You are on page 1of 32

Câu 1: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có vị trí:

 Đặc biệt quan trọng.


 Là nền tảng xây dựng đất nước khi có chiến tranh.
 Chiến lược trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
 Là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, đất nước.
Câu 2: Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?
 Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Tạo thế và lực cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia.
 Tạo thế chủ động không bị động bất ngờ.
 Tạo thế và lực để huy động cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Một trong những nhiệm vụ xây dựng thế trận của nền QPAN hiện nay là
xây dựng khu vực:
 Miền núi, biên giới vững mạnh.
 Nông thôn vững mạnh.
 Biên giới biển, đảo vững mạnh.
 Phòng thủ tỉnh (thành) vững chắc.
câu 4: Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng - an ninh biểu hiện ở:
 Ý chí quyết tâm của nhân dân.
 Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước.
 Các lực lượng VTND sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP,AN bảo vệ Tổ
quốc
 Cả A, B, C đều Đúng.
Câu 5: Một nội dung chủ yếu trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân là:
 Xây dựng hậu phương tạo chỗ dựa vững chắc.
 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tinh nhuệ.
 Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh.
 Xây dựng về chính trị vững mạnh.
Câu 6: Trong các tiềm lực quốc phòng, an ninh dưới đây, tiềm lực nào đóng vai trò
là nền tảng?
 Tiềm lực chính trị, tinh thần.
 Tiềm lực kinh tế.
 Tiềm lực khoa học công nghệ.
 Tiềm lực quân sự.
Câu 7:Nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân:
 Xây dựng lòng yêu nước, niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.
 Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân.
 Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao cảnh giác cách mạng; thực
hiện tốt giáo dục QP-AN.
 Tất cả đều Đúng.
Câu 8: Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
 Khả năng về tài chính và khoa học công nghệ để phục vụ nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
 Khả năng về trang bị kỹ thuật quân sự có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh.
 Khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm
phục vụ cho QP - AN.
 Khả năng về tài chính để phục vụ nhiệm vụ hoạt động quốc phòng, an ninh.
Câu 9 : Tiềm lực nào dưới đây tạo nên sức mạnh vật chất cho nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân?
 Tiềm lực chính trị, tinh thần.
 Tiềm lực kinh tế.
 Tiềm lực khoa học công nghệ.
 Tiềm lực quân sự.
Câu 10 : Quá trình tăng cường vũ khí trang bị cho các LLVTND gắn với quá trình
nào dưới đây?
 Hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà
 Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ.
 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
 Hiện đại hóa nền kinh tế và khoa học công nghệ
Câu hỏi 11: Tiềm lực nào là nhân tố cơ bản biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh
quốc phòng, an ninh?
 Tiềm lực khoa học công nghệ.
 Tiềm lực kinh tế.
 Tiềm lực quân sự, an ninh.
 Tiềm lực chính trị tinh thần.
Câu 12: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh:
 Xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh toàn diện.
 Xây dựng lực lượng công an vững mạnh toàn diện.
 Xây dựng lực lượng thường trực, dân quân tự vệ vững mạnh.
 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
Câu 13 : Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân hiện nay?
 Thường xuyên giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân.
 Thường xuyên thực hiện giáo dục nghĩa vụ công dân.
 Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh.
 Thường xuyên phổ biến nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
Câu 14: Đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh nhân
dân phải xuất phát từ:

 Lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
 Lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân.
 Lợi ích, nguyện vọng và khả năng huy động của Nhà nước.
 Lợi ích, nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang

Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin chiến tranh:
 Là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử.
 Là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên.
 Là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn.
 Là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội.
Câu 2: Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc ra
đời của quân đội:
 Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
 Khi xuất hiện sự đối kháng giai cấp trong xã hội
 Khi có sự phân chia giai cấp trong xã hội
 C. Cả A và B
Câu 3 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của chiến tranh:
 Là tiếp tục mục tiêu kinh tế bằng thủ đoạn bạo lực.
 Là thủ đoạn để đạt được mục tiêu của một giai cấp.
 Là tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực.
 Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp.
câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chính trị là sự phản ánh tập
trung của:
 Kinh tế.
 Xã hội.
 Quốc phòng.
 An ninh
câu 5: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng:
 Để lật đổ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
 Để xây dựng chế độ mới.
 Để giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.
 Để lật đổ chế độ cũ.
câu 6 : Tư tưởng của Hồ Chí Minh xác định thái độ đối với chiến tranh là:
 Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
 Phản đối các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
 Phản đối các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo.
 Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

câu 7 : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh:
 Ngày 22 tháng 12 năm 1944.
 Ngày 23 tháng 11 năm 1945.
 Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
 Ngày 19 tháng 12 năm 1946

câu hỏi 8: Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lênin về bản chất giai cấp của quân đội phụ
thuộc vào:
 Bản chất giai cấp của các nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.
 Bản chất của các giai cấp và của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.
 Bản chất của giai cấp công nông và của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó.
 Tất cả đều đúng.
câu hỏi 9 : Nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu mới của Lênin
là:
 Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội.
 Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.
 Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định sức mạnh quân đội.
 Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân.
câu hỏi 10: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam:
 Mang bản chất của giai cấp nông dân.
