của quốc gia trên vùng lãnh
thổ của mình.
C. Là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng
lãnh thổ của mình.
D. Là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội.
Câu 12:Vùng nội thủy có chế độ pháp lý như thế nào?
A. Như lãnh thổ trên đất liền.
B. Như vùng thềm lục địa.
C. Như vùng đặc quyền kinh tế.
D. Câu b, c đúng.
Câu 13: Biên giới quốc gia trên không được xác định độ cao như thế nào?
A. Độ cao 100Km
B. Độ cao ngang bầu khí quyễn
C. Độ cao tàu vũ trụ
D. Chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể
Câu 14: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
A. Xây dựng và phát triển nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế kết hợp với quốc phòng - an ninh.
C. Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên mọi mặt.
D. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị.
Câu 15: Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bộ phận nào sau đây?
A. Biên giới quốc gia trên đất liền.
B. Biên giới quốc gia trên biển.
C. Biên giới quốc gia trên không và trong lòng đất.
D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 16: Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bộ phận nào sau đây?
A. Biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển và trên không.
B. Biên giới quốc gia trong lòng đất và trên biển.
C. Biên giới quốc gia trên không, trên biển và trong lòng đất
D. Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
26

Câu 17: Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng yếu tố nào?
A. Hệ thống các mốc quốc giới trên đất liền, các mốc quốc giới trên biển .
B. Hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, các tọa độ trên hải đồ.
C. Hệ thống các đường biên giới, các toạ độ trên hải đồ .
D. Hệ thống các mốc quốc giới trên đất liền bằng các tọa độ.
Câu 18: Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là?
A. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
B. Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới
C. Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường
D. Tất cả a, b c đều đúng
Câu 19: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là:
A. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng và trên thế giới.
B. Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới vì hoà bình, ổn định và phát triển lâu dài.
C. Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ
quốc. D. Tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn
định lâu dài.
Câu 20: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:
A. Phối hợp với các nước trong khu vực ngăn chặn mọi âm mưu gây bạo loạn lật đổ của kẻ thù.
B. Phối hợp với các nước đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết hữu nghị.
C. Phối hợp chặt chẽ giữa chống giặc ngoài và dẹp thù trong để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
D. Phối hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.
Câu 21: Một trong những quan điểm của Đảng về xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc
gia:
A. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một bộ phận rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
B. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. C. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc
VN.
D. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Câu 22: Quan điểm xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định của Đảng và Nhà nước ta thể hiện:
A. Là vấn đề quan trọng, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
B. Là quan điểm nhất quán trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. Là quan điểm nhất quán phù hợp với lợi ích, luật pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
D. Là xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định phù hợp với đường lối đối ngoại của nước ta.
Câu 23: Để xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi công dân Việt Nam phải:
A. Có nghĩa vụ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
B. Có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
C. Có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
D. Tất cả các câu đều đúng.
Câu 24: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên
giới:
A. Vừa hợp tác vừa đấu tranh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình
B. Thương lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau
C. Bằng con đường ngoại giao trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
D. Kết hợp nhiều biện pháp kể cả biện pháp đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Câu 25: Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là gì?
A. Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên
Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
B. Việt Nam khẳng định chủ quyền tuyệt đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông,
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
C. Việt Nam khẳng định chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối với vùng biển, đảo trong đó có hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
D. Việt Nam khẳng định chủ quyền thiêng liêng hoàn toàn không cãi đối với vùng biển, đảo của
Việt Nam trên Biển Đông.
27

