You are on page 1of 4

Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩ Mác-Lênin chính trị là sự phản ánh

tập trung của:


A. Quốc phòng B. Xã hội C. Kinh tế D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu mới của
Lênin là:
A. Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.
B. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với quân đội.
C. Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định sức mạnh quân đội.
D. Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân.

Câu 3: Đảng ta khẳng định vị trí của nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân là:
A. Luôn luôn coi trọng Quốc phòng – An ninh, coi đó là nhiệm vụ quan
trọng.
B. Luôn luôn coi trọng Quốc phòng – An ninh, coi đó là nhiệm vụ chủ
yếu hàng đầu.
C. Luôn luôn coi trọng Quốc phòng – An ninh, coi đó là nhiệm vụ trọng
tâm.
D. Luôn luôn coi trọng Quốc phòng – An ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến
lược gắn bó chặt chẽ.

Câu 4: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân là:
A. Nền Quốc phòng – An ninh vì dân, của dân, do dân.
B. Nền Quốc phòng – An ninh mang tính giai cấp, dân tộc sâu sắc.
C. Nền Quốc phòng – An ninh bảo vệ quyền lợi của dân.
D. Nền Quốc phòng – An ninh do dân xây dựng, mang tính nhân dân sâu
sắc.

Câu 5: Lực lượng của nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân bao
gồm:
A. Lực lượng toàn dân và dân quân tự vệ.
B. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. Lực lượng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ.

Câu 6: Em hiểu như thế nào là tiềm lực quốc phòng – an ninh:
A. Khả năng về của cải vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh.
B. Khả năng về phương tiện kỹ thuật có thể huy động thực hiện nhiệm vụ
QP – AN.
C. Khả năng về tài chính có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ quốc
phòng – an ninh.
D. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng – an ninh.

Câu 7: Âm mưu của kẻ thù khi được thực hiện “phi chính trị hoá” quân
đội là:
A. Làm cho quân đội ta mất tinh thần chiến đấu.
B. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của nhà nước với quân đội.
C. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội, làm cho quân đội xa
rời sự lãnh đạo của Đảng, phân rã về tư tưởng, lỏng lẻo về tổ chức, mơ
hồ về đối tác, đối tượng.
D. Tất cả đều sai.

Câu 8: Đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
A. Diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và suốt quá trình
chiến tranh.
B. Diễn ra với tính chất phức tạp, kéo dài, tình huống đan xen với cường
độ cao.
C. Diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi cho chúng ta.
D. A và B đúng.

Câu 9: Thế trận chiến tranh nhân dân là:


A. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến trường.
B. Sự tổ chức, bố trí các đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân đánh
giặc.
C. Sự tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ đất nước.
D. Sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác
chiến.

Câu 10: Lực lượng chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:
A. Là lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. Là toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C. Là lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp các lực lượng vũ trang
khác.
D. Là sự phối hợp giữa các lực lượng quân đội với công an nhân dân.

Câu 11: Lực lượng cổ trang nhân dân Việt Nam bao gồm:
A. Quân đội nhân dân, Dự bị động viên, Dân quân tự vệ.
B. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ.
C. Quân đội thường trực, Dự bị động viên, Dân quân tự vệ.
D. Quân đội nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Dân quân tự vệ.

Câu 12: Khó khăn tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:
A. Các nước trên thế giới đang chạy đua vũ trang rất quyết liệt.
B. Kẻ thù có vũ khí hiện đại, thủ đoạn tác chiến thường xuyên thay đổi.
C. Mặt trái kinh tế thị trường tác động quá lớn đến lực lượng vũ trang
nhân dân.
D. CNĐQ, các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà
bình.

Câu 13: Thuận lợi trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam:
A. Nhân dân ta có truyền thống đánh giặc độc đáo, sáng tạo.
B. Nhân dân ta luôn thương yêu đùm bọc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo quân đội.
C. Nhân ta có tinh thần đoàn kết quốc tế, được quốc tế ủng hộ.
D. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng.

Câu 14: Em hiểu như thế nào về đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân
dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc:
A. Chủ nghĩa đế quốc C. Các thế lực phân cách mạng.
B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. D. Lực lượng khủng bố
quốc tế

Câu 15: Em hiểu gì về khó khăn của địch khi tiến hành chiến tranh xâm
lược:
A. Công tác đảm bảo hậu cần cho chiến tranh rất khó khăn.
B. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án.
C. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Em nhân xét như thế nào về thực trạng trang bị vũ khí của lực
lượng vũ trang nhân dân:
A. Còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.
B. Tương đối hiện đại phù hợp với tình hình.
C. Hiện đại nhưng chưa toàn diện.
D. Cả 3 phương án đều đúng.
Câu 17: Cơ sở lý luận của việc kết hợp phát triển KT – XH với tăng cường
củng cố QP – AN:
A. Quốc phòng an ninh tạo ra cơ sở vật chất xây dựng kinh tế.
B. Quốc phòng an ninh tạo ra những biến động kích thích kinh tế.
C. Quốc phòng an ninh phụ thuộc vào kinh tế.
D. Quốc phòng an ninh và kinh tế có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau

Câu 18: Nội dung kết hợp phát triển KT – XH với tăng cường củng cố quốc
phòng – an ninh là:
A. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
B. Kết hợp trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hoá
đất nước.
C. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá.
D. Kết hợp trong chiến lược phát triển về khoa học công nghệ.

Câu 19: Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong tiến hành chiến tranh của ông
cha ta là:
A. Phòng thủ chắc phân công nhanh. C. Tích cực chủ động tiến công.
B. Kết hợp giữ tiến công và phòng ngự. D. Cả B và C đúng.

Câu 20: Nội dung nghệ thuật đánh giặt của ông cha ta là:
A. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,
binh vận.
B. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,
dân vận.
C. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại thương,
dân vận.
D. Kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,
binh vận.

Câu 21: Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị
được xác định:
A. Là mặt trận quyết định thắng lợi của chiến tranh.
B. Là mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất.
C. Là cơ sở để tạo ra sức mạnh về quân sự.
D. Là mặt trận chủ yếu để phân hoá, cô lập kẻ thù.

You might also like