You are on page 1of 6

MÔN: GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Giảng viên: Lê Minh Huân


Nhóm : 8 người

1. THUẬT NGỮ LẮNG NGHE


- Nghe là hình thức con người tiếp nhận thông tin qua thính giác.
- Lắng nghe là cách nghe có kĩ thuật, nghe và lắng nghe để thu thập, để
cảm nhận.
- Biểu hiện của lắng nghe: tiếp nhận thông tin qua thính giác đi kèm với
trạng thái chú ý.
- Ý nghĩa: giúp con nguời hiểu nội dung thông tin và trạng thái cảm xúc
của người nói trong quá trình giao tiếp.
=> Kĩ năng lắng nghe: là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết
được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói một cách hiệu quả
trong giao tiếp.

2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẮNG NGHE:


Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng đến 42,1% trong tổng số thời
gian cho việc nghe; nói : 31,9%; đọc 11%; viết 115. Như vậy, lắng nghe có vai
trò hết sức quan trọng trong giao tiếp.
 Đối với người nghe:
- Thu thập nhiều thông tin hơn:
Khi lắng nghe, con người sẽ thu nhận được nhiều thông tin để giải quyết hay
quyết định một vấn đề nào đó. Hơn nữa, khi lắng nghe sẽ tạo cho người nói
chia sẻ thông tin nhiều hơn bởi lẽ con người chỉ muốn nói với ai biết lắng nghe.
- Tạo ra bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt
đẹp:
Khi người khác nói, mình lắng nghe và khi mình nói, người khác sẽ lắng nghe.
Điều này góp phần tạo nên một bầu không khí hài hòa và hài long đối với hai
bên.
 Đối với người nói:
- Tạo ra sự thỏa mãn nhu cầu của người nói
Khi một người nói, họ luôn có nhu cầu quan tâm, lắng nghe nên khi chúng ta
lắng nghe tức là chúng ta đã thỏa mãn được nhu cầu của ngời nói.
- Khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của mình:
Khi được lắng nghe, người ta cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm nên điều
này làm cho người nói có thể thoải mái chia sẻ những quan điểm, ý kiến của
bản than.

3. CÁC CẤP ĐỘ NGHE.

Không nghe,tức là không quan taam ,không chú ý ,bỏ ngoài tai tất cả
những gì người nói nói.
- Ví dụ: trong lớp học,giáo viên đang chú tâm giảng bài thì học sinh
A không chú ý lắng nghe mà chỉ lo ngồi nói chuyện và làm việc
riêng.
Nghe giả vờ , tức là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thật chất lại đang suy
nghĩ về một vấn đề khác hoặc không quan tâm và không hiểu được thông
tin của người nói.
- Ví dụ: trong lớp học giáo viên đang giảng bài thì nhìn thấy học
sinh B cũng đang chăm chú lắng nghe kèm theo những cái gật đầu
tỏ vẻ chú ý cao,nhưng trong đầu học sinh B lại đang suy nghĩ về
những chuyện khác , tâm hồn treo ngược cành cây như là “trưa nay
mình sẽ ăn gì đây,tối có nên đi chơi với bạn bè không”…Và đến
khi giáo viên hỏi lại bài giảng thì học sinh đó không hiểu và không
nắm được nội dung bài học.
Nghe có chọn lọc,tức là người nghe chỉ nghe một phần thông tin và nghe
những gì mình quan tâm,ưa thích.
- Ví dụ: Trong quá trình nhóm A đang thuyết trình về chủ để thể
thao thì bạn B có lắng nghe .nhưng B chỉ lắng nghe lúc nhóm
thuyết trình nói đến môn đá bóng mà B yêu thích.còn các môn thể
thao còn lại trong bài thuyết trình thì B không hoàn toàn lắng nghe
mà làm việc riêng như bấm điện thoại hay nằm ngủ trên bàn.
Nghe chăm chú, tức là tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để
hiểu họ.
- Ví dụ: trong lớp có 2 bạn mới làm quen đang trò chuyện với
nhau,bạn A là người Sài Gòn,còn bạn B là người tỉnh lẽ có giọng
nói địa phương khó nghe.Nhưng khi bạn B chia sẻ ,trò chuyện với
bạn A thì A luôn lắng nghe chăm chú ,tập trung để cố hiểu được
nội dung mà B muốn nói dù giọng nói của B làm bạn A khó nghe
và khó hiểu.
Nghe thấu cảm,là kiểu nghe mà người nghe không chỉ chăm chú lắng
nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu họ một cách
sâu sắc,thấu đáo.
- Ví dụ: trong quá trình tư vấn tâm lý cho các bệnh nhân thì các
chuyên gia tâm lý luôn luôn lắng nghe và cảm nhận bằng trái tim
và khối óc .bên cạnh đó các chuyên gia còn phải đặt mình vào vị trí
của bệnh nhận để có thể hiểu được những tâm tâm,tình cảm ,bệnh
tình hay thông điệp mà bệnh nhân muốn chuyển tải một cách sâu
sắc,thấu đáo để từ đó có các giải pháp phù hợp nhất.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến lắng nghe