BÀI 9 ( 22 câu ) XÂY DỰNG LƯC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ
ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Câu 1: Dân quân tự vệ có vai trò gì?
A. Là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ địa phương cơ sở.
B. Trong thời bình DQTV là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế
C. Trong thời chiến DQTV làm nòng cốt cho toàn dân đánh
giặc. D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào:
A. Lực lượng dự bị và lực lượng rộng rãi
B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi
C. Lực lượng quân sự và lực lương an ninh nhân dân.
D. Lực lượng thường trực và lực lượng đánh địch tại chỗ.
Câu 3: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là phải:
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.
B. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, trình độ kỹ chiến thuật tốt, sẵn sàng chiến đấu
cao.
C. Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.
D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Câu 4: Xây dựng lực lượng DBĐV bảo đảm giữa số lượng và chất lượng như thế nào?
A. Số lượng đông, chất lượng cao, phải xây dựng toàn diện
B. Số lượng đông, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
C. Xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
D. Số lượng hợp lý, chất lượng cao, nhất là chất lượng chính trị.
Câu 5: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là:
A. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao toàn diện, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu cao.
B. Bảo đảm toàn diện nhưng có trọng điểm chủ yếu xây dựng chất lượng.
C. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
D. Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị sẵn sàng chiến đấu.
Câu 6: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cần chú ý phương châm :
A. Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng chính trị.
B. Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính .
C. Xây dựng toàn diện sẳn sàng chiến đấu cao.
D. Xây dựng toàn diện, coi trọng chất lượng chính trị là chính.
Câu 7: Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng vì:
A. Dân quân tự vệ là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng nhân dân.
C. Dân quân tự vệ là lưc lượng nòng cốt chiến đấu bảo vê địa phương .
D. Dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Câu 8: Một trong những nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên là:
A. Theo mức độ sức khoẻ, theo tuổi đời và theo cư trú.
B. Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.
C. Theo quân hàm, theo chức vụ và theo sức khoẻ.
D. Theo hạng, theo trình độ văn hoá và theo tuổi đời.
Câu 9: Phương châm huấn luyện đối với lực lượng dự bị động viên:
A. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả tập trung vào khoa học quân sự hiện đại.
B. Cơ bản, thống nhất coi trọng khâu kỹ thuật tác chiến, phối hợp giữa các lực lượng.
C. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, sát thực tế chiến đấu tại địa bàn.
D. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.
Câu 10: Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng như thế nào:
A. Trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt.
B. Trực tiếp về mọi mặt.
C. Gián tiếp về mọi mặt.
D. Toàn diện về mọi mặt.
28

Câu 11: Một biểu hiện của sức mạnh tổng hợp trong xây dựng LLDBĐV là:
A. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của các địa phương.
B. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ, Nghành.
C. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của toàn xã hội.
D. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ Quốc phòng.
Câu 12: Thẩm quyền quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng do cấp nào
quy định?
A. Bộ Quốc phòng.
B. Chủ tịch nước.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Chính phủ.
Câu 13: Một trong những nội dung xây dựng LLDBĐV là:
A. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.
B. Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.
C. Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.
D. Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo pháp lệnh qui định.
Câu 14: Phương tiện kỹ thuật của lực lượng dự bị động viên gồm những phương tiện nào?
A. Phương tiện vận tải, làm đường, cầu phà, thông tin liên lạc.
B. Phương tiện thông tin liên lạc, y tế, phương tiện vận tải làm đường.
C. Phương tiện vận tải làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phương tiện khác.
D. Phương tiện vận tải làm đường, thông tin liên lạc và các thiết bị khoa học công nghệ.
Câu 15: Thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với lực lượng dự bị động viên nhằm:
A. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
B. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên tham gia mở rộng quân đội.
C. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên và tổng động viên khi có lệnh.
D. Giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng LLDBĐV.
Câu 16: Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dự bị động viên nhằm đạt mục đích:
A. Duy trì sức mạnh chiến đấu của LLDBĐV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
B. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và tăng cường chất lượng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Bảo đảm sức mạnh của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
D. Hoàn thiện và tăng cường số lượng, chất lượng cho lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
Câu 17: Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng là:
A. Lực lượng cơ động và lực lượng rộng rãi.
B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
C. Lực lượng quân sự và lực lượng an ninh nhân dân.
D. Lực lượng cơ động tại chỗ đánh địch và lực lượng dự bị.
Câu 18: Huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ bao gồm những đối tượng nào?
A. Toàn thể cán bộ, công nhân viên các ngành, các cấp.
B. Toàn thể cán bộ dân quân tự vệ.
C. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ.
D. Toàn thể cán bộ, Đảng viên, dân quân tự vệ.
Câu 19: Nội dung giáo dục chính trị đối với dân quân tự vệ là gì?
A. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
B. Giáo dục âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nước ta.
C. Giáo dục cho mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác .
D. Giáo dục âm mưu và ý chí đánh giặc giữ nước cho người dân.
Câu 20: Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ là:
A. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến 35 tuổi cho nữ công dân.
B. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 30 cho nữ công dân.
C. Đủ 20 tuổi đến 45 tuổi cho nam công dân; đủ 20 tuổi đến hết 35 tuổi cho nữ công dân. D.
Đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi cho nữ công dân.
Câu 21: Một trong những nội dung xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ hiện nay là:
29

A. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng chính trị
B. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện
C. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện có sức chiến đấu cao
D. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng là chính.
Câu 22: Dân quân tự vệ được xác định là lực lượng như thế nào trong nền quốc phòng toàn dân:
A. Dân quân tự vệ là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
B. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
C. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
D. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền QP toàn dân và an ninh nhân dân.

