You are on page 1of 5

Quy trình chuẩn bị tiết dạy

Đứng lớp và phân tích đối chiếu giờ dạy (cá nhân / nhóm)
Nhận xét giờ dạy của bạn
Suy nghĩ cá nhân

Ngày 28 tháng 10
Hôm nay là ngày tổng kết của đợt giảng tập đầu tiên.
Hôm nay cô có nhắc đến việc các bạn khi nhận xét cho các bạn đứng lớp hoặc còn thiếu
sót những thiếu sót liên quan đến

Ngày 4 tháng 11
Ngày đầu tiên của đợt giảng tập thứ 2. Hôm nay có 3 bạn tập giảng theo thứ tự là Yến,
Vy và Duy. Cá nhân tôi cảm thấy trong ba bạn thì người làm tôi cảm thấy có hứng thú
với tiết học của bạn đó nhất là bạn Duy vì bạn có một chất giọng tốt và các yêu cầu của
bạn dễ hiểu. Thật sự mà nói thì chất giọng tốt là một trong những yếu tố khiến người học
bị hấp dẫn và muốn lắng nghe người giáo viên. Điều này khiến tôi phải chú ý đến giọng
nói của bản thân. Mặc dù tôi có một giọng nói to, rõ nhưng một vấn đề lớn đó là âm vực
của tôi khá cao, đôi khi người khác nghe vào sẽ gây chói tai nên tôi nghĩ đây là một điều
mà tôi cần phải chỉnh sửa để tạo sự thoải mái và muốn lắng nghe những điều mà tôi nói
khi đứng lớp.
Bạn Yến dạy tốt, bạn có phong thái điềm tĩnh khi đứng lớp điều mà tôi cần phải học hỏi
thêm từ bạn. Ngoài ra, bạn tận dụng tốt những công cụ có trong lớp và việc sử dụng xen
kẽ giữa máy chiếu và bảng đen, theo cảm nhận của tôi là rất ổn. Và bạn cũng đưa ra
những yêu cầu trong lớp học cũng rất tốt. Tuy nhiên, ở hoạt động đầu tiên của bạn, tôi
cảm thấy là bạn dành quá nhiều thời gian cho việc ôn tập (15 phút) nên khiến cho bạn
thiếu thời gian ở những hoạt động trọng tâm kiến thức của bạn cũng như khiến không khí
lớp học bị trầm xuống. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề của tôi vì ở lần giảng tập đầu, tôi
cũng dành nhiều thời gian cho việc hiểu từ khoá trong câu hỏi mà khiến tôi bị “cháy”
giáo án. Tuy nhiên là tôi thấy được điểm chung của bạn Duy và bạn Yến mà tôi cần rèn
luyện rất nhiều đó là khả năng xử lí tình huống phát sinh của các bạn tốt.
Còn bạn Vy thì các hoạt động mà bạn đưa ra nó chưa cho thấy được sự liên kết nào giữa
các hoạt động khi mà bạn đứng lớp. Những yêu cầu được bạn nêu ra khá khó hiểu và bạn
cũng không hỗ trợ học sinh như đặt thêm những câu hỏi gợi ý khi thấy học sinh không
hiểu ý của mình. Tôi nghĩ là do trình độ tiếng Pháp của bạn còn chưa đủ tốt nên bạn
không xử lý tốt những tình huống phát sinh.
Ngày 10 tháng 11
Hôm nay là ngày để các bạn Yến, Vy và Duy tự nhận xét việc đứng lớp của các bạn cũng
như lắng nghe những góp ý của các bạn trong lớp và của cô.
Các bạn cũng đã có những nhận xét, những đánh giá cho bản thân như bạn Duy tự nhận
xét là bạn chưa tổ chức được hoạt động cho bước sau khi nghe, bạn Vy nhận thấy là bạn
chưa dẫn nhập tốt vào các hoạt động cũng như bạn mới chỉ cho học sinh thực hiện được
việc đọc và trả lời câu hỏi mà chưa tạo những hoạt động khác sau khi trả lời câu hỏi. Sau
đó là phần góp ý của các bạn trong lớp thì cũng có bạn Huyền đề xuất tổ chức cho học
sinh nói cho hoạt động đầu của bạn Yến và bạn Thu đề xuất cho học sinh thực hiện bài
nói đó bằng một hoạt động nhóm.