Để lắng nghe có hiệu quả không chỉ đơn giản là: muốn lắng nghe thì
dừng nói mà còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả của việc
lắng nghe.

Tốc độ tư duy
Tốc độ tư duy của con người nhanh gấp 4 lần tốc độ nói của người trưởng
thành nên chúng ta thường dễ bị phân tán tư tưởng vì thời gian dư ra
thường để suy nghĩ về một vấn đề khác.
Khi nói về một vấn đề gì đó, nên ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng.
Không nên nói quá chậm vì sẽ dễ làm người nghe mất tập trung.

Sở thích
Người ra thường chỉ nghe những điều mình thích vì thế chỉ khi chọn đúng
nội dung mà người khác thích thì lắng nghe sẽ hiệu quả.
Nếu muốn ng khác lắng nghe cần biết biến điều mình muốn nói thành nội
dung ng đó quan tâm.

Sự phức tạp của vấn đề


Khi nghe một ấn đề phức tạp, nằm ngoài hiểu biết hay ít liên quan thì con
người thường có xu hướng bỏ ngoài tai.
Cần chọn nội dung phù hợp
Đơn giản hoá, cụ thể hoá vấn đề.
Thiếu kiên nhẫn
Không phải lúc nào ng nói cũng nói những gì ta muốn nghe vì vậy trên
thực tế thường có 2 trường hợp:
Cả 2 người cùng tranh nhau nói hoặc một người nói và một người không
buồn nghe.
Cần kiên nhẫn và kiềm chế khi nghe người khác nói, như vậy việc lắng
nghe mới đạt hiệu quả.

Thiếu kĩ năng lắng nghe


Đa số người ta nghe không có hiệu quả vì không bao giờ được dạy về
cách lắng nghe. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, thường thì người ta
dành nhiều thời gian cho việc tập nói, tập viết, tập đọc, chứ còn tập lắng
nghe thì không.
Chính vì vậy thực tế giao tiếp giữa GV và học sinh cũng ít nhiều bị ảnh
hưởng.

Thiếu quan sát khi nghe


Muốn lắng nghe hiệu quả, kh chỉ cần đến thính giác mà cả các giác quan
khác, nhất là thị giác để có thể nắm bắt hết thông điệp mà người nói
muốn truyền tải qua ngôn ngữ cũng như yếu tố phi ngôn ngữ.
Khi nghe cần phải nắm bắt được cả những thông tin không bằng lời, như
ánh mắt, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…, để biết thêm về thái độ và cảm
nghĩ của đối tượng.

Những thành kiến, định kiến tiêu cực


Thường người ta có khuynh hướng lắng nghe một cách chủ quan, nên
những thành kiến tiêu cực khiến người ta không chú ý lắng nghe nữa.
Những thành kiến đó có thể xuất phát từ cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻ bên
ngoài, giọng nói, cách sử dụng từ ngữ…
Để lắng nghe có hiệu quả, con người cần bỏ qua thành kiến, định kiến
tiêu cực của bản thân để có thể lắng nghe khách quan, nghe và lắng nghe
một cách tường tận khúc triết và đầy đủ.