 Mang bản chất giai cấp công – nông.
 Mang bản chất của giai cấp công nhân.
 Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam.
Câu 1: Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh là:
 Hoạt động chủ động của nhà nước và nhân dân nhằm gắn kết chặt chẽ hoạt
động kinh tế - xã hội và quốc phòng-an ninh.
 Hoạt động tích cực, chủ động của Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng
vũ trang nhằm gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội và quốc phòng-an
ninh.
 Hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn
kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
 Hoạt động tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị nhằm gắn kết chặt
chẽ hoạt động kinh tế - xã hội và quốc phòng-an ninh.

Câu 2: Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của kinh tế đối với quốc phòng, an
ninh được thể hiện:
 Kinh tế quyết định nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
 Bản chất của kinh tế-xã hội quyết định bản chất của quốc phòng, an ninh
 Quốc phòng, an ninh tác động trở lại kinh tế theo hướng tích cực hoặc tiêu
cực.
 Tất cả đều Đúng
Câu 3: Ai đã khẳng định: “Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là
chính quân đội và hạm đội”?
 Friedrich Engels
 Carl von Clausewitz
 Vladimir Ilyich Lenin
 Karl Marx
câu 4: Ai đã khẳng định: “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế.”?
 Friedrich Engels
 Hồ Chí Minh
 Vladimir Ilyich Lenin
 Karl Marx
Câu 5: Mục đích kết hợp phát triển kinh tế -xã hội với Quốc phòng- an ninh trong
giai đoạn hiện nay là gì?
 Thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
 Phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh vững mạnh.
 Nâng cao vị thế, tiềm lực mọi mặt của đất nước.
Câu 6: Tác động của kinh tế đối với quốc phòng, an ninh?
 Kinh tế quyết định đến bản chất của quốc phòng, an ninh.
 Kinh tế quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang.
 Kinh tế quyết định việc cung cấp vật chất, kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động
quốc phòng – an ninh.
 D.Tất cả đều Đúng.
Câu 7: Tác động tích cực của các hoạt động quốc phòng, an ninh trong thời bình
đối với kinh tế?
 A.Tạo môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội
 B. Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho phát triển kinh tế
 C. Giữ hòa bình, ổn định và an toàn cho nền kinh tế
 D. Tạo sự ổn định chính trị, xã hội bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn
định
Câu 8: Đâu là tác động tiêu cực của chiến tranh và hoạt động quân sự đến nền kinh
tế?
 Tiêu dùng một phần đáng kể nguồn nhân, vật lực và tài chính của nền kinh
tế.
 Để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.
 Ảnh hưởng đến phương hướng phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.
 Cả 3 phương án trên.
Câu 9 : Mục tiêu và phương phướng tổng quát phát triển đất nước từ 2020 - 2025
là.
 Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại
 Đến năm 2025 nước ta cơ bản trở thành một nước phát triển theo hướng hiện
đại.
 Đến năm 2025, Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng
hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
 Phấn đấu đến năm 2025 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Câu 10 : Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an
ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện:
 Ngay trong việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia
 Ngay trong chiến lược qui hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH và củng
cố QP-AN
 Ngay trong kế hoạch phát triển nền kinh tế của Nhà nước
 Ngay trong kế hoạch củng cố nền QPTD và xây dựng thế trận chiến tranh
ND.
Câu hỏi 11: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng -
an ninh theo vùng lãnh thổ nhằm mục đích?
 Tạo ra thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh
trên từng vùng lãnh thổ
 B.Xây dựng khu vực vùng núi biên giới trở thành khu vực phòng thủ vững
mạnh.
 Phát triển kinh tế khu vực vùng núi biên giới, xây dựng nơi đây thành căn cứ
cách mạng.
 Phát triển KT khu vực vùng núi biên giới, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho ND.
Câu 12: Thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh ở vùng núi, biên giới,
cần tập trung vào những nội dung gì?
 Tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ, có chính sách động viên, điều
chỉnh dân số phù hợp
 Thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình 135 về phát
triển KT- XH đối với các xã nghèo
 Kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả trung ương và địa phương để
cùng lo, cùng làm.
 D.Tất cả đều Đúng
Câu 13 : Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh ở
vùng biển đảo?
 xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng bước đưa dân ra vùng ven biển và các
tuyến đảo gần trước.
 Nhà nước phải có cơ chế chính sách thỏa đáng động viện, khích lệ dân ra
đảo bám trụ làm ăn lâu dài.
 Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo, tạo điều kiện cho dân bám trụ,
sinh sống, làm ăn.
 Tất cả đáp án dều Đúng.
Câu 14: Chọn câu Đúng điền vào chỗ trống. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta … . Bờ biển ta dài, tươi
đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
 Có ngày, có rừng và có biển.
 Có ngày, có trời, có biển.
 Có ngày, có đêm, có biển.
 D.Có ngày, có đêm, có rừng, có biển.
Câu 16: Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong
lĩnh vực công nghiêp?
 Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công
nghiệp.
 B.Tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc
phòng.
 Chuyển giao công nghệ hai chiều giữa công nghiệp quốc phòng vào công
nghiệp dân dụng.
 D.Cả A, B, C đúng.