Tiếp theo là phần nhận xét, đề xuất cũng như đúc kết của cô.
Đầu tiên, cô làm rõ ý nghĩa của từ “Sensibilisation” được sử dụng trong phần mở đầu.
“Sensibilisation” là mình dẫn nhập những cái mới, làm một cách nào đó để học sinh đi
vào bài mới một cách tự nhiên, không bị đột ngột cũng như quá tải và được sử dụng trong
việc mở đầu của một bài học mới, một chủ đề mới. Khi vào đến những kĩ năng giao tiếp
thì không còn là “Sensibilisation” vì đây là phần nối tiếp của cái bài học nào đó, không
phải là một nội dung mới đối với học sinh. Vậy nên, không được rập khuôn tên gọi cho
những hoạt động mà mình sẽ đề xuất ra. Sau khi cô làm rõ “sensibilisation’ và kết hợp
với những gì tôi học được trong học phần ‘Quan sát dự giờ’, tôi đúc kết được cho bản
thân mình là khi đặt tên cho những hoạt động sẽ thực hiện trong giờ dạy, tôi không được
rập khuôn cho những hoạt động đó và cần phải để tên hoạt động nêu lên được nội dung
của hoạt động đó là gì. Ngoài ra, cô cũng đặt câu hỏi về hoạt động ôn tập từ vựng là liệu
trong hoạt động ôn tập thì có cần nhất thiết phải ôn hết tất cả những từ vựng đã học
không. Tôi nhận thấy rằng việc ôn hết tất cả những gì đã học ở những tiết trước mà
không phải để làm kiểm tra lấy điểm là không hợp lý vì những kiến thức ôn tập đó không
phải cái nào cũng được sử dụng cho những hoạt động sau dẫn đến việc thiếu thời gian
cho những hoạt động sau; ngoài ra học sinh trên thực tế rất sợ việc trả bài, đặc biệt là trả
bài miệng và điều này dẫn đến không khí lớp học bị trầm xuống và học sinh sẽ mang tâm
lý chán nản với tiết học đó. Sau khi đặt câu hỏi, cô cũng đề cập đến việc có nhiều cấp độ
cho việc chuẩn bị ngữ liệu cho kĩ năng nói và kĩ năng viết cũng như mức độ của ba bước
dạy kĩ năng nói và kĩ năng viết cũng khác nhau ở trong từng tình huống khác nhau. Nếu
giáo viên tập trung vào bước trước khi nói hoặc viết thì mức độ của bước đó cũng phải
khác với các bước sau.
Tiếp theo, cô đề xuất về việc tổ chức hoạt động đầu cho việc ôn tập từ vựng là cho một
đoạn văn đục lỗ và cho học sinh điền những từ vựng đã học vào chỗ trống. Cô cũng nói là
sẽ có rất nhiều cách để tổ chức ôn tập từ vựng, tuy nhiên cho dù là cách tổ chức nào thì
cũng phải có dự trù. Cô cũng cho biết là việc dự trù này cũng cần phải có một ít kinh
nghiệm thì việc dự trù mới uyển chuyển với tình hình thực tế của lớp học. Đối với tôi,
một sinh viên sư phạm thì việc ít kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống cũng như dự
trù trước khi dạy là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, tôi nghĩ bản thân có thể học hỏi từ những
tình huống mà mình đã từng trải qua khi còn là học sinh nhưng bây giờ sẽ xem xét trên
góc độ là giáo viên, từ những chia sẻ của những giáo viên cấp 2, cấp 3 của tôi, từ những
buổi học được ghi hình và đăng trên mạng. Mặc dù là tôi còn thiếu kinh nghiệm nhưng
việc dự trù là điều tôi nghĩ là bản thân có thể thực hiện được. Cũng như cô có đề cập là
nếu bạn dự tính thực hiện ở hoạt động này 7 phút mà bạn lại thực hiện quá thời gian dự
tính của bản thân thì những hoạt động sau đó bạn cần phải làm như thế nào đó để phù hợp
với tổng thời gian quy định mà vẫn đảm bảo nội dung chính của buổi học đó. Ngoài ra
nếu bạn biết dự trù tốt thì bạn cũng sẽ biết cách làm thế nào nếu hoạt động đó đã quá thời
gian hơn bạn dự tính. Cô cũng nói là trên thực tế, giáo sinh không được tự chủ về thời
gian trong một bài học vì chịu sự chi phối của giáo viên hướng dẫn. Thế nên, nếu không
có dự trù tốt thì việc “cháy” hay “úng” giáo án rất dễ xảy ra, dẫn đến việc bị lúng túng
khi đứng lớp và bị giáo viên hướng dẫn trừ điểm.