Những thói quen xấu khi lắng nghe


Khi lắng nghe, con người thường mắc phải những thói quen xấu như: cắt
ngang lời nói, nghe nhưng để ngoài tai,…
Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu qua giao tiếp.

Những yếu tố khác ảnh hưởng


 Nghe phục kích: người nghe chỉ xem người nói có gì sai để phản
bác lại. Thay vì thế,cta nên tập trung lắng nghe để tìm những điều
hay, điều tích cực trong giọng nói của họ để học hỏi
 Bất đồng quan điểm: có khi vừa nghe đối phương bạn vừa suy
nghĩ, không phải suy nghĩ rồi chia sẻ mà suy nghĩ để chuẩn bị phản
bác vì cho rằng quan điểm của đối phương là sai.
Như vậy không phải là đang tập trung vào người nói mà bạn đang tập
trung vào chính bạn.
Đã là quan điểm thì mỗi người có một cái nhìn về mỗi khía cạnh khác
nhau. Bất đồng quan điểm biến cuộc đối thoại thành cuộc tranh luận và
dần đi đến những cãi vã.

5. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả:


Lắng nghe là một nghệ thuật, để lắng nghe hiệu quả, con người cần phải
có sự rèn luyện thường xuyên.
*Kỹ năng gợi mở:
Những vấn đề, nội dung tế nhị hoặc sự chi phối của cảm xúc sẽ khiến
chúng ta khó để chia sẻ một cách tự nhiên, cần:
Tỏ ra am hiểu và đồng cảm, kết hợp yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ như
nét mặt, ánh mắt để người nói cảm nhận được mình đang quan tâm những
gì họ nói
Có sự phản hồi thích hợp: điệu bộ gật gù, nhún vai, chau mày,..
Đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội dung vấn đề và cũng để thể hiện sự quan
tâm đến nội dung đối thoại
Giữ sự im lặng và thể hiện sự chờ đợi để tiếp tục được lắng nghe

*Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm:


Ngồi đối diện và thể hiện sự quan sát tích cực
Giao tiếp bằng mắt từ 70-75% tổng thời gian cuộc đối thoại
Có những cử chỉ và động tác đáp lại người nói như: gật đầu, mỉm cười,
những động tác của tay,.. Tránh những tư thế cho thấy ta đang thờ ơ hoặc
không có hứng thú như: bẻ ngón tay, chống cằm, mân mê một vật gì đó.

* Kỹ năng tạo bầu không khí thoải mái : để làm được điều này cần chú
trọng vào 2 yếu tố cơ bản
Tùy vào mức độ cũng như là mối quan hệ mà sẽ chọn khoảng cách gần
hay xa cho tương ứng với hoàn cảnh.
Cần chú ý tư thế khi giao tiếp : cả 2 cùng ngồi hoặc cùng đứng, hay cử
chỉ khoanh tay hay cho tay vào túi cũng thể hiện thái độ của bản thân với
cuộc giao tiếp.

*Kỹ năng phản ánh lại vấn đề


Kỹ năng này cũng rất quan trọng, vừa giúp bản thân xác định được tính
đúng đắn trong thông điệp mà đói phương truyền tải, vừa thể hiện được
sự quan tâm của bạn với đối phương.
Thực chất việc phản ánh lại vấn đề chính là nói lên suy nghĩ của người
khác theo ý nghĩ của mình. Và trong giao tiếp sư phạm, việc lắng nghe
cũng như phản ánh lại với giáo viên là hết sức quan trọng. Việc lắng nghe
học sinh trong giao tiếp sư phạm sẽ tăng mối quan hệ giữa giáo viên và
học sinh, cũng như là những cảm xúc tích cực. Hơn nữa lắng nghe còn
thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như trình độ của giáo viên trong giao tiếp
khi tôn trọng tính chủ thể của người khác. Việc lắng nghe không chỉ đòi
hỏi ở giáo viên có một nền tảng căn bản mà còn cần quá trình rèn luyện,
học hỏi và nhận thức về vấn đề ngay trong chính bản thân họ.

You might also like