You are on page 1of 14

A1 & A2

Câu hỏi 1: Nhiệm vụ chức năng quan trọng nhất của quân đội ta trong thời bình
là tích cực tham gia lao động sản xuất để làm giàu cho đất nước. Sai
Câu hỏi 2: Chiến tranh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, do đó
chừng nào con người còn tồn tại thì chiến tranh còn tồn tại. Sai
Câu hỏi 3: Chiến tranh là sản phẩm tất yếu tự nhiên thuần tuý, ra đời cùng sự
xuất hiện của xã hội loài người, chiến tranh gắn liền với sự phát triển của lịch sử
loài người. Sai
Câu hỏi 4: Xã hội cộng sản nguyên thuỷ lực lượng sản xuất còn kém phát triển,
hình thức tổ chức của quân đội còn đơn giản và các loại vũ khí trang bị còn lạc
hậu. Sai
Câu hỏi 5: Bản chất của chiến tranh phản ánh bản năng cố hữu của con người,
chiến tranh nhằm thỏa mãn sở thích của những người thích hoạt động quân sự. Sai
Câu hỏi 6: Chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và đối kháng giai cấp, chiến tranh không phải là một định mệnh gắn liền
với con người. Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó. Đúng
Câu hỏi 7: Mục đích của chiến tranh bao giờ cũng hướng tới chính trị, chiến
tranh không bao giờ thoát khỏi sự kiểm soát của chính trị, chiến tranh là công
cụ, phương tiện để đạt mục tiêu chính trị của một giai cấp, một nhà nước nhất
định. Đúng
Câu hỏi 8: Bản chất giai cấp của quân đội là ổn định, bất biến. Trong xã hội có
giai cấp quân đội thường trung lập về chính trị. Sai
Câu hỏi 9: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân,
chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng. Đúng
Câu hỏi 10: Quân đội là một phạm trù lịch sử, ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu
và đối kháng giai cấp. Quân đội sẽ tự mất đi khi xã hội không còn chế độ tư hữu
và đối kháng giai cấp. Đúng
Câu hỏi 11: Trong thời đại ngày nay chiến tranh có sự thay đổi về phương thức
tác chiến, vũ khí trang bị song bản chất của chiến tranh không thay đổi, chiến
tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của giai cấp, nhà nước nhất định. Đúng
Câu hỏi 12: Chiến tranh xuất hiện cùng sự xuất hiện của chế độ tư hữu và đối
kháng giai cấp, loài người hoàn toàn loại bỏ được chiến tranh khi xóa bỏ tận gốc
chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp. Đúng
A3
Câu hỏi 1: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là trách Sai
nhiệm của toàn dân, trong đó lực lượng sinh viên là lực lượng nòng cốt.

Câu hỏi 2: Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng được xây dựng dựa trên Sai
nền tảng của lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng dân quân tự vệ là
cơ bản và làm nòng cốt.

Câu hỏi 3: Sức mạnh của quốc phòng, an ninh được tạo lập bởi sức mạnh trong Sai
nước và quốc tế, trong đó sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng quốc tế giữ vai
trò quyết định.

Câu hỏi 4: Mục đích tự vệ chính đáng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh Đúng
nhân dân ở nước ta cho phép huy động mọi người, mọi tổ chức, mọi lực lượng
đều tham gia xây dựng nền quốc phòng, an ninh.

Câu hỏi 5: Các nước khác nhau, chế độ chính trị xã hội khác nhau nhưng mục Sai
đích xây dựng nền quốc phòng, an ninh đều giống nhau.

Câu hỏi 6: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân , an ninh nhân dân vững mạnh Đúng
nhằm tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa , đẩy lùi , đánh bại mọi âm mưu , hành động
xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 7: Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc , kết Sai
hợp với sức mạnh thời đại, cả hai yếu tố đều quan trọng như nhau.

Câu hỏi 8: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân , an ninh nhân dân của đất nước Đúng
ta từng bước hiện đại, phải kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính
trị, có tri thức với vũ khí trang bị hiện đại.

Câu hỏi 9: Tiềm lực chính trị, tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của Đúng
nền quốc phòng, an ninh nhân dân Việt Nam có tác động to lớn đến hiệu quả sử
dụng các tiềm lực khác.

Câu hỏi 10: Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh Đúng
nhân dân Việt Nam là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động tạo nên
sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
A4
Câu hỏi 1: Ngày nay do có sự thay đổi về phương thức tác chiến và sự nhảy vọt Sai
về chất lượng vũ khí công nghệ hiện đại, cho nên chiến trang nhân dân Việt
Nam không còn phù hợp.