Câu 17: Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc về tổ chức
biên chế và bố trí lực lượng vũ trang phải phù hợp với:
 Điều kiện kinh tế - xã hội và nhiệm vụ QP-AN của đất nước.
 B.Điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ của đất nước.
 Điều kiện kinh tế và tình hình thực tiễn của lực lượng vũ trang.
 Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với dân số của đất nước.
Câu 18: Nguyên tắc mở rộng hoạt động đối ngoại trong kết hợp phát triển kinh tế
với tăng cường quốc phòng, an ninh?
 Bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau.
 Bình đẳng, cùng hợp tác trên cơ sở lợi ích của mỗi bên.
 Vừa hợp tác vừa cạnh tranh trên cơ sở luật pháp quốc tế, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau.
 Bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở luật pháp quốc tế, dân chủ và tôn trọng lợi
ích chính đáng của nhau.
Câu 19: Mục tiêu chung của mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế là gì?
 Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
 Giữ vững môi trường hòa bình, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Giữ vững môi trường hòa bình không có dấu hiệu mất an toàn để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 20 : Chủ trương của Việt Nam giải quyết các những bất đồng, tranh chấp ở
Biển Đông:
 Đối thoại, không sử dụng vũ lực trong tranh chấp.
 Thông qua biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
 Bình đẳng, cùng có lợi không can thiệp vào nội bộ của nhau.
 Thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực quân sự.

Câu 1: Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta là:
 Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán.
 Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
 Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà.
 D.Cuộc kháng chiến chống quân Tần
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và
Nguyễn Trãi lãnh đạo diễn ra từ:
 Năm 1427 - 1481
 Năm 1472 – 1481
 Năm 1418 – 1427
 Năm 1418 - 1472.
Câu 3: Cơ sở để hình thành nghệ thuật “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh” của cha ông ta là:
 Quân đội ta rất thiện chiến, có khả năng tác chiến trên mọi địa hình nhưng
quân số không đông.
 Điều kiện địa lý, kinh tế – chính trị không cho phép xây dựng những đội
quân có số lượng lớn và trang bị đầy đủ.
 Dân tộc ta yêu chuộng hoà bình, không chủ trương xây dựng quân đội với
quân số đông, chỉ xây dựng quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng cho chiến tranh.
 Nước ta đất không rộng, người không đông, nhưng luôn phải chống lại
các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần.
câu 4: Một trong những nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là nghệ thuật:
 Chiến tranh nhân dân ,lấy lực lượng ba thứ quân làm nòng cốt
 Vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều thứ quân
 Chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
 Tận dụng ưu thế địa hình, lấy yếu thắng mạnh.
Câu 5: Tác dụng của mặt trận binh vận là gì?
 Làm cho kẻ địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng
ngự.
 Làm tan rã hàng ngũ của địch, hạn chế thấp nhất tổn thất của ta.
 Làm cho lực lượng kẻ thù thương vong, không còn khả năng chiến đấu.
 Làm tan rã hàng ngũ của địch, không còn khả năng tác chiến.
Câu 6: Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có
Đảng lãnh đạo:
 Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về đấu tranh dân tộc.
 Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp.
 Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc
Câu 7: Nghệ thuật quân sự Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình:
 Dựng nước và giữ nước của dân tộc.
 Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Đánh giặc của ông cha ta.
 Chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.
Câu 8: Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo gồm ba bộ phận cơ
bản hợp thành, đó là:
 Chiến lược quân sự, nghệ thuật vận động hàng binh và chiến thuật.
 Chiến lược quân sự, kỹ thuật chiến đấu và chiến thuật.
 Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và nghệ thuật chiến thuật.
 Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến tranh toàn diện.
Câu 9: Một trong những nội dung trong chiến lược quân sự Việt Nam từ khi có
Đảng lãnh đạo là?
 Xác định Đúng kẻ thù, Đúng đối tượng tác chiến.
 Xác định Đúng đối tác, đối tượng.
 Xác định Đúng thủ đoạn, cách đánh của kẻ thù.
 Xác định vũ khí, quân số của kẻ thù.
Câu 10: Khi Pháp xâm lược Việt Nam, Đảng ta nhận định :
 Lực lượng của Pháp đông và mạnh.
 Lực lượng của Pháp như mặt trời trước lúc hoàng hôn
 Lực lượng của Pháp mạnh, hống hách nhưng hay chủ quan
 Lực lượng của Pháp như mặt trời lúc bình minh
Câu 11: Ba mũi giáp công trong nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh
đạo bao gồm:
 Quân sự, chính trị, ngoại giao.
 Quân sự, chính trị, Kinh tế.
 Quân sự, chính trị, binh vận.
 Quân sự, chính trị, dân vận.
Câu 12: Quy mô chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi lớn
nhất là?
 Có sự kết hợp của các quân binh chủng.
 Có sự kết hợp của các đại đoàn (sư đoàn).
 Có sự kết hợp của các quân đoàn.
 Có sự kết hợp của các quân đoàn chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương.
Câu 13: Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quy mô chiến dịch của ta?
 Từ 1 đến 3 đại đoàn, vũ khí trang bị chiến đấu thô sơ.
 Từ 1 đế 3 đại đoàn, vũ khí trang bị chiến đấu tương đối hiện đại.