Tiếp theo, ở phần hoạt động trước khi đọc, cô cũng gợi ý là mình có thể khai thác hình
ảnh có trong bài đọc để dạy từ vựng. Ví dụ, giáo viên có thể hỏi học sinh những sự vật
hiện hữu trong bức hình để gợi ý cho học sinh nội dung chính của bài đọc. Đặc biệt, bản
thân người giáo viên không được xem mọi thứ là hiển nhiên mà phải luôn quan sát họ
sinh để chắc chắn rằng học sinh có hiểu những yêu cầu, những bài tập của giáo viên hay
không, nếu học sinh không hiểu thì người giáo viên cần đưa ra những gợi ý phù hợp để
học sinh có thể theo được nhịp của bài giảng hôm đó. Ví dụ, khi dạy đọc, giáo viên yêu
cầu học sinh quan sát bức hình và dự đoán nội dung của bài đọc hôm đó thì giáo viên có
thể gợi ý thêm cho học sinh những câu hỏi xung quanh bức hình đó như bạn thấy cái gì
trong bức hình, có người nào trong hình không, họ đang ở đâu / làm gì,v.v. Điều này sẽ
giúp học sinh theo kịp được bài giảng của giáo viên và tạo được không khí sôi nổi trong
lớp học vì học sinh muốn tham gia vào tiết học hơn. Một điều quan trọng khác đó là giáo
viên luôn phải có đúc kết cho từng phần trong bài dạy của mình. Làm như vậy thì học
sinh mới hiểu được là hoạt động đó để làm gì, ghi nhận được những nội dung của phần
đó để khi chuyển sang những phần sau sẽ nắm bắt được nội dung chính tốt hơn và học
sinh cũng sẽ đọng lại được điều gì đó trong đầu sau khi học xong buổi học đó. Ngoài ra,
việc tương tác trong lớp cũng phải đa dạng, có thể tương tác một-một với học sinh, tương
tác với một nhóm hoặc tương tác với cả lớp, tuỳ thuộc vào hoạt động và mục đích của
giáo viên. Tuy nhiên, kể cả khi tương tác một-một hay với một nhóm thì giáo viên cần
luôn phải để ý đến cả lớp. Tôi có thể đảo mắt xung quanh hoặc liếc mắt đến những học
sinh khác trong lớp để chắc chắn rằng họ đang thực hiện yêu cầu của giáo viên và cũng
biết được học sinh nào đang gặp khó khắn, học sinh nào đã hoàn thành xong công việc
của họ để giáo viên có thể có những động tác tiếp theo phù hợp như tới hỗ trợ học sinh
đang gặp khó khắn hay sửa bài khi cả lớp đã hoàn thành. Và tôi cũng phải nhớ tất cả hành
động, động tác của bản thân trong lớp đều có mục đích, kể cả việc đi lại gần học sinh hay
không cũng phải có mục đích nếu không tôi có thể gây hoang mang cho học sinh cũng
như khiến bản thân bị trừ điểm khi đi xuống trường phổ thông với tư cách giáo sinh.
Ở phần tập giảng của bạn Duy, cô cũng nhắc lại vấn đề dự trù tốt hay không. Trên giáo
án, giáo viên có thể cho học sinh nghe một lần hay hai lần là tuỳ thuộc vào giáo viên, tuy
nhiên khi ở một buổi học, giáo viên phải biết quan sát học sinh để điều chỉnh phù hợp với
tình hình thực tế của lớp học đó. Ngoài ra, giáo viên không được cứng nhắc trong việc
soạn giáo án và đứng lớp. Tuỳ thuộc vào mục đích của giáo viên mà giáo viên cho học
sinh xem bản ghi (transcription), không phải lúc nào cũng cần thiết phải xem. Ngoài ra,
cô cũng phân biệt cho lớp khi nào phải cung cấp từ vựng trong một bài nghe. Nếu đó là
bài nghe mở đầu một đơn vị bài học thì giáo viên cần cung cấp ngay từ đầu, trước khi cho
học sinh nghe; nhưng nếu bài nghe-hiểu, là phần luyện tập của một đơn vị bài thì giáo
viên sẽ cung cấp từ vựng ở phần sau khi nghe vì đây là từ vựng ngoài đơn vị bài học đó.