Câu hỏi 2: Điểm yếu cơ bản nhất của kẻ thù khi tiến hành xâm lược nước ta là Sai
phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp, khiến chúng không
thể triển khai sử dụng lực lượng và phương tiện chiến tranh.

Câu hỏi 3: Thực tế chứng minh sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của cả Sai
trong nước lẫn quốc tế, trong đó có sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế là rất quan
trọng, quyết định đến thắng lợi trong chiến tranh.

Câu hỏi 4: Điểm yếu cơ bản nhất mà các thế lực xâm lược không thể khắc phục Đúng
được, đó là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo, vô nhân đạo, bị đông
đảo dư luận tiến bộ thế giới lên án, phản đối.

Câu hỏi 5: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh do các lực Sai
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam tiến hành, trong đó dân quân tự vệ là lực
lượng nòng cốt.

Câu hỏi 6: Tiến hành chiến tranh nhân dân là truyền thống, đồng thời là quy Đúng
luật giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống lại kẻ thù xâm lược
lớn mạnh hơn ta nhiều lần.

Câu hỏi 7: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là Đúng
cuộc chiến tranh do toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành, lấy lực lượng vũ
trang ba thứ quân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 8: Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của Đúng
đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng, an ninh nhằm đánh bại mọi ý đồ xâm
lược lật đổ của kẻ thù.

Câu hỏi 9: Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải quán Sai
triệt thực hiện kết hợp chặt chẽ các mặt trận, trong đó lấy thắng lợi trên mặt
trận chính trị là yếu tố quyết định để kết thúc chiến tranh.
Câu hỏi 10: Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ Đúng
quốc là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại,
xâm lược, lật đổ cách mạng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.

A5
Câu hỏi 1: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt Đúng
trong khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng nền quốc phòng toàn dân , an
ninh nhân dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân là Đúng
sứ mệnh lịch sử của Đảng , là tất yếu khách quan ; Đảng lãnh đạo theo
nguyên tắc tuyệt đối , trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam.

Câu hỏi 3: Trong giai đoạn cách mạng hiện nay , xây dựng lực lượng vũ trang Đúng
nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện , đòi hỏi phải nêu cao tinh thần tự
lực, tự cường dựa vào sức mình là chính.

Câu hỏi 4: Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang theo nguyên tắc : " Vững mạnh , Sai
rộng khắp , lấy chất lượng là chính , có độ tin cậy về chính trị và có sức chiến
đấu cao.

Câu hỏi 5: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đúng
đối với lực lượng vũ trang nhân dân là quan điểm , nguyên tắc cơ bản , quan
trọng nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu hỏi 6: Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Sai
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là : Dân chủ , công khai , tổ chức huấn
luyện phải thiết thực , hiệu quả.

Câu hỏi 7: Xây dựng lực lượng vũ trang xuất phát từ mối quan hệ biện chứng Sai
giữa yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài , giữa nội lực và ngoại lực , sự giúp
đỡ bên ngoài là quyết định , yếu tố bên trong , nội lực là quan trọng.
Câu hỏi 8: Sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân là sức mạnh tổng hợp, Sai
trong đó vũ khí trang bị hiện đại là nhân tố quyết định tạo nên thắng lợi cần
phải tiếp tục hiện đại hóa quân đội để đáp ứng yêu cầu của các cuộc chiến
tranh trong tương lai.

Câu hỏi 9: Phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay là : Sai
Tinh gọn , hiệu quả , coi trọng hiện đại hóa vũ khí trang bị.

Câu hỏi 10: Phương hướng xây dựng quân đội , công an nhân dân Việt Nam Sai
hiện nay là : "Vững mạnh và rộng khắp , có số lượng đông , chất lượng cao , có
độ tin cậy về chính trị và có cơ cấu thích hợp”.
A6
Câu hỏi 1: Kinh tế quốc phòng an ninh là lĩnh vực hoạt động xã hội có mối Đúng
quan hệ riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng trong đó kinh tế
là cơ sở tạo nên sức mạnh quốc phòng có ảnh hưởng quyết định đến quy mô
cường độ thời gian và kết cục của chiến tranh.

Câu hỏi 2: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh Sai
chỉ được tiến hành đối với các nước xã hội chủ nghĩa để chống lại chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động.

Câu hỏi 3: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh Đúng
là yêu cầu khách quan nảy sinh trong xã hội có giai cấp Nhà nước quốc phòng
và chiến tranh là quy luật phổ biến được thực hiện ở mỗi quốc gia dân tộc.

Câu hỏi 4: Trong xã hội cộng sản Nguyên Thủy việc kết hợp kinh tế với quốc Sai
phòng luôn được chú trọng vì luôn xảy ra các tranh chấp xâm phạm lãnh thổ
giữa các cộng đồng người nguyên thủy.