 Từ 1 đến 3 trung đoàn, vũ khí trang bị chiến đấu tương đối hiện đại.
 Từ 1 đến 3 trung đoàn, vũ khí trang bị chiến đấu thô sơ.
Câu 14: Những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ, quy mô chiến dịch của ta?
 Từ 1 đến 2 sư đoàn, sau đó phát triển đến quân đoàn.
 Từ 1 đến 2 trung đoàn, sau đó phát triển đến sư đoàn.
 Từ 1 đến 2 tiểu đoàn, sau đó phát triển đến quân chủng.
 Từ 1 đến 2 sư đoàn, và một số binh chủng tham gia.
Câu 15: Chiến thuật là lý luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đấu của:
 Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
 Bộ đội chủ lực.
 Phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang.
 Sư đoàn và tương đương.
Câu 16: Các hình thức chiến thuật thường vận dụng trong giai đoạn đầu kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ:
 Phản công, phòng ngự, tập kích.
 Tập kích, phục kích, vận động tiến công.
 Phục kích, đánh úp, đánh công kiên.
 Phòng ngự, phục kích, phản kích.
Câu hỏi 17: Trong đấu tranh vũ trang, trước một đối tượng có sức mạnh vượt trội
về quân sự, khoa học công nghệ phải biết kết hợp chặt chẽ các yếu tố nào?
 Lực lượng, thế trận, thời cơ và mưu trí, sáng tạo.
 Thế trận, thời cơ
 Lực lượng, thời cơ
 Lực lượng, thế trận và thời cơ
Câu 18: Đâu là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta
 Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
 Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận
và ngoại giao
Câu 19: tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong nghệ thuật đáng giặc của tổ tiên ta là:
 Luôn nắm vững tư tưởng: Tích cực chủ động tiến công
 Tích cực tiến công và phòng thủ
 Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của địch
 Biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ
Câu 20: Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của nhà Trần vào thời
gian nào?
 Năm 1258; 1285 và 1287-1289
 Năm 1258; 1285 và 1287-1288.
 Năm 1358; 1385 và 1387-1388.
 Năm 1258; 1285 và 1287
Câu 1: Các yếu tố cấu thành quốc gia là:
 Lãnh thổ, dân cư và Nhà nước.
 Lãnh thổ, dân cư và chế độ chính trị.
 Lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng.
 Lãnh thổ, dân cư và hệ thống chính trị.
Câu 2: Lãnh thổ quốc gia là:
 Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời của quốc gia.
 Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, các đảo, vùng biển, vùng trời của
quốc gia.
 Phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia thuộc chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia.
 Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, vùng trời, các đảo và quần đảo của
quốc gia.
Câu 3: Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm:
 Vùng đất, vùng biển đảo, vùng trời và khu vực biên giới của quốc gia.
 Vùng đất, vùng biển và vùng trời quốc gia.
 Đất liền, vùng biển đảo và vùng trời quốc gia.
 Vùng đất, vùng biển, vùng trời quốc gia và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
câu 4: Vùng đất quốc gia Việt Nam bao gồm
 Phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, quần đảo.
 Phần mặt đất của đất liền, các đảo và bán đảo.
 Đất liền, các đảo và quần đảo.
 Đất liền, bán đảo và quần đảo.
Câu 5: Trong vùng biển quốc gia, nội thủy là:
 Là vùng nước nằm ở bên trong của lục địa có thể tính chiều rộng lãnh hải.
 Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh
hải.
 Là vùng biển nằm phía trong biên giới quốc gia trên biển để tính chiều rộng
lãnh hải.
 Là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.
Câu 6: Chế độ pháp lý của vùng biển nội thủy được xác định:
 Tương tự như lãnh hải
 Như vùng tiếp giáp lãnh hải
 Như lãnh thổ trên đất liền
 Như vùng đặc quyền kinh tế
Câu 7: Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối ở:
 Vùng biển lãnh hải.
 Vùng biển nội thủy
 Vùng tiếp giáp lãnh hải.
 Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 8: Trong vùng biển quốc gia, lãnh hải là:
 Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ bờ biển.
 Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ biên giới quốc gia trên biển.
 Vùng biển có chiều rộng 10 hải lý tính từ đường cơ sở.
 Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Câu 9: Vùng biển nào có chế độ pháp lý thuộc chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn:
 Vùng đặc quyền kinh tế
 Lãnh hải
 Nội thủy
 Vùng tiếp giáp lãnh hải
Câu 10: Lãnh hải của nước ta gồm:
 Lãnh hải của đất liền.
 Lãnh hải của đảo.
 Lãnh hải của quần đảo.
 Tất cả đều đúng.
Câu 11: Biên giới quốc gia trên biển là:
 Ranh giới ngoài của lãnh hải.
 Ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.
 Ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
 Ranh giới ngoài của nội thủy.
Câu 12: Vùng trời quốc gia là:
 Khoảng không gian phía trên vùng đất và vùng biển quốc gia.
 Khoảng không gian phía trên đất liền và vùng biển quốc gia.
 Khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia.
 Khoảng không gian phía trên đất liền, đảo và quần đảo.
Câu 13: Khái niệm chủ quyền quốc gia được hiểu đầy đủ như thế nào?