Với tôi, đây là phần hỗ trợ cần thiết vì tiếp theo tôi cũng sẽ thực hiện bài tập giảng về kĩ
năng nghe.
Ngày 11 tháng 11
Hôm nay là ngày giảng tập của bạn Thu và bạn Huỳnh Trang.
Đầu tiên là bạn Thu. Theo tôi, lần giảng tập của bạn Thu lần này rất tốt. Bạn dẫn nhập
vào tiết học tốt và tự nhiên cũng như việc bạn giảng dạy điểm ngữ pháp cũng tốt, khiến
học sinh dễ hiểu và có thể tiếp thu dễ dàng. Tuy nhiên, trong bài giảng của bạn có một
chỗ hơi gây hoang mang cho học sinh đó là bạn hỏi là đầu câu thì mình cần làm gì. Theo
tôi thì từ này khá khó để học sinh có thể trả lời bạn bằng tiếng Pháp. Còn lại thì tôi thấy
bạn làm rất tốt và tôi cần học hỏi bạn rất nhiều, từ cách nêu yêu cầu đề bài đến cách bạn
phân bố bảng, phân bố tờ phiếu phát cho học sinh đều đáng để tôi học hỏi. Đối với tôi thì
việc dẫn dắt học sinh vào bài học luôn là điều khó khăn với tôi vì nếu bước đầu làm
không tốt sẽ dẫn đến việc học sinh khó hiểu, không muốn tham gia vào buổi học của
mình nữa và dẫn đến không khí lớp sẽ rất trầm. Vậy nên, tôi cảm thấy tôi nên học hỏi
thêm từ bạn ở bước này.
Tiếp theo là bạn Huỳnh Trang. Bạn có những lỗi như phát âm sai, sai ngữ pháp. Phiếu
phát cho học sinh bạn thiết kế chưa ổn, thay vì mỗi bài tập bạn phát một tờ giấy thì bạn
có thể gộp lại để có thể tiết kiệm giấy cũng như tiết kiệm được thời gian mà bạn phát
phiếu cho học sinh. Thêm nữa là bạn chưa thống nhất chia động từ trong yêu cầu đề bài là
tu, vous hay nguyên mẫu. Ngoài ra, bạn còn thiếu phần tổng kết lại bài học hôm nay
khiến học sinh hơi hoang mang. Bạn cũng còn hơi theo phương pháp dạy truyền thống là
giáo viên cung cấp lí thuyết sau đó cho làm bài tập, mặc dù ban đầu bạn cũng có hoạt
động dẫn nhập vào bài học nhưng cá nhân tôi thấy hoạt động này chưa đủ. Thay vào đó là
giáo viên có thể cho học sinh nghe đoạn ghi âm để viết chính tả, tôi nghĩ cũng là một
cách mở đầu có thể khiến không khí lớp học sôi động và học sinh sẽ dễ nhớ được kiến
thức mới mà không cần phải học thuộc.
Tiếp theo là phần nhận xét, góp ý và đúc kết của cô.
Đầu tiên, cô góp ý về việc ghi tên bài học hôm đó lên bảng. Đây là điều bắt buộc cần có
mỗi khi bắt đầu một tiết dạy mới.

Sau khi tham dự các buổi giảng tập của các bạn trong lớp cũng như 2 buổi giảng tập của
bản thân thì tôi nhận thấy vấn đề chung của mọi người đó là dạy quá giờ. Theo tôi thì
nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là vì chúng tôi còn thiếu kinh nghiệm trong việc
căn chỉnh thời gian giữa cái mà chúng tôi muốn thực hiện trên giáo án với cái thực tế diễn
ra trên lớp học.

You might also like