You are on page 1of 8

Câu 55.

Một trong những quan điểm cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Tự lực tự cường và kết hợp với yếu tố nước ngoài.
B. Toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
C. Dựa vào dân và sức mạnh truyền thống.
D. Tự lực cánh sinh kết hợp với sức mạnh quốc phòng.
Câu 56. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa có mục đích là gì?
A. Tự vệ chính đáng.
B. Sẵn sàng chiến đấu.
C. Xây dựng vững mạnh.
D. Chính quy, hiện đại.
Câu 57. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành.
B. Nền quốc phòng, an ninh mang tính giai cấp, nhân dân sâu sắc.
C. Nền quốc phòng, an ninh bảo vệ quyền lợi của dân.
D. Do nhân dân xây dựng, mang tính nhân dân sâu sắc.
Câu 58. Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta như thế nào?
A. Sức mạnh do các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Sức mạnh tổng hợp do thiên thời địa lợi nhân hòa tạo ra.
C. Sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân tạo ra.
D. Sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành.
Câu 59. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với an ninh nhân dân.
B. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với sự phát triển kinh tế chính trị.
C. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với chế độ chính trị - xã hội.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 60. Một trong những mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh là gì?
A. Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Tạo ra những cơ sở vật chất nâng cao mức sống cho lực lượng vũ trang.
C. Tạo ra tiềm lực quân sự để phòng thủ đất nước.
D. Tạo ra môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Câu 61. Trình bày lực lượng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
bao gồm?
A. Lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. Lực lượng toàn dân và dân quân tự vệ.
D. Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng lãnh đạo.
Câu 62. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh là gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Xây dựng thế trận quốc phòng và thế trận an ninh nhân dân.
D. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 63. Anh/chị nhận định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
hiện nay là?
A. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng.
B. Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộ chủ nghĩa.
D. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh nhân dân.
Câu 64. Một trong các nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
B. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh.
C. Xây dựng thế bố trí lực lượng quốc phòng toàn dân.
D. Xây dựng thế trận quốc phòng hiện đại của các quân binh chủng.
Câu 65. Anh/chị hiểu như thế nào là tiềm lực quốc phòng, an ninh?
A. Khả năng vật chất và tinh thần của lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh.
B. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh.
C. Khả năng cung cấp cơ sở vật chất và khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh.
D. Khả năng huy động sức người, sức của để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 66. Tiềm lực chính trị, tinh thần được hiểu như thế nào trong nội dung xây dựng
nền quốc phòng, an ninh?
A. Là khả năng về chính trị, tinh thần của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
B. Là khả năng về chính trị, tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân.
C. Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động tạo nên sức mạnh để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
D. Là khả năng về chính trị, tinh thần tiềm ẩn của nhân dân chưa được huy động để
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 67. Nhận định về biểu hiện của tiềm lực chính trị, tinh thần đó là?
A. Trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng của nhân dân và lực lượng vũ trang.
B. Là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng, an ninh nhân dân.
C. Ý chí, quyết tâm của nhân dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Trình độ nhận thức, lòng yêu nước của nhân dân và các lực lượng vũ trang.
Câu 68. Tiềm lực kinh tế trong nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân được hiểu ra sao?
A. Khả năng về tài chính để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
B. Khả năng về khoa học kỹ thuật để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
C. Khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho
quốc phòng, an ninh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 69. Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân được
hiểu ra sao?
A. Xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại .
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ.
C. Xây dựng nền công nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm then chốt.
D. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Câu 70. Hãy nhận định một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an
ninh là gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh.
B. Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.
C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo số lượng.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
Câu 71. Hãy nhận định một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là?
A. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng kinh tế.
B. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với quy hoạch dân cư.
C. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp xây dựng các phương án phòng
thủ.
D. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với bảo toàn lực lượng.
Câu 72. Hãy nhận định một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc
phòng, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các
công trình quốc phòng, an ninh.
B. Tổ chức phòng thủ dân sự kết hợp xây dựng các công trình dân dụng bảo đảm an
toàn cho người và trang thiết bị.