 Là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập
pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ
của quốc gia đó.
 Là quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quốc gia.
 Là quyền làm chủ trên mọi phương diện một cách độc lập, toàn vẹn và đầy
đủ của một quốc gia.
 Là quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực một cách độc lập, toàn vẹn và đầy
đủ về hành pháp và tư pháp của một quốc gia.
Câu 14: Chủ quyền của quốc gia được thể hiện trên những phương diện nào dưới
đây phù hợp nhất:
 Kinh tế, quân sự, chính trị
 Quân sự, ngoại giao, chính trị
 Chính trị, kinh tế, ngoại giao
 Kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao
Câu 15: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là:
 Một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ vùng đất,
vùng trời của quốc gia.
 Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quyết định mọi vấn đề đối nội, đối
ngoại của quốc gia.
 Một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của
quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình.
 Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội.
Câu 16: Một nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
 Đấu tranh làm thất bại các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch chống
phá Việt Nam.
 Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường, củng cố
quốc phòng - an ninh.
 Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của Việt Nam về
mọi mặt trong phạm vi lãnh thổ của mình.
 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tích cực, chủ động hội
nhập quốc tế.
câu 17: Một nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt
Nam:
 Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời,
nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
 Bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân
sự, ngoại giao.
 Bảo vệ đường lối đối nội và đ.lối đối ngoại của Nhà nước ta không bị lệ
thuộc vào bên ngoài.
 Tất cả đáp án đúng.
câu 18: Biên giới quốc gia Việt Nam là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó
để giới hạn lãnh thổ bao gồm:
 đất liền, các đảo, trên biển và trên không.
 đất liền, trên biển và trong lòng đất.
 đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất
 đất liền, các đảo, các quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời
câu 19: Biên giới quốc gia của Việt Nam trên đất liền được xác định bằng:
 Hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa.
 Các tọa độ trên hải đồ.
 Các tọa độ trên bản đồ.
 Cả A và B đúng.
câu 20: Biên giới quốc gia trên biển được đánh dấu bằng:
 Đánh dấu các mốc quốc giới trên biển.
 Đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ
 Đánh dấu bằng các tọa độ trên bản đồ.
 Đánh dấu kinh độ, vĩ độ.
Câu 21: Để xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia, cần ưu tiên đầu tư gì:
 Ưu tiên xây dựng lực lượng vũ trang địa phương biên giới vững mạnh.
 Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.
 Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế khu vực biên giới.
 Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở chính trị vững chắc ở khu vực biên giới.
câu 22: Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:
 Phối hợp với các nước láng giềng ngăn chặn mọi âm mưu gây bạo loạn lật
đổ của kẻ thù.
 Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại
tình đoàn kết, hữu nghị.
 Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ
quốc.
 Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã
hội.
câu 23: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được Đảng và
Nhà nước ta xác định:
 Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
 Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ
mới.
 Là một nội dung quan trọng của chiến lược đối ngoại trong thời kỳ mới.
câu 24: Một trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng, bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là:
 Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh của hàng ngàn
năm dựng nước, giữ nước.
 Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát
triển kinh tế, xã hội.
 Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của dân tộc Việt Nam.
 Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là tài sản vô cùng quý giá của dân
tộc Việt Nam.
Câu 25: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về việc giải quyết các vấn đề tranh
chấp lãnh thổ, biên giới:
 Thông qua các cơ quan tài phán và công ước của Liên Hợp quốc về lãnh thổ,
biên giới.
 Đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
lợi ích chính đáng của nhau
 Bằng con đường ngoại giao trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
 Bằng nhiều biện pháp kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết tranh
chấp.
Câu 26: Lực lượng nào là nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:
 Quân đội nhân dân.
 Công an nhân dân.
 Bộ đội địa phương.
 Dân quân tự vệ.
Câu 27: Lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:
 Bộ đội Hải quân.
 Bộ đội Biên phòng.
 Cảnh sát biển.
 Dân quân tự vệ.
Câu 29: Chiều rộng lãnh hải của nước ta là:
 8 hải lý
 10 hải lý
 12 hải lý
 14 hải lý
Lực lượng vũ trang quần chúng được gọi là tự vệ tổ chức ở:
 Ở xã, phường,thị trấn.
 Ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
 Ở tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
 Cả B và C đúng.
Câu 2: Dân quân, tự vệ có vị trí, vai trò:
 Là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
 Là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
 Là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Câu 3: Nhiệm vụ của dân quân tự vệ:
 Học tập chính trị và huấn luyện quân sự;
 Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập;
 Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương,
cơ sở;
 Cả B và C đúng.
câu 4: Dân quân tự vệ được tổ chức thành các thành phần nào sau đây?:
 Dân quân tự vệ cơ động và lực lượng rộng rãi.
 Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân thường trực;
Dân quân tự vệ biển
 Dân quân tự vệ quân sự và dân quân tự vệ chính trị.
 Dân quân tự vệ cơ động và lực lượng dự bị.
Câu 5: Dân quân tự vệ cơ động có nhiệm vụ?
 Chiến đấu, cơ động chiến đấu trên địa bàn địa phương khác.
 Trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
 Cơ động chiến đấu, chiến đấu tại chỗ.