BÀI 10 ( 23 câu ) XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
Câu 1: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có tác dụng:
A. Giúp cho lực lượng công an có điều kiện để triển khai sâu rộng các mặt công tác nghiệp vụ.
B. Giúp lực lượng công an có điều kiện tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm.
C. Giúp lực lượng công an có điều kiện tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng.
D. Giúp lực lượng công an nắm vững thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm.
Câu 2: Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc?
A. Đối tượng tham gia đa dạng, liên quan đến mọi người, mọi tầng lớp xã hội.
B. Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng có sự khác nhau ở các địa bàn.
C. Gắn liền với các cuộc vận động khác của Đảng và nhà nước.
D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 3: Quan điểm của CN Mác - Lê Nin về vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ ANTQ?
A. Là người có vai trò to lớn .
B. Là người làm nên lịch sử .
C. Là một bộ phận quan trọng .
D. Là lực lượng nòng cốt của phong trào.
Câu 4: Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự:
A. Giúp cho lực lượng công an có điều kiện triển khai sâu rộng công tác nghiệp vụ phòng chống tội
phạm.
B. Huy động sức mạnh của nhân dân đề phòng ngừa phát hiện ngăn chặn, đấu tranh với các loại tội
phạm.
B. Trực tiếp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
C. Huy động sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội để phòng chống tội phạm.
Câu 5: Giữa các phong trào hành động cách mạng của nhân dân với phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc
có mối quan hệ như thế nào?
A. Quan hệ khăng khít, tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau.
B. Mỗi phong trào có một nhiệm vụ riêng.
C. Độc lập để thực hiện
D. Chỉ ràng buộc về mặt chính quyền.
Câu 6: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong BVAN Tổ quốc.
A. Trong bầu trời không có gì quý bằng dân.
B. Dân là gốc, nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
C. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
D. Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử, quyết định sự phát triển của xã hội
Câu 7: Một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân BVAN Tổ quốc là:
A. Vận động toàn dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
C. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh ở địa phương, đơn vị.
D. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu.
Câu 8: Đối tượng tham gia phong trào toàn đân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
A. Công an, quân đội, sinh viên.
B. Mọi người, tầng lớp trong xã hội.mọi
C. Công an nhân dân, cảnh sát nhân dân
D. Lực lượng dân quân ở địa phương.
30

Câu 9: Một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân BVANTổ quốc:
A. Nắm tình hình xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
C. Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.
D. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
Câu 10: Câu nói “ Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân “ là của ai ?
A. Nguyễn Trải
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Lê Nin.
D. Khổng Tử.
Câu 11: Một trong những phương pháp xây dựng phong trào toàn dân BVAN Tổ quốc là:
A. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
B. Xây dựng mở rộng liên kết, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể.
C. Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
D. Nắm tình hình và vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào BVAN trật tự, an toàn xã hội.
Câu 12: Hình thức hoạt động của phong trào toàn dân BV an ninh TQ như thế nào?
A. Tự giác có tổ chức của đông đảo quần chúng nhân dân.
B. Tự giác của đông đảo quần chúng nhân dân.
C. Có tổ chức của một số bộ phận quần chúng nhân dân.
D. Tự phát ở một số bộ phận quần chúng nhân dân.
Câu 13: Một trong những phương pháp xây dựng phong trào toàn dân BVAN Tổ quốc:
A. Tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ BVAN-trật tự.
B. Xây dựng mở rộng liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể.
C. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng.
D. Tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn nhân dân xây dựng đời sống văn hoá tại khu dân cư.
Câu 14: Một trong những nội dung của kế hoạch phát động phong trào toàn dân BVAN tổ quốc là:
A. Gửi văn bản dự thảo kế hoạch đến tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia góp ý, bổ sung.
B. Xác định mục đích, yêu cầu cụ thể phải đạt được của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
C. Tiếp thu ý kiến của tập thể, tiến hành nghiên cứu bổ sung kế hoạch phát động toàn dân bảo vệ
Tổ quốc.
D. Đảm bảo đủ nội dung, đúng quy tắc về thể thức văn bản quản lý Nhà nước.
Câu 15: Hình thức hoạt động Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
A. Vừa tự giác, vừa bắt buộc.
B. Bắt buộc.
C. Tự giác, có tổ chức.
D. Tự giác là chính.
Câu 16: Một trong những phương pháp tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh trật tự là:
A. Triệt để khai thác sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.
B. Tuyên truyền giáo dục nhân dân xây dựng đời sống văn hoá.
C. Vận động nhân dân chấp hành giao thông, trật tự công cộng.
D. Xây dựng cụm dân cư có nếp sống văn hoá, thuần phong mỹ tục.
Câu 17: Phương pháp xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt trong phong trào BVAN Tổ quốc:
A. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quần chúng được xây dựng.
B. Đề xuất cấp uỷ, chính quyền ra quyết định thành lập tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự.
C. Xác định hình thức tổ chức quần chúng cần xây dựng.
D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 18: Để nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào BVAN Tổ quốc cần làm các công việc:
A. Lựa chọn điển hình tiên tiến.
B. Phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến
C. Bồi dưỡng điển hình tiên tiến.
D. Cả a, b đều đúng
31