Câu hỏi 5: Việc xây dựng phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải Đúng
nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và chuẩn bị đáp ứng nhu cầu
chi viện cho các chiến trường khi có chiến tranh xảy ra.

Câu hỏi 6: Kinh tế là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với quốc phòng an ninh Đúng
và đối ngoại kinh tế phát triển tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật làm cơ sở cho tăng
cường quốc phòng an ninh và đối ngoại.

Câu hỏi 7: Quốc phòng an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác Đúng
động trở lại kinh tế xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực.

Câu hỏi 8: Trong quy hoạch kế hoạch xây dựng các thành phố các khu công Sai
nghiệp cần lựa chọn quy mô nhỏ bố trí tập trung vừa thuận lợi cho quản lý khai
thác nhân công tại chỗ vừa hạn chế quá trình tiến công hỏa lực của địch.

Câu hỏi 9: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng và an Đúng
ninh và đối ngoại trong các vùng lãnh thổ phải kết hợp xây dựng các cơ sở kinh
tế vững mạnh toàn diện rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu Căn cứ
hậu cần kỹ thuật và hậu phương vững chắc.
Câu hỏi 10: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an Sai
ninh và đối ngoại là một quy luật tất yếu được thực hiện trong mọi hình thái xã
hội, hoạt động đó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người.

Câu hỏi 11: Kinh tế và quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng, vừa Sai
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Để phát huy mặt thống nhất, hạn chế mặt
mâu thuẫn phải phát triển từng lĩnh vực riêng.

Câu hỏi 12: Kinh tế và quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng, vừa Đúng
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Để phát huy mặt thống nhất, hạn chế mặt
mâu thuẫn phải kết hợp chúng với nhau.
A7
Câu hỏi 1: Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh Đúng
là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta khi luôn
phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số trang bị lớn hơn.

Câu hỏi 2: Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh Sai
là nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nghệ thuật đó được hình
thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu hỏi 3: Tư tưởng xuyên suốt trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta là Sai
tích cực phòng ngự nhằm làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường,
thay đổi cục diện chiến tranh và đi đến thắng lợi.

Câu hỏi 4: Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở làm cho chúng bị Đúng
động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ
động buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta.

Câu hỏi 5: Tư tưởng tiến công là tư tưởng chủ đạo của ông cha ta trong chống Sai
giặc ngoại xâm. Tư tưởng đó chỉ được áp dụng khi lực lượng của ta đã lớn
mạnh đủ sức quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

Câu hỏi 6: Để đánh bại kẻ thù xâm lược, ông cha ta luôn chủ trương lợi dụng Sai
địa hình hiểm trở để xây thành đắp lũy, coi đây là biện pháp duy nhất để tạo
sức mạnh tiêu diệt kẻ thù.

Câu hỏi 7: Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, nét độc đáo Đúng
trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và
trong chiến tranh giải phóng.

Câu hỏi 8: Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá Đúng
trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước của dân tộc. Đó là thực hiện
tấn công địch liên tục, mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ để quét sạch
quân thù ra khỏi bờ cõi.

Câu hỏi 9: Chiến lược quân sự là tổng thể các trận chiến đấu có liên quan đến Sai
nhau chặt chẽ, diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định, dưới quyền
chỉ huy thống nhất của một bộ phận.

Câu hỏi 10: Nghệ thuật quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ Đúng
thuật đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược
quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Câu hỏi 11: Nghệ thuật quân sự Việt Nam luôn phát triển với những tư duy Sai
đánh giặc độc đáo mà không tuân theo quy luật của chiến tranh thông thường
quy ước.

Câu hỏi 12: Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu Đúng
lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung
đột vũ trang) thắng lợi; bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ
đạo trong nghệ thuật quân sự.
A8

Câu hỏi 1: Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi Đúng
lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Câu hỏi 2: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Đúng
Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải
thành vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền về
việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên
trên đầy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Câu hỏi 3: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở Đúng
ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của
Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải
và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Câu hỏi 4: Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ven biển, được Sai
xác định từ bờ biển tới đường cơ sở, vùng lãnh hải có chế độ pháp lý như
lãnh thổ đất liền.

Câu hỏi 5: Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về Đúng
thăm dò, khai thác tài nguyên. Quyền này có tính chất đặc quyền, không ai
có quyền tiến hành hoạt động thăm dò hoặc khai thác tài nguyên của thềm
lục địa Việt Nam nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

Câu hỏi 6: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn Sai
đầy đủ của quốc gia ven biển, các phương tiện tàu thuyền của nước ngoài
không được quyền tự do qua lại.