C. Tổ chức phòng thủ dân sự, xây dựng các công trình ẩn nấp chủ động tiến công
tiêu diệt địch.
D. Tổ chức phòng thủ dân sự bảo đảm an toàn cho người và của cải vật chất.
Câu 73. Biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh.
B. Thường xuyên củng cố quốc phòng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang.
C. Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh .
D. Thường xuyên chăm lo xây dựng Công an nhân dân vững mạnh.
Câu 74. Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải toàn diện nhưng cần phải
coi trọng thêm vấn đề gì?
A. Giáo dục nghị quyết, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước.
B. Giáo dục tình hình nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn hiện nay.
C. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Giáo dục tình hình nhiệm vụ quân sự, an ninh nhân dân.
Câu 75. Quốc phòng là gì?
A. Công việc giữ nước của một quốc gia trên các lĩnh vực để ngăn chặn đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
B. Cả nước chuẩn bị về mặt quân sự để ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, sẵn
sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
C. Công việc giữ nước của một quốc gia chuẩn bị lực lượng vũ trang để ngăn chặn
đẩy lùi chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
D. Cả nước chuẩn bị đầy đủ về kinh tế để ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, sẵn
sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
Câu 76. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm
làm gì?
A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc đã giành được.
B. Bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
C. Để giữ vững hòa bình, ổn định, đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng
đánh thắng chiến tranh xâm lược nếu xảy ra.
D. Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã xây dựng.
Câu 77. Nền quốc phòng toàn dân ở nước ta là nền quốc phòng như thế nào?
A. Vì lợi ích của nhân dân, của toàn dân và do toàn dân xây dựng nên
B. Vì lợi ích của giai cấp, của giai cấp và do giai cấp công nhân xây dựng nên
C. Vì lợi ích của giai cấp, của giai cấp và do nhà nước xây dựng nên
D. Vì lợi ích của Đảng, của toàn Đảng và do Đảng ta xây dựng nên
Câu 78. Nội dung nào xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ.
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ.
C. Là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ.
D. Là đẩy mạnh hiện đại hóa khoa học công nghệ của đất nước, xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ.
Câu 79. An ninh là gì?
A. Là trạng thái an toàn, không có nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển bình
thường của, tổ chức, toàn xã hội
B. Là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và
phát triển bình thường của cá nhân, tổ chức, toàn xã hội
C. Là trạng thái ổn định, không dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển
của cá nhân, toàn xã hội
D. Là trạng thái an toàn, không có dấu hiệu khác thường đe doạ sự tồn tại và phát
triển bình thường của cá nhân, tổ chức, xã hội
Câu 80. Mục đích xác định đối tác, đối tượng?
A. Phân biệt bạn, thù để có thể tranh thủ hợp tác, nhưng cũng chú ý những mặt khác
biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta
B. Cần có cách nhìn biện chứng để có thể tranh thủ hợp tác và sẵn sàng đối phó với
những mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta
C. Có cách nhìn thấu suốt để có thể tranh thủ hợp tác đem lại lợi ích cho ta
D. Cần có cách nhìn biện chứng để có thể tranh thủ hợp tác, nhưng cũng chú ý những
mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta khi hội nhập
Câu 81. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là ?
A. Hoạt động quốc phòng và hoạt động an ninh có tính độc lập với nhau
B. Lực lượng quốc phòng và lực lượng an ninh là hai lực lượng riêng biệt
C. Nền quốc phòng toàn dân luôn gắn chặt với nền an ninh nhân dân
D. Nền quốc phòng và an ninh hòa trộn vào nhau trong mọi hoạt động xã hội
Câu 82. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là?
A. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm mục đích xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
B. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ
chính đáng
C. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là đem lại hoà bình ổn định, trật tự an
toàn được giữ vững
D. Nền quốc phòng, an ninh cho dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng
Câu 83. Anh chị hãy giải thích một trong những nhiệm vụ xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ nào?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
C. Xây dựng lực lượng công an, quân đội vững mạnh.
D. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Câu 84. Anh chị hãy giải thích biện pháp "Thường xuyên thực hiện giáo dục
quốc phòng, an ninh" trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tác động gì?
A. Tác động tích cực đến nhận thức của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
B. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của các thế
lực thù địch.
C. Tác động mạnh mẽ đến ý chí, tinh thần trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân.
D. Tác động trực tiếp đến trình độ nhận thức của toàn dân về quốc phòng.
Câu 85. Vận dụng kiến thức đã học anh chị hãy cho biết nội dung nào xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?
A. Xây dựng các khu vực phòng thủ cấp tỉnh, tổ chức tốt phòng thủ dân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh
B. Xây dựng các khu vực phòng thủ cấp tỉnh, tổ chức tốt phòng thủ dân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh
C. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành), tổ chức tốt phòng thủ dân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh
D. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành), tổ chức tốt phòng thủ quân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh

You might also like