Câu 19: Nội dung, yêu cầu xây dựng các tổ chức quần chúng làm nòng cốt phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc?
A. Lựa chọn đội ngũ cán bộ đương chức có quyền hành, có năng lực.
B. Lựa chọn người có uy tín, năng lực được quần chúng tín nhiệm.
C. Lựa chọn đội ngũ cán bộ là các cựu chiến binh, công an.
D. Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 20: Một trong những nội dung nắm tình hình trong phát động phong trào toàn dân BVAN Tổ quốc:
A. Vị trí địa lý, địa bàn, dân cư, phong tục tập quán, nghề nghiệp, vấn đề tôn giáo, dân tộc có liên quan.
B. Vị trí địa lý, địa hình, vùng dân cư, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan.
C. Đi sát cơ sở tiếp xúc, gặp gỡ, thu thập ý kiến nắm tình hình liên quan đến an ninh chính trị.
D. Trực tiếp khảo sát điều tra hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng
nhân dân.
Câu 21: Ý nghĩa của việc trang bị kiến thức toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho sinh viên
A. Giúp sinh viên hiểu biết và tự hào về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
B. Giúp sinh viên nắm chắc phong trào để áp dụng khi ra trường đi làm.
C. Giúp sinh viên nắm được vị trí, vai trò của phong trào, nêu cao tinh thần trách nhiệm
D. Giúp sinh viên củng cố kiến thức về quốc phòng – an ninh.
Câu 22: Một trong những phương pháp nắm tình hình xây dựng kế hoạch phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc là:
A. Đi sát cơ sở nắm tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội trên từng địa bàn dân cư
B. Đi sát cơ sở, trực tiếp gặp gỡ, thu thập ý kiến của các tổ chức, các tầng lớp dân cư khác nhau
C. Trực tiếp điều tra hoạt động của các tổ chức quần chúng nhân dân
D. Nắm tình hình quần chúng chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Câu 23: Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
A. Đây là một nhiệm vụ quan trọng sinh viên tự giác tham gia.
B. Đây là nhiệm vụ chủ yếu mà bắt buộc sinh viên phải tham gia..
C. Đây là phong trào sinh viên không nhất thiết phải tham gia.
D. Đây là phong trào sinh viên tổ chức tham gia.

BÀI 11 ( 24 câu ) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ
GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Câu 1: Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
A. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc
gia.
B. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh các hành động gây rối của kẻ thù.
C. Bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
D. Bảo vệ các công trình, cơ sở chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế khoa học công nghệ của Nhà
nước.
Câu 2: Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
A. Phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các lực lượng phản động xâm phạm an ninh
quốc gia. B. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia.
C. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, hành động gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực
thù địch.
D. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xâm phạm biên giới quốc gia của các thế lực thù địch.
Câu 3 : Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
A. Vận động quần chúng.
B. Kinh tế, vũ trang
C. Ngoại giao, nghiệp vụ , pháp luật.
D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 4: Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là:
A. Bảo vệ an ninh biên giới, văn hoá, thông tin, tôn giáo.
B. Bảo vệ bí mật các tổ chức chính trị - xã hội và các công trình quốc phòng – an ninh.
C. Bảo vệ bí mật của Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
D. Bảo vệ bí mật các cấp chính quyền, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
32

Câu 5: Một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:
A. Bảo vệ an ninh tư tưởng văn hoá, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền lợi của nhân dân.
33