 Chiến đấu, chi viện cho lực lượng cho lực lượng quân đội và công an khi
cần.
Câu 6: Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ:
 Nam từ đủ 18 đến hết 30 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
 Nam từ đủ 18 đến hết 35 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 30 tuổi.
 Nam từ đủ 18 đến hết 40 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
 Nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi; Nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
Câu 7: Chức vụ chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã do vị trí nào trong chính
quyền địa phương đảm nhận?
 Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
 Bí thư Đảng uỷ.
 Ủy viên Thường vụ Đảng ủy.
 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Câu 8: Biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay:
 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng.
 Phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền địa phương.
 Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn.
 Phát huy sức mạnh của nhân dân trên địa bàn.
Câu 9: Lực lượng dự bị động viên gồm:
 Quân nhân thường trực và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ
sung cho lực lượng thường trực.
 Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ
sung cho lực lượng thường trực.
 Quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ
sung cho lực lượng thường trực.
 Sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội, công an đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho
lực lượng thường trực.
Câu 10: Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?
 Sĩ quan dự bị và binh sĩ dự bị
 Sĩ quan dự bị và hạ sĩ quan dự bị
 Quân nhân chuyên nghiệp dự bị và binh sĩ dự bị
 Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự
bị
Câu 11: Lực lượng dự bị động viên được xây dựng để bổ sung cho lực lượng nào?
 Lực lượng Công an.
 Lực lượng Dân quân tự vệ.
 Lực lượng thường trực của Quân đội.
 Cả 3 lực lượng trên.
Câu 12: Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:
 Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu.
 Bảo đảm toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nâng cao chất
lượng.
 Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có
trọng tâm, trọng điểm.
 Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị làm nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu.
Câu 13: Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là phải:
 Phát huy sức mạnh của toàn dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.
 Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
 Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.
 Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Câu 14: Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:
 Đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các địa
phương.
 Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa phương, bộ, ngành.
 Đặt dưới sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.
 Đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 15: Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên:
 Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.
 Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.
 Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.
 Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo qui định.
Câu 16: Sắp xếp quân nhân dự bị theo nguyên tắc nào:
 Theo mức độ sức khoẻ, theo tuổi đời và theo cư trú.
 Theo hạng và theo trình độ văn hoá.
 Theo quân hàm, theo chức vụ và chuyên môn.
 Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.
câu 17: Lực lượng dự bị động viên được huấn luyện theo phương châm:
 “Chất lượng, thiết thực, hiệu quả tập trung vào khoa học quân sự hiện đại.”
 “Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm”
 “Cơ bản, thống nhất coi trọng khâu kỹ thuật tác chiến, phối hợp giữa các lực
lượng”
 “Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, sát thực tế chiến đấu tại địa bàn”
câu 18: Động viên công nghiệp quốc phòng được chuẩn bị lúc nào?
 Chuẩn bị từ thời bình.
 Khi chiến tranh sắp xảy ra.
 Trong quá trình chiến tranh.
 Khi kết thúc chiến tranh.
câu 19: Động viên công nghiệp có áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam hay không:
 Áp dụng.
 Không áp dụng.
 Tùy tình hình cụ thể.
 Có thể động viên một phần hoặc toàn bộ.
câu 20: Động viên CNQP không áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài vì:
 Động viên CNQP là vấn đề hết sức quan trọng của quân đội.
 Động viên CNQP là để tăng cường lực lượng chiến đấu.
 Động viên CNQP là để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
 Động viên CNQP là vấn đề bí mật của quốc gia.
Câu 21: Vũ khí trang bị của dân quân tự vệ từ các nguồn nào?
 Do Bộ quốc phòng cấp, các địa phương tự chế tạo hoặc thu được của
địch.
 Do thu lượm, sữa chữa các loại vũ khí quân địch bỏ lại khi bị thất bại trong
chiến tranh.
 Do mua sắm tự nguồn ngân sách của địa phương
 Do Bộ Công an trang bị.
Câu 1: An ninh quốc gia là:
 Sự bình yên của đất nước, cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân Việt
Nam.
 Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN
Việt Nam.
 Sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc.
 Cả B và C đúng.

Câu 2: Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nào là trọng yếu hàng đầu, thường xuyên
và cấp bách?
 Bảo vệ an ninh thông tin.
 Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.
 Bảo vệ an ninh kinh tế.
 Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.
Câu 3: Bảo vệ an ninh quốc gia là:
 Phòng ngừa các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
 Phát hiện các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
 Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia của các thế lực
phản động.
 Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt
động xâm hại an ninh quốc gia.
câu 4: Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là:
 Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động
xâm hại an ninh quốc gia.
 Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực
thù địch đối với an ninh quốc gia.
 Chủ động kịp thời, ngăn chặn, đánh bại mọi ý đồ chống phá của các thế lực
thù địch đối với an ninh quốc gia.
 Chủ động phát hiện nhanh và tiêu diệt gọn các lực lượng phản động xâm hại
an ninh quốc gia.
Câu 5: Một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:
 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ các công trình
quốc phòng – an ninh.
 Kết hợp bảo vệ an ninh chính trị với bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
 Tuân thủ hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
 Tuân thủ những qui định của luật quốc phòng, luật an ninh và những qui
định của chính quyền.