Câu hỏi 7: Khi thực hiện quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế Sai
và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai
thác tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản.

Câu hỏi 8: Nội thủy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng Đúng
nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh
thổ Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ
quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nước nội thủy như trên
lãnh thổ đất liền.

Câu hỏi 9: Biên giới quốc gia trên đất liền được phân định dựa trên yếu tố tự Sai
nhiên như sông suối và nguồn gốc cư dân đang sinh sống, do các quốc gia tự
xác định.
Câu hỏi 10: Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Đúng
Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn
lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi 11: Biên giới Việt Nam - Campuchia trên đất liền dài khoảng 2137 Sai
km; hiện nay hai nước đã hoàn thành việc phân định, cắm mốc biên giới
trên đất liền

Câu hỏi 12: Thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Đúng
vùng đáy biến và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, trên toàn bộ phần kéc dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và
quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
A9
Câu hỏi 1: Phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay là: Tinh Sai
gọn, hiệu quả, coi trọng hiện đại hóa vũ khí trang bị

Câu hỏi 2: Động viên công nghiệp được áp dụng với tất cả các doanh nghiệp Sai
trong và ngoài lực lượng quốc phòng, cả doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Câu hỏi 3: Quân nhân dự bị là sinh viên các trường đại học mới ra trường, Sai
Đây là lực lượng đông đảo sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của
quân đội.

Câu hỏi 4:Ngày 28 tháng 3 năm 1935 , Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Đúng
Cộng sản Đông Dương đã ra quyết nghị về tổ chức " Công nông tự vệ đội ". Vì
vậy ngày 28 tháng 3 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của lực lượng
dân quân tự vệ.

Câu hỏi 5: Lực lượng dự bị động viên gồm: Quân nhân dự bị và phương tiện Đúng
kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân
đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự , là yếu tố góp phần quyết định sự thông lệ
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi 6: Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi: Gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân Đúng
tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ
tuổi quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi)

Câu hỏi 7: Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần Đúng
xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ
đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

Câu hỏi 8: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly Đúng
sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi 9: Luật dân quân tự vệ quy định: Công dân Việt Nam không phân Sai
biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, đối với nam từ đủ 18 đến 50 tuổi,
đối với nữ từ đủ 18 đến 45 tuổi đều phải tham và lực lượng dân quân tự vệ.

Câu hỏi 10: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng thoát ly khỏi Sai
sản xuất công tác, là lực lượng chiến lược quan trọng trong chiến tranh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc.
A10 & A11

Câu hỏi 1 : Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí chiến Đúng
lược , là một trong những biện pháp cơ bản của lực lượng công an nhân dân
, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia , giữ gìn trật tự
an toàn xã hội .

Câu hỏi 2 : An ninh quốc gia là sự ổn định , phát triển bền vững của chế độ Đúng
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , sự bất
khả xâm phạm độc lập , chủ quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc

Câu hỏi 3 : Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân , cơ quan Sai
chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là Chính quyền các địa phương , cơ sở

Câu hỏi 4 : Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí chiến Đúng
lược , là một trong những biện pháp cơ bản của lực lượng công an nhân dân
, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia , giữ gìn trật tự
an toàn xã hội .

Câu hỏi 5 : Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ là bảo vệ các cơ quan đơn vị , Sai
các doanh nghiệp kinh tế , đấu tranh làm thất bại các hành vi đánh cắp
thông tin và gian lận thương mại

Câu hỏi 6 : Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chỉ diễn ra ở Sai
những địa bàn trọng yếu , địa bàn phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội .

Câu hỏi 7 : Khi nào người dân có ý thức tự giác , có tinh thần làm chủ trong Sai
xây dựng cuộc sống mới lành mạnh , khi đó sẽ xóa bỏ hoàn toàn những sơ
hở thiếu sót mà địch và các loại tội phạm có thể lợi dụng .

Câu hỏi 8 : Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vị trí hết sức Sai
quan trọng . Là một phong trào riêng biệt , đặc thù tách riêng với các
phong trào hành động cách mạng khác

Câu hỏi 9 : Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức Đúng
hoạt động tự giác , có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia
phòng ngừa , phát hiện , đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an
ninh chính trị , bảo đảm trật tự an toàn xã hội , bảo vệ tài sản nhà nước ,
tính mạng , tài sản của nhân dân

Câu hỏi 10 : Để góp phần vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Đúng
, sinh viên cần tích cực tham gia vào các vào các hoạt động bảo đảm an ninh
trật tự của nhà trường và địa phương theo khả năng của mình

You might also like