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
C. Phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại, loại trừ các hoạt động xâm phạm AN
quốc gia.
D. Bảo vệ bí mật của Nhà nước và các mục tiêu quan trọng.
Câu 6 : Bảo vệ an ninh quốc gia cần tuân thủ những nguyên tắc là gì?
A. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân.
B. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ ANQG với nhiệm vụ XD phát triển KT - VH, XH
C. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của nhà nước
D. Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 7: Một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:
A. Kết hợp bảo vệ chế độ chính trị với bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc. B. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với xây dựng, phát triển kinh tế, văn
hoá - xã hội.
C. Kết hợp bảo vệ các cơ sở kinh tế với công trình an ninh - quốc phòng, khoa học kỹ thuật, văn
hoá.
D. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ công trình quốc phòng – an ninh.
Câu 8 : Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội thì Công an nhân dân
được xác định là lực lượng như thế nào?
A. Lực lượng chủ yếu
B. Lực lượng nòng cốt
C. Lực lượng quan trọng
D. Lực lượng chức năng .
Câu 9: Một trong những cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là:
A. Công an, quân đội, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ, dự bị động viên.
B. Công an, bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ và tình báo quân đội nhân dân.
C. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân
dân. D. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy công an, bộ đội hải quân, cảnh sát biển.
Câu 10 : Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển:
A. Bộ đội biên giới, Cảnh sát biển
B. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát nhân dân
C. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
D. Lực lượng kiểm ngư, lực lượng biên phòng.
Câu 11: Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia gồm:
A. Bảo vệ an ninh: chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, Đảng, Nhà nước, nhân dân.
B. Bảo vệ an ninh: kinh tế, văn hoá - tư tưởng, dân tộc và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Bảo vệ an ninh: kinh tế, tôn giáo, dân tộc và nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Bảo vệ an ninh: chính trị nội bộ, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, biên giới,
thông tin.
Câu 12 : Trong các lĩnh vực về an ninh quốc gia thì lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
A. Quốc phòng
B. Tư tưởng - văn
hoá C. Chính trị
D. Đối ngoại
Câu 13: Trong công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lực lượng nào làm nòng cốt?
A. Công an nhân dân
B. Quân đội nhân dân
C. Quần chúng nhân dân
D. Lực lượng vũ trang
Câu 14: “Ngăn chặn các hoạt động truyền bá văn hóa phẩm phản động, đồi trụy...” thuộc nội dung
nào trong bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Bảo vệ an ninh dân tộc
B. Bảo vệ an ninh thông tin
C. Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.
D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ
Câu 15: Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của ai?
34

A. Toàn Đảng, toàn dân,toàn quân lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt.
35

B. Toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt
C. Toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt
D. Công an, an ninh và lực lượng vũ trang nhân dân
Câu 16: Hiện nay Việt Nam ta khẳng định đối tác là:
A. Những quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức phi Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
B. Những nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển giúp đỡ Việt Nam.
C. Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt
Nam.
D. Những tổ chức, cá nhân tôn trọng giúp đỡ Việt Nam.
Câu 17: Người có hành vi phạm tôi đến tài sản, đến tính mạng sức khỏe... thuộc đối tượng nào?
A. Đối tượng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội
B. Đối tượng xâm phạm an toàn xã hội
C. Đối tượng xâm phạm an ninh trật tự, xã hội
D. Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 18: Người có hành vi hoạt động điều tra thu thập thông tin theo chỉ đạo của nước ngoài để chống lại
nhà nước Cộng hòa XHCNVN, thuộc đối tượng nào?
A. Phản động
B. Gián điệp
C. Tội phạm an ninh quốc gia
D. Tội phạm hình sự
Câu 19: Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay là:
A. Bọn tội phạm kinh tế, hình sự.
B. Bọn gián điệp, bọn phản động.
C. Các đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội.
D. Các phần tử có tư tưởng sai trái, bất mãn, chống chủ nghĩa xã hội.
Câu 20: “Ngăn chặn các hoạt động truyền bá văn hóa phẩm phản động, đồi trụy...” thuộc nội dung nào
trong bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Bảo vệ an ninh dân tộc
B. Bảo vệ an ninh thông tin
C. Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.
D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ
Câu 21: Một trong những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về BVAN quốc gia, trật tự an toàn xã hội?
A. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt bảo vệ an ninh quốc gia.
B. Công an là lực lượng nòng cốt, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước.
C. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
D. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội.
Câu 22: Trách nhiệm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông:
A. Là trách nhiệm của tất cả mọi người khi đi ô tô, xe máy.
B. Trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.
C. Là trách nhiệm của mọi công dân nước cộng hòa XHCNVN
D. Là trách nhiệm của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông
Câu 23: Bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, sinh viên và người lao động Việt Nam ở nước ngoài, thuộc
nội dung nào trong bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Bảo vệ an ninh dân tộc
B. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng
C. Bảo vệ an ninh kinh tế
D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ
Câu 24: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội?
A. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
B. Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
C. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
D. D. Cả a và c đều đúng

You might also like