Câu 6: Một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là
 Kết hợp giữa bảo vệ an ninh tư tưởng với bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
 Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống
nhất của Nhà nước.
 Kết hợp giữa phát hiện với đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm
an ninh quốc gia.
 Đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Câu 7: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia:
 Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ
Công an nhân dân
 Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo
quân đội nhân dân.
 Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.
 Tất cả đều đúng.
Câu 8: Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia:
 Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật,
nghiệp vụ, vũ trang.
 Vận động quần chúng, lực lượng vũ trang, thực hiện chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm.
 Vận động quần chúng, đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc ở cơ sở.
 Phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an
toàn xã hội.

Câu 9: Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia trên các lĩnh vực chủ yếu gồm:
 Bảo vệ an ninh chính trị; quốc phòng; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân.
 Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; kinh tế; văn hoá, tư tưởng; dân tộc; tôn
giáo; biên giới; thông tin.
 Bảo vệ an ninh đối ngoại; bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 Bảo vệ các chính sách kinh tế xã hội; tôn giáo; dân tộc của Đảng và Nhà
nước.

Câu 10: Một nội dung bảo vệ an ninh chính trị nội bộ:
 Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà
nước.
 Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của các tổ chức chính trị xã
hội.
 Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của các tổ chức quần chúng.
 Giữ gìn sự trong sạch vững mạnh về mọi mặt của lực lượng quân đội.
Câu 11: Nội dung bảo vệ an ninh kinh tế là:
 Bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa.
 Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh
giỏi không để nước ngoài lôi kéo mua chuộc.
 Chống các biểu hiện chệch hướng và các hoạt động phá hoại cơ sở vật chất -
kĩ thuật, phá hoại nền kinh tế,
 Tất cả đều đúng.
Câu 12: Nội dung giữ gìn trật tự an toàn xã hội:
 Đấu tranh phòng chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi công cộng; đảm bảo trật
tự an toàn giao thông.
 Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ
môi trường.
 Phòng chống các phong tục cổ hủ, lạc hậu, thói hư, tật xấu.
 Cả A và B đúng.

Câu 13: Nguyên tắc nhận diện đối tác trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội là:
 Những quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ Việt
Nam.
 Những nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển giúp đỡ Việt Nam.
 Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và hợp tác bình đẳng
cùng có lợi với Việt Nam.
 Những tổ chức, cá nhân tôn trọng, giúp đỡ tạo điều kiện để Việt Nam phát
triển.
Câu 14: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội:
 Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp với phát triển kinh tế xã hội
 Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội.
 Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
 Tất cả đều đúng.
Câu 15: Trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội lực lượng nào là
nòng cốt:
 Quần chúng nhân dân.
 Quân đội nhân dân.
 Công an nhân dân.
 Dân quân tự vệ.
Câu 16: Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội:
 Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ an ninh quốc gia
giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
 Tích cực tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè do đoàn thanh niên phát
động.
 Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn học Giáo dục quốc phòng và
an ninh.
 Cả A và C đúng.
câu 17: Lực lượng nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới
trên đất liền và trên biển?
 Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển.
 Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó lực lượng Hải quân là nòng cốt.
 Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng.
 Công an nhân dân, Cảnh sát biển.
câu 18: Mục đích bảo vệ an ninh thông tin là:
 Phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu, hoạt động khai thác sử dụng hệ thống
thông tin liên lạc, gây thiệt hại an ninh quốc gia.
 Chống lộ, lọt thông tin bí mật của nhà nước.
 Ngăn chặn khai thác thông tin trái phép, đánh cắp thông tin trên mạng.
 Cả A, B và C đúng.
câu 19: Các tệ nạn xã hội phổ biến, lây lan nhanh trong xã hội?:
 Giết người, cướp của, trộm cắp, ma túy,…
 Đâm thuê, chém mướn, cướp giật, cờ bạc,…
 Mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan,…
 Buôn lậu, buôn người, trốn thuế, mê tín dị đoan,…
câu 20: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức hoạt động:
 Tự phát, có tổ chức của nhân dân lao động.
 Bắt buộc, có tổ chức của nhân dân lao động.
 Tự giác, có tổ chức của nhân dân lao động.
 Tự do, có tổ chức của nhân dân lao động.
Câu 21: Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh - trật tự?
 Giúp cho LL công an có điều kiện triển khai các biện pháp để trấn áp tội
phạm.
 Huy động sức mạnh của các tổ chức xã hội.
 Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn, đấu tranh với các loại tội phạm.
 Đấu tranh với các loại và tệ nạn xã hội.
câu 22: Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
 Đối tượng tham gia đa dạng, liên quan đến mọi người, mọi tầng lớp xã
hội.
 Hình thức tổ chức quần chúng đa dạng, phong phú với hoạt động thiết thực.
 Nội dung, hình thức xây dựng phong trào thống nhất trên mọi địa bàn.
 Gắn liền với nhiều hoạt động chính trị và các cuộc vận động ở địa phương.
câu 23: Một trong các phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc là:
 Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc.
 Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững
mạnh.
 Xây dựng mở rộng liên kết, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể.
 Nắm tình hình chính trị, xã hội, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân
dân.
 Tất cả đều đúng.
câu 24: Một trong các phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc là:
 Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự.
 Tuyên truyền, mở rộng liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn
thể.
 Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng.
 Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn nhân dân xây dựng đời sống văn hóa
mới.
Câu 25: Lực lượng nòng cốt có chức năng quản lý, điều hành trong thực hiện
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn cơ sở là:
 Tổ quần chúng tự quản ở cơ sở.
 Hội cựu chiến binh
 Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở.
 Ban an ninh trật tự và Ban bảo vệ dân phố.
Câu 26:Lực lượng nào là nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:
 Quân đội nhân dân.
 Công an nhân dân.
 Bộ đội địa phương.
 Dân quân tự vệ.
Câu 27: Nội dung, yêu cầu xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt làm nhiệm
vụ bảo vệ an ninh trật tự là:
 Lựa chọn người có khả năng tổ chức, điều hành các hoạt động có liên
quan đến an ninh trật tự.
 Lựa chọn người có phẩm chất đạo đức trong sáng, tích cực trong các hoạt
động ở cơ sở.
 Lựa chọn người có trình độ văn hóa cao, có lối sống giản dị, chân thành,
trung thực.
 Lựa chọn người tiêu biểu xuất sắc trong các tổ chức quần chúng ở địa
phương.
Câu 28 : Phương pháp tiến hành xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt làm
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự:
 Xác định hình thức tổ chức quần chúng cần xây dựng.
 Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quần chúng được xây
dựng.
 Đề xuất cấp ủy, chính quyền ra quyết định thành lập tổ chức quần chúng bảo
vệ an ninh trật tự.
 Tất cả đều đúng.
Câu 29: Điển hình tiên tiên tiến làm cơ sở để tổ chức vận động quần chúng bảo vệ
an ninh Tổ quốc là:
 Những cá nhân, đơn vị, tổ chức tích cực thực hiện phong trào.
 Những cá nhân, đơn vị, tổ chức có nhiều sáng kiến trong phong trào.
 Những cá nhân, đơn vị, cơ sở đạt được thành tích xuất sắc nổi trội, có
đặc thù chung.
 Những cơ sở có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt.
Câu 30: Để nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc cần làm tốt các công việc:
 Lựa chọn điển hình tiên tiến; tổ chức rút kinh nghiệm điển hình tiên
tiến; phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến.
 Lựa chọn điển hình tiên tiến; phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến.
 Lựa chọn điển hình tiên tiến; tổ chức rút kinh nghiệm điển hình tiên tiến.
 Xây dựng điển hình tiên tiến và nhân rộng điển hình tiên tiến.
Câu 31: Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia phong trào bảo vệ an ninh
Tổ quốc:
 Tự giác chấp hành các qui định về đảm bảo an ninh trật tự của nhà
trường và địa phương nơi cư trú.
 Nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại
của địch.
 Tích cực tham gia phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của nhà
trường.
 Tích cực tham gia phong trào: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Câu 32: Ở các cơ sở xã, phường có 3 loại hình tổ chức quần chúng làm công tác an
ninh trật tự là:
 Loại tổ chức có chức năng tư vấn; Loại tổ chức có chức năng quản lý,
điều hành và Loại tổ chức có chức năng thực hành.
 Loại tổ chức tổ chức có chức năng tham mưu; Loại tổ chức có chức năng
quản lý và Loại tổ chức có chức năng thực hành.
 Loại tổ chức có chức năng tư vấn; Loại tổ chức có chức năng điều hành và
Loại tổ chức có chức năng thực hành.
 Loại tổ chức có chức năng tham mưu; Loại tổ chức có chức năng quản lý,
điều hành và Loại tổ chức có chức năng hành động.
Câu 33: Loại hình tổ chức quần chúng có chức năng thực hành làm nhiệm vụ bảo
vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở gồm:
 Tổ an ninh nhân dân, an ninh công nhân; đội dân phòng; đội thanh niên
xung kích an ninh.
 Ban an ninh trật tự; đội dân phòng; đội thanh niên xung kích an ninh.
 Tổ an ninh nhân dân, an ninh công nhân; ban bảo vệ dân phố; đội thanh niên
xung kích an ninh.
 Tổ an ninh nhân dân, an ninh công nhân; đội dân phòng; tổ tự quản.
Câu 34: Tổ chức chuyên môn của quần chúng được lập ra để làm nhiệm vụ tuần
tra, canh gác bảo vệ an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy là:
 Đội dân phòng.
 Đội thanh niên xung kích.
 Tổ an ninh nhân dân.
 Ban bảo vệ dân phố.
Câu 35: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là:
 Hình thức hoạt động bắt buộc nhân dân tham gia phòng chống tội phạm
 Hình thức hoạt động có tổ chức do đông đảo quần chúng nhân dân lao
động tham gia.
 Hình thức hoạt động tự phát của nhân dân trong phòng chống tội phạm
 Hình thức hoạt động do Nhà nước tổ chức bảo vệ an ninh trật tự
Câu 36: Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự?
 Phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật…góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
 Đấu tranh với các biểu hiện xâm phạm đến lợi ích của dân tộc Việt Nam…
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
 Chống lại các biểu hiện xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội…
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
 Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn
đấu tranh với các loại tội phạm… góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN

You might also like